***Dòng Nhạc Thời Gian***

Nhũng bản nhạc bất tử ( - The Carpenters - )    http://youtu.be/QKDIFxUawd0


Vào thập niên 70, có một bộ đôi đã từng làm rung chuyển cả thế giới âm nhạc bởi tài năng và dòng nhạc của họ, đó chính là Carpenters do hai anh em nhà Carpenter lập nên. Tuy sự nghiệp của họ không kéo dài, nhưng những bài hát của họ dường như vẫn còn sống mãi với thời gian ... Xin giới thiệu với các bạn bộ đôi nổi tiếng này.
Karen Anne Carpenter sinh vào lúc 11giờ 45 phút, ngày thứ 5 ngày 2 tháng 3 năm 1950. Còn người anh trai Richard Lynn Carpenter sinh ngày 15 tháng 10 năm 1946. Cha là Harold Bertram Carpenter (sinh ngày 11/8/1908, mất ngày 10/5/1988) và mẹ là Agnes Reuwer (Tatum) Carpenter (sinh ngày 3/5/1915, mất ngày 11/10/1996) tại New Haven, Connecticut.

                              

Ngay từ khi còn nhỏ, cha của cô đã mua rất nhiều đĩa nhạc xuynh, và tại tầng hầm trong ngôi nhà của họ tại 55 phố Hall, New Haven, Karen và người anh trai Richard dành rất nhiều thời gian để nghe những bản nhạc xuynh đó. Rồi một ngày Karen nghe giọng hát của Les Paul và Mary Ford, Spike Jones, và Patti Page, những người này đóng một vài trò rất quan trọng trong việc tác động đến Karen trở thành ca sĩ cũng như gần 20 năm về sau khi cô đã trở nên nổi tiếng. Trong khi đó, Richard vẫn say mê với âm nhạc
Karen kể lại “Trong khi anh Richard nghe nhạc tại tầng hầm, tôi ở ngoài chơi bóng chày, bóng đã và chơi với khẩu súng máy đồ chơi. Tôi rất nghịch ngợm như một cậu con trai, rất cá tính, tôi nghe, tôi nhớ, tôi muốn trở thành một người làm quảng cáo, một ý tá, hay một tiếp viên hàng không”. Đó là những ước mơ ngày cô còn nhỏ, thật giản dị.
                                        


Ngay từ năm 12 tuổi, Richard đã thực sự có năng khiếu về âm nhạc, đặc biệt là piano. Karen đã cố gắng học hỏi theo người anh của mình về âm nhạc, bởi Richard rất có năng khiếu về lĩnh vực này. Cô bắt đầu chơi sao khi học tại trường Nathan Hale. Trong mắt của Karen, Richard thực sự là một người có tài năng, người mà cô vô cùng kính phục.
Vào tháng 6 năm 1963, do không thích thời tiết giá lạnh tại Connecticut, gia đình nhà Carpenter chuyển đến sống tại ngoại ô Downey, California. Nơi đây rất thuận tiện cho Richard phát triển tài năng cũng như thực hiện ước mơ nghề nghiệp của mình. Sau khi bán ngôi nhà ở phố Hall, gia đình Carpenter mua một ngôi nhà ở 13024 Đại lộ Fidler, phía nam Downey.

 
                                    
 Karen Carpenter là người rất yêu thể thao và những hoạt động ngoài trời khác, nhưng cô lại rất ghét lớp học thể dọc ở trường Downey. Với sự giúp đỡ của Richard, cô được phép thay thế môn học này và cuối cùng cô tham gia vào dàn đồng ca của trường để tránh phải học. Tại bạn nhạc này, Karen chơi trống với những dàn chuông, cô nhanh chóng thích thú với những chiếc trống xung quanh và cuối cùng cô đã xin cha mẹ mua hẳn cho mình một bộ trống. Chính người bạn của Karen chơi cùng dàn nhạc là Frankie Chavez đã giúp đỡ cô rất nhiều trong lĩnh vực này, chính anh là người đã dạy cho Karen những nguyên lý cơ bản đầu tiên và cô nhanh chóng nắm bắt và học hỏi được cách thức cũng như giai điệu.

                          
Trong khi Karen vẫn còn học tại trường trung học thì người anh trai 17 tuổi Richard đã vào học tại trường đại học bang California khoa âm nhạc vào mùa thu năm 1964. Tại đây, anh nhanh chóng trở thành bạn thân với tay chơi tuba và bass có tên là Wes Jacobs. Chính người bạn này đã cùng với Richard và Karen thành lập ra Richard Carpenter Trio. Bước đầu ban nhạc này thường hay chơi trong các vũ hội hay đám cưới, bộ ba này cuối cùng cũng đã giành giải tại cuộc thi tài năng "The Battle of the Bands" tại Hollywood Bowl. Chơi bản "Iced Tea" cùng với "The Girl From Ipanema," Richard, Karen, và Wes đã giành được thành công rực rỡ.
 

Vào ngày 13 tháng 5 năm 1966, Karen phát hiện ra giọng hát của mình và đã ký hợp đồng với hãng thu băng đĩa Magic Lamp Records, một nhãn hiệu nhỏ và độc lập được điều hành bởi một người nổi tiếng ở khu vực Los Angeles là Joe Osborn. Tại phòng thu này, Karen đã thu thanh các bài hát "Looking for Love," "I"ll Be Yours," "The Parting of Our Ways," và một số bài khác. Karen chơi trống, Richard chơi keyboards và Joe chơi bass. Đĩa đơn đầu tiên được phát hành vào mùa hè năm 1966 nhưng không thành công lắm.
Sau đó, Karen và Richard hát chung và quyết định sẽ thu thanh tất cả những bài hát của họ, và cái tên Carpenters ra đời.
Album đầu tiên của Carpenters được tung ra vào tháng 11 năm 1969 và đĩa đơn đầu tiên Ticket to Ride đứng thứ 54 trong số những bài hát được yêu thích, và bài “Close to You” với doanh số bán kỷ lục, nó đã đứng 6 tuần tại ví trí thứ nhất và liên tục đứng thứ 4 nhiều tuần sau đó. Bài hát trở thành bài hát đầu tiên trong 17 của 20 đĩa đơn mà bộ đôi này hát thành công nhất, trong đó có các bài "Superstar," "Rainy Days And Mondays," "Sing," "Top Of The World," và "Yesterday Once More." Từ đĩa đơn "Close To You" năm 1970 tới "A Kind Of Hush" năm 1976, Karen năm Richard có một chuỗi thành công liên tục thật bất ngờ. Đặc biệt tại Nhật Bản, những đĩa của Carpenters vẫn là những đĩa có số lượng bán lớn nhất, vượt qua cả ông vua nhạc Pop Micheal Jackson và ban nhạc Eagles.
Những năm tiếp theo, Carpenters trở thành một trong những nhóm nhạc được yêu thích nhất trong lịch sử, bán được gần 100 triệu đĩa nhạc trên toàn thế giới, họ đi lưu diễn khắp nơi trong suốt những năm 70. Giọng hát của Karen rất trong và ấn tượng với những giai điệu lãng mạn, dịu dàng và sâu lắng mà cô hát. Với cách ăn mặc giản dị, có phần hơi lỗi thời so với những nghệ sĩ thời bấy giờ, nhưng chính giọng hát, tài năng và phong cách biểu diễn mà Carpenters đã chinh phục được trái tim của hàng triệu khán giả trên toàn thế giới.

Vào ngày 4 tháng 2 năm 1983, thế giới đã mất đi một ngôi sao ca nhạc tài năng, Karen đã mất tại nhà cha mẹ sau một cơn suy tim, hậu quả của chứng biếng ăn kéo dài nhiều năm. Kể từ đó, Carpenters tan rã, nhưng Richard vẫn tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc. Năm 1987, Richard cho ra đời album đơn TIME, năm 1989, anh sản xuất bộ phim có tên “The Karen Carpenter Story” (Chuyện về Karen Carpenter). Bộ phim đã miêu tả một cách chân thực nhất cuộc sống cá nhân của bộ đôi này và nỗ lực của Karen chống lại bệnh biếng ăn.

                                              ~~~~~~ The End ~~~~~~

                                                        

Mời Các Bạn nghe và thưởng thức những album nhac ABBA. Nghe nhanh http://www.youtube.com/playlist?list=PL6962FFF0F463C546


Cho đến bây giờ ABBA - nhóm tứ tấu disco-pop của Thuỵ Điển - vẫn là 1 trong những ban nhạc nổi tiếng nhất thế giới ở mọi thời đại. ABBA là một trong những ban nhạc thành công nhất trong lịch sử, với con số tiêu thụ lên tới 370 triệu album. Trong khi nhóm không còn biểu diễn cùng nhau kể từ năm 1982, lượng thu âm tiêu thụ tiếp tục ở mức 3 triệu bản một năm và nhạc kịch "Mamma Mia!" —do Andersson và Ulvaeus viết dựa trên các hit của nhóm — thu hút được tới 27 triệu khán giả khắp nơi trên thế giới thưởng thức. Mamma Mia cũng sẽ được dựng thành phim và sẽ ra mắt khán giả vào khoảng tháng 7 năm 2008 này.

Năm 1974 ABBA tham gia cuộc thi Eurovision Contest với ca khúc “Waterloo". ABBA đoạt giải Nhất ở Thuỵ Điển và tiếp tục lọt vào cuộc thi chung kết quốc tế ở Anh và trở thành ban nhạc Thuỵ Điển đầu tiên thắng ở cuộc thi lục địa Châu Âu. Khắp Châu Âu ai cũng biết đến giai điệu của “Waterloo” và nó luôn nằm trong top 10 ca khúc ở Anh và Mỹ.

Sau nhiều năm hẹn hò, cuối cùng Lyngstad và Endersson cũng cưới nhau, nhưng không lâu sau đó Bjorn và Agnetha chia tay nhau. Từ đó trong nhóm bắt đầu xuất hiện những mâu thuẫn mà sau này là nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của nhóm. Tuy nhiên vì lợi ích chung của nhóm, họ đặt chuyện riêng tư sang bên. ABBA tiếp tục tham gia biểu diễn và năm 1979 họ tung ra album “Voulez-Vous”. Với album này họ lọt vào bảng 5 Top Hit ở Anh và nhận được giải thưởng “Album vàng” ở Mỹ.

Điều đáng mừng nhất từ việc vì lợi ích chung của họ là siêu phẩm Happy New Year đã ra đời cùng với album “Super Trouper”, nhưng đáng buồn đây lại là album đánh dấu chấm hết sự nghiệp của nhóm tại thị trường âm nhạc Mỹ mặc dù nó giữ vị trí cao trong bảng xếp hạng quốc tế. Năm 1981 Lyngstad và Andersson ly dị và nhóm chính thức tuyên bố tan rã sau khi tung ra album cuối cùng “The Visitors.
~~~~~~~~~~ The End ~~~~~~~~~~
Xin gói gém một phần nhỏ dưới đây về nhạc sĩ Ngô Thụy Miên qua những tác phẩm dòng nhạc bất hưũ vược thời gian , mà chính UL ngay từ thời còn rất bé đã được nghe và tận hưởng hấp thụ những bản tình ca ngọt ngào có chút hờn trách, mong muốn trong đó....đã khiến cho UL cho đến nay vẫn yêu thích được nghe và tiếp tục thưởng thức mãi không nguôi , không ngừng ;) 

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô Quang Bình, sinh ngày 26 tháng 9 tại Hải Phòng. Ông là con thứ nhì trong một gia đình bảy người con. Ngô Thụy Miên lớn lên với sách vở, thơ văn, gia đình anh điều hành nhà sách Thanh Bình ở Hải Phòng, và sau đó ở Sài Gòn (trên đường Phan Đình Phùng). Thời học sinh, ông có học nhạc với nhạc sĩ Chung QuânHùng Lân tại trường trung học Nguyễn Trãi. Sau đó ông học ở Đại học Khoa học Sài Gòn. Trong thập niên 1960, Ngô Thụy Miên có theo hoc vĩ cầm với giáo sư Đỗ Thế Phiệt, và nhạc pháp với giáo sư Hùng Lân tại Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Thời gian học ở đây, Ngô Thụy Miên quen biết với Đoàn Thanh Vân, con gái của diễn viên Đoàn Châu Mậu và hai người có một mối tình.
Từ năm 1970 đến 1975, Ngô Thụy Miên làm kiểm soát viên không lưu tại phi trường Tân Sơn Nhất. Cũng khoảng thời gian đó, ông là trưởng ban nhạc Luân Phiên tại đài phát thanh Quân đội.
Bắt đầu sáng tác từ năm 1963, tác phẩm đầu tiên của ông Chiều nay không có em đến với công chúng năm 1965, sau đó là Mùa thu cho em và những nhạc phẩm phổ từ thơ của thi sĩ Nguyên Sa như Paris có gì lạ không em, Tuổi 13... Trong thời gian theo học đại học, ông đã nhiều lần trình diễn và phổ biến những sáng tác của mình tại các hội quán văn nghệ, các trung tâm văn hóa và giảng đường đại học. Năm 1974, Ngô Thụy Miên thực hiện băng nhạc đầu tay Tình Ca Ngô Thụy Miên gồm 17 tình khúc đã được viết trong khoảng thời gian 1965 - 1972. Với sự góp mặt của các ca sĩ và nhạc sĩ như Khánh Ly, Duy Trác, Thái Thanh, Lệ Thu, Thanh Lan, Duy Quang... cuốn băng tạo được thành công rực rỡ.

 Đoàn Thanh Vân cùng với toàn gia đình di tản sang Mỹ trong ngày đầu tiên. Tháng 10 năm 1978, Ngô Thụy Miên rời Việt Nam, vượt biên đến Mã Lai, sau đó qua Montréal (Canada) và gặp lại Đoàn Thanh Vân. Cuối 1979, hai người thành hôn, và năm 1980 sang định cư tại San Diego, California. Năm 1981 ông tốt nghiệp BS về khoa học máy tính và hiện nay Ngô Thụy Miên làm việc tại Olympia, Washington.

Trong thập niên 1990, Ngô Thụy Miên tiếp tục sáng tác với những Cần thiết, Em về mùa thu, Trong nỗi nhớ muộn màng... và nhất là Riêng một góc trời (1997), được coi là một trong vài tình khúc tiêu biểu của thập niên. Năm 2000, nhạc phẩm Mưa trên cuộc tình tôi của ông cũng được thính giả đón nhận một cách đặc biệt. Tổng cộng cho đến nay, Ngô Thụy Miên đã sáng tác được trên 75 ca khúc, với khoảng 20 bài sáng tác ở trong nước.
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
Dưới đây là các links UL sưu tập để mong góp phần phong phú hơn cho Blog. Chúc quý bạn ghé thăm và chia sẽ với Uyên những dòng nhạc không bao giờ tan biến trong tâm hồn người Việt Nam













 
 







 

 '''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''

Nhạc Si ̃Phạm Duy

Phạm Duy (5 tháng 10 năm 1921 - 27 tháng 1 năm 2013[1]) tên thật Phạm Duy Cẩn là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà nghiên cứu nhạc của Việt Nam. Với hơn 70 năm sự nghiệp, ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn của nền Tân nhạc với số lượng sáng tác đồ sộ và đa dạng về thể loại, kết hợp âm nhạc cổ truyền, dân ca, với các trào lưu phong cách hiện đại, và trong đó có những ca khúc đã trở nên rất quen thuộc với người Việt. Ngoài sáng tác, Phạm Duy còn có nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị. Ông cũng từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Mặc dù vậy, các quan điểm nhìn nhận về Phạm Duy còn gây nhiều tranh cãi.
Khởi sự đời nhạc trong gánh hát Đức Huy với vai trò ca sĩ hát lưu động. Từng tham gia Kháng chiến chống Pháp một thời gian trước khi vào miền Nam để tiếp tục tự do hoạt động âm nhạc. Phạm Duy là một tên tuổi lớn và đầy ảnh hưởng tại miền Nam Việt Nam với những hoạt động tích cực giành cho cả âm nhạc lẫn chính trị, cho đến sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, khi ông vượt biên sang Hoa Kỳ.
Năm 2005, ông về Việt Nam định cư, sống an hưởng tuổi già và từ đó, một số ca khúc của ông mới bắt đầu được cho phép phổ biến. Tính cho đến nay, có hơn 50 ca khúc được cấp phép lưu hành, trong số khoảng một nghìn sáng tác của Phạm Duy.
Nhạc sĩ Phạm Duy, tên thật là Phạm Duy Cẩn, xuất thân từ một gia đình văn nghiệp. Trong hồi ký của mình, ông viết:[2]
Tôi ra đời tại nhà hộ sinh ở số 40 Rue Takou (phố Hàng Cót) Hà Nội vào lúc 1 giờ 15 sáng ngày 05 tháng 10 năm 1921, theo âm lịch là ngày mùng 5 tháng 9 (nhuận) năm Tân Dậu. Trước đó vài giờ, mẹ tôi còn đang ôm bụng ngồi đánh tổ tôm với mấy bà bạn và với Bác Hàn Làng Vẽ.
Mẹ tôi vừa ù xong ván bài tổ tôm thì dở dạ và người nhà vội vàng đưa vào nhà đẻ. Do đó, khi tôi lớn lên, mỗi lần gặp Bác Hàn là bác nhắc tới chuyện ván bài tổ tôm và gọi tôi là thằng Tôm. Ai ngờ bây giờ về già, tôi cũng trở thành một thứ
Uncle Tom
Cha là Phạm Duy Tốn thường được xem như nhà văn xã hội đầu tiên của nền Văn học Mới hồi đầu thế kỷ 20. Anh là Phạm Duy Khiêm, giáo sư thạc sĩ, cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Pháp, văn sĩ Pháp văn, tác giả những cuốn Légendes des terres sereines, Nam et Sylvie, De Hanoi à Lacourtine...
Sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921 (5 tháng 9 năm Tân Dậu) tại phố Hàng Cót, Hà Nội. Phạm Duy học vỡ lòng tại trường Hàng Thùng, học tiểu học tại trường Hàng Vôi, học không được giỏi và thường bị phạt. Đến khi 13 tuổi (1934) vào được lớp nhất, ông học giỏi lên dần, thành một trong những học sinh ưu tú của lớp, nhất là môn đọc thơ tiếng Pháp.
Năm 1936, vào học ở trường Thăng Long, một trọng điểm trong thời kỳ kháng chiến. Thầy dạy ông có Võ Nguyên Giáp, còn trong đám bạn cùng lớp có nhà thơ Quang Dũng.
Năm 1940, nghe lời bè bạn, ông thi vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương, học thầy Tô Ngọc Vân, chung lớp với Bùi Xuân Phái, Võ Lăng... , nhạc sĩ Lê Thương, Lê Xuân Ái, Văn Đông... và nhất là nhạc sĩ Văn Cao, người sau này trở thành bạn thân thiết.nhưng ông không có năng khiếu nhiều và không ham vẽ cho lắm. Thời kỳ này ông ca hát nhiều hơn là vẽ tranh.
Năm 1942 ông có sáng tác đầu tay "Cô hái mơ".
Năm 1944, ông thành ca sĩ hát tân nhạc trong gánh hát cải lương Đức Huy – Charlot Miều. Gánh hát này đưa ông đi rất nhiều miền trên đất nước, từ Bắc chí Nam, khiến ông mở mang tầm mắt, ngoài ra tự nhiên cũng trở thành một trong những nhân tố quan trọng trong việc phổ biến tân nhạc đến các vùng. Thời kỳ hát rong, Phạm Duy được gặp gỡ nhiều tên tuổi lớn như thi sĩ Lưu Trọng
Sau đó ông khởi sự con đường âm nhạc của mình với việc trở thành ca sĩ trong gánh hát Đức Huy, đi diễn lưu động từ Bắc qua Trung vào Nam trong những năm 1943-1945. Ông là người đầu tiên hát nhạc cải cách trên đài Radio Indochine ở Sài Gòn vào năm 1944, mỗi tuần trình bày 2 lần.
Năm 1945, xảy ra nạn đói, Phạm Duy rời nhà cũ đi lang thang nhiều nơi, sau đó ông theo kháng chiến. Trong thời Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, Phạm Duy trở thành cán bộ văn nghệ của Việt Minh và là một trong những nhạc sĩ thành công nhất lúc đó. Thời kỳ này, bên cạnh tài năng được khen ngợi, thì xu hướng lãng mạn của Phạm Duy bị cho là tiêu cực, nhiều bài hát của ông bắt đầu bị xét duyệt, cấm đoán. Sau do không chịu sự quản thúc ngặt nghèo, ông đã rời bỏ Việt Minh về thành[cần dẫn nguồn]. Từ đó tác phẩm của ông bị cấm phổ biến trong vùng kiểm soát của Việt Minh, cũng như ở miền Bắc sau 1954 và trên cả nước sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Năm 1949 ông lập gia đình với ca sĩ Thái Hằng.
Năm 1951, ông đưa gia đình về Sài Gòn.
Năm 1953, ông qua Pháp học về âm nhạc, tại đây quen với giáo sư Trần Văn Khê. Về lại miền Nam, ông tiếp tục sáng tác và biểu diễn trong ban hợp ca Thăng Long. Nhạc Phạm Duy phổ biến rất rộng rãi ở miền Nam (mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng gọi là "bàng bạc khắp mọi nơi"[3] thời bấy giờ). Thời gian này ông cũng có những hoạt động trong ngành điện ảnh.
Từ sau 30 tháng 4 năm 1975, ông và gia đình cư ngụ tại Thành phố Midway, Quận Cam, California.
Năm 1990, ông bắt đầu viết hồi ký, khi hoàn tất chia làm 4 cuốn.
Năm 1999, vợ ông là bà Thái Hằng qua đời, sự kiện này khiến ông bị cao huyết áp phải đi nằm bệnh viện một thời gian dài. Sau năm này, lần đầu về thăm quê hương sau 25 năm lưu lạc, ông gặp gỡ nhiều bạn cũ ở Việt Nam.
Tháng 5 năm 2005, ông trở về Việt Nam, mua nhà sống tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh cùng các con trai Duy Quang (ca sĩ), Duy Cường. Tháng 7 cùng năm, có 9 nhạc phẩm của ông được phép lưu hành ở Việt Nam; tháng 11, được phép lưu hành thêm 10 tác phẩm nữa. Tính đến nay (tháng 8 năm 2007) đã có hơn 40 tác phẩm của Phạm Duy được phổ biến tại Việt Nam, tính cả các đoản ca trong "Trường ca con đường cái quan".
Ông qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 27 tháng 1 năm 2013, một tháng sau cái chết của con ông là ca sĩ Duy Quang.[1] Lễ động quan cử hành ngày 3 tháng 2 và ông sẽ yên nghỉ tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương.

Phạm Duy và Văn Cao

Phạm Duy là người đầu tiên đem ca khúc Buồn tàn thu của Văn Cao đi khắp mọi miền đất nước. Ông từng có đóng góp vào những tác phẩm của Văn Cao, như cùng đặt lời, viết nhạc cho Bến xuân, Suối mơ. Hai người thường được biết đến như là một đôi bạn thân thiết, có một tình bạn kéo dài nửa thế kỷ, dù đi theo hai con đường đối lập nhau. Họ quen nhau tại Hải Phòng năm 1944. Trong hồi ký của mình, Phạm Duy tả về Văn Cao:
"Thấp bé hơn tôi, khép kín hơn tôi, nhưng Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều. Chắc chắn là đứng đắn hơn tôi. Lúc mới gặp nhau, anh ta chưa dám mày-tao với tôi, nhưng tôi thì có cái tật thích nói văng mạng (và văng tục) từ lâu, kết cục, cu cậu cũng theo tôi mà xổ chữ nho. Nhưng Văn Cao bản tính lầm lỳ, ít nói, khi nói thì bàn tay gầy gò luôn luôn múa trước mặt người nghe. Anh ta thích hút thuốc lào từ khi còn trẻ, có lần say thuốc ngă vào tay tôi. Về sau, anh còn nghiện rượu rất nặng."[4].
Hai người trở thành đôi bạn thân, thường giúp nhau sáng tác nhạc và ra vào những chốn ăn chơi, sau đó còn rủ nhau theo kháng chiến.
Đến năm 1949, Phạm Duy dinh tê về Nam còn Văn Cao ở lại với cách mạng. Bị cấm liên lạc từ đó đến 1987, khi Phạm Duy ở Hoa Kỳ, Văn Cao ở Việt Nam, họ mới liên lạc với nhau được bằng thư tay, qua một số người Việt kiều. Hai người vẫn xưng hô mày, tao như hồi xưa. Sau này vợ chồng Phạm Duy và vợ chồng Văn Cao còn được nghe giọng nói, xem cử chỉ của nhau bằng tin nhắn qua băng video do cô Nam Trân, một phóng viên truyền hìnhhải ngoại giúp đỡ [5].
Năm 1995 Văn Cao mất, nhưng phải đến 2001 Phạm Duy mới viếng mộ được. Trong lần đầu trở lại quê hương, ông đă cầm một chai rượu rưới lên khắp mộ người bạn chí cốt [5].

 Gia đình

Gia đình Phạm Duy có nhiều người nổi tiếng trong lãnh vực nghệ thuật:
Các con của Phạm Duy cũng là những ca sĩ, nhạc sĩ:
Ngoài ra có thể kể đến:

[sửa] Sự nghiệp

[sửa] Thời kỳ tiền chiến

Năm 1942, khi còn đang hát cho gánh hát Đức Huy, Phạm Duy cho ra đời tác phẩm đầu tay Cô hái mơ, phổ nhạc cho bài thơ Cô hái mơ của Nguyễn Bính. Năm 1944 đến bài hùng ca Gươm tráng sĩ, là bài hát đầu tiên ông viết cả lời lẫn nhạc.
Thời kháng chiến Nam bộ (19451946) ông chơi thân với Văn Cao, ngoài việc cùng ra vào chốn ăn chơi, ông và Văn Cao còn giúp nhau trong phương diện sáng tác (chẳng hạn một số ca khúc của Văn Cao do ông đặt lời, như bài Bến xuân). Những nhạc phẩm đầu tay của ông có nhiều hùng ca: Gươm tráng sĩ, Chinh phụ ca, Thu chiến trường, Chiến sĩ vô danh, Nợ xương máu... Bên cạnh đó còn có nhạc tình lãng mạn, trong đó có nhiều bài giúp ông trở nên nổi tiếng: Cây đàn bỏ quên, Khối tình Trương Chi, Tình kỹ nữ, Tiếng bước trên đường khuya...
Năm 1947, Phạm Duy bắt đầu sáng tác nhạc âm hưởng dân ca với mong muốn hiểu biết sâu vào chốn thôn quê hơn, từ đó cho ra đời nhiều bài mà ông gọi là "Dân ca mới", rất được đông đảo quần chúng yêu thích: Nhớ người thương binh (1947), Dặn dò, Ru con, Mùa đông chiến sĩ, Nhớ người ra đi, Người lính bên tê, Tiếng hát sông Lô, Nương chiều... Những bài này được ông sáng tác dựa trên 2 tiêu chí:
  • Nét nhạc vẫn dùng âm giai ngũ cung cố hữu nhưng áp dụng nhạc thuật chuyển hệ làm cho giai điệu không nằm chết trong một ngũ cung nào đó như trong dân ca cổ mà chạy dài trên nhiều hệ thống ngũ cung khác nhau;
  • Lời ca tuy nằm trong thể thơ lục bát, nhưng có nhiều khi được biến thể, do đó tiết điệu cũng theo âm tiết của lời ca mà trở nên phong phú hơn
  • Ông từng nói trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC: "Tôi nghĩ rằng tôi là người Việt Nam, nếu tôi muốn được gọi là một nhạc sỹ Việt Nam, thì tôi phải làm nhạc dân ca. Đó là chuyện rất giản dị... Tôi phải khởi sự sáng tác của tôi bằng những bản nhạc mang tinh thần Việt Nam và với chất liệu của Việt Nam nữa."[1]
    Từ năm 1948, bên cạnh những bài có sắc thái tươi vui như: Gánh lúa, Đường ra biên ải... Ông có sáng tác thêm một thể loại mới: nói về sự đau khổ của những người sống trong chiến tranh. Những bài như: Bao giờ anh lấy được đồn tây (sau đổi thành Quê nghèo), Bà mẹ Gio Linh, Về miền Trung, Mười hai lời ru... đều có hình ảnh làng quê và người dân quê nghèo khổ.
    Những bài hát này tuy được quần chúng yêu thích và phổ biến rất rộng rãi, nhưng do nói về sự bi, sự khổ mà Phạm Duy bắt đầu bị sự chỉ trích của cấp trên thời kháng chiến, ông bèn về miền Nam để tự do sáng tác. Năm 1952, bài Tình hoài hương ra đời, khởi xướng cho xu hướng sáng tác "Tình ca quê hương", sau đó là Tình ca; hai bài này được yêu thích từ Nam ra Bắc và nằm trong những tác phẩm tiêu biểu nhất nói về quê hương, với những câu như: "Quê hương tôi có con đê dài ngây ngất, lúc tan chợ chiều xa tắp, bóng nâu trên đường bước dồn, lửa bếp nồng, vòm tre non làn khói ấm hương thôn" (trong Tình hoài hương), "Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi, mẹ hiền ru những câu xa vời, à à ơi! tiếng ru muôn đời" (trong Tình ca).
    Tiếp đó ông trở về thể loại dân ca mới với những bài Đố ai, Nụ tầm xuân, Ngày trở về, Người về, Tình nghèo... Bên cạnh đó là Thuyền viễn xứ, Viễn du nói về sự chia lìa quê hương. Bài Hẹn hò nói về sự ngăn chia đôi lứa, ông dùng nhạc ngũ cung giọng Huế. Ngoài ra còn có: Xuân ca, Dạ lai hương, Xuân thì... Năm 1954, ông chuyển từ nhạc tình ca quê hương sang tự tình dân tộc, soạn ra Bà mẹ quê, Em bé quê, Vợ chồng quê, trong đó có Em bé quê với những câu đầu lấy trong sách giáo khoa Quốc Văn, được trẻ con thuộc như bài đồng dao.
  • nhạc sĩ PHẠM DUY

     Thời chia cắt đất nước

    Sau khi sang Pháp du học âm nhạc, ông sáng tác thêm được nhiều bài giá trị, ban đầu vẫn là "Dân ca mới", lại có thêm nhiều tác phẩm ca ngợi tình yêu đôi lứa mà phổ biến nhất phải kể đến "Đừng xa nhau", "Ngày đó chúng mình", "Tìm nhau"... Thời gian này, ông hoàn thành 2 trường ca giá trị : Con đường cái quanMẹ Việt Nam.
    Lúc này ông sáng tác tự do theo nhiều chủ đề, những bài hát như nói về tâm tưởng '"Chiều về trên sông", "Một bàn tay", "Tạ ơn đời", "Đường chiều lá rụng", "Nước mắt rơi"... được Thái Thanh, Kim Tước, Quỳnh Giao thể hiện thành công; nhất là ca sĩ Thái Thanh, em của Thái Hằng, tên tuổi của bà đã gắn liền với những tác phẩm "Dân ca mới" và nhạc tình của Phạm Duy.
    Năm 1973, lúc Phong trào Nhạc trẻ lên cao, ông cùng với ca sĩ Thanh Lan và nhạc sĩ Ngọc Chánh đi dự Đại hội âm nhạc Quốc tế tại Tokyo, Nhật. Bản Tuổi biết buồn của ông được lọt vào vòng chung kết. Ông cũng sáng tác những tình ca nhẹ nhàng lãng mạn thích hợp với tuổi thanh niên, sinh viên như Trả lại em yêu, Con đường tình ta đi, Thà như giọt mưa.... hợp với giọng ca của Duy Quang, con trai ông.
    Thời gian này, ông cũng viết những ca khúc nói về tâm tư của ngưởi Việt trong cuộc chiến tranh Việt Nam như Kỷ vật cho em, Khi tôi về, Tình khúc trên chiến trường tồi tệ và những ca khúc mong ước hòa bình, được xây dựng đầu tiên từ trong lòng người (10 bài Bình ca). Ông cũng viết về đề tài xã hội, về những bi phẫn và băn khoăn của con người bất lực, mà ông gọi là những bài "Tâm ca" và "Tâm phẫn ca".
    Ông cũng tham gia Phong trào du ca Việt Nam với các ca khúc Trả lại tôi tuổi trẻ, Du ca mùa xuân,...

     Thời kỳ ở hải ngoại

    Tại Hoa kỳ, thời gian đầu ông sáng tác một số ca khúc nói lên nỗi buồn tha hương, cũng như đả phá chế độ tại Việt Nam, những bản nhạc đó được phổ biến trong băng nhạc Phượng Nga. Nhưng sau này ông sáng tác những bài tình ca trở lại. Đáng kể nhất trong thời gian ở hải ngoại là bộ Minh họa Kiều (phổ nhạc truyện Kiều), Trường ca Hàn Mặc Tử, Hương Ca (lúc đầu chỉ có 7 bài)...

     Trở về Việt Nam

    Sau nhiều lần về thăm quê hương,[6]. Phạm Duy chính thức trở về định cư tại Việt Nam ngày 17 tháng 5 năm 2005, với sự cho phép của chính phủ Việt Nam[7]. Sự kiện này được truyền thông trong nước lẫn hải ngoại quan tâm đặc biệt[7][8][9]. Báo chí Việt Nam nhận xét đó là "nhịp cầu nối quê hương với người Việt xa xứ"[7], "niềm vui thống nhất lòng người"[8], còn Phạm Duy nói cuộc trở về này là "lá rụng về cội"[10][11]. Bên cạnh đó, sự kiện này còn gặp phải sự phản đối của một số người Việt hải ngoại, vì họ cho rằng ông đã về phe cộng sản.
    Công ty Phương Nam cũng nhân dịp này, đã đứng ra mua bản quyền toàn bộ nhạc phẩm của Phạm Duy trong vòng 10 năm với giá hơn 400 nghìn đôla [12].
    Năm 2006, Phạm Duy tổ chức đêm nhạc mang tên "Ngày trở về" tại nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, đêm nhạc tổ chức quy mô hoành tráng, được công chúng đón nhận nhiệt liệt. Một số nhân vật đã phản đối sự đón nhận này, trong đó có nhà báo Nguyễn Lưu với bài "Không thể tung hô" đăng trên báo Đầu tư[13]. Tuy nhiên bài viết của Nguyễn Lưu vấp phải sự phản đối của nhiều độc giả[14], bị cho là mắc nhiều "sai lầm ngây ngô",[15] và những "lỗ hổng kiến thức chết người"[16]. Công ty Phương Nam cũng phản hồi bài viết này bằng một bài báo, trong đó nội dung phần lớn để cải chính những kiến thức sai lầm trong bài của Nguyễn Lưu.[17]. Sau đó báo Đầu tư đã thông báo chấm dứt tranh luận về vấn đề này.
    Nhiều đêm nhạc Phạm Duy khác với quy mô lớn tiếp tục diễn ra: Con đường tình ta đi, Ngày trở về tại nhiều tỉnh miền Trung, những đêm giới thiệu Minh họa Kiều tại miền Bắc.. Tháng 3 năm 2009, đêm "Ngày trở về" đã tổ chức thành công ở nhà hát lớn, Hà Nội, nơi ông sinh ra, "Xong buổi diễn, tôi mới thực sự là người về hưu" - ông phát biểu [18]. Ngày 18 tháng 8 năm 2011 ban liên lạc họ Phạm tại Tp Hồ Chí Minh và công ty TNHH họ Phạm Phương Nam tổ chức đêm nhạc Họ Phạm với chủ đề: "Mọi trái tim - một tấm lòng" cũng mời ông và nhạc sỹ Phạm Tuyên tới dự.

     Phạm Duy tại những vùng cấm

    Nhạc Phạm Duy từng rất phổ biến khắp cả miền Nam, miền Bắc nước Việt Nam trong những năm 1945-1954 và được nhiều người hát. Nhưng từ khi ông tỏ ra bất phục với chính quyền cách mạng, đã có nhiều nhìn nhận khắt khe về ông dẫn đến việc cấm hát, cấm nói về Phạm Duy - nhạc Phạm Duy từ sau năm 1954 tại miền Bắc, và việc ông vượt biên sang Mỹ đã khiến nhà nước Việt Nam đưa ông vào danh sách 2 người bị cấm toàn bộ về nhân thân trên toàn nước Việt Nam từ sau 1975.

    Tại Bắc Việt Nam trước 1975

    Theo hồi ký của Phạm Duy thì lệnh cấm nhạc của ông bắt đầu từ bài Bên cầu biên giới, ra đời năm 1952; bài này bị chỉ trích là có thứ tình cảm bỉ mị buồn bã, làm nản lòng người. Sau khi được Nguyễn Xuân Khoát thông báo lệnh cấm, Phạm Duy rời bỏ cách mạng về miền Nam.
    Ban đầu tại các diễn đàn văn nghệ còn có những cuộc bàn cãi về việc cho hay không cho hát nhạc Phạm Duy, nhưng về sau thì cấm tiệt. Từ đó, nhạc Phạm Duy bị liệt vào hạng phản động, tên tuổi của ông được đem ra phê phán. Ông cũng bị nghi ngờ có liên hệ với CIA.
    Nhạc sĩ Đỗ Nhuận là người hưởng ứng nhiệt tình việc này, ông đặc biệt tỏ ra coi thường âm nhạc của Phạm Duy. Trong các bài viết năm 1958 và 1969, Đỗ Nhuận gọi việc sinh viên miền Bắc phổ biến bài Tìm nhau của Phạm Duy là "rải tuyên truyền", Đỗ Nhuận gọi bài đó là "dâm ô"[19].
  • nhạc sĩ PHẠM DUY

     Tại Việt Nam từ 1975 đến 2005

    Sau ngày thống nhất đất nước, Trần Văn Khê từ Pháp có về hỏi Tố Hữu về vụ Phạm Duy, Tố Hữu nói: "Bỏ khúc giữa, lấy khúc đầu và khúc đuôi"[20], nghĩa là vẫn nên phổ biến sau khi bỏ hết những bài sáng tác thời chiến tranh Việt Nam. Nhưng rồi nhạc Phạm Duy vẫn bị cấm trên cả nước, ngoài ra bàn luận về Phạm Duy cũng bị cấm. Ông cùng với Hoàng Thi Thơ là hai nhạc sĩ đặc biệt nhất bị cấm về nhân thân.[21]
    Tuy vậy, khoảng 30 năm, vẫn thấy vài người viết về Phạm Duy. Trong cuốn Những bài viết tiến bộ công khai trên báo chí Sài Gòn từ 1954 – 1975 có cho đăng lại một phần trích đoạn của cuốn Phạm Duy đă chết như thế nào. Hay như thi sĩ Chế Lan Viên cũng nhắc tới Phạm Duy trong một bài báo tên "Hồi Ký" đăng tại tạp chí Sông Hương ngày 22 tháng 6 năm 1986:
    "Tất cả về cội, không mất mát gì ư? Có chứ, Mất Phạm Duy! Chúng ta tiếc lắm, vì anh có tài lớn. Nhưng chúng ta làm sao được! Anh ấy bỏ chúng ta, chứ chúng ta đâu có bỏ anh."
    Bài viết của Chế Lan Viên kết thúc bằng đoạn:
    "Vâng chỉ có trường hợp anh Phạm Duy là…là không cần cội vậy thôi. Chứ hình như hầu hết, lá rụng đều về cội cả và mọc lên thành cội nữa."
    Nhà báo Nguyễn Phúc Long trong bài "Công và tội" đăng trên báo Đoàn kết, số 393 ra tháng 7 năm 1987, có nhắc đến Phạm Duy, sau một loạt tên tuổi mà ông cho là "phản bội", nhưng vẫn có công cho văn hoá nước nhà như Trần Ích Tắc, Lê Trắc, Phạm Thái, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Khiêm, Võ Phiến và nhóm Tự Lực Văn Đoàn:
    "Trong lĩnh vực ca nhạc, Phạm Duy, “con người của phản bội”, bị nhân dân ta khinh bỉ cũng đă có cái may mắn là để lại cho chúng ta một số bài hát giàu tính dân ca và trữ tình nhất là những bài được ông ta sáng tác trong thời kỳ đi theo kháng chiến1946 - 1949."
    Đến năm 1994, báo chí Việt Nam mới có một bài thiện ý với Phạm Duy. Đó là bài thơ "Về thôi" mà nhà văn Lưu Trọng Văn, con trai nhà thơ Lưu Trọng Lư, gửi lên tờ Tuổi trẻ chủ nhật, có đề chữ "Tặng P.D." bên cạnh. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đă phổ nhạc bài này. Rồi sau đó chính Phạm Duy cũng phổ nhạc với tên "Trăm năm bến cũ". Theo Phạm Duy, đây là bài thơ làm ông nghĩ nhiều tới việc về thăm Việt Nam, mà năm 2001 ông đă thực hiện
Để xem đầy đủ danh sách các sáng tác của Phạm Duy, xem Nhạc Phạm Duy.

http://www.saigonocean.com/nghenhacPhamDuy/PD.htm
Đây là danh sách các sáng tác của nhạc sĩ Phạm Duy được lấy từ trang web chính thức của nhạc sĩ. Các bài hát được xếp theo thứ tự thời gian do chính Phạm Duy phân loại. Danh sách bao gồm cả những ca khúc nước ngoài được Phạm Duy viết lời Việt.
Danh sách còn bổ sung một số ca khúc không được nhạc sĩ nhắc đến như Tục ca, và một số ca khúc sáng tác sau này như Minh họa kiều, Hương ca...
  • Áo anh sứt chỉ đường tà
  • Bà mẹ Gio Linh
  • Bà mẹ phù sa
  • Bên cầu biên giới
  • Bên ni bên nớ
  • Bao giờ biết tương tư
  • Cây đàn bỏ quên
  • Chiều về trên sông
  • Con đường cái quan
  • Chỉ chừng đó thôi
  • Còn chút gì để nhớ
  • Dạ lai hương
  • Đạo ca
  • Đường chiều lá rụng
  • Đưa em tìm động hoa vàng
  • Giọt mưa trên lá
  • Giải thoát cho em
  • Giết người trong mộng
  • Giờ thì em yêu
  • Giọt chuông cam lộ
  • Gọi em là đóa hoa sầu
  • Hạ hồng
  • Hẹn hò
  • Kỷ vật cho em
  • Kỷ niệm
  • Minh Họa Kiều
  • Mộ khúc
  • Mẹ Việt Nam
  • Ngày trở về
  • Nha Trang ngày về
  • Ngày xưa Hoàng Thị
  • Ngày đó chúng mình
  • Ngày em hai mươi tuổi
  • Ngày sẽ tới
  • Ngày tháng hạ
  • Ngày trở về
  • Ngày xưa
  • Nghìn năm vẫn chưa quên
  • Nghìn thu
  • Ngồi gần nhau
  • Ngọn trào quay súng
  • Ngụ ngôn mùa đông
  • Ngựa hồng
  • Người lính bên tê
  • Người lính trẻ
  • Người tình
  • Người tình già trên đầu non
  • Người về
  • Người việt cao quý
  • Ngậm ngùi
  • Nha Trang ngày về
  • Nhạc tuổi xanh
  • Phố buồn
  • Quê nghèo
  • Rong ca
  • Tâm ca
  • Thiền ca
  • Thông điệp mùa xuân
  • Thương ca chiến trường
  • Tình ca
  • Tình hoài hương
  • Tiếng thu
  • Tổ khúc Bầy chim bỏ xứ
  • Trường ca Con đường cái quan
  • Trường ca Hàn Mặc Tử
  • Trường ca Mẹ Việt Nam
  • Tục ca
  • Về miền Trung
  • Vần thơ sầu rụng
  • Quán bên đường
  • Quán Thế Âm
  • Răn
  • Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà
  • Rong khúc
  • Ru con
  • Thu ca điệu ru đơn
  • Thu chiến trường
  • Thương ai nhớ ai
  • Thương tình ca
  • Thuyền viễn xứ
  • Tiễn em
  • Tiếng bước trên đường khuya
  • Tiếng hát to
  • Tiếng hát trên sông
  • Tiếng hát trên sông Lô
  • Tiếng hò miền Nam
  • Tiếng sáo Thiên Thai
  • Tiếng thời xưa
  • Viễn du
  • Xin em giữ dùm anh
  • Xin tình yêu Giáng sinh
  • Xuân
  • Xuân ca
  • Xuân hành
  • Xuân hiền
  • Xuân thì
  • Xuất quân
  • Yêu em vào cõi chết
  • Yêu là chết trong lòng

  • Tập nhạc đã in

    • Những điệu hát bình dân, Nhà xuất bản Đất Mới - Thanh Hoá, 1950.
    • Tình ca, tự xuất bản - Sài Gòn, 1969.
    • Một mẹ trăm con, Bộ Thông Tin - Sài Gòn, 1962.
    • Trường Ca Con đường cái quan, Tập san Sáng dội miền Nam - Sài Gòn, 1960 và Quảng Hoá - Sài Gòn, 1970.
    • Mười Bài Tâm Ca, Lá Bối - Sài Gòn, 1965.
    • Ngày đó chúng mình yêu nhau - An Tiêm - Sài Gòn, 1968.
    • Gìn vàng Giữ ngọc, Sài Gòn, 1971
    • Nghìn trùng xa cách, An Tiêm - Sài Gòn, 1968.
    • Hát vào đời, An Tiêm - Sài Gòn, 1969.
    • Vòng tay thế giới, Quảng Hóa - Sài Gòn, 1969.
    • Giết người trong mộng, Trí Dũng - Sài Gòn, 1970.
    • Ca khúc cho ngày mai, Quảng Hóa - Sài Gòn, 1970.
    • Cho nhau riêng nhau một đời, Khai Phóng - Sài Gòn, 1970.
    • Giọt lệ cho tình ta, Chân Mây - Sài Gòn, 1970.
    • Mười bảy tình ca bất tử Thương Yêu - Sài Gòn, 1971.
    • Đạo ca, Văn học sử - Sài Gòn, 1971.
    • Nhi đồng ca, Cục Tâm lý chiến - Sài Gòn,1971.
    • Kỷ vật chúng ta, Gìn vàng Giữ ngọc - Sài Gòn, 1971.
    • Thương ca chiến trường, Gìn vàng Giữ ngọc - Sài Gòn, 1971.
    • Chiến ca mùa hè, Tiên Rồng - Sài Gòn, 1972.
    • Con đường tình ta đi, Gìn vàng Giữ ngọc - Sài Gòn, 1973.
    • Tuyển tập nhạc tiền chiến (trong đó có nhạc Phạm Duy), Kẻ Sĩ - Sài Gòn, 1968.
    • Tuyển tập 20 năm nhạc tình (trong đó có nhạc Phạm Duy), Khai Phóng - Sài Gòn, 1970.
    • Hoàng cầm ca, Hội văn hoá Việt Nam tại Bắc Mỹ - Hoa Kỳ, 1984.
    • Thấm thoát mười năm, Hội văn hoá Việt Nam tại Bắc Mỹ - Hoa Kỳ, 1984
    • Tủ sách Cành Nam và Tạp chí Xác Định - Hoa Kỳ, 1985.
    • Mười bài rong ca, PDC Productions, Midway City, USA, 1988
    • Mười bài tâm ca, PDC Productions, Midway City, USA, 1990
    • Bầy chim bỏ xứ cành vàng - Westminster, CA USA, 1990
    • Một đời để yêu (30 tình khúc), Nam Á - Paris, Pháp, 1989
    • Vườn thơ cánh nhạc (30 bài thơ phổ nhạc), Nam Á - Paris, Pháp 1989
    • Tình si (30 tình khúc), Nam Á - Paris, Pháp, 1992
    • Tình ca quê hương (30 bài ca quê hương), Nam Á - Paris, Pháp, 1992
    • Lịch sử trong tim (30 bài ca kháng chiến), Nam Á - Paris, Pháp, 1992
    • Hát trên đường về (Đạo ca, Rong ca, Thiền ca), Nam Á - Paris, Pháp, 1992
    • Niềm vui còn đó (Bé ca, Nữ ca, Bình ca), Hồng Lĩnh - Westminster, CA, USA, 1994
    • Tạ ơn đời, Hồng Lĩnh - Westminster, CA, USA 1994 (Có thêm ngoại ngữ)
    • Trường ca Mẹ Việt Nam (Việt-Anh-Pháp), Phủ Đặc ủy Chiêu hồi - Sài Gòn, 1960 và Lá Bối, 1967
    • Trường ca Mẹ Việt Nam (Việt-Pháp), Nam Á, Paris, Pháp, 1985
    • Dân ca - Folk Songs (Việt-Anh), USIS - Sài Gòn, 1968.
    • Hoan ca (Việt-Anh) DU CA - Sài Gòn, 1973.
    • Hát trên đường tị nạn (Việt-Anh) ĐÔNG PHƯƠNG - Santa Ana, CA USA1979.
    • Mười bài ngục ca (Việt-Anh) NGUYỄN HỮU Hiệu - Arlington, VA USA1980.
    • Hai mươi bài ngục ca (Việt-Anh) Hội VĂN HOÁ Bắc Mỹ - Arlington, VA USA 1980.
    • Ngục ca (Việt-Anh-Pháp), Quê Mẹ - Paris, 1982. PDC Productions - Midway City, CA, USA 1989
    • Dân ca - Folk song - Chant populaire (Việt, Anh, Pháp), PDC Musical Productions - Midway City, California, USA, 1980.
    • Trường ca Con đường cái quan (Anh-Việt), PDC Musical Productions, Midway City, California, USA, 1980

     Sách giáo khoa, sử liệu

    • Lược khảo về dân nhạc Việt Nam, Hiện Đại - Sài Gòn, 1970. Xuân Thu tái bản, USA 1991
    • Music of Viet Nam S.I.U - Carbondale, IL USA, 1975.
    • Tự học guitare (3 tập), Phạm Duy Enterprises - Midway City, CA USA 1976.
    • Hồi ký (3 tập), PDC Productions -Midway City, CA USA 89, 90, 91
    • Ngàn lời ca, PDC Productions -Midway City, CA USA, 1987, 88
    • Đường về dân ca, Xuân Thu - Los Alamitos, CA, USA, 1990
    • Nửa thế kỷ tân nhạc (bài báo), Nguyệt san Văn Học, Hoa Kỳ
    • Những năm đầu của tân nhạc (bài báo), Tập san Hợp Lưu - CA, USA, 1994
    • Tân nhạc Việt Nam thời kỳ đầu - PNC, Việt Nam, 2005

    Inga kommentarer: