tisdag 31 maj 2016

Quyết Tiến, sáng tác: Võ Đức Thu, trình bày: Hợp ca, hoà âm & recording: Quốc Toản & Video by UL


Quyết Tiến - Võ Ðức Thu

Quyết tiến ta giống dân Lạc Hồng 
Liều thân sống tranh đấu giữ gìn non sông 
Quyết tiến khi nước non nguy biến 
Máu anh hùng ngàn đời nhuộm thắm núi sông 

Quyết tiến ta hát vang reo hò 
Lòng cương quyết tranh đấu cho ngày tự do 
Quyết tiến khi nước non nguy biến 
Bước anh hùng rạng danh nòi giống Tiên Rồng 

PK1 - Vết oai hùng ngàn xưa nay còn lưu dấu 
Trên sử xanh nước Việt ngàn đời hùng anh 
Chí quật cường toàn dân hy sinh tranh đấu 
Khắp núi sông hùng anh rạng giống Lạc Hồng

PK2 - Khúc khải hoàn cùng nhau ta đồng ca hát
Bao vẻ vang nước Việt ngàn trời rền vang
Ánh huy hoàng đầy trời Việt Nam tươi sáng
Khắp sơn hà toàn dân là giống Tiên Rồng.

NHỮNG NGƯỜI ĐI LÊN.....


Anh Trần Huỳnh Duy Thức đi theo lương tâm của mình vào con đường đấu tranh vì Việt Nam tương lai tươi sáng. Con đường anh và muôn người đang... đi là con đường phải đi qua những nhà tù nơi thời gian dừng lại và địa ngục mở ra. Nhưng nơi ấy là nơi anh không ngừng mài sáng thanh gươm lương tâm - vũ khí bất ly thân của người đấu tranh cho chính nghĩa. Hôm nay anh dùng thanh gươm ấy và thân thể mình cho “cuộc đấu tranh cuối cùng” mà có lẽ là mười phần bi tráng.
Ngày nào đấy không xa, dù thân xác anh có thể không còn, thanh gươm ấy vẫn tỏa sáng và sẽ nhân bản ra vô vàn thanh gươm lương tâm khác để để cùng nhau đấu tranh. Khi ấy chế độ toàn trị sẽ bị dồn vào cuộc đấu tranh cuối cùng mà có lẽ mười phần thảm bại ô nhục.
Anh là một trong những người chọn con đường đi lên cho mình và dân tộc.
Họ chọn con đường đi lên trên đôi chân bị xiềng xích. Chúng ta chọn con đường đi xuống trên đôi chân chưa bị xiềng xích.
Trong tâm tưởng của mình đường đời chung của chúng ta là lối mòn lịch sử đã an bài. Vì chúng ta không muốn mở ra trang mới tươi đẹp của lịch sử nên chúng ta không thể khai phá ra con đường mới đích thực của tự do và dân chủ. Bản năng sinh tồn nhắc nhở ta phải đi theo chiều của cây gậy chỉ đường của đảng. Từ đấy trên con đường đời này chúng ta dần dần đánh mất hầu như tất cả từ nhân cách, nhân phẩm, đạo đức, văn hóa và cả tổ quốc. Đích cuối cùng của con đường ấy là huyệt mộ nơi một ngày ta nằm xuống ở cuối cuộc đời mà có lẽ chúng ta chưa từng bao giờ đứng thẳng dù chỉ một ngày trên đôi chân và đôi vai của nhân phẩm và tự do.
Họ cũng đi cùng với chúng ta một đoạn đường dài, nhưng khi đến ngã ba quyết định sự tiến hóa tinh thần của con người, họ không nhìn vào cây gậy chỉ đường mà nhìn vào lương tâm của mình. "Từ điểm này, con đường rẽ sang phải và sang trái. Một con đường đi lên và một con đường đi xuống. Nếu ta đi sang phải- ta mất mạng, còn nếu ta đi sang trái- ta mất lương tâm."
Họ chọn đi lên để gìn giữ lương tâm tự do của mình.
Chúng ta chọn đi xuống để nuôi dưỡng lương tâm nô lệ của mình.
Từ đấy chúng ta hiểu vì sao họ không nhận "tội".
Chúng tôi những người đi xuống và đang chết xin chào các Anh Chị.
Trần Quốc Việt.

söndag 29 maj 2016

Mừng Ngày Của Mẹ- Morsdag- thể hiện nhạc rap: Karik- Video by UL

Mors dag 2016, 2017 och mer


Här hittar du datum för bl.a. Mors dag 2016 och Mors dag 2017. 
Du kan också se vilken veckodag denna helgdag infaller och hur många dagar det är kvar till denna helgdag.

Datum
Helgdag
Dag
29 maj 2016Mors dag 2016söndag
28 maj 2017Mors dag 2017söndag
27 maj 2018Mors dag 2018söndag
26 maj 2019Mors dag 2019söndag
31 maj 2020Mors dag 2020söndag
30 maj 2021Mors dag 2021söndag
29 maj 2022Mors dag 2022söndag
28 maj 2023Mors dag 2023söndag
26 maj 2024Mors dag 2024söndag
25 maj 2025Mors dag 2025söndag
31 maj 2026Mors dag 2026söndag

Trên đây là 1 lịch trình được tính ra trước về ngày Lễ Cuả Mẹ tại nơi tôi đang cư ngụ được hơn 20 năm qua...với tên goị Thuỵ Điển thuộc vùng Bắc Âu. 

Mình cũng đã được nhập vào một cách tuần hoàn rằng chọn nơi đây là quê hương thứ hai...vì khi đã rời xa quê hương sau nhiều năm qua chính minh đã thật sự cũng được làm Mẹ...thế nhưng vai trò làm con của mình thì có thể noí chưa được thật sự chu toàn khéo léo với phong cách tập quán của người Việt Nam là: Hiếu Đạo Làm Con, Thuận Thảo Ba Mẹ.

Để rồi mỗi ngày trong bản lĩnh làm mẹ của mình phải luôn cố gắng làm sao cho chính mình cũng có được một khái niệm tốt trong cách khuyên răng dạy bảo các con của mình nữa kìa...Ôi, có thể noí vai trò làm Mẹ thật sự không thể diễn tả hết bằng từ ngữ hay lời noí...mà phải thể hiện qua việc làm, cách đối nhân xử thế bên ngoài ra sao, thì khi về bên nhà với các con cũng phải luôn làm tròn trách nhiệm người Mẹ của chính mình hiện nay,.. vì các con vẫn còn thơ ngây quá.  

Viết đến đây mới thấy được rõ chính mình hơn, và càng thêm sâu sắc hơn khi Mẹ của mình chắc ngày ấy cũng có những tâm tư tựa giống mình như bi giờ với những bâng khuâng lo nghĩ và chăm sóc mình khi hồi mình còn bé dại...Đúng rồi, Vì Mẹ là Mẹ cuả cả Thế Gian, của chính dòng máu con người đang được phồn sinh nuôi dưỡng. Nếu như trên đời này mà không có những người Mẹ thì chắc chắn Quả Địa Cầu không thể có trên thế gian này.

Cầu chúc cho tất cả những Người Mẹ trên thế gian này luôn có một tình thần kiên cường , sức khoẻ tốt, hạnh phúc và vui vẻ để luôn có những đấu tranh mạnh mẽ cho các con cái của chính mình. Vì các con là những thế hệ nối tiếp của con người chúng ta.

UL xin mời mọi người cùng nghe bản nhạc rap này, qua ý nghĩa ngày của Mẹ nha


tisdag 24 maj 2016

Em chấp nhận buông tay. Vĩnh biệt anh!

Anh à! Cho em một lần được gọi người em yêu thương một tiếng anh, một lần thôi cũng được nha anh. Đáng lẽ là em đã phải buông tay anh ra từ rất lâu rồi phải không anh? Tại em thôi, tất cả là do em không đủ bản lĩnh, không đủ can đảm để từ bỏ mà người mà em đã yêu bằng cả trái tim. Quen nhau gần 2 năm nhưng em chỉ mới bắt đầu yêu anh chỉ vài tháng, đáng lẽ em và anh đã có một tình bạn thật tốt phải không anh và đáng lẽ ra em đã không yêu anh, người sinh ra không phải dành cho em.
Bất đầu đã là một sai lầm thì càng tiếp tục lao theo thì sai lầm đó không thể nào cứu vãn được nữa rồi. Khi em nhận ra mình đã yêu anh thì em không còn đủ sức để ngăn cản vì trái tim em không còn là của riêng em nữa. Không biết em đã khóc bao nhiêu lần vì anh và em cũng không hiểu vì sao mình lại có đủ sức chịu đựng được những gì đã xảy ra nữa, em chấp nhận âm thầm đi bên cạnh anh như một cái bóng, trong khi người yêu cũ của anh, người mà anh nói với em không còn tình cảm gì hết lại đường hoàng bên cạnh anh làm bạn gái của anh. Anh! Có bao giờ anh nghĩ tới cảm giác của em không anh? Cảm giác khi nhìn thấy anh đi bên người ta, em không thể nào diễn tả được, mọi chuyện đến với em bất ngờ quá em không suy nghĩ được mình phải làm gì, đầu óc em trống rỗng và em chỉ biết khóc mà thôi... Em cắn răng chịu đựng mọi chuyện chỉ vì em quá yêu anh, em sợ mất anh, sợ một ngày nào đó anh sẽ bỏ rơi em, sợ cảm giác một mình, sợ không còn nhìn thấy anh nữa... Em thấy sợ lắm. Em mù quáng, em ngu ngốc, em cứng đầu, em cố chấp, em yếu đuối, em nhu nhược... Em chấp nhận.
Anh biết không, em có hàng ngàn, hàng vạn điều muốn nói cùng anh, muốn anh hiểu rằng em cần anh đến như thế nào nhưng giờ đây tất cả đã không còn ý nghĩa gì nữa rồi phải không anh? Em biết những tâm sự của em lúc này anh sẽ không bao giờ đọc được nhưng em vẫn muốn viết cho vơi nhẹ lòng mình... Vì sợ mất anh nên chưa bao giờ em có đủ can đảm hỏi anh "Em là ai? Là gì trong trái tim anh?". Nhưng giờ thì em biết rồi, em biết rất rõ em chỉ là một phút yếu lòng, là một sự thương hại của anh.
Em chấp nhận buông tay, lần này là thật sự chúng ta đã nói với nhau rất rõ ràng rồi phải không anh, dù rất khó nhưng em sẽ cố gắng không phiền tới anh, không buồn, và không khóc trước mặt anh nữa. Anh biết không khi yêu ai đó chân thành thì dù cho có đau khổ thì tình yêu đó vẫn không bao giờ mất đi,... và em cũng vậy, em yêu anh, yêu tất cả những gì thuộc về anh, dù anh là người mang lại cho em những giọt nước mắt, những nỗi đau, người làm cho trái tim em tan nát. Em cũng là con gái, em cũng yếu đuối lắm anh biết không, em cũng cần lắm bàn tay của anh che chở nhưng anh đã không làm điều đó với em.

Em đã bước vào cuộc đời anh một cách âm thầm thì bây giờ em cũng sẽ bước ra khỏi đó một cách âm thầm, âm thầm lặng lẽ giống như em đã yêu anh vậy. Em muốn dùng nỗi đau nào đó để quên nỗi đau ở trái tim, em tự hành hạ bản thân mình nhưng tất cả làm em đau đớn, em vẫn không quên được anh...
Em nghe đâu đó câu nói "Yêu là chấp nhận buông tay khi người đó không còn muốn nắm lấy tay bạn nữa, yêu là chấp nhận buông tay khi người đó muốn nắm lấy một bàn tay khác", và em chấp nhận thất bại. Em cứ ngỡ rằng khi em thật lòng thật dạ yêu anh thì sẽ có một ngày anh nhận ra tình yêu của em mà yêu em như em đã yêu anh, nhưng không, em đã sai rồi, tình yêu của em dù có lớn đến đâu cũng không giữ được trái tim của anh, vì vốn dĩ trái tim anh không thuộc về em, em không còn đủ sức nữa, nói đúng hơn là tình yêu của em không còn đủ sức để tiếp tục khóc tiếp tục hy vọng vào anh. Tình yêu phải từ hai phía một mình em không đủ để giữ lấy nữa rồi, là em từ bỏ hay là anh từ bỏ giờ không còn quan trọng nữa, vì đối với em tất cả đã thật sự kết thúc.

Em không oán trách, không buồn, không giận anh... em chỉ trách không đủ bản lĩnh để yêu và giữ anh bên cạnh mà thôi. Anh biết không, em đã khóc, khóc rất nhiều vào cái đêm em và anh đồng ý kết thúc mọi chuyện để làm bạn như ngày xưa, thật sự đối với em rất khó, làm sao có thể coi người mình yêu là bạn, nhưng em phải cố gắng vì chỉ có thế em mới có thể nhìn thấy anh mỗi ngày, có thể quan tâm anh, dù đối với anh em chỉ là bạn, một người bạn không hơn không kém, bây giờ và mãi mãi về sau. Chỉ cần nghĩ đến đây thôi em thấy mắt mình cay cay, em lại muốn khóc, khóc cho em khóc cho tình yêu của em, khóc cho những gì đã qua. Em muốn được một lần nữa được gối đầu lên tay anh, được anh ôm vào lòng, để em có thể có một giấc ngủ thật yên bình không mộng mị, không phải giật mình thức giấc mà nước mắt vẫn chưa khô. Nhưng có lẽ anh sẽ không chấp nhận, anh sẽ nói rằng làm như vậy em sẽ không quên được anh, đúng nếu em cứ mãi dựa vào anh thì biết đến bao giờ em mới có thể đứng dậy phải không anh?
Anh biết tại sao mỗi lúc gần anh em muốn được ôm anh, muốn được đan tay mình vào tay anh không? Vì lúc đó em mới biết rằng anh đang ở gần em, và giây phút này anh là của em dù đó chỉ là cảm giác của em thôi cũng được, khoảng cách của em và anh xa quá, dù em đã cố gắng níu kéo, nắm chặt lấy tay anh nhưng cuối cùng anh cùng rời bỏ em. Câu nói của anh "Anh sợ ngày anh ra trường, hai đứa không có kết quả lúc đó em sẽ khổ", câu nói đó đã nói lên tất cả, lúc đó trái tim em đau lắm, rất đau vì em biết rằng anh đã chọn lựa rồi, em không phải là người mang lại cho anh một gia đinh như em đã từng mơ... Bao hy vọng, bao niềm tin của em đã thật sự không còn nữa, dù cay đắng, dù phũ phàng như đó là sự thật, em phải chấp nhận sự thật là anh không hề yêu em..
Anh ơi! Thật lòng em vẫn còn yêu anh nhiều lắm. Em yêu anh hơn cả bản thân mình nữa, nhưng anh không cần tình yêu của em, dù có đau khổ, dù có chua chát đến đâu em cũng phải chấp nhận. Em phải chấp nhận dù trái tim em đau lắm, em không biết làm gì cho mình khỏi té ngã, em muốn tiếp tục đi về phía trước dù con đường đó chỉ có mình em, em cần lắm một bàn tay nắm lấy tay em và người đó không phải là anh...
Em sợ lắm. Em sợ mình té ngã rồi không thể đứng lên được nữa, em sợ một lần nữa anh thương hại mà nắm lấy tay em. Anh biết không, lần đầu tiên em nghĩ tới gia đình là lúc em nhận ra tình yêu em dành cho anh, em muốn mình có thể cùng anh đi đến hết cuộc đời, em muốn có với anh một gia đình hạnh phúc, nhưng đó chỉ là ước mơ của em thôi phải không anh?
Em mong anh hạnh phúc, mãi mãi hạnh phúc, mong anh sẽ tìm được một nửa của đời anh... và người ấy cũng yêu anh như em đã từng yêu anh vậy,.Nếu thật sự có kiếp sau em mong kiếp sau em có thể làm một nửa của đời anh và em cũng sẽ yêu anh bằng cả trái tim. Anh! Sẽ có ngày em không còn được nhìn thấy anh nữa, anh hãy nhớ rằng ở đâu đó trên thế giới này có một người luôn dõi mắt theo anh, luôn mong anh hanh phúc. Em sẽ không bao giờ quên những ngày tháng hạnh phúc bên anh dù là ngắn ngủi, anh mang cho em cảm giác bình yên và ấm áp. Em chấp nhận buông tay để anh tìm một hạnh phúc mới.

Em sẽ không bao giờ quên anh. Vĩnh biệt anh!Vĩnh biết một 
mối tình mà em không hề nghĩ đến lời nói đó củng như 
anh vậy có phãi không anh ?

måndag 23 maj 2016

Tổng thống Obama tự tay trả tiền Việt cho chủ quán

(NLĐO)- Chủ quán bún chả tại đường Lê Văn Hưu (Hà Nội) cho biết Tổng thống Obama dùng hết 2 suất bún chả và 2 chai bia, sau đó ông đã tự tay trả tiền Việt cho chủ quán với mỗi suất bún chả hết 40.000 đồng.


Bà Hương hào hứng kể về vị khách đặc biệt
Bà Hương hào hứng kể về vị khách đặc biệt
Khoảng 20 giờ phút tối nay 23-5, đoàn xe của Tổng thống Mỹ Barack Obama bất ngờ xuất hiện trước quán bún chả, nem cua bể nổi tiếng Hương Liên tại phố Lê Văn Hưu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tổng thống Obama bước xuống xe trong trang phục sơ mi trắng, quần âu. Vị Tổng thống vẫy tay thân thiện chào những người dân.
Khoảng 21 giờ cùng ngày, đoàn xe Tổng thống Mỹ rời hàng bún chả trong tiếng vỗ tay reo hò của người dân. Trước khi bước chân lên chiếc xe đặc biệt của mình, Tổng thống Obama thân thiện bắt tay người dân.
Ngay sau khi đoàn rời đi, rất đông người ùa vào quán để tận mắt xem suất ăn của Tổng thống Mỹ như thế nào. Họ hỏi han chủ quán về thực đơn, cách thưởng thức, nhận xét của ông Obama về ẩm thực Việt Nam.
Sau khi ông Obama và đoàn tùy tùng đã rời đi được nửa tiếng, vẫn rất đông phóng viên và người dân vẫn còn quây quanh quán bún chả nổi tiếng. Không giấu được niềm vui, bà Hương, chủ quán, cho biết: “Cách đây vài ba hôm có một số đoàn của Mỹ tìm đến quán của tôi và bảo sẽ quay phim về món ăn cũng như quán để phát lên truyền hình. Nhưng đến chiều tối nay được thông báo nhân vật trong phim đó là Tổng thống Obama thì tôi thật sự rất bất ngờ, hồi hộp và sung sướng"- bà Hương nói.

Bên trong quán Bún chả Hương Liên
Bên trong quán Bún chả Hương Liên
Căn phòng nơi ông Obama dùng bữa
Căn phòng nơi ông Obama dùng bữa
Theo bà Hương, vừa đến quán, Tổng thống Obama đã rất thân thiện, bắt tay chào hỏi mọi người. Thông qua người phiên dịch, ông Obama nói được biết quán của bà là nổi tiếng ở đây nên đã chọn đến ăn. Sau đó, ông và các nhân viên lên tầng 2, Tổng thống tự gọi món cho mình.
“Ở quán tôi có bún chả và nem. Ông đã gọi 2 suất bún chả và nem hải sản, nem cua cùng 2 chai bia. Ông Obama dùng hết cả 2 suất và khen rất ngon, cảm ơn chúng tôi, rồi ông còn mua thêm 4 suất mang về" - bà Hương chia sẻ.
Bà Hương cho biết thêm sau đó Tổng thống Obama đã tự lấy tiền Việt ra trả cho bà. Quán của bà bán 40.000 đồng một suất. Sau đó, ông còn rất vui vẻ, cảm ơn mọi người trong quán và ra về.

Tổng thống Obama bắt tay chào người dân trước khi ra về - Ảnh: Reuters
Tổng thống Obama bắt tay chào người dân trước khi ra về - Ảnh: Reuters

Tổng thống Obama vẫy tay chào người dân trước khi lên xe - Ảnh: Reuters
Tổng thống Obama vẫy tay chào người dân trước khi lên xe - Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Theo bà Hương, thực đơn cũng như nguyên liệu chuẩn bị cho món ăn của cửa hàng bún chả hôm nay không có gì đặc biệt hơn ngày thường. Món bún chả mà Tổng thống Obama dùng bữa tối ngày 23-5 cũng bình thường như các suất bún chả khác mà bà Hương bán cho khách tới ăn, không có gì khác biệt.
Thực phẩm của gia đình được lấy tại các lò mổ có uy tín và được kiểm dịch rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tin-ảnh: Nguyễn Hưởn

OBAMA VIẾNG THĂM VIỆT NAM- Video Clips




Linh mục Nguyễn Văn Lý được trả tự do


Linh mục Nguyễn Văn Lý được phóng thích từ nhà tù về Tòa Tổng Giám mục Huế ngày 20/5/2016. Ảnh: Website Tòa Tổng Giám mục Huế.
Linh mục Nguyễn Văn Lý được phóng thích từ nhà tù về Tòa Tổng Giám mục Huế ngày 20/5/2016. Ảnh: Website Tòa Tổng Giám mục Huế.
Thân nhân linh mục Lý cho VOA Việt ngữ biết ông về tới Tòa Tổng Giám mục Huế lúc 7 giờ 55 phút sáng 20/5.
Bà Nguyễn Thị Hiểu, chị linh mục Lý:
“Cha quản lý Tòa Tổng Giám mục có gọi vô cho trong nhà biết. Họ đưa về ban đêm, gần 8 giờ sáng về tới Huế. Bước xuống xe, cha nhận toàn xá ban phép lành của Đức cha rồi vô làm thủ tục nhận quản lý. Gia đình không được biết trước. Cách đây 3 tuần khi trong nhà vào tù thăm thì cha Lý nói khoảng 10/8 mới về. Nhưng bây giờ nó cho về trước chắc có lẽ vì ông Obama sắp qua”.
Bà Hiểu cho biết tình trạng sức khỏe của linh mục Lý hiện ‘không đến nỗi’ và ông sẽ tiếp tục bị quản thúc 5 năm theo án lệnh hồi năm 2007.
Trên các trang mạng xã hội, người ta lan truyền hình ảnh từ Tòa Tổng Giám mục Huế cho thấy linh mục Lý được mọi người chào đón sáng 20/5 khi ông trở lại nơi từng cư trú trước khi bị bắt.
Tháng 3 năm 2007, ông bị Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế tuyên án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội danh "tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật hình sự trong một phiên xử không có luật sư.
Gia đình không được biết trước. Cách đây 3 tuần khi trong nhà vào tù thăm thì cha Lý nói khoảng 10/8 mới về. Nhưng bây giờ nó cho về trước chắc có lẽ vì ông Obama sắp qua.
Linh mục Lý, nay đã 70 tuổi, bị Hà Nội kết án 4 lần với tổng cộng hơn 53 năm tù giam.
Ông từng chịu tù khổ sai và bị biệt giam hơn 23 năm, bị quản thúc trên 15 năm trước bản án 8 năm tù tuyên hồi 2007 về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau các hoạt động mà giới bảo vệ nhân quyền xem là cổ xúy cho quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận tại Việt Nam, nhưng bị nhà cầm quyền Hà Nội gọi là ‘chống phá nhà nước’.
Linh mục Lý từng nhiều lần được các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới và các nước phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ, kêu gọi phóng thích nhưng không được chính phủ Việt Nam hồi đáp.
Hà Nội nói các hoạt động của nhà bất đồng chính kiến này vi phạm pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên dưới áp lực quốc tế, giữa tháng 3 năm 2010, Hà Nội đã tạm hoãn thi hành án cho linh mục Lý về địa phương chữa bệnh hơn 1 năm vì một khối u trong não.
Linh mục Lý được nhiều người biết đến qua các bài viết kêu gọi tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, đa đảng tại Việt Nam; qua các cuộc tuyệt thực trong trại giam; qua tinh thần tranh đấu kiên định; và đặc biệt là qua bức ảnh ông bị bịt miệng trước tòa hồi năm 2007.
"Tài sản" mang về từ nhà tù của Linh mục Nguyễn Văn Lý.
"Tài sản" mang về từ nhà tù của Linh mục Nguyễn Văn Lý.
Ông bị cáo buộc ‘tiếp tay’ thành lập khối 8406 vào năm 2006, một trong những liên minh dân chủ đầu tiên tại Việt Nam.
Linh mục Lý từng được đề cử nhận Giải Nobel Hòa Bình năm 2013 và Giải Nhân quyền Sakharov năm 2010 vì tinh thần bất khuất tranh đấu cho nhân quyền, bất chấp sự đàn áp thường xuyên từ nhà chức trách.
Một bài xã luận trên báo Wall Street Journal của Mỹ từng nhắc đến Linh mục Nguyễn Văn Lý như một trong những người xứng đáng được trao Giải Nobel Hòa bình năm 2007 hơn cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Al Gore dưới thời Tổng thống Bill Clinton.
Linh mục Lý được trả tự do giữa thời điểm vấn đề nhân quyền Việt Nam bị lưu ý như một trở ngại chính trong các quyết định tăng cường bang giao Việt-Mỹ về mọi mặt, nhất là kinh tế và quân sự, nhân chuyến công du của Tổng thống Obama tới Việt Nam vào đầu tuần sau.
Hiện vẫn còn hàng trăm nhà hoạt động và các blogger bị cầm tù tại Việt Nam, trong số này có nhà bất đồng chính kiến đang thọ án 16 năm tù Trần Huỳnh Duy Thức, người tuyên bố bắt đầu tuyệt thực vô thời hạn từ ngày 24/5 để phản đối những vi phạm nhân quyền của chính phủ Hà Nội.


fredag 20 maj 2016

Gia Đình Ông Trần Huỳnh Duy Thức cố thuyết phục ông “rút lại lời tuyên bố”

Gia đình ông Thức cho biết rất đau lòng và đã cố thuyết phục ông “rút lại lời tuyên bố” nhưng ông “vẫn giữ quyết định”.
Ông Trần Huỳnh Duy Thức, 50 tuổi, bị xét xử hồi đầu năm 2010 cùng với các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long vì bị cáo buộc tội “âm mưu lật đổ chính quyền”. Ông Thức nhận mức án nặng nhất là 16 năm tù cùng với 5 năm quản chế.
Theo gia đình ông Thức, họ đã thăm ông ở Trại giam Số 6 ở Nghệ An vào ngày 14/5 vừa qua. Cuộc gặp ở trại giam bị hơn 30 cán bộ và nhân viên công an giám sát, kéo dài khoảng một giờ. Ông và gia đình bị ngăn cách qua một vách kính dày và trao đổi qua điện thoại.
Thưa Ba, con không thể sống trong một đất nước không tôn trọng pháp luật và không có quyền con người. Con yêu gia đình lắm, nhưng con yêu Việt Nam hơn”.
Gia đình mô tả rằng ông Thức “trông bị kiệt sức, ốm đi nhiều và hai mắt thâm quầng”. Khi gia đình hỏi ông vì sao bị chuyển từ Trại Xuyên Mộc gần Sài Gòn ra trại giam ở tận Nghệ An xa xôi, ông Thức nói không được cho biết lý do.

Gia đình của tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức.

Ông nói vào ngày 5/5, ông bị yêu cầu đi ra ngoài phòng giam ở Xuyên Mộc, ông đã từ chối vì không có lệnh bằng văn bản của người có thẩm quyền, sau đó ông bị “còng tay, bịt miệng, đưa lên xe và chở ra trại giam ở Nghệ An”.

Gia đình của tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức.
Gia đình cho biết sở dĩ họ được gặp ông Thức hôm 14/5 là vì ông đã yêu cầu được gặp toàn thể gia đình gồm 14 người sau khi ông bị “ép buộc đi định cư tại Hoa Kỳ”. Tuy nhiên, khi gặp thân nhân, ông Thức đã “bác bỏ ý định đi Mỹ định cư như cái giá trao đổi để hưởng sự tự do”, đồng thời “thông báo với cả nhà việc tuyệt thực đến chết mới thôi từ ngày 24/5”.
Sau khi gia đình ông Thức và ông Lê Công Định, một cựu tù nhân chính trị bị bỏ tù trong cùng phiên xét xử với ông Thức, đăng tải quyết định của ông trên internet, đã có rất nhiều nhà hoạt động vì dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam và nhiều người khác bày tỏ khâm phục. Họ cũng kêu gọi tiến hành một cuộc vận động đòi nhà chức trách Việt Nam trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức.

Ngày bắt đầu tuyệt thực của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức sẽ trùng với thời điểm Tổng thống Mỹ Obama đang ở thăm Việt Nam. Trong những năm gần đây, hai nước đã có những thảo luận cởi mở hơn với nhau về vấn đề nhân quyền song vẫn còn những khác biệt. Hàng năm, Bộ Ngoại giao Mỹ ra Báo cáo Nhân quyền Thường niên, trong đó phần nói về Việt Nam vẫn thường liệt kê nhiều vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Phía Việt Nam thường chỉ trích các báo cáo này.
Tình trạng nhân quyền ở cũng là mối quan ngại đối với nhiều thượng nghị sỹ, dân biểu Mỹ và các nhóm hoạt động vì nhân quyền ở cả hai nước. Họ luôn cho rằng Mỹ chưa nên dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam chừng nào chưa có những tiến bộ rõ rệt về nhân quyền.





onsdag 18 maj 2016

Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức sắp tuyệt thực

    • Theo thông tin được gia đình của tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức đăng tải trên mạng internet, khi họ thăm ông trong tù ở Nghệ An hồi cuối tuần trước, ông Thức đã nói ông “sẽ tuyệt thực không thời hạn từ ngày 24 tháng 5 sắp tới”.
      Ông tuyên bố làm như vậy vì mục đích “đòi hỏi sự thượng tôn pháp luật và yêu cầu trưng cầu dân ý trao cho nhân dân quyền quyết định thể chế chính trị của đất nước”. Ông khẳng định quyết tâm qua lời tâm sự với cha mình rằng “con sẵn sàng chết cho mục tiêu này”.
      Ông Thức xin lỗi người cha 82 tuổi của mình và gia đình về quyết định tuyệt thực, đồng thời cũng nói: “Thưa Ba, con không thể sống trong một đất nước không tôn trọng pháp luật và không có quyền con người. Con yêu gia đình lắm, nhưng con yêu Việt Nam hơn”.
    • Ngày 24/5/2016 sắp tới đây là tròn 7 năm ngày anh Thức bị bắt giam. Anh chọn ngày kỷ niệm đó để bắt đầu tuyệt thực, mà theo lời anh nói với gia đình lúc chia tay, "tuyệt thực cho đến chết mới thôi"! Anh đã từ biệt và xin lỗi người cha già đau yếu, vợ con và các anh chị em trong gia đình mình trước khi thực hiện chuyến đi xa định mệnh này.

  • NẾU TRẦN HUỲNH DUY THỨC CHẾT THÌ CỘNG SẢN VIỆT NAM PHẢI TRẢ GIÁ ĐẮT TRƯỚC DÂN TỘC NÀY! NHÂN DÂN CHÚNG TÔI SẼ SỐNG MÁI VỚI CÁC NGƯỜI! QUÂN PHẢN NƯỚC HẠI DÂN!!!

    F...rom fb Lê Công Định

    Thưa quý anh chị em!
    Vào ngày 5/5/2016 tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức đã bị cưỡng bức chuyển từ nhà tù Xuyên Mộc đến nhà tù số 6 tỉnh Nghệ An. Theo như anh Thức tường thuật với gia đình, khi khởi hành cuộc di chuyển dài đó, anh đã bị còng tay và bịt miệng, vì biểu lộ sự phản đối của mình đối với quyết định ngang ngược như thế của nhà cầm quyền.

    Tại nhà tù Nghệ An, anh Thức bị ép buộc đi định cư tại Hoa Kỳ. Anh đã khôn ngoan dùng lý do này để yêu cầu được gặp toàn thể gia đình anh gồm 14 người vào ngày thứ bảy 14/5/2016 vừa qua.

    Trong buổi gặp ngắn ngủi bị canh gác ngặt nghèo bởi hàng chục nhân viên cảnh sát và an ninh, anh Thức đã tường thuật, qua vách kính thuỷ tinh dày ngăn cách, với gia đình về sự ngược đãi mà anh đã gánh chịu trong thời gian ở nhà tù Xuyên Mộc và hiện tại ở nhà tù Nghệ An.

    Anh bác bỏ ý định đi Mỹ định cư như cái giá trao đổi để hưởng sự tự do của mình, đồng thời thông báo với cha anh là nhà giáo Trần Văn Huỳnh, cùng toàn thể gia đình, về ý định tuyệt thực của anh, nguyên văn như sau:
    "Thưa Ba, con không thể sống trong một đất nước không tôn trọng pháp luật và không có quyền con người. Con yêu gia đình lắm, nhưng con yêu Việt Nam hơn. Con quyết định tuyệt thực kể từ ngày 24/5 không thời hạn để đòi hỏi sự thượng tôn pháp luật và yêu cầu trưng cầu dân ý trao cho nhân dân quyền quyết định thể chế chính trị của đất nước."

    Ngày 24/5/2016 sắp tới đây là tròn 7 năm ngày anh Thức bị bắt giam. Anh chọn ngày kỷ niệm đó để bắt đầu tuyệt thực, mà theo lời anh nói với gia đình lúc chia tay, "tuyệt thực cho đến chết mới thôi"! Anh đã từ biệt và xin lỗi người cha già đau yếu, vợ con và các anh chị em trong gia đình mình trước khi thực hiện chuyến đi xa định mệnh này.
    Khi hết giờ thăm gặp lần cuối hôm thứ bảy tuần trước, anh Thức đã mượn lời bài hát Quốc tế ca để truyền đạt ý định dứt khoát của anh trước cái chết có thể xảy ra: "Đấu tranh này là trận cuối cùng!"
    Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho anh Trần Huỳnh Duy Thức, một nhà tranh đấu lớn vì quyền con người của người Việt Nam và sự hùng cường của đất nước Việt Nam. Anh là một biểu tượng khổng lồ của phong trào tranh đấu vì nền dân chủ giữa ngục tù cộng sản trên quê hương chúng ta hiện nay.
    Nếu anh Thức chết vì chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ không thể để cái chết của anh trở nên vô nghĩa. Nhà cầm quyền dứt khoát phải trả giá!

söndag 15 maj 2016

CON YÊU GIA ĐÌNH LẮM, NHƯNG CON YÊU VIỆT NAM HƠN -THDT TUYỆT THỰC TỪ NGÀY 24-05-2016 VÔ THỜI HẠN

Gia đình chúng tôi, 14 người gồm ba, vợ, con, chị, em và cháu của anh Thức đến thăm anh Thức ở Trại giam Số 6 ở Nghệ An vào ngày 14/5 vừa qua. Chúng tôi đã ra khỏi nhà từ 3 giờ sáng để đi đoạn đường hơn 1400 km từ Sài Gòn đến Vinh và sau đó đi thêm khoảng 70 km nữa để đến được Trại giam Số 6 tại xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Đó là một chuyến đi dài và mệt mỏi. 
Khi đến trại giam, chúng tôi được giám sát bởi hơn 30 cán bộ và công an trại giam. Họ cho chúng tôi vào phòng thăm gặp sau khi yêu cầu tất cả mọi người để lại tất các các thiết bị ghi âm, ghi hình, điện thoại bên ngoài xe hoặc gửi bảo vệ trại giam giữ bên ngoài. Chúng tôi ngồi trong căn phòng nhỏ và được theo dõi giám sát bởi hơn 10 công an trại giam. Ông phó giám thị nói với chúng tôi chỉ có 40 phút để thăm gặp. Biết rằng quy định cho đến một giờ nên chúng tôi đã yêu cầu cho chúng tôi được thăm gặp đủ 60 phút vì gia đình chúng tôi đã phải đi rất xa đến đây để được gặp anh Thức.
Anh Thức được dẫn đến căn phòng và ngồi phía bên kia, bị ngăn cách với gia đình bởi một tấm kính dày. Anh Thức trông bị kiệt sức, ốm đi nhiều và hai mắt thâm quầng. Xung quanh anh Thức có 5 công an giám sát theo dõi và có 2 công an mỗi bên ghi chép lại tất cả những gì anh Thức và gia đình chúng tôi qua trao đổi điện thoại. Bầu không khí khi đó thật đáng sợ.
Trong khi nói chuyện, chúng tôi hỏi anh Thức vì sao bị chuyển ra trại giam ở tận Nghệ An xa xôi này. Anh Thức cũng không được cho biết lý do. Ảnh nói với gia đình là vào ngày 5/5 vừa qua, khi đang nằm nghỉ (trong phòng giam ở trại giam Xuyên Mộc) thì một vài công an trại giam đến và yêu cầu anh Thức đi ra ngoài. Anh Thức đã từ chối làm theo yêu cầu của các công an trại giam này vì không có lệnh bằng văn bản của người có thẩm quyền. Vì vậy anh Thức đã bị công an trại giam Xuyên Mộc còng tay, bịt miệng, đưa ảnh lên xe và chở ra trại giam ở Nghệ An.
Vào gần cuối buổi thăm gặp anh Thức nói xin lỗi cả gia đình vì quyết định sẽ tuyệt thực không thời hạn từ ngày 24 tháng 5 sắp tới. Anh Thức tuyên bố:
“Thưa Ba, con không thể sống trong một đất nước không tôn trọng pháp luật và không có quyền con người. Con yêu gia đình lắm, nhưng con yêu Việt Nam hơn. Con quyết định tuyệt thực kể từ ngày 24/5 không thời hạn để đòi hỏi sự thượng tôn pháp luật và yêu cầu trưng cầu dân ý trao cho nhân dân quyền quyết định thể chế chính trị của đất nước.”
Anh Thức nói thêm:
“Nếu đó là định mệnh, con sẵn sàng chết cho mục tiêu này.”
Cả gia đình tôi đã nghẹn ngào trong nước mắt. Vì tình cảm gia đình nên đã cố thuyết phục anh rút lại lời tuyên bố nhưng anh Thức vẫn giữ quyết định.
Anh Thức đã tạm biệt gia đình trong nước mắt và cố nhướng môi hôn lên trán con gái yêu của mình qua hàng rào lưới B40 ngăn cách ở bên ngoài phòng thăm gặp.
Xin nói thêm rằng vào tháng 3/2016 vừa qua, khi còn ở Trại giam Xuyên Mộc, anh Thức đại diện cho nhóm gồm 5 người trong tù là: Trần Huỳnh Duy Thức, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đặng Xuân Diệu và Liêu Ly gửi kiến nghị thư vì hoà bình thế giới đến Ban Dân nguyện Quốc hội, được ghi âm (*) lại, với nội dung như sau:
“Trở thành cường quốc hòa bình vì hòa bình thế giới là mục tiêu nhân dân cần xác lập trong năm nay. Muốn vậy chúng ta phải bầu những đại biểu đủ năng lực không chỉ tầm quốc gia mà toàn cầu. Hãy sử dụng quyền bầu cử một cách có trách nhiệm, kể cả quyền cương quyết không bầu cho những ai chỉ phục vụ vì lợi ích đảng phái. Tổ chức bầu cử không đúng pháp luật là cách phá hoại bầu cử hiệu quả nhất.
Cộng đồng quốc tế hãy hỗ trợ và viện trợ Việt Nam sao cho cuộc bầu cử này giúp cho những lãnh đạo của các nhóm bị đứng ngoài quyền lực được tham gia vào quá trình ra quyết định, đồng thời, trao quyền cho nhiều thành phần xã hội đa dạng. Các lực lượng chính trị vì đất nước hãy liên minh lại.”
Gia đình chúng tôi cũng đã thay mặt anh Thức gửi thư kiến nghị này đến Ban Dân Nguyện Quốc hội. Đến nay, chúng tôi vẫn không nhận được sự hồi đáp nào từ Cơ quan này.
Thức rất quan trọng đối với gia đình chúng tôi vì vậy mục tiêu duy nhất của chúng tôi là giữ cho anh ấy được khoẻ mạnh. Anh ấy cần phải sống để tiếp tục đấu tranh cho mục tiêu cao cả của mình. Do vậy, gia đình chúng tôi kịch liệt phản đối việc ngược đãi, đày ải Trần Huỳnh Duy Thức ra nhà tù ở Nghệ An. Yêu cầu trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức.
Bài thơ của anh Thức dâng tặng Mẹ nhân dịp Ngày Của Mẹ 8/5 vừa qua.
Ngày của Mẹ lòng con trĩu nặng
Những ước mơ phận sự chưa tròn
Đêm lệ rơi những cơn khát mặn
Những phận đời khô khốc tình thương
Đường đã mở con quyết bước không chờn
Cho ngày mai Việt Nam mình xán lạn
Dâng lên Mẹ nứt căng tràn cuộc sống
Tâm linh Người tiếp sức nối vòng tay.

fredag 13 maj 2016

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH? Thơ Trần Thị Lam- Nhạc & Trình bày Dzuy Lynh


Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...

Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...

Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa...

Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu...

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu...
*******************
Nhà Giáo Vietnam TRẦN THỊ LAM (1973)
Trường PTTH chuyên Hà Tĩnh

måndag 9 maj 2016

VIỆT NAM - SÀI GÒN - MOTHER DAY !!!

Khi tấm hình đầu tiên trong loạt hình này đập vào mắt, tôi choáng váng ...
Ngay lập tức, tôi nhớ ngay đến câu nói của Chị Dậu :
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !
Ai đã đọc tác phẩm Hiện Thực Phê Phán TẮT ĐÈN của Ngô Tất Tố đều nhớ câu này, thậm chí nhớ như in, thuộc lòng.
Sau đó tôi cố bình tâm tra Google để đọc tiếp đoạn sau cho chính xác :
“Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Người nhà Lý trưởng sấn sổ bước đến, hươ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chành hầu cận ông Lý yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.”
Cộng sản rất thích tác phẩm TẮT ĐÈN này, đoạn này, câu này ... Chúng in ấn xuất bản, đưa vô sách giáo khoa, giảng dạy, ra đề thi ... Cái thời dã man “dùng bạo lực cách mạng chống bạo lực phản cách mạng” thì cần cổ súy bạo lực và căm thù.
Nhưng thời nay đã khác. Rút kinh nghiệm đau thương từ những cuộc “cách mạng bạo lực” của cộng sản, xối máu đổ xương rất nhiều nhưng không thể đem lại ấm no hạnh phúc đích thực, vì những kẻ cổ súy bạo lực và căm thù chỉ lợi dụng bạo lực và căm thù như một phương tiện nhằm đạt mục đích tranh quyền đoạt lợi, sau đó vẫn sẽ cổ súy bạo lực và căm thù để thi hành chính sách độc tài toàn trị nhằm củng cố quyền lực và thu vén lợi ích. Theo làn sóng Văn Minh Nhân Loại, con người ngày nay cổ súy đấu tranh trong ÔN HÒA VÀ YÊU THƯƠNG !
Nhưng dù trong ÔN HÒA VÀ YÊU THƯƠNG thì cũng vẫn là ĐẤU TRANH, vì ấm no hạnh phúc không miễn phí.
Nhưng những kẻ cổ súy bạo lực và căm thù lại lợi dụng điều này để thẳng tay đàn áp bằng bạo lực và căm thù.
Nực cười là có những kẻ lại phê phán người mẹ này sao lại đem con đi đấu tranh để bị đánh ! Tư duy của những kẻ đó cũng vẫn còn bị bạo lực và căm thù bám rễ thâm căn cố đế do sự giáo dục, tuyên truyền, tẩy não, nhồi sọ của cộng sản đã ăn sâu.
Hãy thử đặt câu hỏi tại sao ở các xứ sở Văn Minh người dân chỉ cần biểu tình ôn hòa, đề đạt nguyện vọng, yêu cầu, kiến nghị là chính quyền phải lắng nghe và giải quyết. Nên nhớ, chỉ những cuộc biểu tình có bạo động thì chính quyền mới phải đàn áp để tránh bạo động lan rộng gây bất ổn xã hội. Đương nhiên, dù người dân biểu tình ôn hòa nhưng đâu phải là đi ... chơi, mà vẫn là để gây áp lực buộc chính quyền phải giải quyết những yêu sách của người dân, phải điều chỉnh những chính sách của chính quyền sao cho phù hợp với lợi ích của người dân ; và nếu cần thiết, khi chính quyền bất lực không thể giải quyết hay điều chỉnh thì họ sẽ tiếp tục gây áp lực mạnh mẽ hơn nữa để thay đổi cả chính quyền. Về phía chính quyền, nếu bất lực không thể giải quyết hay điều chỉnh được thì đơn giản là họ sẽ từ chức, có thể từ nhân viên cấp thấp cho đến bộ trưởng, thủ tướng, tổng thống. Cũng cần biết là ở các xứ sở Văn Minh, lương của công chức có thể không cao bằng nếu họ làm việc ở ngoài, tự làm hay làm cho các công ty tư nhân và tập đoàn đa quốc gia, ngoài ra cũng không có đặc quyền đặc lợi gì để có thể tham nhũng. Có thể nói rằng những công chức này làm việc trong hệ thống chính quyền là vì tiêu chí Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm, nếu không thể làm tròn Trách Nhiệm đối với Tổ Quốc, không thể đảm đương chức vụ trong Danh Dự thì họ chọn con đường rút lui cũng trong Danh Dự, nên họ luôn sẵn sàng từ chức khi cảm thấy áp lực quá nặng nề không thể đảm đương nổi chức vụ. Rồi những nhân viên mới, bộ trưởng mới, thủ tướng mới, tổng thống mới sẽ lên nhậm chức để có cách giải quyết mới và điều chỉnh mới. Quốc Gia và Dân Tộc vẫn luôn được bảo toàn. Lợi ích của Quốc Gia và Dân Tộc luôn luôn là tối thượng !
Chỉ ở những xứ sở dã man, chính quyền độc tài nằm trong tay nhóm lợi ích nhỏ, thì chúng mới phải cố bám lấy quyền lực để tham nhũng, cố giữ cho được quyền-&-lợi của chúng bằng mọi giá, kể cả sẵn sàng gây tổn hại cho lợi ích của Quốc Gia và Dân Tộc. Đối với bọn độc tài dã man thì Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm là vô nghĩa, lợi ích của Quốc Gia và Dân Tộc là bất cần, chỉ có quyền-&-lợi của chúng mới là ý nghĩa, tối thượng.
Cộng sản đã từng lợi dụng biểu tình để lật đổ chính quyền, cướp chính quyền, tiếm quyền, nên nay rất sợ biểu tình, cố dùng bạo lực để đàn áp, bất kể Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm, bất kể lợi ích của Quốc Gia và Dân Tộc !
Nhưng,
Dù những người ĐẤU TRANH ở Việt Nam chủ trương Bất Bạo Động, nhưng tất cả không phải là Thánh Mahatma Gandhi, và có lẽ cộng sản Việt Nam khác thực dân Anh.
Tôi đã bắt đầu nghe thấy những ý kiến cần phải sử dụng bạo lực để chống lại ...
Tôi đã bắt đầu nghe thấy những từ gậy gộc, bom xăng ...
Nếu điều đó xảy ra, Đất Nước Việt Nam rơi vào hỗn loạn, Dân Tộc Việt Nam rơi vào điêu linh, thì đó là tội lỗi của những kẻ cổ súy bạo lực và căm thù.
Mà, tội đồ đầu tiên, kẻ khơi mào, chính là :
cộng sản !!!
LỊCH SỬ SẼ ĐƯỢC VIẾT NHƯ VẬY CHO NHỮNG KẺ TỘI ĐỒ !!!

söndag 8 maj 2016

Người Mẹ Hiền Yêu Dấu- Sáng tác: Claude Carrère( Nhạc Pháp) Lời Việt: Ca sĩ Thanh Lan trước 75


Người Mẹ hiền yêu dấu,

Mẹ đã trao về ta,

Thật bao âu yếm trong những năm vừa qua.

Mẹ hiền có biết, khi lớn khôn ra đời,

Con sẽ nhớ hoài bóng dáng Người.
.
Người Mẹ hiền yêu hỡi,
Lúc sáng hay về đêm,
Lòng nguyện luôn luôn,
Săn sóc Mẹ bình yên.
Và con sẽ đến vào bất cứ lúc nào,
Khi có ai làm Mẹ nghẹn ngào.
.
Và con xin hứa nếu lỡ Mẹ rơi lệ,
Con sẽ ôm Mẹ thật sát trong lòng.
Chẳng tình thương nào to lớn hơn cho bằng,
Tình thương yêu con đã trao cho Mẹ.
.
Người Mẹ hiền yêu hỡi !
Những lúc Mẹ cười vui,
Là mặt trời soi trên tóc,
Mưa bão không còn rơi.
Mẹ hiền có biết khi lớn khôn ra đời,
Con sẽ nhớ hoài .... bóng dáng .... Người ...



Lời Pháp : 


Maman


Maman, oh Maman toi qui m'as donné

Tant de tendresse depuis tant d'années

Tu le sais bien quand je serai grand

Je penserai à toi Maman


Maman oh Maman le jour et la nuit

Je veillerai toujours sur ta vie

Je serai là à tous les instants

Pour te protéger Maman


Je te promets si jamais tu pleures

De te serrer fort sur mon coeur

Il n'y aura pas d'amour aussi grand

Que mon amour pour toi Maman


Maman oh Maman quand tu me souris

C'est un soleil qui chasse la pluie

J'essaierai de sourire autant

Chaque jour pour toi Maman


Je te promets si jamais tu pleures

De te serrer fort sur mon coeur

Il n'y aura pas d'amour aussi grand

Que mon amour pour toi Maman


Maman, oh Maman toi qui m'as donné

Tant de tendresse depuis tant d'années

Tu le sais bien quand je serai grand

Je penserai à toi Maman
Tu le sais bien quand je serai grand
Je penserai à toi Maman

lördag 7 maj 2016

Người dân Việt Nam xuống đường biểu tình vụ cá chết

Người biểu tình xuống đường tại Hà Nội với biểu ngữ phản đối công ty Đài Loan Formosa Plastic thải chất độc ra biển làm cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung, ngày 1/5/2016.
Cả ngàn người đã xuống đường ở Hà Nội ngày hôm nay để phản đối điều mà họ cho là công ty thép của Tập Đoàn Formosa Plastics của Đài Loan tại Hà Tĩnh thải chất độc ra biển làm cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung từ đầu tháng tư.
Những người biểu tình cũng xuống đường ở Sài Gòn và một vài thành phố khác, mang theo những biểu ngữ như “Tôi yêu môi trường biển”, Toàn dân Việt Nam cứu biển”, “Dân Việt Nam rồi sẽ chết nếu không đứng lên đòi quyền sống” …
Hầu hết những cuộc biểu tình diễn một cách ôn hoà giữa lúc giới hữu trách huy động những lực lượng công an, cảnh sát rất đông đảo để ngăn ngừa rối loạn.
Hình ảnh phổ biến trên mạng xã hội cho thấy một vài vụ xô xát đã xảy ra, trong đó có một phụ nữ mang thai bị hành hung ở Sài Gòn.
Tờ Wall Street Journal trích lời ông Nguyễn Quang A, một nhà tranh đấu nổi tiếng ở Việt Nam, nói rằng những người biểu tình muốn chính quyền có thái độ thận trọng khi phê chuẩn những dự án công nghiệp nặng vì họ e rằng “Việt Nam có thể dễ dàng trở thành một nơi xả rác của các công ty nước ngoài.”
Theo ghi nhận của hãng thông tấn Reuters, truyền thông do nhà nước kiểm soát chưa loan tin gì về những cuộc biểu tình ngày hôm nay.
Cộng đồng người Việt sinh sống lao động, học tập tại Đài Loan ngày hôm nay cũng đã tổ chức một cuộc biểu tình trước Dinh Tổng thống ở thủ đô Đài Bắc để phản đối công ty Formosa Plastics.

Trong khi đó, báo chí Việt Nam cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm nay đã đến Hà Tĩnh và họp với các giới chức cao cấp để bàn về việc tìm ra nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết và giúp đỡ và thu mua hải sản cho người dân.

Xem hình ảnh các cuộc biểu tình by ANHCULU: