torsdag 20 oktober 2011

Truyền Thuyết về Uyên Ương


Cho đến nay , người ta vẫn chưa hình dung được đôi Uyên Ương là loài chim như thế nào . Có người bảo rằng đó là đôi chim Phượng và chim Hòang , lại có người bảo rằng đó là đôi Loan Phượng . Ắt hẳn, dân gian luôn tin rằng đôi Uyên Ương là loài chim đẹp báo điềm lành , những bức vẽ về đôi chim này thường thấy rất phổ biến trong tập tục hôn nhân của dân gian , ngòai những bức tranh , phích treo tường , những bức thêu ở chăn , gối , mành , the … chúng còn được thêu trên mũ , áo , khăn tay , lại được phù điêu trên gương soi , hộp , tủ quần áo …v.v

Nhưng dựa theo môt sô nhà nghiên cưú va đã tam kêt luâ.n vê Chim uyên như sau :
Con đực thì trên cổ có lông mã trắng và dài, cánh to mà đẹp, con cái thì không có lông mã, cánh cũng xấu, thường ở trong sông trong hồ. Con đực gọi là uyên, con cái gọi là ương.

Uyên ương là loại chim giống như loài thiên nga (ngỗng trời), sống từng cặp với nhau, con trống gọi là Uyên, con mái gọi là Ương. Đôi Uyên ương sống không rời nhau và rất chung thủy với nhau. Loại chim Uyên Ương lúc nào cũng bay chung, mỗi con một cánh chấp lên cánh nhau mà bay. Bay đến bất cứ nơi nào trong khoảng trời rộng. Tương truyền nếu một trong hai con chết thì con còn lại cũng nhịn đói hoăc sẽ không bay được, sẽ không cất cánh được... sẽ không bao giờ cất cánh... Sẽ ủ rũ trong sự nhớ thương, trong sự mỏi mòn và... sẽ chết!... hoăc tự sát ... chết theo.

Theo truyền thuyết thì hễ khi con chim trống và con chim mái phối hợp với nhau thì sóng đôi trọn đời trọn kiếp, cùng bay cùng đậu, cho nên được tượng trưng cho sự tương sinh, tương ái, cùng sinh cùng tữ của đôi nam nữ khi đã kết nghĩa trăm năm .

Một truyền thuyết dân gian có nói về sự thể Uyên Ương tương tư như sau :
Thời cổ đại, một người nước Tống tên gọi Hàn Bằng, khi lấy vợ là Hà Thị làm vợ, cuộc sống đang độ thanh bình yên ả, đẹp đôi đẹp sóng thì chẳng may một tai họa lại xảy ra đến với họ, người tạo ra trắc trở họan nạn chính là một vì vương tên gọi Tống Khang Vương .

Tống Khang Vương là một vì vua nhẫn tâm và hiếu sắc, tiếng lành đồn xa rằng Hà Thị là người con gái nhu mì rất xinh đẹp nên sinh lòng dục vọng. Đầu tiên, ông ta gán tội cho Hàn Bằng , giải về kinh đô rồi tống vào ngục thất, sau đó tra khảo và ghép tội về gia sản bất minh, rồi bắt Hà Thị đưa vào cung . Hàn Bằng phần qúa phẫn uất vì oan tội , vợ nhà bị chiếm đọat bởi tay vua vô đạo , phần vì biết sức mình không thể chống chế lại uy quyền , đành dùng phương sách tự sát để tỏ nỗi oan khiên . Hà Thị rất đau xót khi hay tin chồng đã chết nhưng không thể cùng liều chết theo , bởi Tống Khang Vương ngày đêm luôn cho người giám sát bên nàng . Cho dù vậy , nàng vẫn không từ bỏ ý nghĩ quyên sinh .

Thế rồi chuyện gì đến cũng phải đến . Một hôm , Tống Khang Vương cho cung nữ vời nàng đến Lộ Đài để ông ta và các hậu nương phi tần cùng thường hoa diện nguyệt . Hà Thị biết rằng đây chính là giờ phút cuối cùng để nàng tìm cách quyên sinh , tuy mặt ngòai nàng như rất thuận tòng đi cùng vệ sĩ và các cung nữ hộ giá , theo Tống Khang Vương bước lên Lộ Đài cao vời vợi . Có lẽ nói ra thì chậm so với sự việc ấy diễn ra quá nhanh chóng : Hà Thị vừa đặt chân lên thượng tần ngự uyển , lập tức đã lao mình xuống khỏang không âm u … , các vệ sĩ của nàng dù cho sáng mắt nhanh tay cũng chỉ ghì lấy được mảnh tay áo đã rách toan của nàng . Không ai có thể nghĩ rằng hành động quyên sinh của nàng bí ẩn mà lại diễn ra qúa nhanh chóng như vậy , từ trên Lộ Đài nàng đã âm thầm tuyệt vọng … tung mình từ khỏang không cao vời vợi mà tìm vào cõi chết .

Di chúc của nàng để lại là xin được hợp táng với Hàn Bằng ở cùng một ngôi mộ , Tống Khang Vương sầu não hóa ra giận dữ hẹp hòi , quyết không để cho họ cùng hợp táng bên nhau mà lại phân thành hai ngôi mộ . Nào ngờ chỉ trong một đêm , ở hai ngôi mộ mọc ra hai cây Tữ … rồi mới chỉ hơn mười hôm , các nhành lá tươi xanh hai cây mộc Tữ ấy … từ hai phía lại xòe rộng ra , đan vào nhau như những cánh tay ôm lấy nhau , hợp thành một vầng bóng rợp . Người đời thấy cảnh quan này , tấm tắc khen thay cho là điều kỳ diệu.

Truyền thuyết còn làm cho người đời kinh ngạc hơn … trải qua tháng rộng năm dài , người đời còn thấy một đôi chim nhỏ từ trong hai ngôi mộ bay ra , hợp thành một đôi , quấn quít nhau , cùng sóng đôi đậu trên cành Mộc Tữ , sớm tối kề vai , tựa đầu mà hót , âm thanh như vui đùa trong trẻo , khi thê thảm như khóc như than . Có lẽ , từ đó trăm họ nước Tống đều cảm động mà đặt tên cho đôi chim là đôi Uyên Ương và gọi cây Mộc Tữ là cây Tương Tư

Truyền thuyết của vợ chồng họ Hàn , vốn có sắc thái của vở bi kịch . Nhưng căn cứ vào truyền thuyết này mà người Hoa diễn đạt thành bức họa Cát Tường nhằm ca ngợi chữ đức tín vợ chồng thương yêu nhau , đến chết cũng không rời bỏ . Lại còn có một bức họa khác " Hà Hòa Uyên Ương " vẽ đôi uyên ương cùng bơi giữa hoa sen , lấy chữ " Hà " để hài hòa với chữ " Hòa " , là lời chúc phúc cho vợ chồng hòa thuận . Đôi khi chúng ta còn thấy các tay mãi họa nghệ thuật còn dùng chữ “ Uyên Ương Đồng Tâm “ vẽ đôi uyên ương nằm trên lá Sen , lấy ý ngó sen với những đường ống hình trụ thông suốt để nói lên cái ý vợ chồng cùng một lòng , cùng lâu bền mãi cho đến lúc răng long tóc bạc .


Inga kommentarer: