# Nơi Tôi Đang Cư Ngụ #

Giới thiệu về đất nước Thụy điển


Vương quốc Thụy Điển  ( bằng tiếng Thụy Điển) là một vương quốc ở Bắc Âu giáp Na Uy ở phía Tây và Phần Lan ở phía Đông Bắc, nối với Đan Mạch bằng cầu Öresund ở phía Nam, phần biên giới còn lại giáp Biển BalticBiển Kattegat.Thuỵ Điển là đất nước có diện tích lớn thứ năm Châu Âu.

Stockholm

Diện tích: 450,000 km2­­ (174,000 dặm vuông)
Thủ đô: Stockholm
Dân số: 9 triệu người
Ngôn ngữ: tiếng Thụy Điển
Chế độ: Quân chủ Lập hiến, Dân chủ Nghị viện
Tôn giáo: 82% theo Giáo hội Lu-ti Phúc âm của Thụy Điển
                             Mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất: giấy, trang thiết bị điện và máy tính, xe máy, dầu mỏ, các phụ tùng, máy móc v.v..GDP: 238,1 tỷ đô-la Mỹ (2003)
                                   GDP bình quân đầu người: 26.800 đô-la Mỹ (2003)


            Thủ đô của Thụy Điển:


Stockholm, Thành phố trên biển hay biển trong thành phố thủ đô của Thụy Điển quả xứng đáng với biệt danh “Venice phương Bắc”. Stockholm còn là điển hình của một sự lai tạp thành công. Ánh sáng phương bắc càng sinh động hơn khi chiếu rọi lên sắc màu của một thành phố đột nhiên giống với nước Ý.

Capital Of Scandinavia

Thụy Điển có nhiều tài nguyên thiên nhiên: được bao phủ bởi rừng và hệ thống sông ngòi..thuỷ năng, quặng sắt, uranium… Công nghiệp cơ bản và truyền thống gồm các ngành: lâm sản, luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử viễn thông, dược v.v.. với các tập đoàn công nghiệp lớn như: Ericsson, ABB, Volvo, Saab-Scania, Astra, Alas Copco v.v..


Thụy Điển đã đi qua giai đoạn công nghiệp hoá và đang trên đường tiến tới một xã hội hậu công nghiệp với cơ sở là trí tuệ. Thụy Điển là một trong những nước có tỉ lệ chi cho nghiên cứu và triển khai trong công nghiệp cao (3% GDP). Thụy Điển là một trong những quốc gia hàng đầu về ứng dụng công nghệ thông tin (IT) với hơn 70% số dân sử dụng Internet và hơn 5 triệu thuê bao điện thoại di động; IT đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và quản lý hành chính của Thụy Điển.



Người dân Thuỵ Điển hầu hết sinh sống ở các đô thị hoặc dọc theo bờ biển. Người dân Thuỵ Điển nói tiếng Anh rất tốt, hầu hết các công ty lớn đều sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giao dịch chính.
Chính sách đối ngoại của Thụy Điển hướng chủ yếu vào khu vực Châu Âu. Anh và Đức là hai đối tác thương mại chính của Thụy Điển. Từ 01/01/1995, Thụy Điển chính thức trở thành thành viên đầy đủ của Liên minh châu Âu (EU), tuy nhiên chưa chính thức tham gia liên minh tiền tệ chung EU.



 Khí hậu Thụy Điển về mùa hè ở miền Bắc và miền Nam không khác nhau lắm, ánh nắng kéo dài sưởi ấm miền bắc. ở cực Bắc trong vài tuần lễ mặt trời không lặn, sáng cả ngày lẫn đêm. Mùa thu thường đến chậm và khá ấm, mùa đông thì giá lạnh và kéo dài, tuyết phủ từ tháng mười đến tháng tư. Mùa xuân vào tháng hai ở miền nam và tháng năm ở miền bắc.

Quang cảnh tự nhiên khác biệt theo từng vùng.Những vùng khác biệt rõ rệt nhất là vùng đồng bằng phía Nam với những cánh rừng cây thay lá bao quanh, và những dãy núi phía Bắc với những đỉnh núi quanh năm tuyết phủ.


 
Các lễ hội và phong tục tập quán đặc trưng:
Ngày 6 tháng 1 là ngày lễ Trettondedag jul (lễ Ba Vua còn gọi là lễ Hiển Linh), đây là ngày lễ quốc gia tại Thụy Điển chủ yếu theo đạo Tin Lành.
Vào ngày 13 tháng 1, Tjugondedag jul (còn gọi là Tjugondag jul hay Knut), mùa Giáng Sinh chấm dứt. Thỉnh thoảng có lễ hội cuối cùng, nến và các vật trang hoàng được tháo gở xuống và cây Nô en được mang ra ngoài.
Valborgsmässoafton được chào mừng vào ngày 30 tháng 4. Người dân quay quanh các lửa trại lớn, có phát biểu chào mừng mùa Xuân và hát các bài ca về mùa Xuân. Đặc biệt ở tại Lund và Uppsala thì Valborg vào đêm trước ngày 1 tháng 5 là một lễ hội sinh viên quan trọng. Đúng 15 giờ tất cả mọi người đều đội mũ sinh viên lên là hát những bài ca sinh viên. Vào đêm đó thường người ta uống nhiều rượu.
Ngày 6 tháng 6, Svenska flaggans dag, là ngày lễ quốc khánh của Thụy Điển. Đầu tiên là "Flaggentag" (Ngày Quốc kỳ), ra đời vào năm 1916, ngày 6 tháng 6 là lễ quốc khánh từ năm 1983 và từ năm 2005 cũng là ngày lễ chính thức.
Lễ hội giữa hè (Midsommarfest) được mừng vào đêm rạng sáng ngày thứ Bảy đầu tiên sau ngày 21 tháng 6. Lễ hội này được ăn mừng lớn chỉ có thể so sánh được với lễ Giáng Sinh. Thụy Điển đẹp nhất vào đêm "midsommarafton" cuối tháng 6, khi ánh sáng mặt trời có thể nhìn thấy 24 tiếng liên tục ở miền Bắc và ở miền Nam chỉ có vài tiếng là hoàng hôn và rạng sáng. Ngày lễ này có truyền thống rất lâu đời và có nguồn gốc từ các lễ hội chào mừng mùa Hè từ thời kỳ Tiền Lịch sử. Trên khắp mọi nơi ở Thụy Điển người dân ca hát và nhảy múa chung quanh cây nêu tháng 5 được trang hoàng bằng cành cây và bông hoa, có lẽ là biểu tượng quốc gia Thụy Điển nổi tiếng nhất.
Vào tháng 8 bắt đầu có tôm cua tươi đầu mùa ở chợ. Lễ hội chào mừng được gọi là Kräftskiva và được tổ chức không có thời điểm nhất định. Người dân ăn tôm cua luộc cho đến khi no và uống kèm theo đó là rượu mạnh.
Tại miền Bắc Thụy Điển còn có Surströmmingsfest vào cuối mùa Hè. Việc ăn cá trích được ủ trước cùng với khoai tây hay với tunnbröd (một loại bánh mì khô) trong dịp lễ này đòi hỏi phải có khẩu vị "cứng cáp".
Lễ Lucia (Luciafest) bắt đầu vào sáng ngày 13 tháng 12 và tại Thụy Điển là ngày của Nữ hoàng ánh sáng. Người con gái đầu trong gia đình xuất hiện với một váy trắng và mang trên đầu một vòng hoa được làm từ cành cây của một loài cây việt quất (Vaccinium vitis-idaea) và nến, đánh thức gia đình và mang thức ăn sáng đến tận giường. Trường học và nơi làm việc trên toàn nước được các đoàn diễu hành đến thăm viếng vào sáng sớm. Các cô gái trẻ mang váy trắng dài đến gót chân cùng với nến trên đầu và tay, đi cùng là các nam thiếu niên mang quần áo trắng và đội nón chóp dài được trang điểm bằng nhiều ngôi sao.

Photobucket

1 kommentar:

Anonym sa...

To UyenLove,
Thank you so much for your lovely youtube videos
and your presentation about Sweden- a peaceful and nice country
with kind people.
Your inner beauty reflected in your videos and your blog.
Very sincerely yours,
A guest