torsdag 31 maj 2012

Những món chè ngon - mát - bổ mùa hè

Mùa hè oi nóng sẽ trở nên dễ chịu hơn nếu bạn được thưởng thức những ly chè mát lạnh. Không chỉ cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất từ đỗ xanh, hạt sen, cốt dừa … các món chè còn có tác dụng giải nhiệt và bồi bổ sức khỏe.

Khoai lang tím rất tốt cho sức khỏe của các sĩ tử đang bước vào các kì thi quan trọng. Đặc biệt khi kết hợp với sữa và mật ong món chè này lại càng hấp dẫn và thơm ngon.

Nguyên liệu: Trân châu khô 1 gói - 2. Khoai lang tím 2 củ - 3. Sữa tươi - 4. Mật ong
Cách làm
1. Khoai lang gọt vỏ, cắt miếng vuông, sau đó hấp hoặc luộc chín.
2. Cho hạt trân châu khô vào đun sôi trong nước khoảng 8 phút, vừa đun vừa khuấy để không bị dính nồi. Đun đến khi trân châu nở ra và trở nên trong suốt là được.
3. Khi trân châu chín cho ra ngâm luôn vào nước lạnh để nguội nhanh và không bị dính.
4. Xếp khoai vào bát, thêm trân châu rồi đổ sữa vào, nếu bạn thích ngọt hơn nữa thì cho mật ong tùy theo khẩu vị.
1. Chè khoai lang
Nguyên liệu: Khoai lang tím 300g - Nước cốt dừa 100g - Bột béo 20g- Đường 100g

Cách làm:
Khoai lang tím gọt vỏ, cắt vuông quân cờ. Đem một nửa số khoai lang luộc chín, nghiền mịn. Nửa còn lại luộc chín tới rồi cho vào hỗn hợp khoai đã nghiền. Cho đường vào cùng với khoai, bắc lên bếp đun sôi. Bột béo hòa nước, đổ từ từ vào chè khuấy đều cho đến khi chè quánh lại. Cho tiếp nước cốt dừa vào, khuấy đều rồi bắc xuống.
Múc chè ra bát, trang trí bát chè bằng cách rưới nước cốt dừa lên trên rồi vẽ hình hoa.

2. Chè đậu xanh khoai môn
Nguyên liệu: Đậu xanh 300g - Khoai môn 200g - Đường, nước dừa. - Nước cốt dừa
Cách làm:
Cho 1 phần nước dừa tươi cùng 2 phần nước lọc đun sôi, sau đó cho đậu xanh vào đun 10 phút. Cho tiếp khoai môn vào đun đến khi chín. Cho đường nêm vừa độ ngọt, có một chút nước cốt dừa vào đun 2 phút bắc xuống. Khi ăn cho chè ra ly hoặc chén, rưới chút nước cốt dừa lên trên.
3. Chè bà ba
Nguyên liệu: Đậu trắng 50g Đậu đen 50g - Đậu đỏ 50g - Đậu xanh 40g - Rong biển 30g
Nước cốt dừa, nước dừa, đường trắng, 1 quả chuối chín bóc vỏ, 1 củ khoai lang chín, lạc rang

Cách làm:
Cho 1 phần nước dừa, 2 phần nước lọc đun sôi, cho tất cả các loại đậu vào đun đến khi đậu chín. Cho đường vừa ăn sau đó cho chuối và khoai lang cắt khúc vào và cuối cùng cho nước cốt dừa, nêm cho vừa độ ngọt. Khi ăn, múc chè ra chén, cho một đậu phộng và nước cốt dừa lên trên. Bạn có thể ăn nóng hoặc ăn lạnh cùng với đá tùy theo sở thích.
4. Chè nếp cẩm

Nguyên liệu: Nếp cẩm 150g - Nước cốt dừa 100g
Đường 100g - Dầu chuối 5ml
Cách làm:
Nếp cẩm vo sạch, sau đó cho vào nồi ninh với lửa nhỏ. Khi nếp cẩm chín nhừ, cho đường và nước cốt dừa vào khuấy đều, đun sôi trở lại, cho thêm dầu chuối rồi bắc ra.
Múc chè ra từng bát, trang trí cho bát chè bằng cách tưới nước cốt dừa lên trên, dùng một chiếc tăm nhỏ vẽ nước cốt dừa thành hình bông hoa.
5. Chè vú sữa hạt lựu
Món chè vú sữa hạt lựu với những sắc màu vui nhộn, lại ngọt và mát lành như dòng sữa mẹ những ngày ấu thơ khiến những ai được thưởng thức khó lòng quên được.
Nguyên liệu (cho 1 chén chè)
1 quả vú sữa,-10 g hột lựu,-10 g bánh lọt, - 2 thìa cà phê đường, đá viên.
  Thực hiện:
Vú sữa vần cho mềm rồi bổ đôi, bỏ lõi, nạo lấy ruột, vắt lấy nước sữa.
Cho hột lựu và bánh lọt vào trộn chung với vú sữa và đường.
Cho vào tủ mát dùng lạnh, hoặc có thể cho đá viên vào dùng.
6. Chè sữa đu đủ
Món chè đu đủ sữa tươi vô cùng dễ làm, là thức tráng miệng bổ dưỡng ngon miệng. Đu đủ rất giàu vitamin A, C, E, tốt cho mắt, tăng cường sức đề kháng và giúp tiêu hóa tốt hơn.

Nguyên liệu: Đu đủ nửa quả. Không nên chọn đu đủ chín quá sẽ bị nát
Đường - Sữa tươi 3 cốc
Cách làm:
Đu đủ thái miếng to
Cho sữa vào nồi, đặt lên bếp đun nóng, cho đường vào ngoáy đến khi tan, lượng đường tùy độ ngọt bạn muốn. Nếu sữa tươi đã ngọt thì có thể không cho thêm hoặc giảm bớt đường.
Đun sữa sôi, cho đu đủ vào đun sôi trong 1 phút nữa rồi tắt bếp.
Múc chè ra bát, để nguội bớt rồi thưởng thức. Mùa hè bạn có thể cho vào tủ lạnh hoặc đập đá vào ăn mát lạnh rất thích.
7. Chè trân châu cùi dừa
Nguyên liệu: 2 chén nước, ½ chén trân châu khô, 1/3 chén đường, 1/3 chén cốt dừa, 1/3 chén cùi dừa non nạo, 2 thìa bột sắn.
Thực hiện:
Cùi dừa non nạo mỏng
Trân châu khô ngâm 15 phút trong nước.
Đun nước sôi rồi cho trân châu khô vào, nhỏ lửa và đảo đều để các hạt trân châu khi nở ra không dính vào nhau và không dính dưới đáy nồi.
Khi các hạt trân châu chuyển sang trong suốt là được.
Cho đường vào nồi trân châu, độ ngọt là tùy theo sở thích của bạn.
Hòa tan 2 thìa bột sắn với một chút nước, từ từ cho bột vào nồi, vừa xuống bột vừa ngoáy đều để bột không vón. Chỉ nên cho một chút bột để chè có độ sánh vừa, đặc quá sẽ không ngon.
Cho cùi dừa non vào nồi, đảo đều rồi tắt bếp.
Nhấc nồi xuống cho nguội, nếu bạn muốn chè nguội nhanh thì ngâm nồi vào chậu nước lạnh.
Khi chè nguội cho vào tủ lạnh, khi ăn rưới nước cốt dừa lên trên, trộn đều và thưởng thức, thêm đá nếu bạn thích.
Bát chè có độ sánh vừa, trân châu chín tới, không bị nát.
Những miếng dừa non mềm và bùi quyện với nước cốt dừa thơm ngon.
Vẫn là chè trân châu cùi dừa nhưng thêm vài lát chuối, món chè càng hấp dẫn hơn.
8. Chè bưởi
Nguyên liệu:  Bưởi 1 quả (hoặc cùi bưởi đã sấy khô trong siêu thị), đường cát 500g, bột năng 100g, đậu xanh 250g, tinh dầu bưởi 1 thìa, lạc rang 100 g, dừa tươi nạo sợi 500 g, lá dứa.
Thực hiện:
Bưởi gọt vỏ bỏ lớp xanh, chỉ lấy phần vỏ xốp trắng bên trong, cắt hạt lựu rồi ngâm qua nước muối đậm đặc, bóp và xả kỹ bằng nước lạnh cho hết vị đắng và mặn. Nếu nước sôi với ít phèn chua, cho vỏ bưởi vào luộc sôi, vớt ra xả sạch vắt ráo nước. Trộn vỏ bưởi đã sơ chế với đường rồi đảo trên lửa nhỏ cho đến khi khô lại. Đun sôi nước, cho đường vào khuấy tan, cho lá dứa vào để tăng mùi hương, sôi thì vớt lá ra. Pha bột năng rồi rót từ từ vào nồi nước đường, đun khoảng 2 phút với lửa nhỏ cho có độ sánh. Cho vỏ bưởi vào nồi, trộn đều rồi cho tiếp đậu xanh đã hấp chín vào. Dừa tươi vắt lấy nước để lấy 1 ly nước cốt, đun với nước đường, muối, bột gạo rồi khuấy đều. Khi ăn cho chè ra cốc rồi rưới nước cốt dừa lên trên, ăn kèm với đá xay nhỏ.
9. Chè xoài chân trâu
Nguyên liệu: ½ chén trân châu khô (loại này có thể mua ở chợ, tại các quầy hàng khô, hàng tạp hóa), 2 quả xoài chín, 3 cốc nước, 3 thìa đường đỏ, 1 hộp cốt dừa, ¼ thìa muối.

Ngoài nguyên liệu chính là xoài bạn hãy chọn thêm một loại quả nữa thể theo sở thích, có thể là: chuối, đu đủ, kiwi hay khế…
Món chè này ăn kèm với kem và thạch nữa cũng rất ngon.
Thực hiện:
Lấy ½ chén hạt trân châu khô, ngâm nước cho ngấm trong 15 – 20 phút sau đó đổ nước đi để ráo và cho vào trong nồi.
Cho 2 chén nước và ¼ thìa muối vào nồi trân châu. Bật bếp đun sôi rồi nhỏ lửa, khoấy nhẹ để các hạt không bị dính vào nhau. Đến khi thấy các hạt trở nên trong suốt là được. Không nên đun lâu quá, trân châu sẽ nát.
Đổ nước đi và cho hạt trân châu ra bát để nguội
Xoài chín gọt vỏ
Thái miếng và cho vào máy xay sinh tố.
Cho 3 thìa đường đỏ và ¼ chén nước vào máy xay cùng, xay đến khi hỗn hợp nước, xoài và đường mịn và sánh. Ở bước này bạn có thể nếm xem độ ngọt đã vừa chưa, thêm đường nếu bạn muốn. Còn nếu đặc quá bạn có thể thêm nước và tiếp tục xay.
Khi hỗn hợp đã đạt yêu cầu, cho xoài xay ra các cốc to, hoặc bát.
Cắt miếng một quả xoài khác, cắt thêm một ít chuối hoặc vải (hoặc bất cứ loại trái cây nào mà bạn thích: đu đủ, kiwi…)
Chia đều phần trân châu đã đun chín lúc nãy vào bát xoài (lúc này trân châu hơi dính và đặc lại)
Thêm các loại quả khác lên trên. Rót nước cốt dừa lên trên cùng
Ăn luôn hoặc thêm đá bào và thưởng thức
Vị trái cây quyện với vị cốt dừa thơm ngậy
Nếu không muốn thêm đá, bạn trộn đều xoài, cốt dừa và trân châu, đặt vài lát hoa quả lên trên rồi cho vào tủ lạnh
Thêm tào phớ vào ăn rất lạ mà ngon
Cho vào các cốc nhựa đậy nắp, mang theo ăn tráng miệng sau bữa cơm trưa văn phòng.
10. Chè vải rau câu
Nguyên liệu: 1 hộp trái vải hoặc trái vải tươi tách hạt (khoảng 500g)
50g bột rau câu - 5g bột hạnh nhân - 300ml nước dừa tươi, 200g đường cát
Thực hiện:
Nấu tan 150g đường, cho trái vải vào rim đường khoảng 20 phút, nhấc xuống, để nguội.
Hòa tan rau câu với nước dừa tươi, thêm 50g đường, cho bột hạnh nhân vào, nấu sôi
Khi thấy rau câu hơi sánh thì nhấc xuống cho vào khuôn, để nguội thì đặt vào ngăn mát trong tủ lạnh, đợi đôg, lấy ra cắt hạt lựu.
Trộn chung trái vải với rau câu, cho vào tủ lạnh ăn rất mát.
Mách nhỏ:
Bột hạnh nhân sẽ giúp rau câu thơm hơn. Nước dữa đã ngọt sẵn nên không cần cho nhiều đường. Nếu thích có thể hêm vào chè nhiều loại trái cây tùy ý.

11. Chè thạch lô hội
Nguyên liệu: 450g lô hội (nha đam), 50g hạt bo bo, 20g rau câu bột, 300g đường trắng, 1 cây lá dứa, va-ni, muối.
Thực hiện:
Chè thạch lô hội

Lô hội bỏ vỏ, rửa nước muối pha loãng, trụng chín tái, ngâm nước lạnh có đá viên. Rau câu ngâm nở, nấu với 500ml nước, đổ ra khuôn dày 2cm. Khi nguội, dùng dao răng cưa thái sợi vừa ăn. Bo bo luộc chín, xả sạch, để ráo.

Nấu tan đường với 650ml nước và lá dứa. Cho bo bo, lô hội vào. Nước sôi, tắt bếp, cho va-ni vào để tạo hương thơm. Khi ăn, cho rau câu sợi vào bát, cho lô hội, bo bo nấu đường vào. Dùng lạnh.

Lượng calorie: 120kcal. Món này chủ yếu cung cấp chất đường.

12.Chè củ năng giả hột lựu
Nguyên liệu - thực hành:

- Nấu tan một lít nước/350g đường. Giữ lửa nhỏ cho sôi nhẹ.
-200g bột năng khô, rây lưới, vá lưới, vài múi mít chín cắt sợi.
- Màu thực phẩm tùy chọn xanh đỏ, pha loãng vài giọt với 1/3 chén nước hoặc ít hơn cho đậm màu.
- 300g củ năng gọt vỏ, cắt hột lựu lớn, chia ra vài phần theo số màu muốn làm, thả ngâm mỗi phần trong mỗi chén nước màu cho thấm, trước khi chế biến, vớt ra làm ngay, không để ráo nước màu.
- Cho riêng mỗi phần củ năng nhuộm màu vào rây, rắc từng ít bột năng vào rồi lắc nhẹ cho củ năng bám đều bột.
http://upload.sao.vn/123/minh/0601/2/checn1.JPG
- Thả từ từ một ít củ năng đã tẩm bột vào nước đường đang sôi, vừa thả vào vừa khuấy nhẹ tay, thấy phần bột áo viên củ năn trở trong thì dùng vá lưới vớt ra liền, không luộc lâu, để riêng rồi mới thả đợt khác vào.
- Làm hết phần củ năng, thả mít cắt sợi vào nước đường, ngửi thấy mùi thơm thì tắt bếp, để nguội, chia ra chén, thả củ năng vào.
- Sau khi luộc củ năng, nếu thấy nước đường dây màu không đẹp thì tùy ý lọc lược lại qua một túi vải hoặc nấu mẻ nước đường mới, thả củ năng, mít chín... vào, món chè sẽ đẹp mắt hơn.
- Tùy thích thay nước đường bằng cách pha sữa đặc có đường với nước sôi, để nguội, thêm ít nạc sầu riêng đánh nhuyễn.
UL sưu tập để mong quý bạn đọc nghiên cưú và thực hiện trong muà hè rực nắng vàng tươi ;-)

tisdag 29 maj 2012

Chuyên đề các món thơm, ngon, mát, lành cho mùa hè!

Các món canh ngon mùa hè
Ngày hè thật là oi bức, nắng nóng thường gây ra sự mệt mỏi chán ăn. Bạn nên chọn một số món canh ngon, hay là có bát canh chua dìu dịu hay canh cua đồng ngọt mát sẽ giúp bạn thấy ngon miệng hơn trong tiết trời oi ả.
Mùa hè thì còn gì bằng, những món thanh mát sau đây
 Canh bí đỏ đậu phụ trứng
Nguyên liệu: (cho gia đình 4 người)
Bí đỏ: 3 lạng - Đậu phụ: 3 bìa (cỡ vừa)
Trứng: 2 quả (trứng gà) - Hành xanh . Gia vị, bột nêm.

Cách làm:
Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch rồi thái miếng vuông (mỗi chiều khoảng 1cm)
Đậu phụ rửa sạch, cũng thái miếng vuông nhỏ (khoảng 1cm)
Hành xanh thái khúc, phần hành củ tươi xé mỏng. Trứng gà đập ra bát, dùng đũa đánh bông
Đặt nồi, khi nước trong nồi sôi cho bí đỏ vào trước tiên, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Khi nồi nước bắt đầu sôi trở lại, đun thêm chừng 5 phút cho bí chín mềm, lúc đó tiếp tục cho đậu phụ vào.
Đợi canh sôi lại, đổ từ từ trứng gà đã đánh bông vào (có thể đổ qua rây cho trứng được mịn và lên vân đẹp), dùng đũa khuấy nhẹ, đều theo 1 chiều.
Canh sôi lại là được, rắc hành xanh và hành củ vào, múc ra bát ăn nóng.
Món canh bí đỏ không cần dùng tới thịt cá để nấu nhưng vẫn ngọt ngào, đầy đủ chất dinh dưỡng. Với món ăn này, bạn hoàn toàn có thể dùng để thỉnh thoảng đổi món cho bé, thay cho những bữa cháo, bữa cơm đơn điệu hàng ngày.
Canh hải sản bí đao
Món canh ấm nóng với vị ngọt của tôm, ngao, bí đao sẽ cho bạn thêm ngon miệng và nhiều năng lượng hơn.
Nguyên liệu: Tôm tươi, vẹm, ngao, bí đao, hành, rau mùi, gừng, muối tiêu.
Cách làm:
Ngao, vẹm, tôm rửa sạch vỏ.
Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột cắt miếng vừa ăn.
Gừng rửa sạch thái chỉ, hành xanh cắt khúc. Rau mùi thái nhỏ
Đặt nửa nồi nước lên bếp, cho gừng và hành xanh vào đun sôi. Cho một chút xíu muối tiêu để khi chần hải sản không bị nhạt quá.
Lần lượt chần các loại hải sản.
Ngao chần chín, mở miệng rồi vớt ra. Vẹm cũng tương tự. Tôm luộc đến khi vỏ chín đỏ hồng, lưng cong lại.
Gạn lọc lấy nước trong cho sang một cái nồi khác, đun nước sôi trở lại, cho bí đao vào, nêm gia vị vừa ăn. Sau đó cho ngao, vẹm, tôm trở lại nồi bí.
Để lửa to, đun sôi lại lần nữa, rắc hành mùi lên trên rồi tắt bếp.
Cho ra bát ăn nóng.
Bát canh nước trong, ngao, tôm và vẹm chín tới thịt mềm ngọt ăn với cơm rất hợp.
Canh ngao rau muống
Món canh rau muống nấu ngao mang vị ngọt thơm của ngao và vị giòn mát của rau muống chắc chắn sẽ khiến cả gia đình bạn hài lòng.
Nguyên liệu:1 mớ rau muống- 300 gr ngao - Gia vị
Cách làm:
Rau muống nhặt rửa sạch.
Ngao ngâm, rửa thật sạch, cho vào nồi luộc.
Ngao chín, cho rau muống vào, nêm gia vị vừa ăn. Đợi sôi lại cho rau chín, tắt bếp.
Múc canh ra bát, dùng nóng.
Món canh cá măng chua

Nguyên liệu: 1 con cá rô phi (250g), 250g măng chua, 2 cọng mùi tàu (ngò gai), 2 cọng rau ngổ (om), 1 quả ớt sừng. Gia vị: muối, hạt nêm, đường, nước mắm.

Canh chua mồng tơi
Những cây mồng tơi không rõ trồng từ khi nào, leo nặng trĩu những hàng rào tre khô, hay những hàng rào xanh có cây tu hú quả tím đỏ, ăn chát mà bùi bùi.
Canh mướp hương nấu riêu cua
Cái nắng giao mùa chuyển mình từ xuân sang hạ không mấy ai có thể bắt nhịp. Cơ thể trở nên mệt mỏi, khó ăn. Canh là món phổ biến nhất giúp cho bữa cơm của bạn ngon và dễ ăn hơn.
Từ những quả sấu nhỏ, bạn có thể chế biến rất nhiều món có tác dụng thanh nhiệt trong mùa hè với cách làm khá đơn giản. Dưới đây là một số bí quyết để có bát canh rau muống sấu ngon ngon. 
Món ngon mùa hè: Canh cá giấm mẻ
  
Canh cá là món ăn dân dã thơm ngon và bổ dưỡng. Món canh sẽ làm bữa cơm ngày hè của gia đình ngon hơn nhờ vị thanh mát và ngọt đậm vị cá.

Nguyên liệu:- 0,5 kg rau má - 0,2 kg tôm tươi - 1 củ hành khô tím - Hạt nêm
Nguyên liệu: (2-3 người)

- 500-600g cá quả - 1 bó dọc mùng - 3 quả cà chua, rửa sạch, thái miếng

- vài nhánh hành lá, rửa sạch, thái riêng phần lá và đầu hành trắng

- 1 quả me, gọt vỏ - 1 quả ớt đỏ, bỏ hạt, thái miếng - 1 mớ thì là, thái nhỏ

- 1-2 muôi canh bỗng rượu - mắm, muối, hạt nêm , gia vị
Nguyên liệu: (2-3 người)  - 200g cá rô đồng
- 1 mớ rau cải xanh - 1 mẩu gừng đập dập - 1 tsp dầu ăn

- 1 tsp mắm - 1/4 tsp tiêu - hạt nêm
Nguyên liệu: - 0,5 kg hến - 2 quả cà chua - Hành lá, rau răm
- Cơm mẻ ¼ bát cơm - Hạt nêm - 1 củ hành khô tím


Nguyên liệu: * 1 con lươn
* bắp chuối bào mỏng * rau om, ngò gai * 1 vắt me chín
* một ít sả bằm, tỏi bằm phi thơm * 1 cây sả đập giập, cắt khúc

Nguyên liệu: (Khẩu phần dành cho 4 người ăn)
Ngao tươi: 1kg rửa sạch
Nấm kim: 1 túi cắt gốc, tách rời cây, rửa sạch để ráo
Me: 2 quả cạo vỏ, rửa sạch, bẻ đôi quả.
Cà chua: 100g rửa sạch, bổ miếng cau.

Hành tím: 1 củ bóc vỏ, băm nhỏ.
Rau răm: 1 mớ, nhặt gốc, bỏ lá úa, rửa sạch, thái dài 1 cm
Gia vị gồm có: 1 thìa súp dầu ăn, 1/2 thìa cà phê bột canh, ½ thìa bột nêm.

Canh cua đồng cải xanh

Nguyên liệu

200g cua xay (gạch cua để riêng), 300g rau cải xanh, 2 củ hành tím.
Gia vị: hạt nêm, nước mắm, dầu ăn, tiêu.

Cách làm:
- Cua xay hòa với 800ml nước, lọc qua rây lấy nước cua, bỏ xác.
- Cải xanh bỏ rễ, rửa kỹ từng bẹ lá, ngâm nước muối khoảng 5 phút, thái khúc dài 4-5cm.
- Hành tím bóc vỏ, băm nhuyễn.
Cho nước cua vào nồi, đun với lửa vừa. Riêu cua nổi lên, vớt ra bát để riêng.
Cho tiếp cải xanh vào nấu. Nêm 1 muỗng cà-phê hạt nêm, 1/2 muỗng súp nước mắm.
Phi thơm hành tím băm với 1,5 muỗng súp dầu ăn, cho gạch vào xào thơm, thêm 2 muỗng cà-phê nước mắm, 1/3 muỗng cà-phê tiêu.

Múc canh ra tô, cho riêu cua và rưới gạch cua vào.
Canh hến nấu khế

Nguyên liệu >250 thịt hến - 3 quả khế chua (200g)
- 2 quả cà chua (150g) - 2 nhánh hành lá - 2 củ hành tím.
Gia vị: hạt nêm, đường, nước mắm, muối, dầu ăn.


Cách làm: - Hến rửa sạch, để ráo.
- Khế gọt bỏ cạnh rìa, thái lát 0,3cm. - Cà chua thái múi cam.
- Hành lá bỏ rễ, thái nhuyễn. Hành tím bóc vỏ, băm nhuyễn.
Đun sôi 800ml nước, cho thịt hến, khế chua, cà chua vào.
Chờ nước sôi lại, cho hến đã xào vào, nêm 2 muỗng cà-phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà-phê muối, 1/2 muỗng cà-phê đường. Múc ra tô, rắc hành lá thái nhuyễn.
Canh mướp thịt gà


Nguyên liệu > 350g mướp, 150g phi-lê thịt gà, 2 nhánh rau mùi (ngò).
Gia vị: hạt nêm, muối, tiêu, đường.

Cách làm:
- Thịt gà thái miếng vừa ăn, dày 0,5cm. Ướp với 1 muỗng cà-phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà-phê đường, 1/2 muỗng cà-phê tiêu.
- Mướp bào vỏ rửa sạch nhựa, thái khoanh dày 1cm.
- Rau mùi rửa sạch, thái nhuyễn.
Đun sôi 800ml nước, cho thịt gà vào nấu với lửa vừa, hớt bọt cho nước trong.
Chờ nước sôi trở lại, cho mướp vào, nêm gia vị (2 muỗng cà-phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà-phê muối, 1 muỗng cà-phê đường).
Nấu thêm 3 phút, tắt bếp.
Cho canh ra tô, rắc mùi và 1/3 muỗng cà-phê tiêu.
Dùng nóng với cơm.
Canh bò nấu khế chua
Khế chua có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác để tạo nên các món ăn ngon. Canh bò nấu khế là món chế biến nhanh, khá đơn giản và lạ miệng.
Nguyên liệu

- 100 gr thịt bò bằm nhuyễn
- 3 quả khế cắt miếng mỏng
- 2 trái cà chua đỏ cắt múi cau
- 1 củ hành tím cắt miếng mỏng
- 2 nhánh ngò om cắt khúc
- 2 nhánh ngò gai cắt khúc.
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm 1/4 trái ớt cắt miếng mỏng, một lít nước lọc, 3-4 m hạt nêm, 1 m đường cát trắng, 1/4 muỗng tiêu xay, 1 muỗng dầu ăn.


Cách làm
- Xào hành tím với dầu ăn cho thơm.
- Thêm thịt bò vào nồi, xào chín.
- Cho tiếp cà chua vào nồi xào sơ để lấy màu rồi cho khế vào.
- Thêm nước lọc, đun sôi lên.
- Nêm nước canh với hạt nêm cho vừa ăn.
Múc canh vào tô, thêm tiêu xay, ngò ôm, ngò gai và ớt sừng vào tô. Dùng nóng.
 Canh cua rau muống
Nguyên liệu> 250g cua xay  - 300g rau muống chẻ
- 2 củ hành tím. - Gia vị: muối, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn.

Cách làm:

- Hòa tan 800ml nước với cua xay, lược qua rây, bỏ phần xác, lấy nước.
- Rau muống chẻ rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 2 phút, vớt ra, để ráo.
- Hành tím bóc bỏ lớp ngoài, băm nhuyễn.
- Đun sôi nước cua, khi riêu cua nổi lên, vớt ra bát. Sau đó cho rau muống chẻ vào, nêm 1,5 muỗng hạt nêm.
- Phi thơm hành tím băm với 1 muỗng dầu ăn, cho riêu cua và 1/2 muỗng súp nước mắm vào xào thơm.
Mách bạn: Khi đun sôi nước cua, nên để lửa nhỏ vừa, để riêu không bị nát
Canh rau muống nấu chua me

Vị thơm của ngổ với cái giòn giòn của giá và chút chua thanh mát của me khiến bát canh chua rau muống bỗng thật khó quên…
Nguyên liệu:
Rau muống, cà chua, me chua, rau ngổ, hành xanh, giá, gia vị

Cách làm:
Rau muống nhặt ngọn non, khúc ngắn.
Me chua lọc lấy nước. Ngổ, hành xanh cắt khúc
Cà chua bổ miếng cau. Giá rửa sạch để ráo
Đặt nồi nước, nêm nếm gia vị, chờ nước sôi thì cho rau muống vào
Khi canh sôi lại cho cà chua đã thái miếng vào.
Khi rau muống chín mềm (chú ý không đậy nắp vung nồi khi nấu), ngấm gia vị, cho nước me chua, giá, rau ngổ, hành xanh vào, vặn lửa to. Chờ canh sôi lại rồi tắt bếp.
Múc canh ra bát, ăn cùng cơm.
Rau muống nấu chua me – món canh thanh nhẹ, dân dã nhưng khá lạ miệng này giúp bạn xua tan mệt nhọc, đem lại sự thư thái và chắc chắn sẽ rất “đưa cơm”.

 Canh gà su su
Vị su su ngọt dìu dịu nấu với thịt gà rất hợp. Đây là một món canh đơn giản, không tốn thời gian chế biến, cho bữa cơm đủ chất mà vẫn dễ ăn.

Nguyên liệu: Gà ½ con - Quả su su 2 hoặc 3 quả
- Hạt kỷ tử 1 thìa - Bột canh- Gừng

Cách làm:
Gà làm sạch, xát muối, rửa lại dưới vòi nước rồi chặt miếng
Su su gọt vỏ, cắt bỏ ruột rồi thái miếng vừa ăn
Thịt gà cho vào nồi, thêm nước ngập thịt gà, cho gừng đập dập và 1 thìa bột canh vào, đun sôi.
Đun nhỏ lửa đến khi gà chín, nêm nếm nước canh cho vừa ăn. Tiếp đến cho su su và kỷ tử vào nồi, đun sôi thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp.
Múc ra bát ăn nóng
Mách bạn:
Kỷ tử cho thêm vào vừa để đẹp mắt vừa có tác dụng như một vị thuốc thư giãn, giàu vitamin A & C giúp sáng mắt, đẹp da. Nhưng nếu không có kỷ tử thì cũng không ảnh hưởng gì đến mùi vị của món ăn.
Ban đầu khi cho nước vào gà bạn đừng cho quá nhiều, chỉ đủ ngập thịt gà thôi để đun cho mau chín, còn nếu bạn muốn nhiều nước canh thì có thể cho nước sau đó.
Không nên đun su su quá lâu, sẽ bị nhũn nát không ngon.
Khi gọt su su bạn nên dùng găng tay nilon để tránh nhựa dính.

PS > UL sưu tập trên các niên muc̣ moń ăn để goṕ lên đây chút it́ hương vị đậm đà của mùa hè ...

söndag 27 maj 2012

Quà tặng cho “Ngày của Mẹ”

Những Người Con Thụy Điển hôm nay náo nức lo chọn quà cho Ngày của Mẹ là ngày Chủ Nhật cuối tháng Năm. Năm nay nó rơi vào 27/5. Những đứa con ngoan có thể làm điều gì đó đặc biệt cho Mẹ. Bạn đã nghĩ ra món quà nào chưa?..
Dưới đây là một sưu tập nh̉ỏ để gởi lên đây cùng với cać bạn xa gần vẫn còn Mẹ như UL để chúng ta cùng nhau mượn ngày này nơi xứ sở mình đang cư ngụ để mong làm được một chut́ gì đó đến Mẹ Hiền của mình được vui và Mẹ là người luôn luôn đặc biệt cho cuộc đời chính mình...

 Người mẹ mau nước mắt
Nếu mẹ thường sụt sịt mỗi khi xem phim tình cảm thì một chiếc dây chuyền, vòng tay hoặc một chiếc nhẫn có khắc chữ cái đầu trong tên bạn sẽ là một món quà giản dị nhưng tuyệt vời để nói: “Con yêu mẹ. Khi mẹ dùng món đồ này sẽ như có con đang ở bên”.
Người mẹ nữ tính
Nếu mẹ bạn yêu hoa và thích các màu sắc tươi tắn, một lọ nước hoa thơm mát dùng cho ngày hè sẽ khiến mẹ luôn nhớ tới bạn mỗi khi sử dụng và cảm thấy dễ chịu, thư thái nhờ món quà tinh tế của con.
Người mẹ thích mạo hiểm
Nếu mẹ bạn thường đi bơi, đi lặn và lại đang lên kế hoạch cho một chuyến du lịch biển, hãy mua tặng mẹ một chiếc túi chuyên dụng chống thấm nước để bọc ra ngoài máy quay, máy ảnh khi xuống nước hoặc có thể dùng khi trời mưa, ẩm. Thật là một món quà hữu dụng và mẹ sẽ thầm cám ơn bạn không biết bao nhiêu lần.
Người mẹ thích đi du lịch
Một chiếc túi chuyên dụng đựng đồ high-tech sẽ rất tiện lợi cho mẹ. Mẹ có thể đựng các thứ đồ nhỏ nhắn, đắt tiền, cần bảo quản cẩn thận như điện thoại, máy ảnh, máy quay, iPad... Mẹ sẽ dễ dàng, nhanh chóng tìm thấy món đồ mình cần. Nếu bạn gọi điện, mẹ sẽ nhanh chóng rút được điện thoại ra để nghe.
Người mẹ thể thao
Nếu mẹ thường xuyên chơi thể thao và đi tập thể dục, hãy mua tặng mẹ một bộ đồ tập chuyên nghiệp với chất liệu tốt và tiện dụng vì có các túi được thiết kế chắc chắn để mẹ có thể mang theo chiếc máy nghe nhạc hoặc chiếc điện thoại bên người. Mẹ sẽ vừa giải trí, vừa yên tâm vì có thể nghe điện thoại của chồng con khi đang chơi thể thao.
Người mẹ thời trang
Nếu mẹ luôn bắt kịp xu hướng thời trang mới nhất, hãy mua tặng mẹ một bộ sơn móng tay với những tông màu nóng bỏng của mùa hè. Năm nay màu hot là màu cam.
Người mẹ phá cách
Nếu mẹ yêu thích những vật dụng gia đình độc đáo, khác lạ, hãy chọn mua cho mẹ một chiếc hộp đựng đồ trang sức có thiết kế thật bắt mắt. Mỗi khi lấy một món đồ ra, mẹ sẽ nhìn thấy món quà đáng yêu của bạn và mỉm cười thích thú.
Người mẹ căng thẳng
Dù mẹ căng thẳng, mệt mỏi vì điều gì, công việc hay cuộc sống, hãy mua tặng mẹ một bộ đồ ngủ bằng lụa tơ tằm. Món quà sẽ giúp mẹ thêm thoải mái trong những phút giây thư giãn của riêng mình.
Người mẹ bếp núc
Mùa hè sắp đến, hãy mua tặng mẹ một chiếc máy làm sữa chua. Món quà sẽ giúp mẹ chế biến món ăn khoái khẩu của mấy bố con một cách dễ dàng và ngon lành. Đồng thời nó cũng giúp làn da của mẹ thêm mịn màng và tươi sáng.
 Người mẹ yêu công nghệ
Nếu công việc của mẹ yêu cầu phải luôn sử dụng điện thoại hoặc đơn giản mẹ rất thích những đồ công nghệ cao, hãy mua tặng mẹ một chiếc bọc điện thoại xinh xắn để mẹ trở nên nổi bật với phong cách trẻ trung, sành điệu. Nếu ai có hỏi, mẹ sẽ hãnh diện nói rằng: Đó là món quà của con mình nhân Ngày của Mẹ đấy!
Người mẹ tận tụy
Nếu mẹ dành phần lớn thời gian và tâm sức để nuôi nấng và dạy bảo các con khôn lớn, hãy để mẹ được tự hào với một góc đặc biệt trong căn nhà thân thương. Hãy thu thập những tấm ảnh của bạn và các anh chị em từ khi còn bé cho tới hiện tại, xem kẽ với những tấm ảnh chụp chung của cả gia đình rồi đặt làm một cuốn lịch dành riêng tặng mẹ. Bạn sẽ thấy bỗng dưng mẹ rất chăm xem lịch, mỉm cười nhiều hơn và cảm thấy mỗi ngày tháng trôi qua đều có ý nghĩa.
Người mẹ nghệ sĩ
Nếu mẹ bạn có “máu” nghệ thuật và thích dành thời gian để trang trí nhà cửa, hãy giúp mẹ trang trí lại căn bếp, nơi mẹ thường xuyên dành thời gian để chuẩn bị những bữa ăn ngon cho mấy bố con. Quét lại sơn hoặc thay giấy dán tường, mua một ít vật dụng nhà bếp mới thật đẹp mắt. Mẹ sẽ cảm thấy thích thú với công việc bếp núc hơn nhiều và sẽ không tiếc thời gian, công sức để chế biến những món ăn khoái khẩu cho mấy bố con.

Phơi nắng - Tắm nắng thế nào để tốt cho sức khỏe?

Mùa hè là cơ hội để bạn có thể tắm nắng , phơi nắng, để giúp cho tinh thần sảng khoái mà còn rất có lợi cho sức khoẻ. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả để cơ thể tiếp nhận vitamin D. Thế nhưng, tắm nắng , phơi nắng thế nào mới là đúng phương pháp? đúng cách?
 Nắng và ung thư da

Không ai có thể đánh giá được hết mức độ nguy hiểm của việc phơi nắng quá nhiều. Càng ngày càng có nhiều chết vì ung thư da và càng ngày càng có nhiều người mắc bệnh ung thư da hơn các căn bệnh ung thư khác.
Ung thư da có hai loại:

- Ung thư biểu mô, là loại phổ biến nhất, có thể điều trị sớm và không đe dọa đến tính mạng

- U ác tính có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân chính gây ung thư da là da bị phá hủy dưới tia cực tím (UV). Vì thế giải pháp đơn giản là nên có thiết bị bảo vệ khi ra ngoài trời nắng, hoặc tránh nắng. Tuy nhiên, tắm nắng lại là một trong những phương pháp hiệu quả để cơ thể chúng ta tiếp nhận được vitamin D.

Nắng và vitamin D

Các chuyên gia sức khỏe đều khuyến cáo rằng trong mùa hè, mỗi ngày chúng ta chỉ cần tắm nắng 10 phút vào mỗi sáng trong tình trạng mặc quần áo bình thường, là cơ thể có thể đã hấp thụ được vitamin D từ ánh mặt trời.

Tuy nhiên, với những người già thì da hấp thụ vitamin D sẽ kém hơn, vì vậy với những người trên 65 tuổi thì tốt nhất hàng ngày nên cung cấp cho cơ thể 10mcg vitamin D. Đây cũng là lượng vitamin D cần cung cấp cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
 
Tắm nắng một cách an toàn

Tắm nắng an toàn sẽ giúp bạn vừa giảm được nguy cơ ung thư da mà vẫn giúp bạn hấp thụ được vitamin D. Bạn hãy chú đến các nguyên tắc sau:
Mùa hè, từ 6 đến 9 giờ sáng được cho là thời gian phơi nắng tốt nhất, bởi vì lúc đó lượng tia tử ngoại còn thấp, cơ thể chúng ta hấp thụ an toàn. Lưu ý là, ở những độ tuổi khác nhau thì sức chịu đựng đối với ánh nắng mặt trời cũng khác nhau. Vì vậy, phơi nắng trong thời gian ngắn hay dài tùy thuộc vào sức chịu đựng của mỗi người. Trẻ sơ sinh mỗi lần phơi nắng khoảng 15 – 30 phút, thanh niên và những người ở độ tuổi trung niên thì mỗi lần phơi khoảng từ một đến hai giờ, còn người cao tuổi thì mỗi lần chỉ khoảng 20 – 30 phút là hợp lý.

- Tránh bị cháy nắng bằng cách không nên ở ngoài trời nắng vào thời điểm từ 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều trong ngày, vì đây là thời điểm nắng nóng nhất, ánh mặt trời nhiều tia cực tím nhất.
Phơi lưng có thể trừ khí lạnh, có lợi cho việc cải thiện chức năng tiêu hoá. Ngoài ra, phơi lưng khiến cho kinh lạc ở lưng được lưu thông, có lợi cho tim và phổi.
Phơi hai chân có thể trừ khí lạnh ở chân rất tốt, khiến cho đôi chân đỡ bị chuột rút và có thể giúp cho chân tăng tốc độ hấp thụ canxi, khiến cho xương thêm cứng cáp, chống xốp xương. Đối với những người mắc bệnh viêm khớp xương, phơi nắng có thể làm cho mạch máu lưu thông, giảm bớt được bệnh. Ngoài ra, trên đôi chân còn có rất nhiều huyệt. Sự kích thích của ánh nắng mặt trời sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy hai chân nhẹ nhõm, đỡ mệt mỏi.
 
Ánh nắng chiếu trên đỉnh đầu giúp cơ thể chúng ta hấp thụ canxi càng nhiều. Có nhiều người khi phơi nắng lại đội mũ. Nên nhớ rằng ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm không nóng lắm nên nếu mặc áo dài tay và đội mũ thì không nhận được tác dụng của ánh nắng mặt trời. Nhiều bậc cha mẹ sợ ánh nắng sẽ làm cháy làn da non nớt của con trẻ nên thường hay độ mũ cho chúng. Tật ra, chỉ cần xác định được thời gian thích hợp để phơi nắng đỉnh đầu cho trẻ thì ánh nắng mặt trời sẽ có lợi cho sự phát triển của não bộ và xương sọ. Phơi nắng cũng kích thích việc mọc tóc.

- Sử dụng trang phục bảo vệ (áo chống nắng) hoặc kem chống nắng. Các thiết bị chống nắng này sẽ không làm giảm hiệu quả của việc tiếp nhận vitamin D của cơ thể. Lượng ánh nắng mà bạn cần để cơ thể tổng hợp vitamin D ít hơn nhiều so với lượng ánh nắng có thể làm cháy da bạn.
Các chuyên gia sức khoẻ còn khuyên chúng ta không nên phơi nắng qua lớp cửa kính, vì như vậy sẽ không thu được hiệu quả. Ngoài ra, cần phải áp dụng các biện pháp chống nắng như xoa kem chống nắng, đeo kính râm…
ẩn thận với bãi biển đầy cát và nắng, vì cát có thể phản chiếu ánh nắng và tăng lượng tia UV bạn hấp thụ

 

söndag 20 maj 2012

Thuyền nhân Việt Nam, một chương sử bi thương - Vượt Biên



Trên dưới 30 năm trước, toàn thế giới đã phải đặc biệt chú tâm đến Việt Nam, nơi mà hàng ngàn và hàng ngàn con người quyết tâm rời bỏ quê hương, rời bỏ gia đình, tài sản và kỷ niệm, để vượt biển ra đi trên những con tàu mong manh chưa biết đi đâu về đâu và chấp nhận mọi hiểm nguy trên biển.

Biến cố 30/4/1975

Làn sóng người mà hành trang mang theo chỉ là một quyết tâm rời bỏ quê hương yêu dấu đã làm thành sự kiện độc nhất vô nhị trên thế giới, và những thảm cảnh mà họ gặp trên đường hải hành đã gây xúc động sâu xa cho mọi người, đã đánh động lương tâm nhân loại.

Theo số liệu của Cao Uỷ Tin Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR), tính tới năm 2000 đã có 796.310 thuyền nhân đến được các trại tị nạn, trong số này 720.000 người đã được định cư tại một nước thứ ba trong số trên 15 quốc gia mở rộng vòng tay đón nhận họ.

Những con người can đảm và may mắn này đã xây dựng thành một Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại lớn mạnh, đáng ngưỡng mộ.

Nhưng còn những người ra đi mà không đến thì sao? Bao nhiêu người đã bỏ mình trong cuộc hải hành trên Biển Đông? Không ai biết được con số chính xác.

Nhưng nếu ra đi một sống hai chết và số người thành công là gần 800.000 thì số người thất bại e cũng gần bằng con số ấy.

Thuyền nhân Việt Nam trong 1/4 cuối Thế Kỷ XX là một sự kiện lịch sử không thể xoá nhoà và mong sẽ không bao giờ lập lại.

Nhân ngày kỷ niêm 30 Tháng Tư năm nay, Ban Việt Ngữ - Đài Á Châu Tự Do xin gửi đến quý thính giả loạt bài về thuyền nhân để ghi lại sự kiện vô tiền khoáng hậu ấy.

Đây cũng là nén nhang tưởng nhớ những người đã đi mà không đến và bó hoa dâng tặng Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại đã tự khẳng định bằng chính sinh mạng và công sức của mình.

"...Yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà hãy bình tĩnh, ngưng nổ súng, và ở đâu ở đó..."

Những chuỗi âm thanh mà quý thính giả vừa nghe là diễn tiến dồn dập tại Miền Nam Việt Nam vào cuối Tháng Tư 1975.

Một trong những người rời nước bằng tàu Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà ngày 29, luật sư trẻ Nguyễn Hiền hồi năm 1975, hồi tưởng:

"Nha Trang thất thủ, gia đình chúng tôi vào Sài Gòn. Sau những toan tính bất thành tìm đường ra đi như nhiều gia đình khác lúc bấy giờ thì sự đi khỏi Việt Nam kịp lúc của gia đình chúng tôi trước khi Sài Gòn thất thủ hoàn toàn do may mắn.

Nhờ anh tôi trong binh chủng hải quân mà gia đình chúng tôi đi được gần hết. Sự may mắn vào phút chót đó phải nói không tiền bạc nào có thể mua được.

Chúng tôi ra đi để không phải sống dưới chế độ tàn bạo cộng sản chỉ biết có thù hận dù những thù hận đó do chính họ tưởng tượng ra. Hầu hết người dân Miền Nam có thể nói đều muốn xa lánh cộng sản, nhất là những người đã xa lánh cộng sản lần thứ nhất năm 1954 như gia đình tôi.

Chiếc tàu thuộc Hải Quân Việt Nam đưa chúng tôi đi từ bến Bạch Đằng (Sài Gòn) vào đêm 29 rạng 30-4-1975, chỉ vài tiếng đồng hồ trước khi Sài Gòn hoàn toàn bị xâm chiếm.

Chuyến đi vất vả, thiếu thốn, tinh thần hoang mang trong mấy ngày đầu. Nhưng bây giờ nhìn lại mới thấy nhẵng khổ sở của chúng tôi lúc đó không thể so sánh với cảnh địa ngục trần gian mà nhiều đồng bào boat people của chúng tôi phải trải qua trong những chuyến vượt biên những năm sau đó.

Tàu lớn được Hạm Đội 7 Mỹ đón tiếp ngoài khơi, sau cùng chuyển chúng tôi sang tàu dân sự và đưa chúng tôi đến đảo Guam an toàn. Chúng tôi không hề phải lo lắng về an toàn sinh mạng của mình."

torsdag 17 maj 2012

Em yêu anh hơn chính bản thân mình… !

Anh thân yêu! Hãy cho em gọi anh như thế lần này nữa thôi, em không dám nói đó là lần cuối vì bao nhiêu cái "lần cuối" đó mà em vẫn không thể thực hiện được.
Em yêu anh hơn chính bản thân mình…
Mặc dù cái sự thật anh đã có người con gái khác luôn bên cạnh chăm sóc và lo lắng cho anh cũng không thể làm giảm đi tình yêu mà em dành cho anh. Phải chăng những kỷ niệm chúng ta bên nhau quá đẹp làm cho em không nỡ quên đi? Anh luôn nói rằng coi em như một người bạn thân nhất liệu có phải không anh? Liệu có bao giờ ngồi một mình anh tự hỏi những tình cảm, những kỷ niệm anh dành cho em chỉ đơn thuần là dành cho một người bạn thân không? Bên anh em có được cảm giác an toàn che trở, những con đường anh và em đã đi qua chứa đựng bao nhiêu tình cảm của hai đứa mình, có những nụ cười và những giọt nước mắt ẩn chứa trong đó.
Giờ đây mỗi lần đi qua trường anh, em vẫn nhớ cái nơi anh và em gặp nhau lần đầu tiên, cái ghế đá nơi anh và em đã ngồi ăn kem giữa mùa đông giá lạnh. Những nơi đó lại làm cho em nhớ về anh một hơi ấm lạ kỳ mà em cảm nhận được. Em nhớ lắm những lời nói ấm áp quen thuộc, những quan tâm dịu dàng mà anh dành cho em, cho em cái cảm giác tin tưởng và không nghĩ những tình cảm đó chỉ dừng lại ở một tình bạn khiến cho em hy vọng rất nhiều anh biết không?
Có lẽ em không được sống trong một môi trường kỷ luật như "Quân đội" nơi anh đang sống và làm việc. Chính vì vậy mà quan niệm sống của em cũng giản đơn hơn anh, nên lần đầu tiên anh đưa em về nhà, gặp mọi người trong gia đình anh em cũng không nghĩ rằng đó chỉ đơn thuần là một tình bạn thân. Em cũng nghĩ mọi người trong gia đình anh đều nghĩ mối quan hệ của chúng ta hơn là một tình bạn phải không? Có bao giờ anh tự hỏi mình rằng anh có quá đáng khi dành cho người bạn thân một tình cảm và sự chăm sóc đặc biệt thế không? Em không trách anh đâu không bao giờ, vì anh đã mang lại cho em rất nhiều những kỷ niệm đẹp, cho em quen những con người thân thiện, cho em những tình cảm mà từ nhỏ tới giờ em mới được nhận từ những người lạ không phải từ bố mẹ của em.
Trước đây khi em chưa yêu anh nhiều như bây giờ em cũng tự hỏi những tình cảm đó là tình bạn hay tình yêu? Và em chưa thể tìm được câu trả lời thì những lời quan tâm động viên của anh không ngừng bay đến bên em, khiến cho em ngày càng nhầm lẫn và thứ tình cảm không tên đó ngày càng lớn trong em.
 

Những kỷ niệm chúng ta bên nhau quá đẹp làm cho em không nỡ quên…
Khi em cảm nhận anh đã dành cho em quá nhiều và em muốn làm gì đó thì cái cơ hội đó không còn dành cho em nữa, mà dành cho cô ấy. Người mà anh nói là hiện giờ là người anh yêu, anh cũng nói cô ấy không bằng em nhưng đã cho anh cái cảm giác họ cần anh và anh cũng vậy. Nghe được những lời như thế em đã khóc, em khóc rất nhiều. Em khóc vì em đã mất anh mãi mãi. Tại sao lúc em có cơ hội em không cho anh biết em rất cần có anh bên cạnh, rằng anh quan trọng với em đến nhường nào. Giờ đây cái ý nghĩ anh đang ở bên một người con gái khác đang làm cho em đau khổ và mất thăng bằng.
Có người nói với em rằng tình yêu là phải giành giật mới có được em đã cười, ích gì đâu như thế này chỉ mình em đau khổ thôi, còn giành giật ư? Liệu em có hạnh phúc khi đạt được cái hạnh phúc đó hay không? Hay lại làm cho một người con gái nữa tan nát cõi lòng như em.
Khi nghe anh đề nghị hãy coi anh như một người anh trai, em đã từ chối giờ đây em đã không còn có thể trả anh và em về đúng với vị trí ban đầu nữa. Đơn giản vì em đã yêu, yêu anh hơn chính bản thân mình, nên em chấp nhận xa anh để anh được hạnh phúc, em cũng đã hứa với anh em sẽ sống tốt.
Anh tham lắm, muốn em chỉ là em gái thôi sao? Em có thể là em gái được không khi những kỷ niệm mà chúng ta bên nhau cứ hiện về giằng xé tâm can em? Là em gái được không khi biết anh đang gặp khó khăn, em muốn là người đầu tiên được chia sẻ cùng anh? Là em gái được không khi em đã coi mọi người trong gia đình anh như những người thân thiết của mình?
Em xin lỗi em không thể làm em gái của anh được nữa rồi, chúc anh hạnh phúc, hãy cứ để cái tình bạn và những kỷ niệm đó để gió cuốn trôi đi được không anh? Bởi vì em biết em không thể đối diện với anh đơn thuần như một người em gái nữa rồi.

UL sưu tập

... Quanh Ta Có Gi ̀ ...

... Những lúc như thế này mới biết và hiểu thật sâu sắc bạn bè rất quan trọng ... để rồi nhận ra ai mới là người bạn quan tâm tới ta , người bạn tốt luôn nhắc nhỡ và khuyến kh́ích ta những khi ta lầm đường lỡ bước mà vẫn luôn đón nhận ta và lắng nghe ta nói và chia sẽ  ... giờ đây ta càng phải biết trân trọng người âý thật rõ ràng và bền vững hơn nếu như người âý vẫn còn nhớ đến ta và chiụ cho ta thêm cơ hội để vun đắp một Tình Bạn ...

Quá khứ, hiện tại, tương lai và tội lổi, ta biết phải làm sao. Khi mà bây giờ xung quanh ta chỉ toàn là vạn vật vô thường ... hư không ... Ta muốn đốt cháy tất cả những phiền muộn , những gì ta đã vấp phải , và sám hối thật nhiều với coĩ lòng còn quá nhiều trắc ân̉ khó buông xuôi ..để chỉ muốn rưả sạch đi một phần nào sai lầm trong ta ...

 Ai cũng có những nỗi buồn riêng, ai cũng có những vấn đề phải đau đầu của mỗi ngày, ai cũng có những phút yếu lòng ... Những cảm xúc là thật, và những nỗi buồn cũng thật ... Traí tim biết xót xa đau đớn khi nhận biết mình đang mang theo một sự hối hận và bị sa thải ... Nhưng cuộc sống buộc ta phải vượt qua nhanh, không chờ đợi, không lưu luyến, và ta phải tiến tới ... để cố gắng rèn luyện và bù đắp trong cuộc sống bằng cách làm việc tốt hơn, biết tha thứ cho người và cho cả chính bản thân ta ... Điều ta thấu hiểu rõ ràng nhất là , những con người xung quanh ta cũng là những tâm hồn ít nhiều đã có sự tổn thương và cũng như ta là họ cũng it́ nhiều mang trong người những khuyết điểm sai sot́ mà họ đã traĩ  qua trong cuộc đời naỳ .

UL...1̃7 maj 2012
@@@@@@@@@

Dưới đây là những điều răng dặy cuả các bậc tiền nhân đã kết tụ để lại cho đời mà đến nay vẫn là những mầm móng xać thực với cuộc sống hàng ngày

Hãy biết ơn ai đó đã làm ta tổn thương,vì nhờ họ ta trở nên cứng rắn hơn.
Hãy biết ơn ai đã lừa dối ta,vì nhờ họ ta nhìn đời bằng con mắt từng trải hơn.
Hãy biết ơn ai đã đánh ta đau,vì nhờ họ ta ít gây ra nhiều nghiệp chướng.
Hãy biết ơn ai đã ruồng bỏ ta,vì nhờ họ ta biết làm sao để đứng vững 1 mình.
Hãy biết ơn ai đã làm ta vấp ngã,vì nhờ họ mà ta vững bước hơn trên đường đời.
Hãy biết ơn ai đã làm ta nhục nhã,vì nhờ họ mà ta khôn ngoan và biết chịu đựng hơn.
Hãy biết ơn họ và hãy nhớ từng việc cần thiết nhất trong đời sống của Bạn nhé và luôn luôn nhắc nhờ chính mình để thực hiện cho tốt hơn trong từng hơi thở mỗi ngày ...


söndag 13 maj 2012

Nguồn gốc " Ngày Của Mẹ "

Ngày Hiền Mẫu hay Ngày của Mẹ (Tiếng Anh: Mother's Day) đương thời được khởi xướng bởi bà Anna Marie Jarvis tại thành phố Grafton, tiểu bang Tây Virginia, Hoa Kỳ, để tôn vinh những người mẹ hiền, đặc biệt là trong khung cảnh của mái ấm gia đình. Theo truyền thống của Hoa Kỳ và đa số các quốc gia trên thế giới ngày nay, Ngày Hiền Mẫu được tổ chức hằng năm vào ngày Chủ Nhật thứ nhì của tháng 5. Một số nước khác cũng có các ngày lễ tương tự được tổ chức vào các ngày khác trong năm.

Thời Hy Lạp cổ đại, lễ hội tôn vinh nữ thần Cybelle, mẹ của tất cả các vị thần Hy Lạp, được tổ chức vào thời điểm Xuân Phân (khi mặt trời ở gần xích đạo nhất). Trong khi đó tại La Mã cổ đại, người ta ăn mừng lễ hội Matronialia để tôn vinh nữ thần Juno, nữ hoàng của các vị thần La Mã, vợ của thần Jupiter. Theo phong tục, các người mẹ tại La Mã cũng được tặng quà trong ngày này.
Tại Châu Âu, nhiều quốc gia có tục lệ để dành riêng một ngày Chủ Nhật trong năm để tôn vinh những người mẹ hiền, điển hình là ngày Mothering Sunday tại những nước có đông giáo dân của các chi nhánh Thiên Chúa Giáo như Vương Quốc Anh. Lễ Mothering Sunday được tổ chức vào Chủ Nhật thứ tư vào Mùa Chay, cũng là để tôn vinh Đức Mẹ.
Tại một số quốc gia mà Ngày Hiều Mẫu chưa được phổ biến, người ta cũng dùng Ngày Quốc tế Phụ nữ vào ngày 8 tháng 3 để tôn vinh những người mẹ.

Bản Tuyên Ngôn Ngày Hiền Mẫu ("The Mother's Day Proclamation") của bà Julia Ward Howe là một trong những lời kêu gọi đầu tiên để tôn vinh các người mẹ tại Hoa Kỳ. Được viết vào năm 1870, bản tuyên ngôn này là sự phản ứng ôn hòa đối với sự tàn phá của cuộc Nội chiến Hoa Kỳ cũng như là cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ. Bản tuyên ngôn này dựa trên nền tảng của chủ nghĩa nữ quyền, với ý tưởng người phụ nữ cũng có trách nhiệm uốn nắn xã hội trên con đường chính trị. Julia Ward Howe có ý định thành lập một ngày lễ mang tên "Ngày Hiền Mẫu vì Hòa Bình" (Mother's Day for Peace), nhưng phong trào này dần lụi tàn vì không đủ kinh phí. Tuy nhiên, ý tưởng của bà Howe đã gây ảnh hưởng lớn đến không ít phụ nữ trong xã hội, điển hình là bà Ann Maria Reeves Jarvis, nữ giáo viên tại trường học của ngôi thánh đường mang tên Thánh Andrew tại thành phố Grafton, tiểu bang West Virginia.

Trong bối cảnh Nội chiến Hoa Kỳ, Bà Ann Maria Reeves Jarvis tập hợp các phụ nữ khác với sứ mệnh chăm sóc cho các thương binh từ cả hai miền Nam Bắc. Sau khi cuộc chiến chấm dứt, bà khởi xướng phong trào mang tên Ngày Các Hiền Mẫu Làm Việc (Mothers' Work Days) vào năm 1858 cùng với các bà mẹ của các chiến binh từ cả hai miền để nhấn mạnh các hoạt động xã hội vì hòa bình. Ann Maria Reeves Jarvis qua đời tại thành phố Philadelphia vào năm 1905. Tại ngôi mộ của mẹ mình, cô con gái Anna Marie Jarvis thề rằng sẽ nối gót theo chân mẹ và thành lập một ngày lễ dành riêng cho các người hiền mẫu, còn sống cũng như đã qua đời.
Hai năm sau đó, cô Anna Marie Jarvis mang 500 đóa hoa Cẩm chướng đến tặng cho từng người mẹ tham dự thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Andrew, nơi mà mẹ cô từng dạy học khi xưa. Một năm sau, vào ngày 10 tháng 5, năm 1905, Nhà thờ Thánh Andrew lần đầu tiên tổ chức một thánh lễ ngày Chủ Nhật đặc biệt để vinh danh các người hiền mẫu trong cộng đoàn. Cô Anna Marie tiếp tục tranh đấu không ngừng để quảng bá ngày lễ này khắp nơi. Đến năm 1909, thánh lễ vinh danh người hiều mẫu đã lan rộng đến 46 tiểu bang, cũng như là đến hai quốc gia láng giềng của Hoa Kỳ là Gia Nã ĐạiMễ Tây Cơ.
Năm 1914, bản nghị quyết do Quốc Hội lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua và được Tổng Thống Woodrow Wilson ký đã chính thức thành lập Ngày Hiền Mẫu.

Truyền thống và lịch sử trên thế giới

Đa số các quốc gia trên thế giới ngày nay ăn mừng Ngày Hiền Mẫu với các phong tục bắt nguồn từ Bắc Mỹ và Châu Âu. Khi được phổ biến tại các nước khác, Ngày Hiền Mẫu đôi khi được thay đổi đôi chút để phản ảnh nền văn hóa từng nơi, một số nước để hợp nhất ngày lễ này với những sự kiện quan trọng của bản xứ (ví dụ như tôn giáo, lịch sử, và truyền thuyết).
Một số nước đã có sẵn một ngày lễ hội dành riêng cho người mẹ và vay mượn thêm các tục lễ của Ngày Hiền Mẫu, như là việc con cái tặng hoa cẩm chướng cũng như là thiệp viết bằng tay cho mẹ mình. Tại những quốc gia mà Ngày Hiền Mẫu chưa được phổ biến, giới truyền thông nhắc đến ngày lễ này như là một cách giới thiệu văn hóa của nước ngoài.

Đối với Thiên Chúa Giáo, ngày lễ này được nối liền với sự tôn kính Đức Mẹ

Đối với các quốc gia có đông tín đồ Ấn giáo, ngày lễ này được đánh dấu với cuộc hành hương "Mata Tirtha Aunshi" trong tháng trăng non.

Việt Nam
Ở Việt Nam những người theo đạo Phật có Lễ Vu Lan là ngày lễ báo hiếu nhớ ơn mẹ dựa theo sự tích Muc Kiền Liên Bồ Tát, nhưng những năm gần đây do sự lan rộng của Internet và các phương tiện thông tin đại chúng, nó đã được phổ biến cả nước và được mọi người hưởng ứng. Vào ngày này, những người con nhớ ơn mẹ sẽ dành đến cho mẹ của mình những món quà ý nghĩa, từ vật chất đến tinh thần. Thông thường nhiều người chọn ngày Chủ Nhật thứ nhì trong tháng 5.
Ngày dành cho các bà mẹ ở Việt Nam có khá nhiều, như Lễ Vu Lan, ngoài ra còn có các ngày dành cho phụ nữ như 8 tháng 3 (Quốc tế Phụ nữ), Ngày Phụ nữ Việt Nam.

Trên thế giới

Tuy Ngày Hiền Mẫu được tổ chức vào rất nhiều ngày khác nhau trên thế giới, hai ngày phổ biến nhất là ngày Chủ Nhật thứ nhì của tháng 5 theo truyền thống Mother's Day của Hoa Kỳ, tiếp theo là ngày Chủ Nhật thứ tư của Mùa Chay theo truyền thống Mothering Sunday của Vương Quốc Anh.
Chú ý: Các quốc gia ăn mừng ngày Ngày Quốc tế Phụ nữ thay vì ăn mừng Ngày Hiền Mẫu được đánh dấu '†'.
Lịch Hồi giáo dựa trên Âm lịch, vốn ngắn hơn năm Dương lịch, ngày lễ mỗi năm đều lọt vào các mùa khác nhau. Bởi thế, nó được liệt vào một danh sách riêng.
Bạn đã ít nhiều hiểu và biết được ý nghĩa nguồn gốc Ngày Của Mẹ rồi đúng không? Đừng chần chừ nữa, ngay từ bây giờ, hãy bắt tay vào kế hoạch của bạn dành cho những người mẹ, người Mẹ kính yêu của mình đi nhé!
Ẩm Thực & Giải Trí - Nguồn gốc Ngày Của Mẹ

Hài học sinh đối đáp nhau cười vỡ bụng