fredag 13 oktober 2017

Bài hát: Xin Lỗi Mẹ - Sáng tác & Trình bày: Randy



Thời gian qua, vô tình không nghĩ tới 
Phận làm con, hiếu nghĩa đáp chưa tròn. 
Mẹ buồn con, có bao giờ con biết 
Con xin lỗi mẹ, tha thứ cho con. 

Mẹ thương con, đã hy sinh trọn kiếp 
Vạn niềm đau, mẹ dấu kín trong lòng. 
Mẹ cười vui tuy đời không thuận ý 
Miếng ngon mẹ nhường, hơi ấm trao con. 

[Điệp khúc:] 
Mẹ đừng vội xa, bỏ con Mẹ ơi 
Thiếu tình Mẹ, con biết sống sao đây 
Trời phủ mây, bóng tối sẽ giăng đầy 
Và ngục tù đời, cướp từng hơi thở 
Mồ côi Mẹ rồi, khổ có ai hay. 

Này con ơi, trần gian ai cũng thế 
Tại tạm thôi, ai cũng phải đi về. 
Còn tương lai, phải trân trọng từng phút 
Sống cho nên người, hãy nhớ nghe con. 
(Còn tương lai, phải trân trọng từng phút 
Sống cho gia đình, hãy nhớ nghe con). 

söndag 24 september 2017

'The Vietnam War' và khi Hoa Kỳ vào VN- TS Nguyễn Tiến Hưng Gửi tới BBC từ Virginia, Hoa Kỳ

Tổng thống VNCH Ngô Đình DiệmBản quyền hình ảnh Carl T. Gossett Jr
Image caption Bộ phim đã nêu ra lời phán xét về Cố Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm
Năm 1958, từ Đại học Virginia ở Charlottesville, chúng tôi đã theo dõi cuộc chiến Việt Nam từ lúc khởi sự thời Eisenhower tới lúc Mỹ đưa quân vào thời Kennedy, rồi leo thang thật nhanh, thời Johnson.
Chúng tôi cũng đã xem và tham gia phim Cuộc Chiến Mười Ngàn Ngày (The Ten Thousand Day War) của Michael Maclear được chiếu năm 1980.
Bộ phim 26 giờ đó còn dài hơn phim 18 giờ của Ken Burns và Lynn Novick.
Với những kinh nghiệm cá nhân và sưu tầm nhiều năm, nhất là từ tài liệu The Pentagon Papers dài 7,000 trang, được giải mật ngày 13/6/2011, chúng tôi đã viết về giai đoạn Mỹ mang quân vào Việt Nam trong cuốn sách 'Khi Đồng Minh Nhảy Vào' (KĐMNV) với gần 900 trang gồm nhiều tài liệu gốc, xuất bản năm 2016.
Năm phần đầu bộ phim của Ken Burns và Lynn Novick nói về cùng một thời điểm như cuốn 'Khi Đồng Minh Nhảy Vào', từ thập niên 40 tới cuối 1967. Cách bố cục cũng giống, nhưng với những tựa đề có kịch tính.
Thí dụ như tựa đề cho Tập 2: Dòng Sông Styx (The River Styx) rất hấp dẫn vì Styx là một dòng sông trong thần thoại Hy Lạp nói đến ranh giới giữa trái đất này và thế giới bên kia hay cõi chết. Nó cũng còn có ý nghĩa như địa ngục.
Từ Tập 3 tới Tập 5 hầu hết chỉ chiếu lại những trận chiến lớn: An Khê, (trận đầu tiên), Plei Me, Ia Drang, Pleiku, Bình Giã, Đồi 1338, Đồi 875. Đây là những trận đã được chiếu nhiều lần trong các phim Mỹ về chiến tranh Việt Nam.
Ken Burns và Lynn NovickBản quyền hình ảnh David Hume Kennerly/Getty Images
Image caption Nhóm làm phim The Vietnam War và các chính khách Hoa Kỳ từng tham chiến ở VN
Cái mới là có những câu chuyện thương tâm hơn, đau đớn hơn của những người quân nhân Mỹ và gia đình của họ.
So với phim của Michael Maclear, những hình ảnh trong phim này cũng không có gì mới lạ. Tuy nhiên phim được làm sống động hơn, rất ấn tượng nhờ áp dụng kỹ thuật mầu sắc, ca nhạc, âm thanh tân tiến cùng với nhiều cuộc phỏng vấn những người tham chiến và cách dẫn giải của các bình luận gia.
Trong khuôn khổ giới hạn của bài này, chúng tôi tập trung nhiều hơn vào hai phần đầu vì ba phần sau hầu hết là chiếu lại những trận chiến lớn như đã đề cập.
Trên mạng BBC Tiếng Việt có bài tường thuật về buổi giới thiệu cuốn phim ở Sàigòn. Cuối phần trả lời các câu hỏi, đạo diễn Lynn Novick tóm tắt về bộ phim:
"Chúng tôi muốn biết cái gì đã xảy ra ở nơi đây … mô tả thực tại, chiến tranh, chiến trường, sự chết chóc, sự hy sinh…Chúng tôi cố gắng không phán xét. Chúng tôi nói về những trải nghiệm tối tăm nhất trong cuộc đời nhân vật. Chúng tôi cố gắng trung thực với những bi kịch, kể câu chuyện từ nhiều phía, và tìm cách thể hiện rất nhiều trải nghiệm của người Việt Nam trong cuộc chiến."
Hai nhà làm phim cho rằng: khác với vô số tài liệu và phim ảnh về cuộc chiến đã có trước đây chỉ trình bày những gì người Mỹ làm, hay những chiến trận hay đau khổ của người Mỹ (như phim Apocalypse Now hay Platoon), phim The Vietnam War sẽ cho cử tọa biết thêm nhiều về những biến cố, những câu chuyện về thân phận cá nhân xảy ra cho người Việt Nam, được kể lại trong các cuộc phỏng vấn từ mọi phía, với các tham dự viên người Việt ở cả hai phía Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam.
Cao xạ Bắc VNBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Bắc VN thời chiến: một đơn vị cao xạ phòng không đang nhả đạn

Phán xét về Ngô Đình Diệm

Dù đã có một chiến lược tiếp cận rất hay và đầy tính cách con người, bộ phim có nhiều khuyết điểm.
Sau đây là những thí dụ:
Hai nhà đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick nói là "không phán xét" nhưng thực ra là có phán xét một cách thầm kín. Thí dụ như đoạn phim Mỹ chiến đấu trong những năm 1966-1967 được lồng vào đoạn phim hình ảnh trong cuộc chiến khốc liệt của Pháp trong thập niên 40-50.
Như vậy là coi người lính Mỹ cũng giống như người lính Pháp: áp bức, tàn bạo? Và rồi Mỹ cũng sẽ lặp lại những sai lầm của thực dân Pháp?
Phim phán xét về TT Ngô Đình Diệm:
"Ông là con người tàn nhẫn, không tin ai ngoài gia đình, lanh lợi, tháo vát, biết khai thác những yếu điểm của đối phương."
Rồi họ gán cho ông một biệt hiệu: "Đấng Cứu thế không có thông điệp."
Ngô Đình DiệmBản quyền hình ảnh John Dominis
Image caption Tổng thống Ngô Đình Diệm trong một hình tư liệu
Phán xét này ngược hẳn với đánh giá của tờ New York Times năm 1957, gọi ông Diệm là "một người giải phóng Á Châu," hay tuần báo Life: "Con người cứng rắn và như phép lạ của Việt Nam," hay Nghị sĩ Jacob Javits (tiểu bang New York): "Ông là một trong những anh hùng của thế giới tự do."
Nghị sĩ Mike Mansfield thì từng ca ngợi ông Diệm:
"Công trạng ngăn chặn được xâm lăng của Cộng sản ở Việt Nam, và vì vậy ở cả Đông Nam Á, là do sự quyết tâm, can đảm, trong sạch và chính trực của Tổng Thống Diệm, một người đã chứng tỏ khả năng rất cao trước những khó khăn thật là to lớn."
Năm 1961, Phó Tổng thống Johnson đi xa hơn, gọi ông Diệm là "Winston Churchchil của Đông Nam Á".
Phim muốn kể câu chuyện từ nhiều phía…rất nhiều trải nghiệm của người Việt Nam trong cuộc chiến" nhưng đã phỏng vấn rất ít người từ phía VNCH, mà cuộc chiến xảy ra căn bản là ở Miền Nam Việt Nam.
Thời giờ dành cho những người này cũng rất vắn vỏi, coi như chỉ qua loa để gọi là có phỏng vấn. Đâu là những hình ảnh và câu chuyện của những người quân nhân anh dũng của VNCH? Đâu là những hình ảnh vợ con của họ sống trong cảnh khó khăn, cô đơn ở thôn quê Miền Nam, chờ mãi không thấy chồng về?
Thiên tả và chống VNCH?
Về phía các bình luận gia thì Neil Sheehan (ký giả thiên tả, cực lực chống đối chinh phủ VNCH) là một trong những diễn giả chính của phim. Không thấy có phỏng vấn những tác giả thuộc thành phần xét lại như Mark Moyar, Lewis Sorley.
Một sai sót lớn: phim đã khai thác khá dài về Trận Ấp Bắc (1/1963) dựa trên cuốn A Bright Shining Lie (Lời nói dối sáng ngời) của Neil Sheehan, đổ lỗi cho người chỉ huy quân đội VNCH và ca tụng ông Paul Vann hết lời.
Tác giả Moyar đã thuật lại chi tiết trận đánh, địa hình địa vật, và quân số hai bên, cũng như diễn tiến trận đánh, để đi đến nhận xét rất rõ ràng về những dối trá của Paul Vann khi ông cung cấp thông tin về trận này cho Sheehan ( 'Khi Đồng Minh Nhảy Vào', trang 470-472).
Phim không đề cập tới một thực tại quan trọng ở Việt Nam trong thập niên 40, đó là sự hình thành của Chính phủ Quốc Gia Việt Nam (QGVN).
Đâu là câu chuyện Đại sứ Nhật Yokohama đến gặp Hoàng đế Bảo Đại để chuyển giao nền độc lập sau khi lật đổ Pháp (11/3/1945):
"Tâu Hoàng Thượng, đêm hôm qua chúng tôi đã chấm dứt chủ quyền của Pháp quốc trên đất nước này. Tôi được trao nhiệm vụ dâng nền độc lập của Việt Nam cho Hoàng Thượng."
Bảo ĐạiBản quyền hình ảnh Joseph Scherschel/Getty Images
Image caption Quốc trưởng Bảo Đại cùng tướng Pháp, Rene Cogny duyệt hàng quân của Quốc gia Việt Nam
Có nghĩa là trao độc lập của toàn thể lãnh thổ gồm cả các hải đảo mà Nhật đã chiếm như Hoàng Sa, Trường Sa. Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập và thành lập chính phủ Trần trọng Kim.
Tới lúc ký Hiệp định Geneva chia đôi lãnh thổ thì chính phủ QGVN đã được 35 quốc gia công nhận. Sau Geneva, chính phủ VNCH tiếp nối QGVN. Hiệp định Geneva có Trung Quốc ký vào, như vậy là TQ đã công nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam. Đây là một sự kiện quan trọng giúp cho Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp hiện nay ở Biển Đông.
Phim cũng không nói đến bức thư đầu tiên của lãnh đạo Việt Nam, Hoàng Đế Bảo Đại gửi Tổng thống Truman ngày 18/8/1945?
Nhật vừa trả độc lập, Hoàng đế Bảo Đại đã viết ngay cho Tổng thống Truman yêu cầu Pháp phải tôn trọng nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc và trả lại độc lập cho Việt Nam:
"Thưa Tổng thống, chế độ thuộc địa không còn thích hợp với chiều hướng lịch sử hiện tại… Nước Pháp phải vui lòng nhìn nhận điều đó để tránh khỏi thảm họa chiến tranh trên đất nước chúng tôi."(KĐMNV, trang 35).
Cùng ngày, ông gửi một tâm thư cho Tướng Charles de Gaulle: "Nếu các ngài trở lại… mỗi làng xóm sẽ trở nên một tổ kháng chiến, mỗi người bạn sẽ trở nên một kẻ thù."
Về phía Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, phim có nói tới một bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh (với chữ ký của ông) gửi TT Truman yêu cầu Mỹ ngăn chặn Pháp trở lại và ủng hộ nền độc lập Việt Nam. Chúng tôi có đăng bản chụp bức thư trong cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy ở trang 709-710.
Thực ra là có tất cả tới 14 văn thư và công hàm của ông Hồ gửi Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao Mỹ, yêu cầu ủng hộ nền độc lập và cứu trợ nạn đói đang hoành hành khắp mền Bắc. Về bức thư được trích dẫn, người bình luận trong phim (Leslie Gelb) nói rằng thư này không tới tay tổng thống Truman (có thể với hàm ý là vì vậy cho nên ông Truman không trả lời).
Điều này là không đúng, vì trong 14 văn thư và công hàm được tóm tắt trong Phụ Lục cuốn Khi Đồng minh Nhảy vào (trang 704-721) có một văn kiện (ngày 17/10/1945) do chính telex của tòa Bạch Ốc in lại.
Trong cuốn 'Khi Đồng minh Nhảy vào' chúng tôi có viết:
"Như vậy là cả hai phía Việt Minh và Quốc Gia đều cầu cứu Mỹ ngăn chặn Pháp trở lại Việt Nam. Thời gian đó, nạn đói lại đang hoành hành ở miền Trung và miền Bắc, chết từ 1,5 tới 2 triệu người. Xem như vậy, ta có thể đặt ra một câu hỏi: nếu như lúc ấy Mỹ đáp ứng yêu cầu của cả hai phe phái Việt Nam để ngăn chận Pháp và đặc biệt là cứu trợ nạn đói 1945 thì lịch sử đã ra như thế nào? Liệu có Vietnam War hay không? Mỹ có thể dễ dàng mở một Tòa Lãnh sự ở Việt Nam để sử dụng số gạo thặng dư quá nhiều của mình để cứu vớt gần 17% dân số Việt nam trong cảnh đói rét. Trong trường hợp ấy toàn dân Việt Nam sẽ hoan hô Mỹ, và Pháp đã không thể trở lại. "
Đến thời chính phủ VNCH, cuốn phim nhận định không đúng về việc Mỹ ủng hộ ông Diệm từ ban đầu.
Một bình luận gia (hình như Leslie Gelb) nói:
Tổng thống Lyndon Johnson, Tướng Westmoreland, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Nguyễn Cao KỳBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Từ trái: Tổng thống Lyndon Johnson, Tướng Westmoreland, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Nguyễn Cao Kỳ
"Chúng tôi muốn giúp xây dựng một chính phủ hợp pháp. Chúng tôi tin vào ông Diệm - hay cũng là nạn nhân của ông ta."
Đây là nhắc lại bình luận của giới truyền thông thiên tả mà chúng tôi đã thường nghe/xem trong những năm 1958-1963.
Bây giờ, sau trên nửa thế kỷ, với bao nhiêu nghiên cứu mới, giải mật, thông tin mới mà phim vẫn còn "kể lại cho trung thực" kiểu này thì làm sao ta hiểu nổi? Sự thật là ngay từ ban đầu Mỹ đã không tin vào ông Diệm (xem KĐMNV, Chương 10-11).
Sau đây là những gì đã xảy ra:
Tháng 7, 1954 ông Diệm chấp chính, thành lập chính phủ;
Tháng 8, 1954 Đại sứ Mỹ Donald Heath đề nghị về Washington: "Ta phải để ý theo dõi tìm một lãnh đạo khác;"
Tháng 12, 1954: Tướng Collins, Đặc ủy của TT Eisenhower đề nghị "Mỹ chỉ nên ủng hộ ông Diệm thêm vài ba tuần nữa thôi."
Đầu tháng 4, 1955 Tướng Collins đề nghị rõ ràng về 5 bước để loại bỏ ông Diệm.
Cuối tháng 4, 1955 Washington gửi chỉ thị tối mật: thay thế thủ tướng Diệm.
Như vậy là chỉ nội trong 10 tháng chấp chính, Mỹ đã muốn lật đổ Thủ tướng Diệm.
Phim cũng không nói đến các thành quả kinh tế, xã hội mà phía Việt Nam Cộng Hòa đã gặt hái như "5-Năm Vàng Son 1955-1960". Về hành chánh đã có các cán bộ được huấn luyện chu đáo trong hai thập kỷ bởi Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, chẳng thua gì Ecole Nationale D'Administration của Pháp (nơi sản sinh các lãnh đạo Pháp), các đại học Luật khoa, Y khoa, nơi sản xuất ra các luật sư, thẩm phán biết đẩy mạnh truyền thống pháp trị (rule of law) và các bác sĩ làm việc trong bệnh viện thay thế bác sĩ Pháp.
Miền Nam Việt Nam thực sự đã đặt được những viên gạch đầu tiên trong các năm 1955-1960 cho mô hình phát triển sau này của chính Nam Hàn dưới thời TT Park Chung Hee.
Tại sao có chiến tranh Việt Nam - Why Vietnam War?"
Phim lấy tên là Vietnam War mà lại không chiếu hình ảnh và phỏng vấn về "tại sao có chiến tranh Việt Nam - Why Vietnam War?" Đây là thiếu sót rất quan trọng.
Ví dụ như TV không thể chỉ chiếu và dẫn giải về cảnh tàn phá, hoang tàn ở Houston và Florida mới đây mà không chiếu và dẫn giải về lộ trình và tốc độ của con mắt đỏ Harvey và Irma, lồng lộn xoáy vào từ ngoài đại dương.
Phim nói mập mờ cho rằng chiến tranh Việt Nam đã leo thang từng bước vì những tính toán sai lầm của các lãnh đạo kế tiếp nhau ở Washington.
Sự thực là năm tổng thống (Truman, Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon) đã tính toán rất kỹ về quyền lợi của Mỹ như đã được chứng minh rõ ràng trong cuốn 'Khi Đồng Minh Nhảy Vào'.
Tất cả có tới 7 quyền lợi mà Mỹ muốn bảo vệ ở Biển Đông, mà Việt Nam là "địa điểm chiến lược quan trọng nhất" như Tổng Tham Mưu Mỹ đã xác định.
'The Vietnam War' thực sự bắt đầu khi Tổng thống John Kennedy mang quân tác chiến tới Việt Nam. Phim không nói sự thực về động cơ nào đã đưa ông Kennedy tới quyết định ấy. Lý do đưa quân tác chiến vào không phải là để "bảo vệ tự do của nhân dân Miền Nam" mà là vì hai cú sốc.
Thứ nhất, ngày đăng quang, ông tuyên bố "Chúng tôi sẽ trả bất cứ giá nào, xốc vác bất cứ gáng nặng nào…để bảo đảm sự sống còn và sự thành công của tự do."
Nhưng vừa tuyên bố như vậy thì phải chịu hai cái thất bại liên tục, một ở Lào và một ở Cuba. Ông tâm sự: "Tôi không thể chấp nhận cái thất bại thứ ba," cho nên ông tập trung vào Việt Nam.
Thứ hai, mùa hè 1961 ông bị một cú sốc mạnh khi Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev thách thức ông tại cuộc họp thượng đỉnh Vienna:
Taylor, McNamara và KennedyBản quyền hình ảnh Bettmann
Image caption Tướng Maxwell Taylor và Bộ trưởng QP Robert McNamara nhận lệnh của Tổng thống JF Kennedy trước khi bay sang Nam Việt Nam thị sát tình hình chiến tranh
"Tôi muốn hòa bình, nhưng nếu ông muốn chiến tranh thì đó là vấn đề của ông."
Trở về Washington, TT Kennedy tâm sự với James Reston, trạm trưởng của tờ New York Times tại Washington và là bạn ông Kennedy:
"Ông ta đối xử với tôi như một cậu bé con… Ông ta nghĩ rằng vụ Vịnh Con Heo chứng tỏ là tôi thiếu kinh nghiệm. Có thể ông ta còn nghĩ là tôi ngu nữa. Và có thể quan trọng nhất, ông ta nghĩ tôi không có gan."
Cho nên Kennedy đã quyết định phản ứng, chọn Việt Nam làm nơi đọ sức với Liên Xô. Lúc ấy Khrushchev đang thay đổi chiến lược: chuyển từ trực tiếp đối mặt với Mỹ sang gián tiếp, từ chiến tranh quy ước tới chiến tranh du kích. Kennedy quyết định: "Việt Nam là đúng chỗ rồi." Ông đôn quân vào Miền Nam.

TT Diệm không đồng ý cho Mỹ mang quân vào

Sau quyết định ấy, cái gì đã xảy ra tại Sài Gòn thì phim Vietnam War đã bỏ qua hoàn toàn. Đây là điểm lịch sử cần phải được làm sáng tỏ: Mỹ mang quân vào trái với ý muốn của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Muốn trung thực thì bắt buộc phải chiếu hình ảnh và phỏng vấn về điểm này. Ông Diệm chỉ yêu cầu - vì chống cộng là quyền lợi hỗ tương của cả hai nước - Hoa Kỳ yểm trợ phương tiện vật chất, hoặc là hai bên đi tới một hiệp ước quốc phòng song phương thay vì mang quân đội Mỹ vào.
Sau cùng Mỹ phải tìm hai cớ để đôn quân vào. Chúng tôi đã nghiên cứu thật kỹ và viết lại cho rõ ràng trong cuốn 'Khi Đồng Minh Nhảy Vào' (chương 15-16):
Lấy cớ huấn luyện quân đội Miền Nam: Tổng Tham Mưu Mỹ đề nghị "Để thuyết phục ông Diệm thì hay nhất là lấy cớ đem quân 'vào để huấn luyện', rồi đem một đơn vị chiến đấu quân vào đóng ở Việt Nam với công tác là giúp thiết lập hai doanh trại huấn luyện."
Lấy cớ "cứu trợ lũ lụt": Tướng Lionel McGarr, Chỉ huy trưởng cơ quan viện trợ quân sự MAAG gửi một công điện về Ngũ Giác Đài:
"Trận lụt rất nặng ở Đồng bằng Cửu Long…nặng nhất kể từ 1937 cho thấy ta có thể dùng việc cứu trợ lũ lụt để biện hộ cho việc mang quân vào làm công việc nhân đạo, để rồi có thể giữ quân đội này lại nếu muốn."
Chẳng bao lâu, cố vấn, quân nhân, CIA, ký giả thiên tả Mỹ tràn lan khắp nơi. Trong cuốn sách A Death in November, tác giả Ellen Hammer kể lại: có lần Tổng thống Diệm phàn nàn với Đại sứ Pháp Roger Lalouette: "Tôi không bao giờ yêu cầu những người quân nhân này tới đây. Họ cũng chẳng có cả hộ chiếu nữa."
Người tỵ nạn miền TrungBản quyền hình ảnh Jack Cahill
Image caption Người dân tỵ nạn di tản từ miền Trung vào Nam, tháng 4/1975
Phim không nói tới sự kiện là trước bối cảnh đó, TT Diệm ngỏ ý muốn Mỹ rút bớt cố vấn đi. Đại sứ Pháp Lalouette cho rằng "lý do chính đưa tới quyết định của Mỹ loại bỏ ông Diệm là vì vào tháng Tư năm ấy (1963), ông đã toan tính yêu cầu Mỹ rút cố vấn."
TT Diệm nhìn thấy chân trời tím, muốn tìm giải pháp hòa bình. Qua Cố vấn Ngô Đình Nhu, ông đã sắp xếp để điều đình về hiệp thương với Miền Bắc, rồi từng bước tiến tới thống nhất trong hòa bình. Thời điểm ấy, Miền Bắc đang gặp khủng hoảng về lương thực trầm trọng. Theo người môi giới giữa hai bên là ĐS Balan là ông Mieczyslaw Maneli, trong Phái đoàn kiểm soát đình chiến, thì chính phủ Miền Bắc sau cả năm suy nghĩ đã đồng ý để hợp tác với TT Diệm và Mỹ để đi bước này.
Nhưng Đại sứ Lodge, rồi Bộ trưởng McNamara và tướng Taylor báo cáo cho TT Kennedy:
"Sự ve vãn của ông Nhu với ý định điều đình (với Hà Nội) - cho dù là nghiêm chỉnh hay không đi nữa - cũng đã cho thấy có sự bất tương phùng căn bản đối với những mục tiêu của Hoa Kỳ."
Về bối cảnh đảo chính, phim chỉ chiếu cảnh Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu, thanh niên biểu tình, không nói gì về vai trò của các ký giả thiên tả (như Sheehan, Halberstam, Brown, Sully) và quan chức Mỹ (Harryman, Hillsman, Forrestal, Ball) nhất là Đại sứ Henry Cabot Lodge (chúng tôi gọi là Đao phủ Henry I) đã đưa tới đảo chính và sát hại TT Diệm.
Biến cố này là điểm ngoặt, dẫn đến xáo trộn và khủng hoảng chính trị ở Miền Nam trong hai năm tiếp theo. Trước viễn tượng Miền Nam bị sụp đổ, Tổng thống Johnson mang đại quân vào để yểm trợ. Cuộc chiến leo thang rất nhanh từ đó, và thương vong, chết chóc cũng tăng lên rất nhanh từ đó.
Bộ phim có nhiều thiếu sót và sai sót. Thiếu sót quan trọng nhất trong phần đầu là không đề cập tới trách nhiệm của Mỹ trong cuộc đảo chính và hạ sát Tổng thống Diệm. Nếu như thay vì đảo chính, Mỹ ủng hộ sáng kiến và đồng hành với Tổng thống Diệm để tìm giải pháp hòa bình thì liệu Vietnam War xảy ra hay không? Biểu tình nửa triệu người có xảy ra hay không?
Không đề cập tới những gì đã xảy ra tại Dinh Gia Long, những bi kịch, hậu quả của những quyết định của Tổng thống Kennedy, như đem quân vào, đảo chính Tổng thống Diệm thì làm sao đạo diễn Lynn Novick có thể nói rằng:
"Chúng tôi muốn biết cái gì đã xảy ra ở nơi đây … mô tả thực tại… trung thực với những bi kịch, kể câu chuyện từ nhiều phía, và tìm cách thể hiện rất nhiều trải nghiệm của người Việt Nam trong cuộc chiến?"
Hy vọng rằng trong năm phần còn lại được bắt đầu chiếu từ ngày 24/9 cuốn phim sẽ đi sâu hơn, cân đối hơn, chính xác hơn, và công bằng hơn.
Hãy trả lại cho Caesar những gì thuộc về Caesar!

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng, Cựu Tổng trưởng Kế hoạch VNCH từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Hiện định cư tại Hoa Kỳ, ông đã xuất bản các cuốn sách Khi Đồng minh Tháo chạy (2005) và Khi Đồng minh Nhảy vào (2016).

söndag 18 juni 2017

VÌ SAO NGƯỜI VIỆT LẠI BỎ XỨ RA ĐI? ------------ *cafekubua* ------------27 Tháng 6 lúc 05:50


Mới tuần rồi tôi ra sân bay tiễn một người quen bay đến một xứ khác. Tôi không hề đơn độc. Ở sân bay lúc đó có vô số người cũng làm điều tương tự. Họ tiễn người thân và bạn bè của họ ra đi không hẹn ngày về. Đó không phải là lần đầu và chắc chắn là sẽ không phải là lần cuối. Mặc dù cuộc chiến đã chấm dứt hơn 42 năm rồi nhưng làn sóng xuất ngoại vẫn không thay đổi. Cuộc di cư thầm lặng hiện tại không phải bằng những chiếc thuyền mà bằng những chuyến bay. Tuy đã giảm rất nhiều, giờ chỉ là một phần chút xíu so với trước đây, nhưng xu hướng này vẫn tồn tại.
Đọc báo hay lướt Facebook thì bạn có thể thấy hàng loạt các quảng cáo du học định cư, đầu tư lấy thẻ xanh hay tìm việc làm ở Nhật. Tôi không thể nào không buồn và chạnh lòng. Nhưng vì sao người Việt Nam lại ra đi? Họ không chỉ là những người nghèo bán nhà đi lao động ở Đài Loan hay những cô gái nghèo lấy chồng Hàn Quốc. Số người ngày càng trở nên khá giả và thuộc thành phần ưu tú của xã hội chúng ta. Họ là những doanh nhân, nghệ sĩ, nhà đầu tư, trí thức, giảng viên hoặc nhân viên cao cấp.
Vì sao họ lại ra đi? Có nhiều nguyên nhân, có nhiều lý do. Ở đây tôi không thể nào nói hết. Tôi chỉ có thể nói sơ sơ.
- Họ ra đi vì họ không cảm thấy an toàn.
- Họ ra đi vì họ chán cái không khí đầy ô nhiễm ở nơi này.
- Họ ra đi vì họ cảm thấy mình không được tôn trọng khi đến cơ quan nhà nước làm thủ tục.
- Họ ra đi vì đóng thuế nhiều nhưng nhận lại quá ít, hoặc chẳng nhận lại gì.
- Họ ra đi vì họ không muốn con cái họ bị thầy cô dìm và ép.
- Họ ra đi vì chính phủ liên tục ban hành những bộ luật vô lý.
- Họ ra đi vì họ phát ngán với việc doanh nghiệp của họ bị thanh tra không lý do.
- Họ ra đi vì họ lo sợ đồ ăn của họ có an toàn hay không, nó có hóa chất hay sạch hay không.
- Họ ra đi vì để tìm cái hộ chiếu mà cho phép họ đi nhiều nước mà không cần phải bỏ tiền xin visa.
- Họ ra đi vì ghét cảnh phải đút lót các y tá bác sĩ khi đi vào bệnh viện.
- Họ ra đi vì họ không tìm thấy trách nhiệm trong một xã hội vô trách nhiệm.
- Họ ra đi vì khi họ muốn sống một cuộc sống trung thực và không gian dối.
- Họ ra đi vì họ muốn làm người lương thiện, vì nơi này làm người lương thiện vô cùng khó.
- Họ ra đi vì họ muốn được hưởng lương cao, hay nói chính xác hơn là đúng giá trị với sức lao động của họ chứ không phải dựa vào mối quan hệ của họ.
- Họ ra đi vì luật pháp không hề bảo vệ họ, nó chỉ bảo vệ những ai có tiền.
- Họ ra đi vì họ muốn tìm sự công bằng.
- Họ ra đi vì muốn cầm cái lá phiếu bầu để coi nó ra sao.
- Họ ra đi vì khi họ lên tiếng nói nên những sự thật về đất nước, họ lại bị quy là phản động.
- Họ ra đi vì họ đã mất niềm tin vào đất nước, con người và chính phủ Việt Nam.
- Họ ra đi vì họ chẳng biết làm gì hơn trừ việc dùng đôi chân của họ để cất lên tiếng nói.
Việt Nam từ lâu đã không còn là một điểm đến, một nơi đáng sống. Nó chỉ là một trạm dừng chân. Nhà đầu tư đến đây để kiếm tiền, doanh nhân đến đây để nhận lương cao hơn, khách du lịch đến đây để ở khách sạn 5 sao giá rẻ và các cô cậu thanh niên đến đây để khám phá sự thú vị mà đất nước họ không có.
Nhưng bao nhiêu người sẽ ở lại và coi nơi đây là nhà? Cũng có một ít, nhưng so với số người ra đi thì là bao nhiêu %? Quá ít. Việt Nam không là nơi đến, nó không thể là nơi đến được vì chính những người dân sinh sống ở đây cũng chẳng coi nó là nhà.

tisdag 6 juni 2017

Svenska Nationaldagen- Ngày Quốc Khánh Thụy ̣Điển 6-6-2017


Thụy Điển (tiếng Thụy Điển: Sverige), tên chính thức là Vương quốc Thụy Điển (tiếng Thuỵ Điển: Konungariket Sverige), là một vương quốc ở Bắc Âu giáp Na Uy ở phía Tây và Phần Lan ở phía Đông Bắc, nối với Đan Mạch bằng cầu Öresund ở phía Nam, phần biên giới còn lại giáp Biển BalticBiển Kattegat.
Với diện tích 449 964 km², Thụy Điển là nước lớn thứ ba trong Liên minh châu Âu, với dân số 9.4 triệu người. Thụy Điển có mật độ dân số thấp với 21 người/ km² nhưng lại tập trung cao ở nửa phía Nam của đất nước. Khoảng 85% dân số sống ở thành thị và theo dự đoán con số này sẽ tăng dần vì quá trình đô thị hóa đang diễn ra.[3] Thủ đô của Thụy Điển là Stockholm, đây cũng là thành phố lớn nhất nước. Thành phố lớn thứ hai là Göteborg với dân số khoảng 500.000 người và 900.000 người trên tổng vùng. Thành phố lớn thứ ba là Malmö với dân số khoảng 260.000 người và 650.000 người ở tổng vùng.
Đất nước Thụy Điển độc lập và thống nhất nổi lên vào thời Trung Cổ. Vào thế kỷ 17 Thụy Điển mở rộng lãnh thổ và tạo nên Đế quốc Thụy Điển. Hầu hết lãnh thổ ngoài bán đảo Scandinavia bị mất vào thế kỷ 1819. Nửa phía Đông của Thụy Điển (Phần Lan ngày nay), rơi vào tay Đế quốc Nga năm 1809. Cuộc chiến tranh cuối cùng Thụy Điển tham gia trực tiếp vào năm 1814, khi Thuỵ Điển sử dụng quân sự ép Na Uy nhập vào Liên minh Thuỵ Điển và Na Uy, một liên minh tồn tại đến tận năm 1905. Kể từ đó, Thuỵ Điển là một nước hòa bình, áp dụng chính sách đối ngoại không liên kết vào thời bình và chính sách trung lập thời chiến.[4]
Ngày nay, Thuỵ Điển là một nước quân chủ lập hiến với thể chế đại nghị và một nền kinh tế phát triển ở trình độ cao. Thụy Điển đứng đầu về chỉ số dân chủ trên thế giới theo tạp chí The Economist và đứng thứ bảy trong Liên hiệp quốc về chỉ số phát triển con người. Thụy Điển là thành viên của Liên minh châu Âu vào năm 1995 và là thành viên của OECD.

onsdag 31 maj 2017

Mùa Xuân Không Còn Nữa- Sáng Tác: Lam Phương- Trình bày và Video by UL


Anh biết em hững hờ 
Để rồi mùa xuân không còn nữa. 
Anh đã nghe mong chờ 
Đi vào bóng tối bơ vơ. 
Xa tiễn chân em về 
Đường xưa vắng ánh trăng thề 
Ngoài hiên gió rít lê thê 
Tình ơi sao quá não nề. 

Anh biết em vô tình 
Lạc vào vòng tay yêu người mới. 
Hạnh phúc đâu xa vời 
Lại tìm sóng gió chi em. 
Anh tiếc thương vô cùng 
Lời xưa ước muốn chung đường 
Niềm vui nỗi nhớ chia đôi 
Giờ đây mỗi người một nơi. 

Đêm nay trời lập đông 
Vài cơn gió se thắt lòng 
Anh nghe hồn lạnh câm 
Đi vào nuối tiếc mênh mông. 
Một thời yêu xa vắng 
Còn chăng cay đắng 
Còn nhớ thương này em biết không? 

Ngày nào ta đưa đón 
Trời giăng giăng tuyết 
Lạc lối đi tìm 
Làm sao ngăn giòng nước mắt 
Kỷ niệm vẫn còn 
Là lòng vẫn còn yêụ 

Giây phút vui bên người 
Rượu nồng tràn dâng men tình mới. 
Em có nghe bao giờ 
Tâm hồn thoáng chút hương xưạ 
Hay đã quên câu thề 
Mặc anh sớm tối đi về 
Mặc anh đếm bước lang thang 
Nghìn năm mối sầu còn mang. 

söndag 28 maj 2017

Ca Ngợi Người Mẹ ( Morsdag 28-05-2017 ) Video by UL

Nhân ngày lễ của Mẹ tạ̣i Thuỵ Điển nên UL làm bài nhạc Ca Ngợi Về Mẹ , cùng nhau chia sẻ cho vui ngày này với Mẹ của mình.


torsdag 25 maj 2017

Tình Khúc Cho Anh- Sáng Tác: Lê Uyên Phương- Video và Trình bày UL



Như hoa đem tin ngày buồn 

Như chim đau quên mùa xuân 
Còn trong hôn mê buồn tênh 
Lê mãi những bước ê chề 
Xin cho thương em thật lòng 
Xin cho thương em thật lòng 
Còn có khi lòng thôi giá băng 

Cho em môi hôn vội vàng 
Cho em quen ân tình sâu 
Dù em không mong dài lâu 
Xin cất lấy ước mơ đầu 
Cho tôi yêu em nồng nàn 
Cho tôi yêu em nồng nàn 
Dù tháng năm buồn vui bàng hoàng 

Vì đâu mê say phồn hoa 
Như áo gấm sáng lóng lánh 
Ôm rách nát không tâm linh 
Ôm tiếng hát không hơi rung nghèo nàn 
Còn yêu chi hoa ngày xanh 
Héo hon vì mong manh 
Bỏ quên lại người sau ngỡ ngàng 

Thương em khi yêu lần đầu 
Thương em lo âu tình sau 
Dù gương xưa không được lau 
Soi lấy bóng mối duyên sầu 
Cho tôi yêu em nồng nàn 
Cho tôi yêu em nồng nàn 
Dù biết yêu tình yêu muộn màng 

måndag 22 maj 2017

Lời Cuối Cho Anh- Sáng Tác: Nguyễn Vũ- Video và trình bày UL


Anh, em xin anh một lần cuối 
Đừng trách em, đừng giận em nhé anh 
Anh, em van anh, anh nói đi 
Anh nói sẽ không bao giờ buồn 

Nếu ngày mai lỡ chúng mình xa nhau 
Em chôn dấu đời ngàn năm lạnh giá 
Nêu ngày mai lỡ chúng mình xa nhau 
Em xin muôn kiếp yêu em mà thôi 

Đừng, đừng nhìn em bằng đôi mắt buồn vời vợi 
Thà anh nói, thà anh trách rằng em dối gian thật nhiều 
Bây giờ chỉ còn đôi ba giây phút cuối bên nhau 
Anh nói đi, anh nói đi 
Dù chỉ một lời làm tan nát lòng nhau. 

fredag 12 maj 2017

fredag 5 maj 2017

DẬY MÀ ĐI- Nhạc & Lời: Nguyệt Ánh ́(Hợp Ca) Video by UL

Nhạc phẩm "Dậy Mà Đi" sáng tác Nguyệt Ánh -Trình bày Phong trào Hưng Ca Việt Nam cùng với góp mặt của các thân hữu: Nguyên Dung. (Phong Trào Liên Kết Dân Chủ, Paltalk); Ngọc Phương Nam (Thanh Niên Cờ Vàng)
 *

 * * ** * ** * *
Dậy mà đi bứt tung vòng gông cùm

Cách mạng đầu là cách mạng bản thân.
Dậy mà đi bứt tung vòng gông cùm

Sức mạnh nào bằng sức mạnh toàn dân.



Dậy mà đi khắp năm châu cùng bước đi

Cây Tự Do đã ươm trong lòng đất quê

Cành hoa Lài tỏa hương xa,

Truyền tin mừng đến mọi nhà:

Cây Tự Do tưng bừng nở hoa.



Dậy mà đi bứt tung vòng gông cùm

Chế độ này là chế độ mị dân

Dậy mà đi bứt tung vòng gông cùm

Chế độ này là chế độ phi nhân.



Dậy mà đi bước chân tự do

Nhà của ta cớ sao cho kẻ thù?

Ruộng của dân cớ sao bị tịch thu?

Nhà Việt Nam cớ sao như trại tù?

Dậy mà đi phá tung nhà lao

Chẳng vùng lên sẽ luôn luôn khổ nghèo

Chẳng vùng lên sẽ muôn năm ngục tù

Chẳng vùng lên cháu con nô lệ Tàu.

Dậy mà đi bứt tung vòng xích xiềng

Chống bạo quyền làm nước nhà ngửa nghiêng.

Dậy mà đi bứt tung vòng xích xiềng

Khắp mọi miền cùng cách mạnh vùng lên.

fredag 28 april 2017

NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975 LÀ NGÀY GÌ? ... Sưu tập để đọc và cùng tham khảo theo cách nhìn nhận của tác giả


 THÁNG TƯ ĐEN 

Đối với các dân tộc khác trên thế giới, ngày 30 tháng 4 ấy cũng chỉ là một ngày bình thường như mọi ngày, hỏi như thế, họ sẽ ngớ người không biết trả lời sao cho phải. Nhưng đối với người Việt Nam, ngày đó là ngày đã xẩy ra một biến cố lịch sử quan trọng khó ai quên được. Nhưng, nếu hỏi ngày 30 tháng tư là ngày gì, người Việt Nam sẽ không có câu trả lời như nhau. Đó là vấn đề mà người viết muốn lạm bàn cùng quý độc giả.


HẬN THÙ

30-4-1975, Cộng Sản Việt Nam (CSVN) chiếm được miền Nam Việt Nam nên ngày đó là “ngày chiến thắng” đối với họ.
30-4-1975, Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) sụp đổ nên đó là ngày bại trận đối với quân dân miền Nam.

Sau 30-4-75, CSVN tổ chức duyệt binh mừng chiến thắng.
Sau 30-4-75, xã hội miền Nam tan hoang, người dân miền Nam khiếp hải, kinh hoàng, ngơ ngác, hổn loạn, đói khổ, ly tán; quân, cán, chính VNCH, đảng viên và lãnh đạo các đảng phái quốc gia các cấp… người trước kẻ sau, người lâu kẻ mau lần lượt “được” ví vào các trung tâm/trại cải tạo để tẩy não!
Bildresultat för 30/04 là ngày gì


Như thế ngay từ khởi đầu, ngày 30-4 tuy không còn bom đạn nhưng cũng không phải là ngày hoà bình mà mọi người Việt Nam mừng vui đoàn tụ sau mấy chục năm chiến tranh tàn khốc!
Với chính sách khủng bố tàn độc của CSVN đối với quân, dân VNCH; ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày bắt đầu một hận thù mới, có vẻ như sâu sắc và nghiệt ngã hơn trước. Ông Võ Văn Kiệt, cựu Thủ tướng CSVN nói một câu nghe khá lọt tai tuy hơi muộn màng và gần như mị dân: “Ngày 30 tháng tư có triệu người vui nhưng cũng có triệu người buồn”! Người buồn kẻ vui trong ngày 30-4 chỉ là chuyện nhỏ, chuyện tâm lý bình thường trước một thay đổi bất ngờ trong đó có người “thắng” kẻ “thua”, người được kẻ mất. Ông Kiệt đã lờ đi không nói đến cái cốt lõi của vấn đề xẩy ra từ trước cho đến lúc ông qua đời, kéo dài cho đến nay: chính sách phi dân tộc của CSVN! Họ coi trọng ý thức hệ cộng sản hơn tình cảm dân tộc. Bành trướng Chủ Nghĩa Cộng Sản mới là mục tiêu hàng đầu của họ, độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ chỉ là chiêu bài chiến thuật. Hận thù Quốc-Cộng bắt nguồn từ chính sách phi dân tộc nầy. Trong lúc hận thù đang sôi sục, họ vẫn tổ chức mừng “chiến thắng”, tự coi mình như một lực lượng chiếm đóng, coi người miền Nam như kẻ thù bị trị. Nếu CSVN đối xứ với quân dân miền Nam như tinh thần hậu Nội Chiến của người Mỹ (1861-1865): không coi người bại trận như kẻ thù, không hạ nhục chưởi bới, không trù dập, không tước đoạt tự do, không bắt bỏ tù, không chiếm đoạt tài sản, không bần cùng hoá đời sống… của phe thua trận thì hận thù đó không có lý do hiện hữu và tồn tại cho đến ngày hôm nay. Tôi không nói tốt cho Mỹ, đó là sự thật lịch sử. Mỹ cũng có nhiều cái xấu, nhưng cái tốt đẹp nhất của họ (cũng như của các chế độ tự do) là không đưa hận thù lên hàng quốc sách như các chế độ cộng sản.

Chủ Nghĩa Cộng Sản là “người” duy nhất chiến thắng vào ngày 30-4-1975. Dân Tộc Việt Nam là kẻ chiến bại. Chúng ta phải gọi ngày đó là ngày gì cho đúng với ý nghĩa của nó? Ngày mất nước, ngày quốc hận hay gần đây còn có một tên gọi mới: ngày bắt đầu Hành Trình Tìm Tự Do?
Hãy quay nhìn nước Đức để biết thêm. Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ (1989), nếu Tây Đức tự do thua Đông Đức cộng sản thì, cũng như Việt Nam, hận thù Đông-Tây khó tránh khỏi. Nhờ Tây Đức tự do thắng nên nước Đức đã thống nhất trong hoà bình, đã phát triển một cách tốt đẹp như hiện nay. Người thắng cuộc Tây Đức biết đặt tình cảm dân tộc lên trên hết, không theo một chủ nghĩa ngoại lai phi dân tộc nào nên không thù hận, không trù dập người Đông Đức mà lại dang vòng tay chào đón và cưu mang người anh em trở về từ bên kia chiến tuyến. Bà Angela Dorothea Merkel là cựu quan chức cao cấp của Đông Đức, thế mà chỉ hơn 15 năm sau ngày thống nhất, bà đã trở thành Thủ tướng nước Đức (từ 2005 đến nay). Bà là người cộng sản may mắn được Tây Đức tự do giải phóng. Nếu bà là quan chức miền Nam Việt Nam vào thời điểm 30-4-1975 và “được” CSVN “giải phóng” chắc chắn bà phải là người “có nợ máu với nhân dân”, sẽ bị bỏ tù và con cháu của bà sẽ chịu ảnh hưởng lý lịch ba đời…
Ở đâu có cộng sản, ở đó có hận thù. CSVN phải chịu tránh nhiệm và phải trả giá cho hận thù dân tộc mà họ hô hào trong hơn nửa thế kỷ nay.
Bildresultat för 30/04 là ngày gì

BA MƯƠI THÁNG TƯ: NGÀY MẤT NƯỚC, NGÀY QUỐC HẬN HAY NGÀY BẮT ĐẦU HÀNH TRÌNH TÌM TỰ DO?

Chủ Nghĩa Cộng Sản là “người” duy nhất chiến thắng vào ngày 30-4-1975. Dân Tộc Việt Nam là kẻ chiến bại. Chúng ta phải gọi ngày đó là ngày gì cho đúng với ý nghĩa của nó? Ngày mất nước, ngày quốc hận hay gần đây còn có một tên gọi mới: ngày bắt đầu Hành Trình Tìm Tự Do?
Với tôi, ngày 30-4-1975 là ngày mất nước, ngày quốc hận, hay ngày bắt đầu hành trình tìm tự do đều đúng cả, gọi sao cũng được. Tôi không ba phải, xin được giải thích.
Là một con dân miền Nam, VNCH bị sụp đổ, tôi mất nước, rõ như ban ngày không có gì để bàn luận thêm. Chắc rằng những công chức, sỹ quan chế độ VNCH, những người quốc gia chân chính đều quan niệm như tôi.
Ngày 30-4-1975 cũng đúng là Ngày Quốc Hân. Cả nước uất hận vì đất nước bị lâm nguy bởi hoạ cộng sản.
Chiến Tranh Việt Nam vừa qua, dù hai bên nhân danh bất cứ thứ gì để đánh nhau thì hình thức vẫn là “nồi da xáo thịt” nghĩa là người Việt Nam bắn giết lẫn nhau. Máu đã chảy thành sông, xương đã chất thành núi, không ai muốn thấy cảnh máu đổ xương rơi nầy kéo dài mãi. Để chiến tranh có thể kết thúc, nếu không có một giải pháp chính trị hai bên đều có thể chấp nhận, thì phải có một bên thắng một bên thua. Rất tiếc là “kẻ xấu đã thắng, the bad guys have won” (John McCain, Thượng Nghị Sỹ Hoa Kỳ); VNCH đã thua! Nhà văn nữ miền Bắc Dương Thu Hương đã viết: “Chiến tranh Việt Nam là một trò đùa ngu xuẩn của lịch sử, kẻ thắng trận lại man rợ hơn kẻ thua trận”!
Đúng thế, nếu kẻ thắng miền Nam không phải là kẻ “man rợ” CSVN mà là một thế lực dân tộc khác tốt đẹp hơn hẳn VNCH, hoặc ít lắm cũng như VNCH, không tôn thờ một chủ nghĩa ngoại lai tàn ác nào, biết vì dân vì nước, biết tìm cách xoá bỏ hận thù dân tộc sau chiến tranh, biết lo bảo vệ sự độc lập dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ của nước nhà…thì ngày 30-4-1975 có thể không phải là Ngày Quốc Hận nữa. Dù thua nhưng chúng tôi cũng chấp nhận cái “thua” cho riêng mình bên cạnh cái “được” của cả dân tộc.
CSVN không phải là một thế lực dân tộc tốt đẹp ấy. Họ là con đẻ của một chủ nghĩa ngoại lai, những kẻ “Ốc mượn hồn”, tuy tên họ, dáng dấp và màu da Việt Nam nhưng máu và hồn của họ không còn là máu và hồn Việt Nam nữa: Họ là những người cộng sản phi dân tộc, có “đảng tính” trái ngược hẳn với dân tộc tính Việt Nam, có “văn hoá XHCN” không phù hợp với văn hoá Việt Nam, có “đạo đức cách mạng” phi nhân so với đạo đức truyền thống Việt Nam, có mục tiêu chính trị hoàn toàn đối nghịch với ước vọng ngàn đời của người Việt Nam…. Nhận thức rõ vấn đề như thế để xác định rằng cuộc chiến vừa qua là cuộc chiến giữa Dân Tộc Việt Nam và Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Cho nên, ngày 30-4-1975 không phải là ngày “giải phóng miền Nam” mà là ngày miền Nam bị cộng sản thôn tính. Ngày 30-4-1975 không phải là ngày “thống nhất đất nước” cho người Việt Nam mà là ngày cộng sản thành công trong việc đặt ách thống trị của họ trên toàn cỏi Việt Nam. Chiêu bài “Chống Mỹ cứu nước” chỉ là một sự gian lận lịch sử. Lê Duẩn, cựu Tổng Bí Thư Đảng CSVN từng tuyên bố: “Ta đánh Mỹ là đánh cho ông Liên Sô và ông Trung quốc”, nghĩa là cho Chủ Nghĩa Cộng Sản, không phải cho dân tộc Việt Nam. Họ không “cứu” nước Việt Nam thoát khỏi ngoại xâm mà họ đã “dành lấy” đất nước Việt Nam từ tay những thế lực TỰ DO (Việt Nam cũng như đồng minh) đem dâng nó cho thế lực tàn bạo và khát máu nhất trong lịch sử loài người, đó là CNCS! Vì nô lệ CNCS nên, sau khi Liên Sô và cộng sản Đông Âu sụp đổ, họ trở lại quỵ luỵ Trung cộng để bây giờ bị Tàu cộng lấn đất, chiếm biển, cướp đảo…mà họ ú ớ như là một kẻ đồng loã, không có một sự phản kháng xứng mặt nào của một chính quyền bình thường biết bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ của cha ông. Có người cho rằng, vì “lý tưởng cộng sản”, CSVN đã và đang từng bước dâng đất nước Việt Nam cho Trung cộng để duy trì và bảo vệ “thành trì XHCN”.
Chế độ miền Nam cũng đầy khuyết tật nhưng so với CSVN, VNCH hơn hẳn về mọi mặt: tự do dân chủ, nhân quyền và dân quyền, đặc biệt là tinh thần dân tộc và bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ…
– Trong khi chỉ trong vòng hai mươi năm (1955-1975), với thể chế tự do dân chủ, miền Nam đã có được một kho tàng văn hoá dân tộc đa dạng và phong phú thì tại miền Bắc, nơi được coi là cái nôi của văn hoá dân tộc, CSVN ra sức tận diệt nền văn hoá nầy. Qua vụ Nhân Văn Giai Phẩm hay Trăm Hoa Đua Nở, họ đã gài bẩy để đày ải tù tội các văn thi nhạc sỹ tinh tuý của quê hương để dựng lên một lớp văn nô đỏ, hô hào đấu tố và chém giết để phục vụ cho đảng.
-Trong khi VNCH chiến đấu để bảo vệ chủ quyền đảo Hoàng Sa (1974) thì CSVN công nhận Hoàng Sa/Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung cộng (Công Hàm Phạm Văn Đồng)!
Chỉ chừng đó cũng đủ để quý vị thấy cái chân tướng sắt máu và phi dân tộc của tập đoàn CSVN.
Sau khi CSVN tràn ngập Miền Nam, nhà thơ Phan Huy (một thi sỹ miền Bắc?) trong một chuyến thăm miền Nam đã sáng tác bài thơ:
CẢM TẠ MIỀN NAM, có những đoạn như sau:


Tôi còn nhớ sau ngày “thống nhất”

Tôi đã vào một xứ sở thần tiên
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.


Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục

Mở mắt to nhìn nửa nước anh em
Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền
Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.


Trước mắt tôi một Miền Nam sinh động

Đất nước con người dân chủ tự do
Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô
Giận đảng giận đoàn bao năm phỉnh gạt…

(sưu tầm trên net)
Bildresultat för 30/04 là ngày gì
Tôi thông cảm nhưng cũng tội nghiệp cho người thi sỹ miền Bắc nầy, sống với Bác và Đảng hàng chục năm mà không biết bản chất của họ. Không phỉnh gạt, không lừa dối, không trí trá, không lật lọng…thì không phải cộng sản, đặc biệt là CSVN! Để thôn tính toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, CSVN đã bất chấp mọi thủ đoạn gian xảo, mọi âm mưu thâm độc, mọi láo lường vô liêm…để kích động người dân đứng lên cầm súng giúp họ đạt mục đích. Kết quả là, sau miền Bắc họ đã chiếm nốt miền Nam.
Dân tộc Việt Nam phải rơi vào vòng nô lệ mới, khắc nghiệt và thê thảm hơn bất cứ một hình thức nô lệ nào trước đây!
Đây là một nhận định thuộc lương tri và trí tuệ dân tộc, không một cá nhân, đoàn thể nào có thể “Âm mưu xoá bỏ ngày Quốc Hận” nầy được. Hơn nữa, “Ngày Quốc Hận” không phải là một bức tượng, một điều luật, một văn kiện hành chánh… mà là một niềm đau tâm linh bất biến trong lòng mọi người, ai tài cán gì mà đòi huỷ bỏ?!
Hạ bệ được VNCH coi như kẻ xấu đã bức hại người tốt, độc tài tiêu diệt tự do, hung tàn thắng nhân ái, bần cùng chiếm chỗ sung túc… Mất miền Nam, dân tộc Việt Nam coi như đã mất một vận hội để vươn tới tự do, dân chủ, độc lập dân tộc, văn minh và giàu mạnh… Cho nên phải gọi ngày 30-4-1975 là NGÀY QUỐC HẬN, không những đối với con dân miền Nam mà còn đối với đồng bào cả nước, bất cứ ai yêu tổ quốc, chống cộng sản, biết thao thức và lo lắng cho sự mất còn của dân tộc và đất nước Việt Nam.
Đây là một nhận định thuộc lương tri và trí tuệ dân tộc, không một cá nhân, đoàn thể nào có thể “Âm mưu xoá bỏ ngày Quốc Hận” nầy được. Hơn nữa, “Ngày Quốc Hận” không phải là một bức tượng, một điều luật, một văn kiện hành chánh… mà là một niềm đau tâm linh bất biến trong lòng mọi người, ai tài cán gì mà đòi huỷ bỏ?!
Sau khi giật sập được VNCH, CSVN đã thi hành một chính sách tàn ác, khắc nghiệt, tước đoạt hết mọi tự do đã có sẵn của người miền Nam, bần cùng hoá đời sống của mọi tầng lớp nhân dân vốn đang sống trong sung túc…Chính từ đó nên phong trào vượt biên, vượt biển mới thành hình. Người miền Nam lớp lớp vượt thoát ra đi tìm tự do bất chấp mọi gian nan và nguy hiểm. Nhìn sự chạy trốn cộng sản rầm rộ của người Việt Nam, một người ngoại quốc đã có một nhận định khá khôi hài: “Dưới chính sách khắc nghiệt của cộng sản, nếu cái cột đèn mà biết đi chắc nó cũng vượt biên” (Ginetta Sagan)!
Nếu CSVN không cưỡng chiếm miền Nam vào ngày 30-4-1975 thì sẽ không có mấy triệu người Việt Nam đi tỵ nạn khắp thế giới!
Nếu VNCH không sụp đổ vào ngày 30-4-1975 thì người Việt Nam không cần BỎ NƯỚC ĐI TÌM TỰ DO TẠI NHỮNG XỨ KHÁC!
(Sau vượt biên, vượt biển, các “diện” con lai, đoàn tụ, HO lần lượt ra đi. Nếu không tìm tự do thì ra đi để làm gì)?!
Như vậy, nếu nói ngày 30-4-1975 là ngày bắt đầu cho một hành trình TÌM TỰ DO của chúng ta thì bất ổn chỗ nào, sai chỗ nào, xa thực tế chỗ nào, “thiên cộng” chỗ nào?! Hiện nay, gần đến ngày 30-4 lần thứ 40, tại hải ngoại đang rộn lên sự tranh luận về ý nghĩa ngày nầy, nhất là sau khi Thượng Nghị Sỹ Canada Ngô Thanh Hải đề nghị dự luật S219 coi ngày 30-4-1975 là ngày bắt đầu HÀNH TRÌNH TÌM TỰ DO cho cư dân Việt tại đó. Một số người Việt hải ngoại chống đối dự luật nầy đã chưởi bới lăng nhục TNS. Ngô Thanh Hải thậm tệ. CSVN cũng thế, họ điên tiết phản đối dự luật nầy. Quả là một sự gặp gỡ hi hữu! Nếu không phải là hiện tượng “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” thì giải thích sự “gặp gỡ” nầy như thế nào? Điều gì đã xẩy ra khiến hai bên đối địch mà lại có cùng một hành động, một mục đích, một “chí hướng” như thế? Quốc cộng đề huề chăng?
Vì sao CSVN sợ dự luật S219 ai cũng có thể biết. Nhưng một số người Việt hải ngoại sợ dự luật nầy vì lý do gì? Sợ bị sập bẩy tuyên truyền của CSVN, theo đó ngày “giải phóng miền Nam” là ngày bắt đầu hành trình của tự do cho người Việt Nam?! Nghĩ như thế là thiếu căn bản thực tế, coi thường sự quan sát và nhận định của chính mình! CSVN là một chế độc tài đảng trị mọi người Việt Nam đều biết, cả thế giới đều biết, sao mình không biết?!
Với tôi, như đã nói phần trên, Ngày Quốc Hận hay Ngày Bắt Đầu Cuộc Hành Trình TÌM TỰ DO không có gì mâu thuẩn nhau cả. Hai ý nghĩa ấy không hề triệt tiêu lẫn nhau, không bắt buộc CÓ cái nầy thì phải KHÔNG CÓ cái kia, mà ngược lại cả hai đã bổ túc cho nhau nói lên sự bất dung tàn bạo của CSVN. Do vậy, sự tranh luận ngày 30-4-1975 là “Ngày Quốc Hận” hay “Ngày Bắt Đầu Cuộc Hành Trình Tìm Tự Do” hoàn toàn không cần thiết, và chắc chắn sẽ không đi đến đâu, chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ, chưa cần nói đến sự mất đoàn kết (nếu có) giữa những người cùng chiến tuyến!


ĐỊNH NGUYÊN
Bildresultat för 30/04 là ngày gì






lördag 22 april 2017

MẸ VIỆT NAM TÔI ƠI- Chưa tìm ra được tác giả của bài nḥạc- Video by UL

Để luôn được tôn vinh những người mẹ Việt Nam luôn mang tấm lòng vô lượng khoan dung với bao nhiêu hy sinh trong cuộc chiến thương tàn trong lịch sử của Việt Nam, nên UL đã làm video này để luôn nhắc nhở chúng ta không được phép quên lãng một Quân Lực VNCH muôn năm

lördag 15 april 2017

"CON ĐƯỜNG VIỆT NAM"- Sáng tác:Tù Nhân Lương Tâm- Ca sĩ:Thế Sơn - Video by UL


NHẠC PHẨM "CON ĐƯỜNG VIỆT NAM"



Hòa âm: Nhạc sĩ Trúc Hồ
Ca Sĩ: Thế Sơn
SBTN: "Tác giả thương tặng cả TNLT Việt Nam, đặc biệt là anh Trần Huỳnh Duy Thức"

Từng câu từng chữ trong lời bài hát câu chuyện hoàn toàn có thật gắn liền với cuộc đời anh Trần Huỳnh Duy Thức. Bài hát cũng là món quá SBTN nói riêng và hải ngoại nói chung giành tặng các TNLT Việt Nam,Người sáng tác bài hát này cũng là một TNLT trong nước. 

Có ai đang rơi nước mắt khi vừa gghe nhạc, nghĩ về các anh Trần Vũ Anh Bình, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đinh Nguyên Kha đang đồng hành tuyệt thực ở Xuyên Mộc hay không? Đến bao giờ những người có lòng vì quê hương đất nước sẽ thôi chịu khổ?



🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀

Trong bóng tối trại giam nơi cầm tù những người có tội
Nhưng trớ trêu tình đời có những người đi tù vì Quê Hương
Bao người vì yêu nước vẫn dấn thân dẫu ngục tù đọa đày
Dẫu chông gai để còn có ngày mai
Vẫn hiên ngang bước đường dài miệt mài
Đi lao tù, vì đồng bào vì quê hương
Trong bóng tối trại giam
Đêm gục đầu anh ngồi nhớ nhà
Anh nhớ cha mẹ già , nhớ vợ hiền nhớ cả đàn con ngoan
Ôi ngày về xa quá , biết mẫu thân có chờ được ngày về
Đến khi hay tin người đã tàn hơi
Nén đau thương, nén dòng lệ tủi hờn
Anh chưa về, chưa đội được vành khăn tang

Thương anh thương Quê Hương vì quyền dân vẫn còn chưa đủ
Vì tự do dân chủ còn lu mờ , vì cơ cực còn gieo rắc thê lương , 
vì quanh anh đầy bao nỗi xót thương 
Thương cho dân mình còn nghèo, 
người theo người cầu thực chốn tha hương
Thương cho Việt Nam mình bé nhỏ 
trước ngoại xâm, trước hiểm họa diệt vong !

Trong bóng tối trại giam nơi cầm tù những người có tội
Nhưng trớ trêu nào bằng có những người bởi nặng tình non sông
Bao người vì yêu nước (lời 2: “Anh Trần Huỳnh Duy Thức”) vẫn dấn thân dẫu ngục tù đọa đày
Dẫu chông gai để còn có ngày mai 
Vẫn đôi chân bước đường dài miệt mài 
Đi cho trọn , trọn Con Đường Việt Nam

Mời quý vị ghé thăm trang nhà của SBTN tại địa chỉ: WWW.SBTN.TV

fredag 14 april 2017

Tiểu Sử Trần Huỳnh Duy Thức – một doanh nhân tiên phong ( Sưu tập và tìm hiểu thêm về nhân cách của một người tù nhân lương tâm)

Ông Trần Huỳnh Duy Thức sinh ngày 29 tháng 11 năm 1966 tại Việt Nam trong một gia đình nghèo với  tám anh chị em. Thời niên thiếu, Thức biểu thị  một niềm đam mê với kiến thức và giáo dục vì ông tin rằng đó là phương tiện  đáng tin cậy nhất để giúp đỡ gia đình mình. Thôi thúc bởi ý chí và quyết tâm, ông luôn luôn cố gắng học tập và làm việc cùng một lúc.  Với tất cả nỗ lực của mình, ông đã thi đậu vào Trường Đại học Bách Khoa Tp. HCM chuyên ngành công nghệ thông tin.
t14
Đầu năm 1993, Trần Huỳnh Duy Thức mở một cửa hàng vi tính nhỏ. Chỉ  một vài tháng sau, cửa hàng của Thức đã có thể tự lắp ráp những chiếc máy vi tính cá nhân đầu tiên. Dù nhỏ, nhưng cửa hàng không chấp nhận làm giảm giá trị thương hiệu EIS  của riêng  mình, từ chối chạy theo trào lưu thời thượng bằng một nhãn hiệu nước ngoài giả nào đó, cho dù khi đó thị trường Việt Nam vừa được mở cửa rất ưa chuộng hàng ngoại nhập. Cuối cùng, sự quyết tâm  đã giúp cửa hàng của Thức tìm thấy thành công đáng ngạc nhiên vì khách hàng bắt đầu đặt niềm tin vào một thương hiệu nội địa nhờ chất lượng sản phẩm và các dịch vụ hậu mãi của nó. Do đó, doanh thu của EIS tăng nhanh,  EIS trở thành thương hiệu chi phối phân khúc máy tính gia đình trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1994.
Cuối năm 1994, Thức gặp Lê Thăng Long, người bạn cũ của anh tại trường đại học và khi đó đang thành công ở vị trí giám đốc một công ty liên doanh tại Hà Nội. Anh đã đề nghị Long cùng mình thành lập một công ty mới. Tại thời điểm đó, mặc dù doanh nghiệp tư nhân đã được công nhận hợp pháp, hầu hết người Việt Nam đều cảm thấy an toàn hơn với một công việc tại các doanh nghiệp nhà nước hay các công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Thức và Long là một trong số ít người đã chọn đi ngược lại công thức đó; với hành trang là niềm tin, họ rời bỏ những công việc đầy hứa hẹn tại công ty liên doanh để khởi sự bằng doanh nghiệp của chính mình, qua đó tạo ra một xu thế  mới.
Internet đến cuối năm 1997 mới được cho phép sử dụng ở Việt nam nên ngay cả việc sử dụng các công ty tin học Việt Nam cũng chưa biết, huống chi là hiểu về công nghệ. Nhưng công ty EIS đã quyết định nhắm vào thị trường này để cạnh tranh với các công ty nước ngoài sừng sỏ lúc đó như IBM và Spring.
t11
Từ năm 1998 trở đi, Internet chính thức được sử dụng ở Việt Nam, tạo nên một nhu cầu truy cập Internet bùng nổ. Tuy nhiên, thời điểm đó các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) vẫn còn sử dụng công nghệ truy cập analog qua đường điện thoại nên dung lượng và tốc độ truy cập rất hạn chế, không đáp ứng được cho nhu cầu đang tăng rất nhanh. Nhận thấy lỗ hổng trên, công ty EIS đã giới thiệu vào thị trường công nghệ truy cập digital mới nhất vào lúc đó, cho phép mở rộng nhanh dung lượng lẫn tốc độ truy cập nhiều lần so với công nghệ analog cũ. Nhờ vậy Duy Việt thắng thầu nhiều dự án mở rộng hạ tầng Internet trước các hãng lớn nước ngoài, tạo nên một hiện tượng mới lạ.
Năm 2000, công ty TNHH Tin học EIS chuyển đổi thành công ty cổ phần Công nghệ thông tin EIS (EIS, Inc.) với sứ mệnh: “Tiến công mạnh mẽ vào thị trường CNTT quốc tế, chuyển tri thức Việt Nam thành những giá trị cao trong nền kinh tế tri thức thế giới.”
Chỉ 2 năm sau, với 3 công ty con gồm One-Connection Singapore, One-Connection USA và One-Connection Vietnam có mặt ở San Jose (California, Mỹ), Sài Gòn (Việt Nam) và Singapore, EIS đã tự tin và đủ sức cạnh tranh với các đối thủ mạnh trên thế giới lúc đó.
t10
Sau khi ra mắt vào tháng 2 năm 2003, One Connection Singapore nhanh chóng nổi lên thành một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên môi trường Internet toàn cầu. Nhờ thành công về thương mại của công ty, các hãng thông tấn, truyền hình quốc tế và Singapore bắt đầu đưa tin rầm rộ sự kiện công nghệ Việt Nam xuất hiện cạnh tranh vững chãi trên thị trường toàn cầu. Kể từ đó Trần Huỳnh Duy Thức thường được mời và đối đãi trọng thị bởi cơ quan phát triển kinh tế Singapore theo chính sách thu hút nhân tài và đầu tư của họ.
t09
Trong thời gian đó One-Connection Singapore đang phát triển mạnh mẽ sang các thị trường Mỹ, Úc, Canada. Nhưng với một tấm lòng luôn hướng về đất nước, cuối năm 2008 Trần Huỳnh Duy Thức đã thuyết phục Hội đồng quản trị EIS, Inc.  thông qua quyết định đưa doanh số ở nước ngoài về Việt Nam để tăng đóng góp cho ngân sách quốc gia. One-Connection Singapore được chuyển thành một dạng như tổng đại lý bán hàng cho One-Connection Việt Nam, nộp hết doanh thu về Việt Nam sau khi đã trừ các chi phí hoạt động cần thiết, trong khi One-Connection Việt Nam trở thành chủ thể cung cấp dịch vụ cho các khách hàng trong lẫn ngoài nước.
t08
Nhưng điều trớ trêu là ngay tại trên quê nhà One-Connection không những không được nghênh đón mà nó còn bị gây khó dễ. Các đối tác nước ngoài dự định làm đại lý cho One-Connection khi vào Việt Nam làm ăn đều bị ngầm “cảnh báo” rằng không nên hợp tác với One-Connection vì nó “ảnh hưởng đến an ninh quốc gia”. Tháng 3 năm 2009, sở Thông tin – Truyền thông TPHCM ra quyết định buộc One-Connection Việt Nam ngừng cung cấp dịch vụ và xử phạt hành chính, tịch thu các máy móc thiết bị. Không chấp nhận sự vô lý và cường quyền đó nên One-Connection Việt Nam khiếu nại lên bộ Thông tin – Truyền thông. Đồng thời, đến tháng 5 năm 2009, dưới sự chỉ huy pháp lý của luật sư Lê Công Định, One-Connection Việt Nam đã hoàn tất hồ sơ khởi kiện sở Thông tin – Truyền thông Tp.HCM ra tòa án hành chính Tp.HCM, và đang nghiên cứu để kiện ra tòa án Singapore.
Chủ Nhật, ngày 24 tháng 5 năm 2009, Trần Huỳnh Duy Thức bất ngờ bị bắt với thông tin ban đầu là trộm cước viễn thông. Tuy nhiên, một cách vô lý, chỉ một thời gian ngắn sau cả Lê Công Định, Lê Thăng Long đều lần lượt bị bắt và cùng với Thức bị chính quyền cáo buộc tội “lật đổ chính quyền” gây chấn động. Trong khi đó, cáo buộc trộm cước viễn thông đối với Thức đã không tìm ra bất kỳ bằng chứng nào sau hàng tháng sục tìm hệ thống thiết bị và sổ sách công ty, để rồi sau đó được chuyển thành khởi tố “kinh doanh trái phép”. Nhưng đến tháng 12 năm 2009, quyết định khởi tố này cũng không thể tìm được bất kỳ bằng chứng nào dù là mơ hồ nên nó đã buộc phải hủy.
Theo sau việc bắt bớ, One-Connection Việt Nam và EIS, Inc. bị thanh tra thuế toàn bộ quá trình hoạt động hàng chục năm của 2 công ty này trong 3 tháng liên tiếp với lý do liên quan đến “xâm phạm an ninh quốc gia.” Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã không tìm được bất cứ bằng chứng nào cáo buộc các công ty này trốn thuế. Không lâu sau đó, One-Connection Việt Nam bị rút giấy phép, còn dự án mở rộng của EIS, Inc. ra Đà Nẵng để làm trung tâm hỗ trợ khách hàng toàn cầu lại không được cấp phép. Các công ty này chỉ còn cách phá sản, giải thể khi vây quanh là những rào cản và sự cô lập có chủ đích.
Hiện tại, các cựu nhân viên của EIS và One Connection Việt Nam đều đang có những công việc tốt tại nhiều công ty lớn trong và ngoài nước. Có những người có mức lương cao đến 5000 USD/tháng. Cũng có người ra thành lập doanh nghiệp và cũng khá thành đạt. Tất cả họ đều ghi nhận EIS là một lò đào tạo nhân tài và Trần Huỳnh Duy Thức không chỉ là người lãnh đạo có tầm nhìn mà còn là một người thầy tận tụy, một huấn luyện viên giỏi, luôn biết truyền cảm hứng, nhiệt huyết và lòng tự hào về Việt Nam cho họ.