Giáo dục
Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại.Theo từ "Giáo dục" tiếng Anh - "Education" - vốn có gốc từ tiếng La tinh "Educare" có nghĩa là "làm bộc lộ ra". Có thể hiểu "giáo dục là quá trình, cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục".
Giáo dục bao gồm việc dạy và học, và đôi khi nó cũng mang ý nghĩa như là quá trình truyền thụ, phổ biến tri thức, truyền thụ sự suy luận đúng đắn, truyền thụ sự hiểu biết. Giáo dục là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác. Giáo dục là phương tiện để đánh thức và nhận ra khả năng, năng lực tiềm ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người. Nó ứng dụng phương pháp giáo dục, một phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa dạy và học để đưa đến những rèn luyện về tinh thần, và làm chủ được các mặt như: ngôn ngữ, tâm lý, tình cảm, tâm thần, cách ứng xử trong xã hội[1].
- Dạy học là một hình thức giáo dục đặc biệt quan trọng và cần thiết cho sự phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách học sinh.
- Quá trình dạy học nói riêng và quá trình giáo dục nói chung luôn gồm các thành tố có liên hệ mang tính hệ thống với nhau: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, phương tiện giáo dục, hình thức tổ chức và chỉ tiêu đánh giá.
Sự giáo dục của mỗi cá người bắt đầu từ khi sinh ra và tiếp tục trong suốt cuộc đời. (Một vài người tin rằng, sự giáo dục thậm chí còn bắt đầu trước khi sinh ra, theo đó một số cha mẹ mở nhạc, hoặc đọc cho những đứa trẻ trong bụng mẹ với hy vọng nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ sau này). Với một số người quá trình đấu tranh giành giật sự sống, giành giật sự thắng lợi trong cuộc sống cung cấp kiến thức nhiều hơn cả sự truyền thụ kiến thức ở các trường học. Các cá nhân trong gia đình có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giáo dục, thường có ảnh hưởng nhiều hơn, mặc dù việc dạy dỗ trong gia đình có thể không mang tính chính thức, chỉ có chức năng giáo dục rất thông thường.
Các bậc giáo dục
Giáo dục phổ thông
Giáo dục phổ thông chính chủ yếu là việc khơi dậy những tri thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết, sát thực nhất để học sinh có thể áp dụng vào cuộc sống, nhằm thích nghi và hòa nhập tốt với xã hội.- Giáo dục mầm non hay giáo dục tuổi ấu thơ là việc giáo dục trong những năm tháng đầu đời, một trong những giai đoạn học hỏi, tiếp thụ nhiều nhất trong cuộc đời. Giai đoạn này dạy cho trẻ biết các quy ước trong cuộc sống, các kỹ năng cơ bản thông qua các trò chơi.
- Giáo dục cơ sở là việc dạy cho các em những kiến thức cơ bản như đọc viết, tính toán, tri thức về tự nhiên và xã hội.
- Giáo dục trung học là việc giáo dục cho học sinh nâng cao những kiến thức của mình và học tập các kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp cơ bản.
- Giáo dục đại học là khơi dậy và nuôi dưỡng tính ham học hỏi của sinh viên, hơn là truyền đạt kiến thức. Nói cách khác, trọng tâm việc giảng dạy là phải nhắm đến mục tiêu nâng cao khả năng tự học của mỗi người.
Giáo dục đại học, còn gọi là giáo dục bậc 3, giai đoạn ba hay là sau phổ thông, thường được gọi như là hàn lâm, là một bậc giáo dục không bắt buộc. - ***************************************
- Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
- Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, viết tắt UNESCO) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO).
- UNESCO hiện có 193 quốc gia thành viên. Trụ sở chính đặt tại Paris, Pháp, với hơn 50 văn phòng và vài viện hay trung tâm trực thuộc đặt khắp nơi trên thế giới.
Một số các dự án nổi bật của UNESCO là duy trì danh sách các di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại... - Chức năng
- UNESCO có 3 chức năng hoạt động chính phục vụ cho mục đích của tổ chức, bao gồm:
- Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua những phương tiện thông tin rộng rãi; khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần thiết để khuyến khích tự do giao lưu tư tưởng bằng ngôn ngữ và hình ảnh;
- Thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hóa bằng cách:
- Hợp tác với các nước thành viên trong việc phát triển các hoạt động giáo dục theo yêu cầu của từng nước;
- Hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bước lý tưởng bình đẳng về giáo dục cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ hoặc bất cứ sự khác biệt nào khác về kinh tế hay xã hội;
- Đề xuất những phương pháp giáo dục thích hợp để luyện tập thiếu nhi toàn thế giới về trách nhiệm của con người tự do;
- Duy trì, tăng cường và truyền bá kiến thức bằng cách:
- Bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới về sách báo, tác phẩm nghệ thuật và các công trình lịch sử hay khoa học, khuyến nghị với các nước hữu quan về các Công ước quốc tế cần thiết;
- Khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về tất cả các ngành hoạt động trí óc, trao đổi quốc tế những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa kể cả trao đổi sách báo, tác phẩm nghệ thuật, dụng cụ thí nghiệm và mọi tư liệu có ích;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc tiếp xúc với các xuất bản phẩm của mỗi nước thông qua các phương pháp hợp tác quốc tế thích hợp.
Cơ cấu - UNESCO được tổ chức với một Đại hội đồng một Hội đồng chấp hành và một Ban Thư ký. Đại Hội Đồng gồm các đại diện của các nước thành viên UNESCO (mỗi nước thành viên được chọn cử 5 đại biểu). Hội đồng chấp hành gồm các ủy viên được Đại hội đồng bầu ra trong số các đại biểu được các nước thành viên chọn cử; mỗi ủy viên của Hội đồng chấp hành đại diện cho Chính phủ nước mình. Ban Thư Ký UNESCO gồm có Tổng Giám đốc và số nhân viên được thừa nhận là cần thiết. Tổng Giám đốc do Hội đồng chấp hành đề nghị và Đại hội đồng bầu cử (nhiệm kỳ 6 năm) với những điều kiện được Đại hội đồng chấp nhận. Tổng Giám đốc là viên chức cao nhất của UNESCO.
Hiện UNESCO có 193 quốc gia là thành viên. Các quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc có quyền gia nhập UNESCO; còn các quốc gia khác có thể được chấp nhận nếu được Hội đồng chấp hành giới thiệu và được Đại hội đồng biểu quyết với đa số hai phần ba thành viên có mặt tán thành.
Các quốc gia thành viên thường thành lập một tổ chức đại diện cho UNESCO ở nước mình, tùy điều kiện cụ thể. Phổ biến hiện nay là Ủy ban quốc gia UNESCO, trong đó có đại diện của Chính phủ và của các ngành Giáo dục, Khoa học, Văn hóa và Thông tin. Tuy có đại diện tại từng quốc gia, phương châm hoạt động của UNESCO là không can thiệp vào vấn đề nội bộ của các quốc gia. Ủy ban quốc gia UNESCO làm nhiệm vụ cố vấn cho đoàn đại biểu nước mình ở Đại hội đồng và cho Chính phủ trong các vấn đề liên quan đến UNESCO. Ủy ban này thường gồm đại diện các Vụ, Cục, các Bộ, các cơ quan và tổ chức khác quan tâm đến các vấn đề giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin, các nhân vật độc lập tiêu biểu cho các giới liên quan. Nó cũng có thể bao gồm Ban chấp hành thường trực, các cơ quan phối hợp, các tiểu ban và các cơ quan phụ cần thiết khác. - Lịch sử
- UNESCO được thành lập ngày 16 tháng 11 năm 1945 với việc ký kết Công ước thành lập của UNESCO. Ngày 1 tháng 11 năm 1946, Công ước này được chính thức có hiệu lực với 20 quốc gia công nhận: Úc, Brasil, Canada, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Đan Mạch, Cộng hòa Dominica, Ai Cập, Pháp, Hy Lạp, Ấn Độ, Li Băng, Mexico, New Zealand, Na Uy, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.
Những năm 1970 và 1980, UNESCO là trung tâm của một tranh cãi trong đó Hoa Kỳ và Anh cho rằng đây là một diễn đàn để các nước theo chủ nghĩa cộng sản và thế giới thứ ba chống lại phương tây. Hoa Kỳ và Anh lần lượt rút khỏi tổ chức này năm 1984 và 1985. Sau đó, Anh và Hoa Kỳ lại tham gia tổ chức này lần lượt vào các năm 1997 và 2003.
Những năm cuối thập kỷ 1990, UNESCO đã thực hiện một số cải cách trong tổ chức, như cắt giảm nhân lực và số đơn vị. Số văn phòng giảm từ 79 (năm 1999) xuống 52 (hiện nay).
Năm 1998, UNESCO ủng hộ phần mềm tự do.
~~~~^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^~~~~
&&&&&&&&&&&&&
Bộ Giáo dục và Đào tạo (Việt Nam)
Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam là cơ quan của Chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lí nhà nước về giáo dục bao gồm: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung học chuyên nghiệp, giáo dục đại học, sau đại học và giáo dục không chính quy; quản lí nhà nước các dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lí của Bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lí của Bộ theo quy định của pháp luật.
Vị Bộ trưởng hiện nay là ông Phạm Vũ Luận thay ông Nguyễn Thiện Nhân đang làm công tác Phó Thủ tướng.
Vị Bộ trưởng hiện nay là ông Phạm Vũ Luận thay ông Nguyễn Thiện Nhân đang làm công tác Phó Thủ tướng.
Giáo dục trong gia đình - điều kiện để con cái trưởng thành
- Tuân Tử đã nói "Nhân chi sơ tính bản thiện". Con người sinh ra vốn mang tính thiện. Mỗi một con người như một tờ giấy trắng. Những nét đầu tiên viết lên trang giấy có thể sẽ quyết định cả cuộc đời mỗi con người.
Con người sinh ra, bản thân chưa hình thành tính cách rõ rệt. Song, môi trường đầu tiên mà mỗi đứa trẻ tiếp xúc - là gia đình - sẽ là những ảnh hưởng đầu tiên, quan trọng nhất đến việc hình thành tính cách, nhân cách và định hướng sống của mỗi người. Bởi vậy, cách giáo dục và môi trường sống trong mỗi gia đình đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng đến việc đứa trẻ lớn lên như thế nào và sống ra sao!Một người trưởng thành, tất nhiên chịu ảnh hưởng của nhiều môi trường sống: gia đình, nhà trường, bạn bè, nơi làm việc… Từng môi trường có tác động khác nhau, vào từng "góc" tiếp thu của con người. Song, môi trường gia đình giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong việc hình thành tính cách, nhân cách, lối sống của mỗi người. Vì vậy, hãy chú ý đến cách giáo dục trong gia đình. Muốn con cái trưởng thành, hãy tự xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, phù hợp và hiệu quả trong mỗi mái nhà.
Hãy biết cách giáo dục con, hãy tạo điều kiện để con mình phát triển toàn diện, không phải bằng cách ép buộc, gia trưởng … hay bất cứ hình thức nào gây ức chế đến tâm lý con cái. Nếu dạy con không đúng cách, sớm hay muộn, con cái cũng sẽ đi "chệch hướng" yêu cầu của cha mẹ, thậm chí còn phản tác dụng, gây tâm lý chống đối và căng thẳng từ con cái.
Mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau, thói quen khác nhau, cách sinh hoạt khác nhau và phương pháp giáo dục con khác nhau. Song, khi cha mẹ giữ vai trò là người đặt ra các nguyên tắc giáo dục trong gia đình, hãy chọn cách giáo dục phù hợp để không chỉ uốn nắn con theo ý mình và còn tạo nền móng để con cái phát triển toàn diện và trưởng thành theo đúng nghĩa.
Các bậc cha mẹ có thể tham khảo một vài qui tắc chính trong việc giáo dục con cái để giúp con trưởng thành toàn diện:
Con người không ai toàn diện. Bất cứ ai cũng có thể có mặt tốt, xấu, thiếu sót. Đó là lý do không nên quá cầu toàn trong việc dạy con, đánh giá con cái và trong cả việc giáo dục con cái.
Hãy tìm hiểu tính cách của con mình, phân tích xem nên phát huy mặt gì mạnh, khắc phục mặt yếu nào của con. Khi dạy con, đừng đòi hỏi con phải làm gì đó thật tốt, thật xuất sắc, mà hãy dạy con biết tiết chế những mặt yếu để phát huy mặt mạnh của mình. Điều đó sẽ giúp con bạn nhận thức đúng đắn về bản thân, đồng thời cũng giúp con không có tâm lý quá cầu toàn trong cuộc sống, để trên đường đời, con bạn không bị những cú "sốc" về những điều còn hạn chế của xã hội.
Rất nhiều gia đình quá cầu toàn trong cách dạy con, ép con thực hiện việc gì cũng phải hoàn toàn tốt, tuyệt đối xuất sắc, vô hình chung làm cho con cái cũng đánh giá mọi sự vật, hiện tượng xung quanh qua lăng kính cầu toàn, chúng đòi hỏi mọi việc lúc nào cũng phải tốt đẹp, toàn diện, không chấp nhận những mặt trái của xã hội, của con người. Điều đó dễ gây bất mãn, mất niềm tin vào mọi điều xung quanh.
Đừng kỳ vọng quá mức
Nếu đặt kỳ vọng quá mức vào con, bạn đã gây áp lực lớn cho con mình. Như thế, con bạn lúc nào cũng sống trong trạng thái căng thẳng, luôn lo lắng mình làm như thế này đã đúng yêu cầu của bố mẹ chưa. Dù còn nhỏ hay đã trưởng thành, con cái cũng không muốn bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào mình. Bởi đó là một trách nhiệm nặng nề mà không phải lúc nào cũng thực hiện được. Nếu đặt hi vọng quá lớn vào con, khi con bạn không thực hiện được ước muốn của cha mẹ, lúc đó, bản thân cha mẹ sẽ bị thất vọng nặng nề, gây tác động xấu đến chính con cái mình.
Hãy đánh giá con cái đúng khả năng vốn có. Hãy chịu khó và cố gắng tìm hiểu xem con mình có sở trường, sở đoản gì. Hãy chấp nhận rằng không phải tất cả mọi người đều thông minh, nhanh nhẹn, dễ tiếp thu, có năng lực… Quả là may mắn nếu con bạn là một trong những người như thế. Nhưng cũng hãy biết đối diện với sự thật, nếu con bạn không là một trong những "ngôi sao sáng". Ở trường hợp này, hãy hướng nghiệp cho con đúng với khả năng của con. Như thế bạn đã làm một việc đúng đắn để phát huy khả năng của con người.
Hiện nay, "cuộc chiến" đi săn tìm các trường học chất lượng cao là một ví dụ về sự kỳ vọng quá mức vào con cái. Sẽ là phù hợp, nếu con bạn có năng lực, khi theo học trong những lớp "chất lượng cao". Song sẽ là gánh nặng, thậm chí còn kéo con "thụt lùi" nếu bạn cứ ép con mình vào một môi trường quá khả năng của nó. Hãy biết đánh giá đúng về con cái!
Thống nhất trong cách giáo dục
Đây cũng là điều mà ít gia đình làm được. Bởi lẽ, giữa hai vợ chồng, nhiều khi quan điểm giáo dục trái ngược nhau. Nhiều khi, bố dạy một đằng, mẹ dạy một nẻo làm cho con cái không biết "đường nào mà lần". Cuối cùng, hẳn chúng sẽ làm theo ý riêng của mình.
Hai vợ chồng hãy thống nhất về phương pháp dạy con. Tránh tình trạng trống đánh xuôi, kèm thổi ngược. Một người cha nghiêm khắc sẽ không thể nào dạy được con nếu bà mẹ chiều con quá mức hoặc ngược lại. Tốt nhất, cha mẹ hãy bàn bạc trước khi đưa ra một vấn đề với con. Điều đó tạo sự đồng thuận không chỉ giữa cha mẹ mà còn giữa cả cha mẹ và con cái.
Gương mẫu
Con cái bạn sẽ vượt đèn đỏ nếu thấy bố mẹ chúng làm thế.
Việc gương mẫu để làm gương cho con cái là một việc cực kỳ quan trọng trong việc dạy dỗ con. Con cái phải tâm phục, khẩu phục. Có như thế tiếng nói của cha mẹ mới có "sức nặng". Bạn hãy "chấn chỉnh" mình trước rồi dạy con. Điều mà các ông bố bà mẹ nên tâm niệm là "mình là tấm gương cho con".
Những điều bạn dạy con bằng lời có ảnh hưởng 10 phần, thì những điều bạn thể hiện bằng hành động sẽ ảnh hưởng đến con bạn gấp 10 lần đấy.
Đối thoại
Thông tin một chiều không bao giờ có hiệu quả bằng thông tin hai chiều. Thay vì bạn ra lệnh: con phải làm việc này, con phải làm việc kia… , bạn hãy đối thoại, trao đổi với con. Chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn hẳn.
Khi đối thoại, các bậc cha mẹ hãy coi mình như người bạn của con, bạn sẽ khám phá ra nhiều điều từ con mình, từ tính cách, sở thích, suy nghĩ và rất nhiều thông tin quan trọng. Bạn đừng áp đặt suy nghĩ của mình cho con và bắt chúng làm theo. Đôi khi sẽ tạo phản ứng ngầm trong suy nghĩ của con bạn.
Đừng quan niệm rằng mình là cha mẹ, mình có quyền bắt con cái làm theo những gì bạn muốn. Hãy cho con được thể hiện suy nghĩ và quan điểm của chúng. Đối thoại là một cách để hiểu về con mình.
Mặc dù là con, nhưng con cái cũng đòi hỏi mình được tôn trọng. Tôn trọng tính cách, sở thích và quan điểm của con là một cách để gần gũi và hiểu con hơn. Bạn có thể đưa ra một vấn đề và đề nghị con bạn đưa ra quan điểm riêng. Như thế sẽ khuyến khích tính tự lập và thói quen phản ứng nhanh nhạy trước một vấn đề nào đó của con bạn.
Nếu con bạn mắc lỗi, đừng mắng chửi, lên án, mà hãy nói chuyện một cách nghiêm túc để con bạn nhận ra vấn đề. Không ai có thể luôn luôn làm điều đúng đắn. Con cái bạn cũng như thế.
Ngay cả đời sống riêng tư của con, cha mẹ cũng tránh không nên xâm phạm thái quá. Đừng nghĩ đọc trộm nhật ký là giải pháp đúng để kiểm tra suy nghĩ của con. Hãy tôn trọng tính cách, thói quen, đời sống riêng của con và hãy tìm hiểu bằng cách trao đổi và tôn trọng ý kiến của con. Đó là cách giúp con bạn trưởng thành hơn.
Tin tưởng
Có rất nhiều bậc cha mẹ sai lầm khi cho rằng "trứng" không "khôn hơn vịt" được. Đừng "cổ hủ" như thế mà hãy tin tưởng vào con cái, khuyến khích con đánh giá các vấn đề và đưa ra ý kiến. Cha mẹ đặt niềm tin vào con sẽ giúp con cái tự tin hơn để đối diện với các vấn đề trong cuộc sống.
Cha mẹ nào cũng muốn con cái trưởng thành và thành đạt. Nhưng nếu không tin tưởng ở con, thì con bạn khó có thể trưởng thành trong mắt cha mẹ. Có nhiều trường hợp khi ra ngoài xã hội, có rất nhiều người tự tin, thành đạt, nhưng khi trở về gia đình, vẫn bị cha mẹ coi như trẻ thơ.
Trong cuộc sống, môi trường giáo dục gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người từ khi sinh ra đến tận lúc trưởng thành. Nếu gia đình nào có tác động tích cực đến con cái thì phần lớn con cái đều trưởng thành và tự tin trong cuộc sống. Ngược lại, có những cách giáo dục sai lầm làm cho con cái trì trệ, dựa dẫm và không thể tự "đứng" trên đôi chân của chính mình, thậm chí còn làm hư hỏng con cái mình.
Giáo dục trong gia đình đúng cách sẽ "cung cấp" cho xã hội nhiều con người "tích cực". Hãy góp phần xây dựng một xã hội phát triển từ chính gia đình mình. Bởi gia đình là tế bào của xã hội.
@@@@@@@@@@@@
Gia đình- Hai tiếng thiêng liêng!
Gia đình là một cộng đồng người sống chung với nhau và gắn bó với nhau bởi những mối quan hệ tình cảm: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và mối quan hệ giáo dục.
Gia đình có lịch sử hình thành từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Ngay từ thời nguyên thuỷ con người đã biết tập hợp nhau lại sống chung theo kiểu bầy, đàn để có thể bảo vệ cho mình và cho những người sống bên cạnh. Khi xã hội tiến bộ hơn thì con người chuyển từ hình thức sống bầy, đàn sang sống với nhau trong cùng một mái ấm gia đình trong quan hệ huyết thống.
Từ xa xưa, gia đình Việt truyền thống có đặc điểm là nhiều thế hệ sống chung trong một mái nhà. Mỗi gia đình truyền thống thường có 3 thế hệ sống chung với nhau bao gồm ông bà, cha mẹ, con cái hay còn gọi là "tam đại đồng đường", gia đình nào có 4 thế hệ sống chung (tứ đại đồng đường) thì được coi là có phúc lớn. Các thành viên trong gia đình được xếp đặt trật tự theo ý muốn của người lãnh đạo thường là người đàn ông cao tuổi nhất trong gia đình bởi vì trong thời đại phong kiến gia đình Việt sống theo chế độ phụ hệ - người đàn ông trong gia đình có vai trò quan trọng quyết định việc gia đình còn người phụ nữ phải thực hiện bổn phận "tam tòng" (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Trong gia đình truyền thống Việt, mỗi thành viên có một vai trò và chỗ đứng nhất định, sợi dây liên kết giữa họ về sinh học là quan hệ huyết thống và nền tảng tinh thần của gia đình Việt là đạo "hiếu- nghĩa", trong đó đạo hiếu được đặt lên hàng đầu: con cháu phải có bổn phận hiếu kính đối với ông bà, tổ tiên và tội bất hiếu được xem là tội lỗi lớn nhất của con người:
Gia đình có lịch sử hình thành từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Ngay từ thời nguyên thuỷ con người đã biết tập hợp nhau lại sống chung theo kiểu bầy, đàn để có thể bảo vệ cho mình và cho những người sống bên cạnh. Khi xã hội tiến bộ hơn thì con người chuyển từ hình thức sống bầy, đàn sang sống với nhau trong cùng một mái ấm gia đình trong quan hệ huyết thống.
Từ xa xưa, gia đình Việt truyền thống có đặc điểm là nhiều thế hệ sống chung trong một mái nhà. Mỗi gia đình truyền thống thường có 3 thế hệ sống chung với nhau bao gồm ông bà, cha mẹ, con cái hay còn gọi là "tam đại đồng đường", gia đình nào có 4 thế hệ sống chung (tứ đại đồng đường) thì được coi là có phúc lớn. Các thành viên trong gia đình được xếp đặt trật tự theo ý muốn của người lãnh đạo thường là người đàn ông cao tuổi nhất trong gia đình bởi vì trong thời đại phong kiến gia đình Việt sống theo chế độ phụ hệ - người đàn ông trong gia đình có vai trò quan trọng quyết định việc gia đình còn người phụ nữ phải thực hiện bổn phận "tam tòng" (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Trong gia đình truyền thống Việt, mỗi thành viên có một vai trò và chỗ đứng nhất định, sợi dây liên kết giữa họ về sinh học là quan hệ huyết thống và nền tảng tinh thần của gia đình Việt là đạo "hiếu- nghĩa", trong đó đạo hiếu được đặt lên hàng đầu: con cháu phải có bổn phận hiếu kính đối với ông bà, tổ tiên và tội bất hiếu được xem là tội lỗi lớn nhất của con người:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
(Ca dao)
Ngoài sự ràng buộc về bổn phận và trách nhiệm, các thành viên trong gia đình Việt sống gắn bó với nhau bởi chữ "tình", trong quan hệ đối xử hàng ngày người Việt Nam luôn coi trọng tình, luôn đặt tình nghĩa lên trên hết. Chữ "tình" luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt: đối với gia đình đó là tình cảm vợ chồng "đầu gối tay ấp", tình anh em là "anh em như thể tay chân", rộng hơn là tình cảm đối với làng xóm "sớm khuya tắt lửa tối đèn có nhau". Chính những tình cảm được nuôi dưỡng trong gia đình, làng xóm ấy đã phát triển thành tình yêu quê hương đất nước:Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
(Ca dao)
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
(Ca dao)
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
Hay:
" Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
(Ca dao)
Cũng xuất phát từ mạch nguồn những tình cảm thiêng liêng trong gia đình mà mỗi khi Tổ quốc lâm nguy, người dân Việt sẵn sàng xếp bút nghiên, xếp công cụ lao động sản xuất để lên đường ra đi vì nghĩa lớn vì họ nhận thức được rằng "nước mất thì nhà tan". Họ bỏ lại sau lưng là hình ảnh làng quê thân thuộc, nơi đó có mẹ già, vợ dại, con thơ... và rất nhiều người trong số họ đã không trỏ về. Người mẹ, người vợ ở quê nhà thuỷ chung, son sắt, chăm chỉ lao động sản xuất lương thực, thực phẩm để gửi ra tiền tuyến. Họ là những con người biết quên mình vì đất nước, không quản ngại gian khổ, hy sinh. Họ sẵn sàng hy sinh tính mạng, của cải và hạnh phúc gia đình riêng tư của mình, đoàn kết chống lại kẻ thù xâm lược, giành lại hạnh phúc cho cái gia đình lớn lao - "đại gia đình các dân tộc Việt Nam".
Trong xã hội ta ngày nay, khi thực hiện chuyển đổi mô hình kinh tế kế hoạch tập trung sang mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, mặt trái của cơ chế thị trường cùng với sự du nhập ào ạt của văn hóa ngoại lai trong thời kỳ hội nhập quốc tế đã xuất hiện những xung đột giữa gia đình truyền thống và gia đình hiện đại. Gia đình truyền thống có những biến động, thay đổi, sự phân cấp giàu nghèo ngày càng rõ rệt, tình trạng hôn nhân tan vỡ, tình trạng bạo lực gia đình đã và đang diễn ra trong nhiều gia đình; tình trạng trẻ em thất học, bỏ học, vi phạm pháp luật, bị kẻ xấu xúi giục lôi kéo vào các tệ nạn xã hội ngày càng có biểu hiện gia tăng...Lối sống thực dụng ích kỷ, đề cao tự do cá nhân đã và đang tác động mạnh mẽ đến các giá trị đạo đức và lối sống tốt đẹp trong một số gia đình Việt. Nhiều giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt đang bị mai một và có biểu hiện xuống cấp.
Theo kết quả của một cuộc điều tra thì có tới 1/5 các ông bố và 7% các bà mẹ do qúa mải mê với công việc làm ăn kinh tế nên hầu như không có thời gian ngó ngàng đến việc chăm sóc con cái. Cứ 5 cặp vợ chồng thì có 1 cặp vợ chồng xảy ra bạo hành. Tỷ lệ ly hôn là 2,6%, trong đó nữ đứng đơn xin ly hôn cao gấp 2 lần so với nam giới. Trong số những cặp đã ly hôn có 27,7% cho biết nguyên nhân là do mâu thuẫn về lối sống và 25,9% cho biết là vì bạo lực và ngoại tình.
Theo kết quả của một cuộc điều tra thì có tới 1/5 các ông bố và 7% các bà mẹ do qúa mải mê với công việc làm ăn kinh tế nên hầu như không có thời gian ngó ngàng đến việc chăm sóc con cái. Cứ 5 cặp vợ chồng thì có 1 cặp vợ chồng xảy ra bạo hành. Tỷ lệ ly hôn là 2,6%, trong đó nữ đứng đơn xin ly hôn cao gấp 2 lần so với nam giới. Trong số những cặp đã ly hôn có 27,7% cho biết nguyên nhân là do mâu thuẫn về lối sống và 25,9% cho biết là vì bạo lực và ngoại tình.
Mỗi chúng ta dù có là ai đi chăng nữa thì cũng được sinh và lớn lên từ cái nôi gia đình. Gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần và vật chất cho mỗi thành viên. Gia đình là tổ ấm nơi mà mỗi chúng ta luôn mong muốn được trở về để nhận được sự thương yêu, chăm sóc của những người thân. Nhưng khi cái tổ ấm ấy bị đổ vỡ thì những đứa con sẽ như thế nào?Chúng sẽ bị rơi vào hoàn cảnh sống thiếu cha, thiếu mẹ hay bất hạnh hơn nữa là chúng sẽ phải sống thiếu tình thương của cả cha và mẹ và rồi có đứa trẻ sẽ bị ném vào cuộc đời đầy rẫy những nguy hiểm, cạm bẫy. Những đứa trẻ lang thang, bơ vơ giữa dòng đời không có chỗ dựa, không tình thương, chúng phải nếm trải những lo toan, nhọc nhằn của cuộc sống để mưu sinh trong khi những đứa trẻ cùng trang lứa có cha có mẹ, được sống trong tình thương yêu, được đi chơi, đi học, được âu yếm vỗ về.
Bên cạnh những gia đình không hoàn thiện, bị đổ vỡ là một số gia đình cha mẹ vì chạy theo lợi ích của đồng tiền mà quên mất thiên chức làm cha, làm mẹ, họ sao nhãng việc chăm sóc gia đình, con cái .Họ cứ nghĩ rằng cứ đáp ứng đầy đủ vật chất, cho con cái một cuộc sống đủ đầy đã là hạnh phúc. Họ đâu biết rằng con cái của họ đang cảm thấy bị cô đơn, lạc lõng ngay chính trong gia đình của mình. Họ đâu biết rằng con cái của họ rất cần sự quan tâm, thương yêu, chăm sóc của bố mẹ chứ không phải sự đủ đầy của vật chất. Khi những đứa trẻ không nhận được tình yêu thương từ gia đình, chúng rất dễ bị lôi kéo vào con đường tội lỗi.
Bên cạnh những gia đình không hoàn thiện, bị đổ vỡ là một số gia đình cha mẹ vì chạy theo lợi ích của đồng tiền mà quên mất thiên chức làm cha, làm mẹ, họ sao nhãng việc chăm sóc gia đình, con cái .Họ cứ nghĩ rằng cứ đáp ứng đầy đủ vật chất, cho con cái một cuộc sống đủ đầy đã là hạnh phúc. Họ đâu biết rằng con cái của họ đang cảm thấy bị cô đơn, lạc lõng ngay chính trong gia đình của mình. Họ đâu biết rằng con cái của họ rất cần sự quan tâm, thương yêu, chăm sóc của bố mẹ chứ không phải sự đủ đầy của vật chất. Khi những đứa trẻ không nhận được tình yêu thương từ gia đình, chúng rất dễ bị lôi kéo vào con đường tội lỗi.
Gia đình là tế bào của xã hội, là nhân tố quan trọng trong việc duy trì và phát triển đời sống xã hội.Chính vì thế, trong những năm gần đây công tác gia đình đã được Đảng và Nhà nước quan tâm với những chính sách về gia đình được ban hành như Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Để tôn vinh mái ấm gia đình Việt, ngày 04/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTG chọn ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam. Hằng năm vào ngày này trên mọi miền của Tổ quốc đều tổ chức kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam để tôn vinh gia đình Việt đồng thời nhằm đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và mỗi người dân để góp phần từng bước củng cố, ổn định mô hình gia đình Việt, xây dựng gia đình theo tiêu chuẩn "no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc" đồng thời đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em góp phần ươm trồng những mầm xanh thế hệ tương lai của đất nước.
Ngày Gia đình Việt Nam là mốc thời gian quan trọng để cho những người con đất Việt hướng về cội nguồn, về người thân và cũng là dịp để con cháu tri ân công ơn ông bà, cha mẹ qua đó nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, những giá trị văn hoá , đạo lý truyền thống của dân tộc. Cho dù có đi đâu, làm gì, gia đình vẫn là hai tiếng thiêng liêng, là nơi để thương, để nhớ, là bến đỗ bình yên để mỗi chúng ta trở về.
Ngày Gia đình Việt Nam là mốc thời gian quan trọng để cho những người con đất Việt hướng về cội nguồn, về người thân và cũng là dịp để con cháu tri ân công ơn ông bà, cha mẹ qua đó nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, những giá trị văn hoá , đạo lý truyền thống của dân tộc. Cho dù có đi đâu, làm gì, gia đình vẫn là hai tiếng thiêng liêng, là nơi để thương, để nhớ, là bến đỗ bình yên để mỗi chúng ta trở về.
------XXXXXXXXXX------
((((((((((((((((((())))))))))))))))
Xin cha mẹ hãy lắng nghe lời con nói…!
Ở đời, có nhiều chuyện nghĩ đi nghĩ lại thấy thật buồn cười. Ở trường các thầy, các cô thuyết giảng “các em chính là chủnhân tương lai của đất nước” nhưng đến khi về nhà “chủ nhân tương lai của đất nước” thường xuyên bị ăn mắng liên tục.
Tuổi dậy thì, cái tuổi thường bị các bậc cha mẹ nhìn bằng nửa con mắt rồi phấn một câu xanh rờn: Người lớn không ra người lớn, trẻ con không ra trẻ con, hâm hâm dở dở”. Giờ đi giờ về của con em thường bị quản rất chặt, vì ai cũng sợ con hư hỏng ăn chơi đàn đúm. Nhưng sao vẫn xảy ra nhiều chuyện dở khóc, dở cười đăng trên báo chí. Hỡi ôi, tại sao các bậc cha mẹ vẫn không chịu hiểu hay cố tình không hiểu cho con cái. Thay vì quản chặt, cấm đoán mọi thứ sao các bậc cha mẹ không giải thích, phân tích cho con hiểu cái hay cái dở, sao không rèn luyện cho con một bản lĩnh, một nhận thức để không sa ngã trước những cám dỗ cuộc đời. Các bậc phụ huynh thường bận bịu với công việc và cũng thường lấy công việc biện hộ cho những sai lầm trong cách dạy con của mình. Có những cha mẹ không bao giờ chịu lắng nghe con cái, không nghe con thì làm sao hiểu được con, làm sao biết con nghĩ gì, muốn gì để có định hướng đúng đắn cho con. Họ cũng ngộ nhận rằng chỉvung tiền cho con ăn ngon mặc ấm, tiền học hàng triệu là đã làm tròn bổn phận làm cha, làm mẹ. Họ nghĩ rằng quản lí con trong cái vỏ ốc của mình thì chẳng bao giờ con hư hỏng đến lúc sự việc vỡ lở họ mới ngớ người ra lâu nay con trai, con gái họ đã có người yêu rồi còn tién xa hơn mà họ không biết. Trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ, họ luôn nghĩ rằng sinh con ra thì có mọi quyền hành với con, họ coi việc đánh đập con cái là biện pháp dạy dỗ đương nhiên. Họ có thể mắng chửi và sỉ nhục con mình mà đâu biết rằng họ đang bôi đen tâm hồn chúng làm cho tuổi thơ trở thành một quá khứ nặng nề không muốn nghĩ tới. Một hạt giống tốt đến đâu nhưng nếu gặp môi trường không thuận lợi sẽ không bao giờ nảy mầm được. Con người cũng thế, dù có tưchất nhưng nếu sự giáo dục của gia đình và xã hội không tốt thì con người cũng khó có khả năng trưởng thành.
Xin cha mẹ hãy lắng nghe lời con nói! Đó là thông điệp mà tuổi teen chúng con muốn gửi tới các bậc làm cha mẹ đang có những sai lầm trong cách dạy dỗ con cái của mình.
¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤¤
VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG VIỆC GIÁO DỤC CẢM XÚC CHO TRẺ EM
Hàng trăm công trình nghiên cứu, đã chỉra cảm xúc của cha mẹ đặc biệt là người mẹ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ sau này. Hơn nữa các công trình khoa học cũng khẳng định năng lực làm chủ cảm xúc của cha mẹ, cũng như cách thức biểu hiện cảm xúc sẽ tạo nên số phận của trẻ trong tương lai. Từ kết quả nghiên cứu khoa học trên chúng tôi có đưa ra một số cách thức giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ để cho trẻ phát triển tâm lý, nhân cách tốt nhất.
1. Cảm xúc của cha mẹ ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ
Những công trình nghiên cứu đầu tiên của Darwin (1872, 1877) và những công trình nghiên cứu hiện đại của Izard, 1971, chứng minh rằng những cảm xúc nền tảng (hứng thú, hồi hộp, vui sướng, ngạc nhiên, đau khổ, căm giận, ghê tởm, khinh bỉ, khiếp sợ, xấu hổ, tội lỗi) có cùng cách biểu hiện và đặc điểm kinh nghiệm ở những xã hội rất khác nhau. Một số công trình nghiên cứu khác chỉ ra rằng những cảm xúc nền tảng được đảm bảo bởi những chương trình thần kinh bẩm sinh. Như vậy, những cảm xúc nền tảng đều có nguồn gốc sinh học. Tuy nhiên mỗi người đều có thể họcđược cách kiềm chế hay biến đổi những biểu hiện cảm xúc có tính bẩm sinh của mình. Những người thuộc tầng lớp xã hội khác nhau hay ở các nền văn hóa khác nhau họcđược cách biểu cảm bằng nét mặt khác nhau, có thể giấu những biểu hiện cảm xúc có tính bẩm sinh. Như vậy, những cảm xúc bẩm sinh người ta hoàn toàn có thể họcđược cách biểu hiện bằng con đường giáo dục. Phương thức biểu hiện những cảm xúc nguyên mẫu là bẩm sinh. Tuy nhiên phương thức bẩm sinh đó có phát triển không và phát triển như thế nào, lại do tựtạo, do giáo dục của từng nền văn hóa khác nhau. Giáo dục cảm xúc giúp con người hiểu được cảm xúc đúng tình huống, hoàn cảnh phù hợp đồng thời cũng giúp con người biết cách kiềm chế cảm xúc khi cần thiết. Cảm xúc là kết quả của giáo dục vì vậy, bậc làm cha làm mẹ hãy giáo dục cảm xúc cho con cái của mình để phát triển tình cảm một cách tốt nhất.
Trong cuộc sống, mỗi cá nhân đều tạo ra cho mình rất nhiều mối quan hệ khác nhau trong xã hội. Nhưng mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất là mối quan hệ giữa người mẹ với đứa con của mình. Thực ra, mối quan hệ này trước đây chúng ta chưa quan tâm đến nhiều cũng như không tìm hiểu rõ mối quan hệ này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển nhân cách, tâm lý của đứa trẻ sau này cũng như thay đổi tâm lý của chính người mẹ. Mãi đến giữa những năm 60 của thể kỷXX, các nhà tâm lý học đã đi sâu tìm hiểu mối quan hệ đặc biệt này và sử dụng thuật ngữ “sự gắn bó” để diễn tả nó. Sự gắn bó mẹ con được đặc trưng bởi cảm xúc nồng ấm cùng với sự giao lưu tình cảm sâu sắc giữa mẹ và con.
Nhà tâm lí học Ainsworth, 1983, đã coi những cách thức cư xử biểu hiện sự gần gũi của trẻ và mẹ là những yếu tố hành vi của sự gắn bó, bao gồm: hành vi mang tính dấu hiệu (khóc, cười, nói); hành vi mang tính định hướng (nhìn); hành vi lôi cuốn sựchú ý (dõi theo, đến gần) và cả các hoạt động tích cực để có được sự tiếp xúc cơ thể (thử leo trèo, ôm ấp, hôn hít, ghì chặt, siết chặt, nắm lấy). Sự gắn bó có được từ cả hai phía (trẻ và mẹ), gắn liền với các cảm xúc và sự giao lưu tình cảm yêu thương gần gũi. Còn Ainsworth cho rằng nếu thiếu các cách thức cưxử nói trên thì những mối quan hệ cảm xúc khó có thể hình thành. Ví dụ: làm sao có thể nói về tình cảm gắn bó gần gũi ở những đứa trẻ có biểu hiện thường xuyên lảng tránh khi người mẹ muốn tiếp xúc với chúng; hoặc ở những trẻ không cười, không có biểu hiện thích thú khi người mẹ xuất hiện. Rõ ràng, người mẹ (người chăm sóc) cần phải tích cực, chủ động hơn trong khi tiếp xúc với trẻ để làm tăng thêm sự gắn bó. Những hành động ban đầu ở trẻ cần được đáp lại bằng những phản ứng phù hợp từ phía người lớn như: chuyện trò, mỉm cười và gần gũi trẻ. Những cách cư xử của người lớn cũng lại gây ra những phản ứng nào đó ở trẻ. Nếu cha mẹvà những người gần gũi với trẻ luôn có những biểu hiện cảm xúc phù hợp thì họcó thể giúp cho trẻ học điều khiển những cảm xúc của mình và mối quan hệ giữa trẻ với cha mẹ là mối quan hệ của sự tin tưởng và an toàn. Nhà tâm lí học Bowbly, 1973, đã khẳng định rằng, ngay từ khi vừa mới sinh ra, trẻ đã có các cách thức cư xử cho phép gần gũi với mọi người, trẻ luôn ở trong trạng thái sẵn sàng đáp lại những tín hiệu giao tiếp của người lớn. Theo Bowbly thì những cách thức cư xửnhư thế được hình thành ở con người và những loài động vật khác trong quá trình tiến hoá, trong quá trình sống, quá trình trưởng thành và trong di truyền.
Bowbly khẳng định rằng sự gắn bó được hình thành dựa trên những cách thức cư xử đã lập trình sẵn của trẻ và của những người quan tâm đến trẻ, sau đó sự gắn bó được củng cố bằng các hoạt động, các biểu hiện bên ngoài nhằm thoả mãn nhu cầu của trẻ.Do đó, di truyền và môi trường có ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như duy trì sự gắn bó giữa trẻ và người lớn. Theo Bowbly, sự gắn bó của trẻ với người đầu tiên quan tâm đến trẻ được hình thành dưới dạng mô hình giải phẫu bên trong hoặc dưới dạng hệ thống vào cuối năm đầu sau khi sinh. Trẻ sử dụng mô hình này để cốgắng đoán trước và giải thích cách cư xử của mẹ đồng thời điều khiển các phản ứng của riêng mình. Ngay sau khi mô hình giải phẫu sinh lý bên trong được hình thành, trẻ vẫn tiếp tục duy trì, củng cố mô hình đó ngay cả khi các cư xử của những người quan tâm đến trẻ thay đổi. Ví dụ, nếu mẹ bị ốm, một thời gian dài không quan tâm chăm sóc trẻ được, sau khi bình phục, người mẹ tiếp tục quan tâm đến trẻ thì trẻ vẫn chấp nhận việc mẹ ít quan tâm đến mình nhưng với trạng thái không thoải mái. Điều đó dẫn đến việc các bà mẹ cảm thấy khó khăn hơn trong việc thể hiện sự gần gũi của mình với trẻ sau một thời gian xa cách (Bretherton, 1992). Cuối cùng các nhà tâm lí học Bowbly và Ainsworth đi đến khẳng định rằng, kiểu quan hệ giữa cha mẹ và trẻ được hình thành trong quá trình phát triển sự gắn bó hai năm đầu đời sẽ tạo cơ sở cho sự hình thành những mối quan hệ về sau này. Các nhà tâm lí học trong suốt thời gian dài đã cho rằng sự gắn bó của trẻ với người lớn chỉ xuất hiện khi người lớn thoả mãn những nhu cầu của trẻ. Người ta cho rằng trẻ học được cách gần gũi với người lớn bằng việc người lớn thoả mãn những nhu cầu sinh học của trẻ, ví dụ như cho trẻ ăn (Sears, 1963). Tuy nhiên các cuộc nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng việc quan tâm đáp ứng nhu cầu của trẻ chỉ là một trong nhiều nguyên nhân tạo ra sự gắn bó ban đầu ở trẻ.
Gia đình là nơi đứa trẻ nhận được sựgiáo dục cảm xúc đầu tiên. Thời thơ ấu trẻ học được những bài học xúc cảm quan trọng nhất và những bài học ấy đôi khi quyết định tiến trình cả cuộc đời của một con người. Sự giáo dục xúc cảm của bố mẹ không chỉ qua những gì bố mẹ nói và làm đối với con cái mà còn bằng tấm gương của bố mẹ trong quan hệ xúc cảm đối với nhau. Bố mẹ cần chỉ cho con thấy là có nhiều cách để phản ứng; dạy và giúp con chế ngự cảm xúc và tìm được cách giải quyết vấn đề theo lối tích cực. Bố mẹ có ảnh hưởng đến sự am hiểu xúc cảm bắt đầu từ lúc trẻ nằm trong nôi. Theo nghiên cứu của Ekman, 1972; Izard, 1971 thì sự giao tiếp cảm xúc tạo ra sự quyến luyến của người mẹ đối với đứa trẻ. Nhiều nhà khoa học xem sự quyến luyến của người mẹ vàđứa trẻ như là cơ sở quan trọng đối với sự phát triển xã hội và tâm lý của trẻ.Tất cả những gì tạo nên sự gắn bó, quyến luyến đều có mối liên hệ chặt chẽ với cảm xúc.
Cảm xúc là nơi biểu hiện của tình cảm. Xúc cảm của người mẹ có vai trò rất quan trọngđối với đứa trẻ, nhất là những năm tháng đầu đời. Sự biểu hiện cảm xúc của người mẹ tạo nên sự gắn bó mẹ con, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nhân cách, tâm lý của trẻ sau này. Người mẹ gây ra cảm xúc cho đứa trẻ từ lúc lọt lòng, lặp lại liên tục và đa dạng các cảm xúc yêu thương và dần dần hình thành tình cảm mẹcon. Các bậc cha mẹ không để cảm xúc chi phối cách dạy con như: khi tức thì quát tháo, khi vui thì ngọt ngào, từ đó sẽ tạo cho trẻ sự nghi ngờ. Muốn cho cảm xúc của một đứa trẻ hình thành và phát triển một cách tốt đẹp thì bố mẹ cần làm chủ được chính cảm xúc của mình để điều khiển cảm xúc, dẫn dắt cảm xúc của chính mình và của đứa trẻ. Giáo dục cảm xúc có tác dụng và cần thiết đến suốt cuộc đời của một con người. Sự gắn bó mẹ con là mối liên hệ cảm xúc nào đó giữa cha mẹ và con cái. Nó chứa đựng các yếu tốnhư tình cảm gần gũi và yêu thương. Sự gắn bó tác động theo hai hướng: cha mẹ gắn bó mạnh mẽ hơn với con mình, và ngược lại con cái với cha mẹ. Mối liên hệ qua lạiđó giữa cha mẹ và con cái được bắt đầu từ khi sinh đẻ và tiếp tục sâu sắc hơn trong suốt lứa tuổi hài nhi của trẻ.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Châu Giang trong tác phẩm “Năng lực cảm xúc của cha mẹ và số phận của con”, đã chỉ rõ: nhữngđứa trẻ trong gia đình luôn luôn có cách ứng xử (giáo dục con cái theo cách tiêu cực như: thường xuyên cáu gắt, mắng mỏ, tức giận, đánh đập…, trẻ sẽ hình thành cho mình sự bi quan, nghi ngờ, sống khép nép, hư hỏng hoặc bất cần đời). Như vậy, khả năng làm chủ cảm xúc của cha mẹ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Chúng ta thấy rằng những cách biểu hiện cảm xúc của cha mẹ đối với con cái trong đời sống hàng ngày sẽ là tiền đề để hình thành nhân cách cho trẻ (trở nên tự tin hay hoài nghi, hư hỏng hay không)… Trong cách giáo dục cảm xúc cho trẻ cũng như cách thể hiện cảm xúc, cha mẹ phải thận trọng. Tác giả cuốn sách còn đưa ra luận điểm: cha mẹ cũng cần hiểu được con mình đang buồn, giận, sợ ra sao để mình phản hồi cảm xúc trở lại bằng thái độ và lời nói thể hiện là mình đồng cảm với trẻ. Có sự đồng cảm, trẻ sẽ bộc lộ tâm tình và qua đó cha mẹdẫn dắt con làm chủ cảm xúc, biết điều khiển cảm xúc trong quan hệ người - người.
PGS.TS. Lê Khanh chỉ rõ chính từ cái nôi gia đình, ngay từ lúc lọt lòng mẹ, đứa trẻ đã nhận được sự giáo dục cảm xúc đầu tiên thông qua cử chỉ âu yếm hay dửng dưng; yêu thương, trừu mến hay độc ác, tàn nhẫn….của những người trực tiếp chăm sóc, đặc biệt là người mẹ. Hàng trăm công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng, cách đối xử trực tiếp của cha mẹ đối với con cái, cũng như cách cha và mẹ thể hiện tình cảm với nhau trước mặt chúng có những ảnh hưởng sâu xa và lâu bền đối với đời sống xúc cảm - tình cảm cũng như sự phát triển tâm lý của chúng.
Cảm xúc của cha mẹ, khả năng cha mẹ nhận thức được cảm xúc của bản thân, cảm xúc của con là yếu tố không thể thiếu cho sự hình thành nhân cách của trẻ. Năng lực làm chủ cảm xúc của cha mẹ sẽ ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến tương lai của trẻ thơ. Nếu cha mẹ quá chiều chuộng con cái, không biết kiềm chế cảm xúc yêu con quá mức sẽ dẫn đến con hư hỏng hoặc trong hoàn cảnh đặc biệt nào đó, khi phải xa cha mẹ (do bình thường luôn được yêu thương, chăm sóc, bao bọc) đứa trẻ bị hụt hẫng về tình cảm, cảm thấy trống vắng, không gì có thể bù đắp nổi. Đứa trẻ trở nên lầm lì ít nói, thu mình không muốn giao tiếp với bất cứ ai, học hành chểnh mảng….Có những ông bố bà mẹ thì ngược lại, cáu giận con liên tục – không làm chủ được cảm xúc tiêu cực, khi giận con thì mắng té tát, hạ giá con với những lời xúc phạm làm mất đi ý thức phẩm giá, lòng tự trọng, tự tin ở con khiến con căm tức, rối trí có tháiđộ hỗn láo, thù địch rất tai hại cho việc phát huy những tiềm năng của trẻ và ảnh hưởng xấu đến số phận tương lai. Còn có những ông bố bà mẹ không quan tâm đến mong muốn, khát vọng của con, tình cảm của con, chỉ quan tâm đến tiền và đáp ứng nhu cầu vật chất của con, khiến con họ đi vào con đường nghiện ngập, chơi bời lêu lổng, không biết quí trọng đồng tiền mà chỉ biết phá phách, không biết yêu lao động. Có gia đình thì quá coi trọng nam mà khi sinh con lại sinh con gái thì hắt hủi, không quan tâm gì đến con, không dành thời gian trò chuyện, vuốt ve, âu yếm con, thể hiện niềm vui hạnh phúc khi có con ở trên đời này, khiến đứa trẻ tủi thân, thu mình, coi mình là người thừa, không giá trị gì đối với cha mẹ, gia đình và trên đời này v. v…Có vô vàn những câu chuyện như thế.
Những điều trên cho thấy, năng lực, cảm xúc của cha mẹ rất quan trọng cho sựhình thành nhân cách của trẻ, số phận của trẻ, bởi lẽ đó, cha mẹ phải rèn luyện cho mình năng lực cảm xúc để làm gương cho con và có những kỹ năng cần thiết để giúp con phát triển hài hòa tâm trí, thành đạt và hạnh phúc ở đời.
2. Một số cách thức giáo dục cảm xúc cho trẻ
Trước khi đi vào nội dung chính, chúng tôi nói qua về khái niệm “trí tuệ cảm xúc” bởi trong những gì chúng tôi chia sẻ dưới đây, sẽ sử dụng rất nhiều khái niệm này. “Trí tuệcảm xúc” được hiểu: mình biết rõ về cảm xúc của bản thân và có thể cảm nhận được cảm xúc của người khác để điều khiển cho chính cảm xúc của mình. Người có năng lực làm chủ cảm xúc là người có khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh – họ chính là những người giàu trí tuệ cảm xúc.
Đểcho con sau này là người có trí tuệ cảm xúc, việc đầu tiên mà cha mẹ cần phải làm đó là cần hình thành cho trẻ thói quen biết quan tâm, chia sẻ cả về công việc lẫn tình cảm với những người thân trong gia đình, hàng xóm, bạn bè…Đây tưởng như là những công việc đơn giản nhưng trong đó chứa đựng cả sự kiên trì, tình yêu thương, trách nhiệm của cha mẹ với tương lai đứa con của mình. Hơn nữa cha mẹ cũng không được nuông chiều quá mức. Đối với trẻ, sẽ có rất nhiều đòi hỏi mà cha mẹ cần đáp ứng. Nhưng trong những đòi hỏi của trẻ, sẽ có rất nhiều đòi hòi vô lý, trường hợp này cha mẹkhông nên chiều. Đây chính là công việc giúp trẻ biết hạn chế cũng như điều khiển cảm xúc của chính mình.
Thứ nhất: Cha mẹ có thể giải thích cho bé hiểu sự liên quan giữa những hành vi của bé với cảm xúc của những người xung quanh. Ví dụ, khi bé giành đồ chơi của bạn: “Thử tưởng tượng con là bạn, khi bị giật món đồ chơi mình rất quý, con cảm thấy thế nào?”. Đó cũng chính là cách bạn giúp bé hiểu được cảm xúc của người khác cũng như của chính mình... Những thói quen tốt, dù rất nhỏ song sẽ hình thành cho trẻ một nhân cách đẹp và tâm hồn nhạy cảm.
Thứ hai: Nên giúp trẻ gọi tên cảm xúc của mình, xây dựng cho nó vốn từ vựng cảm xúc như buồn, vui, giận, lo sợ... Ví dụ, cho trẻ xem nhiều bức ảnh diễn tả các trạng thái cảm xúc khác nhau và giải thích. Nếu trẻthất vọng vì mất đồ chơi, đừng bảo nó là "không sao đâu, đừng khóc" mà hãy tận dụng cơ hội này dạy trẻ, các khái niệm về xúc cảm. Ví dụ, hãy hỏi trẻ có thích đồ chơi ấy không, tại sao, như vậy con bạn sẽ bộc lộ, miêu tả được cảm xúc dưới nhiều góc độ hơn.
Thứ ba: Nên để trẻ quan sát cảm xúc của người xung quanh, chẳng hạn như "Hôm qua bà nội vui lắm, bà cười nhiều. Tại sao bà vui? Vì cu Tí biết nhường đồ chơi cho em...". Như vậy, trẻ không chỉ nhận biết cảm xúc của người khác mà còn hiểu nguồn gốc những cảm xúc đó, cũng như ảnh hưởng của cảm xúc đó đến mọi người. Từ đó, trẻ sẽ biết điều chỉnh cảm xúc, hành vi của mình - một khả năng rất cần thiết để thành công trong cuộc sống.
Thứ tư: Với trẻ dưới 6 tuổi, cần hạn chế tối đa sựtrừng phạt (nhưng phải chỉ ra lỗi) và hào phóng, thậm chí không giới hạn lời khen, miễn là khen có lý. Với trẻ nhỏ, đừng lạm dụng lời giáo huấn vì "Không phải lời giáo huấn, mà chính sự trải nghiệm sẽ có tác dụng với trí tuệ cảm xúc của trẻ".
Tùy từng trường hợp cụ thể, người làm cha mẹsẽ biết nên nói với con như thế nào. Điều quan trọng là để dạy con về trí tuệ cảm xúc, cha mẹ không thể là người "vô cảm". Bạn phải cho trẻ được tắm mình vào môi trường cảm xúc, bạn nhất thiết phải dành thời gian cho con.
Một số mặt của trí tuệ cảm xúc của trẻ đựơc trau dồi dần dần qua sự tiếp xúc với bạn bè nhưng cha mẹ vẫn đóng vai trò chủ yếu trong việc luyện tập những măt khác nhau của nó và làm chủ các xúc cảm của mình, tỏ ra đồng cảm với người khác, điều khiển tình cảm biểu hiện ra ở những mối quan hệ với người khác.
Mặt giáo dục này của cha mẹ ảnh hưởng rất sâu sắc đối với con cái. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, khi cha mẹ có trí tuệ cảm xúc thì:
+ Con cái họ hoà hợp với họ hơn, yêu thương họhơn và thoải mái hơn khi cha mẹ có mặt.
+ Con cái họ dễ làm chủ các xúc cảm của mình hơn, tự trấn tĩnh được khi gặp điều gì làm chúng bịlay động và chúng ít bực mình hơn.
+ Chúng dường như cũng thoải mái hơn về mặt sinh học: tỷ lệ hoócmon của stress và những chỉ số rối nhiễu XC của chúng thấp hơn.
Ngoài ra, có những lợi ích khác về mặt xã hội: những đứa trẻ này được bạn bè quý trọng và yêu thương hơn, được các giáo viên coi là dễ gần hơn. Làm theo cha mẹ, thầy cô thì trẻ ít có những vấn đề về ứng xử, ít gây hấn. Cuối cùng là những lợi ích về mặt nhận thức, những học sinh này chăm chỉhơn và giỏi hơn. Với IQ bằng nhau, những đứa trẻ lên 5 tuổi có bố mẹ là những người hướng dẫn giỏi, đã đạt được những điểm tốt về toán và tập đọc trước khi lên tiểu học.
Như vậy, những cái lợi đối với các trẻ có cha mẹ am hiểu về xúc cảm không chỉ giới hạn vào các mặt của trí tuệ cảm xúc mà còn bao trùm lên tất cả lĩnh vực đời sống của trẻ, đặc biệt hơn cả là sự phát triển nhân cách trẻ sau này.
Ảnh hưởng của cha mẹ đến sự am hiểu xúc cảm bắt đầu từ lúc trẻ nằm trong nôi. Sự đồng cảm được học từ tuổi còn rất nhỏ, khi cha mẹ cùng có những xúc cảm của trẻ. Những đứa trẻ đã từngđược tán thưởng và khuyến khích mỗi khi thu được thành công nhỏ...chúng thường lạc quan, cho rằng chúng có thể vượt qua những khó khăn mà cuộc đời dành cho chúng. Những đứa trẻ được nuôi dạy trong bầu không khí gia đình dửng dưng, không bao giờ được khuyến khích, tán thư�
%%%%%%%%
Yêu thương vô điều kiện
Có những yêu thương đơn giản mà ý nghĩa, nhẹ nhàng mà thấm thía. Yêu thương vì cùng chung dòng máu, sống với nhau trong cùng một mái nhà tập thể, hay vì sự gắn bó thân thiết. Nhưng có những yêu thương vô điều kiện mà chẳng vì gì cả, hay chỉ là vì cùng là con người với nhau.
Ngày còn nhỏ, bố tôi đã suýt bị chết đuối. Lượn lờ qua nhà ông nội tôi là con sông Cầu hiền hoà. Mùa hè, dường như ngày nào bố tôi cùng với bạn bè ra tắm sông. Lần đó chỉ có bố tôi và bác cả rủ nhau đi tắm, mặc dù nước chảy hơi xiết nhưng điều đó chỉ khiến bố tôi thêm thích thú mà thôi. Bạn đã từng là trẻ con hẳn bạn cũng hiểu được tính nghịch ngợm, hiếu kì, không biết sợ của một đứa trẻ hơn 12, 13, tuổi đầu khi đó. Đang vùng vẫy thoả thích thì bố tôi bỗng thấy chân trái bị cứng đờ lại, đau ghê gớm mà không thể cử động được. Lúc đó bố tôi đã ở rất xa bờ, không thể bơi được vào bờ, bố tôi giơ tay gọi bác cả, cố gắng hết sức để ngoi lên, nhưng càng cố, bố tôi càng bị chìm, kêu khóc vì quá đau, lại không thể làm chủ được bởi bố tôi đang bị dòng nước cuốn đi.
Bác cả-khi ấy chỉ hơn bố tôi hai tuổi-trông thấy vậy thì vô cùng hoảng hốt, run sợ. Bác bơi lặn không giỏi bằng bố tôi, nên bác chưa bao giờ bơi ra đến vị trí của bố tôi đang kêu cứu ở đó cả, bác vội vã lên bờ, vừa chạy vừa kêu la, gọi người đến cứu. Bố tôi ngày càng bị trôi ra xa, uống nước khá nhiều rồi, đôi chân đã không thể cử động chỉ còn cảm giác đau đớn, đôi tay cố giơ lên nhưng cũng đã đến lúc mỏi nhừ. Bố kể lúc đấy thấy tức ngực vô cùng, khó thở, không nghĩ được gì vì quá sợ hãi, đã định uống thêm một ngụm ước nữa vì không thể chịu thêm được nữa và buông xuôi vì không thể cố gắng chống chọi thêm nữa. Bố đã nghĩ đến 2 từ "chết đuối". Đúng lúc bố buông tay xuống, không thể giơ lên được nữa thì có một bàn tay, túm lấy tóc bố, kéo mạnh lên, rồi sau đó có chuyện gì thì bố cũng không biết nữa.
Sau khi tỉnh lại thì bố tôi được bà nội kể lại rằng, có một bác đi ra sông rửa rau, thì nhìn thấy bố tôi lúc ấy đang "giã gạo" giữa dòng sông, bác liền nhảy xuống và kéo lên. Rồi cầm hai chân của bố tôi quay vòng tròng để cho nước trong phổi ra hết. Cả nhà bố tôi rối rít cảm ơn bác vì chỉ chậm một chút nữa thôi chắc chắn bố tôi đã không còn có thể sống đến bây giờ. Bố tôi đã thoát chết trong gang tấc.
Sau lần cứu sống đó, bố tôi xin phép ông bà nội rồi qua nhận bác ân nhân làm bố nuôi. Tuy nhà cũng có đến bảy đứa con nhưng ông nội nuôi vẫn rất vui vẻ và hạnh phúc khi có thêm một đứa con trai nữa là bố tôi. Và chúng tôi cũng có thêm một người ông nội, một người bà nội và rất nhiều cô, chú, bác, anh chị em bên nội nữa, không cùng dòng máu nhưng gọi nhau là một gia đình.
Ông nội nuôi thấy bố tôi gặp nạn đã sẵn sàng cứu giúp mặc dù không quen biết, không thân thích. Ông bà nội đã mang nặng đẻ đau và sinh ra, nuôi dưỡng bố tôi, còn ông nội nuôi đã giúp bố tôi được sống lần thứ hai, được một lần nữa ban tặng sự sống, và có ông nội nuôi bố tôi mới có cơ hội có mặt trên cuộc đời này. Có lẽ cuộc gặp gỡ định mệnh đã cho bố tôi, mẹ tôi và chị em tôi một gia đình nữa, điều mà không phải ai cũng may mắn có được. Bố mẹ tôi coi ông bà như bố mẹ đẻ của mình, chúng tôi cũng coi ông bà như ông bà nội của mình. Gia đình tôi cũng được coi như một thành phần không thể thiếu trong đại gia đình.
17 tuổi đầu, tôi chưa được đi nhiều nơi, chưa học được nhiều trong trường đời, chưa va chạm nhiều, chưa hiểu biết nhiều nhưng tôi vẫn thấm thía một điều: Yêu thương không cần điều kiện!
Người dạy cho tôi bài học này không chỉ từ câu chuyện của bố tôi mà còn là một con người mà tôi vô cùng kính trọng, đó là cô giáo chủ nhiệm của tôi. Ấn tượng đầu tiên của tôi về cô khi ngày đầu tiên chân ướt, chân ráo vào lớp 10, cô là một người vô cùng nghiêm khắc, cương nghị, quyết đoán và cả lạnh lùng nữa vì tôi chẳng mấy khi thấy cô cười cả. Cảm nhận đầu tiên trong suốt mấy ngày đầu năm học là SỢ. Nhưng chỉ một học kì trôi qua, cô làm tôi thay đổi suy nghĩ hoàn toàn. Phải là học sinh của cô mới biết được cô yêu học trò, vì học trò nhiều như thế nào. 48 cô cậu học trò nghịch ngợm, không chung dòng máu nhưng lúc nào cô cũng coi chúng tôi như con ruột của mình. Trong buổi liên hoan 20-11, trong lúc dặn dò, cô đã buột miệng gọi chúng tôi là "các con", cả lũ ngẩn ngơ cả buổi.
Cô bảo, cô cũng làm mẹ, nên cô biết điều mà cha mẹ sợ nhất là những đứa con của mình hư hỏng, cô cũng sợ thấy học trò của mình như vậy nhất. Cô luôn mong sao chúng tôi trưởng thành, nên người, vậy là cô mừng rồi. Nếu có người hỏi bạn, liệu có giáo viên nào, bỏ tiền túi của mình ra để đi trả nợ cho học trò không? Hãy tin là có nha, vì đó là cô giáo chủ nhiệm của tôi. Trong lớp có một cậu bạn vì ham mê điện tử nên đã nợ bọn đầu gấu khá nhiều tiền. Vì sợ bị bọn chúng đòi tiền không được sẽ đánh nên cậu bạn trốn học, không dám đến lớp, biết chuyện cô đã vô cùng lo lắng, liên lạc với gia đình hỏi thăm rồi còn bảo các bạn trong lớp khuyên giải bạn gặp và nói chuyện với cô để tìm cách giải quyết.
Để mọi chuyện được giải quyết triệt để, cô đã dùng đồng lương giáo viên ít ỏi của mình và ra mặt, trả hết nợ cho cậu bạn, yêu cầu không được làm phiền, để yên cho cậu bạn học hành. Cô nói: "Số tiền này, cô không cho em, khi nào em lớn, trưởng thành, có việc làm ổn định rồi, khi ấy hãy quay lại trả cô". Để cứu vớt một con người, nhất là học trò mình đã gắn bó mấy năm trời cô sẵn sàng làm mọi việc. Thực sự tình cảm yêu thương cô dành cho chúng tôi có thể nói như tình yêu mà một người mẹ dành cho những đứa con mình dứt ruột đẻ ra.
Không cần bất cứ điều kiện nào, ông nội nuôi vẫn yêu thương gia đình tôi. Không cần bất điều kiện gì, cô giáo chủ nhiệm vẫn yêu thương chúng tôi. Không cần bất cứ điều kiện gì con người vẫn có thể yêu thương nhau. Thật đơn giản: Yêu thương là vô điều kiện!
^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^
*****************Mỗi bậc che mẹ nên để lại điều gì cho con cái?*************************
Mỗi bậc che mẹ nên để lại điều gì cho con cái? Của cải vật chất trong thế giới này sẽ không kéo dài mãi mãi. Những đứa trẻ có thể phung phí tiền bạc mà cha mẹ để lại cho chúng, thậm chí cuối cùng có thể trở thành ăn mày. Nếu chúng không thể sử dụng gia sản thừa kế từ cha mẹ một cách khôn ngoan, thì ngay cả một gia tài lớn cũng có thể tiêu tan, tới mức khuynh gia bại sản. Khi cha mẹ để lại di sản thừa kế cho con cái, chúng thậm chí có thể đưa nhau ra tòa để tranh giành. Khi cha mẹ để lại trí tuệ và đạo lý làm người, con cái họ có thể tạo ra của cải cho chính chúng. Khi cha mẹ tích đức hành thiện cả đời và để lại mỹ đức cho con cái, phúc báo sẽ được lâu dài và tạo phúc cho con cháu họ.
Khi danh tướng triều Thanh là Tả Tông Đường cáo lão về quê ở Trường Sa, ông đã cho xây những công trình lớn với mục đích để lại một phủ đệ nguy nga cho con cháu. Ông sợ những người thợ ăn bớt vật liệu, do đó đã tự mình tới công trường làm đốc công. Có một người thợ thấy ông như vậy, không kìm được bèn nói: “Đại nhân, xin ngài cứ yên tâm. Tôi đã sống hàng chục năm ở đây và xây không ít phủ đệ trong thành Trường Sa này. Từ xưa tới nay chưa hề có chuyện nhà đổ sụp, mà chỉ thấy chủ nhân tòa nhà thay đổi thôi.” Tả Tông Đường nghe xong không khỏi hổ thẹn, thở dài rồi rời đi.
Lâm Tắc Từ cũng là một đại thần vào triều Thanh, nhưng cao minh hơn Tả Tông Đường rất nhiều trong vấn đề đối xử với con cái. Ông từng nói: “Nếu con cháu tôi đều như tôi, tại sao chúng cần tiền? Nếu một người đức hạnh có tiền tài, nó sẽ bào mòn ý chí của anh ta. Nếu con cháu tôi không như tôi, thì tại sao chúng cần tiền? Nếu một người ngốc nghếch có tiền tài, nó sẽ chỉ làm hại anh ta.”
Theo sử ghi lại, thời cổ đại tại Phúc Kiến có một viên quan lớn tên là Dương Vinh. Tổ tiên ông mấy đời đều mưu sinh bằng nghề lái đò qua sông. Mỗi khi có mưa lớn, nó phá hủy nhà dân, cuốn trôi gia súc, cùng người và của cải trôi theo dòng nước. Những người lái đò khác đều tranh nhau tìm vớt của cải, chỉ có tổ tiên của Dương Vinh là lo cứu người mà không màng của cải. Người cùng quê đều cười nhạo ông là ngu đần. Đến khi cha của Dương Vinh sinh ra, nhà họ Dương mới dần dần khá giả. Một ngày nọ, một vị thần tiên hóa thành đạo sĩ đến nói với cha của Dương Vinh: “Tổ tiên ông đã tích rất nhiều âm đức, con cháu ông tất sẽ hưởng vinh hoa phú quý. Ông có thể xây một ngôi mộ tổ cho họ.” Cha của Dương Vinh nghe lời và mai táng ông nội cùng phụ thân ở nơi đó. Sau khi Dương Vinh sinh ra và lên 20 tuổi, ông thi đỗ kỳ thi của triều đình và nhậm chức tam công. Hoàng Đế cũng gia phong cụ cố, ông nội và phụ thân Dương Vinh chức quan tương tự. Sau đó con cái Dương Vinh cũng hưng vượng với nhiều người có danh vọng.
Cổ thư Trung Quốc là «Kinh Dịch» nói: “Gia đình tích thiện, tất có việc mừng. Nhà tích bất thiện, tất gặp tai ương.” Ý là các gia đình tích đức hành thiện nhất định có con cháu được hưng vượng, còn gia tộc hành ác đa đoan tất nhiên sẽ có hậu họa về sau. Tổ tiên sáng tạo tinh thần tài phú, sẽ mãi lưu lại thiện lương và đạo lý làm người cho con cháu.
Vì thế, mỹ đức mới là tài sản tinh thần quý giá nhất lưu lại cho đời sau. Nó giống như mặt trời mãi tỏa ánh quang huy chói lọi, liên tục không ngừng, thọ cùng trời đất. (Sưu tầm)
(Nguồn: KênhSinhViên.Net)
********************000000******************
#########################
Bài học cuộc sống
Những câu chuyện làm thay đổi cuộc sống mang đầy ý nghĩa giáo dục đạo đức, lối sống, nhân văn, ... hướng con người hoàn thiện bản thân. Song ngữ Anh - Việt giúp người đọc vừa cảm nhận bài học cuộc sống, vừa học tiếng Anh.
***********************************
££££££££££££££££££££££££
Ngày đầu tiên ở trường đại học, giáo sư của chúng tôi tự giới thiệu mình và thử thách đám học trò bằng cách gợi ý để chúng tôi tìm hiểu về những người chưa hề quen biết.
Khi tôi đứng dậy và nhìn quanh thì có một bàn tay lịch sự chạm nhẹ vào vai tôi. Tôi quay lại và nhìn thấy một bà cụ nhỏ bé, da nhăn nheo đang nhìn tôi cười tươi tắn, nụ cười làm bừng sáng con người bà.
Bà cụ nói: "Chào cậu bé đẹp trai, tên ta là Rose. Năm nay ta tám mươi bảy tuổi. Chúng ta ôm nhau được chứ?”
Tôi cười to và nhiệt tình đáp lại: "Tất nhiên là được ạ!", và bà cụ xiết chặt lấy tôi.
"Sao bà lại đến trường vào cái tuổi còn quá trẻ trung và non nớt như thế này ạ?". Tôi hỏi.
Bà cụ nói đùa: "Ta đến đây để kiếm một người chồng giàu có, kết hôn, rồi sinh con, rồi sau đó ta sẽ nghỉ hưu và đi du lịch”.
"Không phải vậy chứ?". Tôi đang rất tò mò muốn biết cái gì đã thúc đẩy bà cụ nhận lấy một thử thách như thế này vào cái tuổi ấy.
"Thực ra thì ta luôn mơ về một tấm bằng đại học, và giờ thì ta sắp có nó rồi". Bà nói.
Sau buổi học, tôi và Rose cùng đi đến khu liên hợp dành cho sinh viên, và ở đó chúng tôi cùng uống chung một cốc sôcôla đi kèm trứng và đá. Chúng tôi nhanh chóng trở thành bạn.
Trong ba tháng kế tiếp, ngày nào chúng tôi cũng cùng về và nói chuyện không ngừng.Tôi lúc nào cũng lắng nghe như thể bị thôi miên khi bà cụ chia sẻ với tôi những kinh nghiệm sống của bà.
Sau hơn một khóa học của năm, Rose trở thành một hình mẫu của trường và bà dễ dàng kết bạn với mọi người khi đi đến bất kỳ đâu. Bà thích mặc đẹp và cũng rất thích thú với các biệt danh mà các sinh viên trong trường đặt ra cho bà. Bà đã sống xứng đáng với những tên gọi đáng yêu ấy.
Cuối học kỳ, chúng tôi mời bà đến phát biểu trong buổi liên hoan của đội bóng. Bà được giới thiệu và bước lên khán đài. Khi chuẩn bị nói thì bà vô ý làm rơi mất ba trên năm tờ của bài phát biểu đã chuẩn bị sẵn.
Không hài lòng và có vẻ như hơi xấu hổ về việc ấy, bà tựa người vào chiếc micro và nói đơn giản: "Tôi rất xin lỗi vì mình đã hơi hậu đậu. Tôi đã uống hộ cho Lent và bây giờ thì hình như cái chất whisky ấy đang giết tôi hay sao ấy. Tôi sẽ không nhặt mấy tờ giấy này lên vì tôi sẽ kể cho các bạn nghe những gì mà tôi biết".
Chúng tôi cười khi bà hắng giọng và bắt đầu nói: “Chúng ta không ngừng hoạt động vì chúng ta già, mà chúng ta già là vì chúng ta ngừng hoạt động. Chỉ có bốn bí quyết để sống trẻ trung, ấy là sống vui vẻ, cố gắng để đạt lấy thành công, phải cười và tìm kiếm những điều hài hước mỗi ngày, và bạn phải có những giấc mơ. Xung quanh chúng ta có rất nhiều người đi lại vật vờ mỗi ngày, họ thậm chí không biết là mình đang chết dần đi”.
"Có một sự khác biệt lớn giữa lớn lên và trưởng thành. Nếu bạn mười chín tuổi và cứ nằm trên giường suốt ngày trong một năm tròn, thì dù bạn không chịu làm gì thì sang năm bạn cũng sẽ sang tuổi hai mươi. Năm nay tôi tám mươi bảy tuổi và nếu tôi cứ nằm nhà mà chẳng chịu mó tay đụng chân vào việc gì thì sang năm tôi cũng cứ sang tuổi thứ tám tám. Tất cả mọi người đều có thể lớn lên. Công việc ấy chẳng đòi hỏi bạn phải có tài hay khả năng gì đặc biệt. Điều đáng kể là bạn trưởng thành, tức là bạn luôn tìm thấy những cơ hội trong mọi sự thay đổi.
Đừng để mình phải nuối tiếc. Những người già thường nuối tiếc về những gì mà họ đã không làm nhiều hơn là hối hận về những gì họ đã làm.
Những người duy nhất sợ cái chết là những người có quá nhiều điều phải nuối tiếc".
Bà kết thúc bài nói chuyện của mình bằng cách dũng cảm hát bài hát: "The Rose" và đố chúng tôi học thuộc lời bài hát rồi áp dụng vào trong cuộc sống.
Vào năm cuối cùng, Rose hoàn thành khóa học mà bà đã bắt đầu từ nhiều năm trước đó. Một tuần sau lễ tốt nghiệp, bà ra đi trong giấc ngủ thanh bình.
Hơn 200 sinh viên đã đến dự lễ tang bà để tỏ lòng kính trọng đến người đã dạy cho họ biết bằng ví dụ của chính bản thân mình rằng không bao giờ là quá muộn để trở thành một con người như bạn muốn.
Bản tiếng Anh của câu chuyện này The Rose
The first day of school our professor introduced himself and challenged us to get to know someone we didn't already know. I stood up to look around when a gentle hand touched my shoulder. I turned around to find a wrinkled little old lady beaming up at me with a smile that lit up her entire being. She said, "Hi, Handsome. My name is Rose. I'm eighty-seven years old. Can I give you a hug?"
I laughed and enthusiastically responded, "Of course you may!" and she gave me a giant squeeze.
"Why are you in college at such a young, innocent age?" I asked.
She jokingly replied, "I'm here to meet a rich husband, get married, have a couple of children, and then retire and travel."
"No, seriously," I asked. I was curious what may have motivated her to be taking on this challenge at her age.
"I always dreamed of having a college education and now I'm getting one!" she told me.
After class we walked to the student union building and shared a milkshake. We became instant friends. Every day for the next three months we would leave class together and talk nonstop. I was always mesmerized, listening to this "time machine" as she shared her wisdom and experience with me.
Over the course of the year, Rose became a campus icon and easily made friends wherever she went. She loved to dress up and she reveled in the attention bestowed upon her from the other students. She was living it up.
At the end of the semester we invited Rose to speak at our football banquet and I'll never forget what she taught us. She was introduced and stepped up to the podium. As she began to deliver her prepared speech, she dropped her 3x 5 cards on the floor. Frustrated and a little embarrassed, she leaned into the microphone and simply said, "I'm sorry I'm so jittery. I gave up beer for Lent and this whiskey is killing me! I'll never get my speech back in order so let me just tell you what I know."
As we laughed she cleared her throat and began: "We do not stop playing because we are old; we grow old because we stop playing. There are only four secrets to staying young, being happy, and achieving success."
"You have to laugh and find humor every day."
"You've got to have a dream. When you lose your dreams, you die. We have so many people walking around who are dead and don't even know it!"
"There is a huge difference between growing older and growing up. If you are nineteen years old and lie in bed for one full year and don't do one productive thing, you will turn twenty years old. If I am eighty-seven years old and stay in bed for a year and never do anything I will turn eight-eight. Anybody can grow older. That doesn't take any talent or ability. The idea is to grow up by always finding the opportunity in change."
"Have no regrets. The elderly usually don't have regrets for what we did, but rather for things we did not do. The only people who fear death are those with regrets."
She concluded her speech by courageously singing "The Rose." She challenged each of us to study the lyrics and live them out in our daily lives.
At the year's end Rose finished the college degree she had begun all those years ago. One week after graduation Rose died peacefully in her sleep. Over two thousand college students attended her funeral in tribute to the wonderful woman who taught by example that it's never too late to be all you can possibly be.
Cà phê của cuộc đời
Một nhóm học sinh cũ khá thành công và ổn định trong nghề nghiệp tập trung tại nhà một thầy giáo cũ. Câu chuyện dần dà chuyển sang những than thở về áp lực cuộc sống và công việc.
Đãi cà phê cho các vị khách của mình, thầy giáo vô bếp mang ra một ấm to cà phê và nhiều ly tách khác nhau từ ly nhựa, ly sứ, ly thủy tinh, có cái đơn giản, xinh xắn, có cái sang trọng đắt tiền. Thầy bảo các học sinh tự lấy cà phê cho mình.
Khi em nào cũng chọn được cái tách cho mình, thầy nói:
“Nếu các em để ý sẽ thấy mấy cái tách đẹp, sang trọng và đắt tiền được chọn ngay, chỉ có những cái bình thường và rẻ tiền được chừa lại. Cũng bình thường thôi, thường thì người ta chỉ muốn những cái tốt nhất cho mình. Đó cũng chính là nguồn cội của những vấn đề và áp lực”.
Hãy hiểu rõ ràng rằng bản thân cái tách không làm cà phê ngon hơn. Trong mọi trường hợp, nó chỉ làm cà phê mắc tiền hơn hay trong vài trường hợp nó át hẳn mùi vị của cà phê.
Những gì bạn muốn ở đây đơn giản chỉ là cà phê, không phải là cái tách nhưng một cách vô thức các em lại hướng đến những cái tách tốt nhất... và sau đó các em bắt đầu nghía tách của các bạn khác.
Hãy nghĩ thử xem: cuộc sống như cà phê; công việc, tiền bạc và vị trí trong xã hội là những cái tách thôi. Chúng chỉ là những công cụ để chứa đựng cuộc sống này và loại “tách” chúng ta có được không quyết định, cũng không thay đổi giá trị của cuộc sống chúng ta.
Đôi khi vì quá chạy theo những cái tách mà chúng ta bỏ mất cơ hội thưởng thức cà phê! Người hạnh phúc nhất không phải là người có tất cả những thứ tốt nhất. Họ chỉ trân trọng hết mức mọi thứ mà họ có.
Sống đơn giản. Yêu thương ngập tràn. Quan tâm sâu sắc. Nói những lời tử tế.
Translated by LAI TU QUYNH
Bản tiếng Anh của câu chuyện nàyGod's Coffee
Now consider this: Life is the coffee; the jobs, money and position in society are the cups. They are just tools to hold and contain Life, and the type of cup we have does not define, nor change the quality of Life we live. Sometimes, by concentrating only on the cup, we fail to enjoy the coffee God has provided us." God brews the coffee, not the cups.......... Enjoy your coffee! "The happiest people don't have the best of everything. They just make the best of everything." Live simply. Love generously. Care deeply. Speak kindly. Leave the rest to God.
Một nhóm học sinh cũ khá thành công và ổn định trong nghề nghiệp tập trung tại nhà một thầy giáo cũ. Câu chuyện dần dà chuyển sang những than thở về áp lực cuộc sống và công việc.
Đãi cà phê cho các vị khách của mình, thầy giáo vô bếp mang ra một ấm to cà phê và nhiều ly tách khác nhau từ ly nhựa, ly sứ, ly thủy tinh, có cái đơn giản, xinh xắn, có cái sang trọng đắt tiền. Thầy bảo các học sinh tự lấy cà phê cho mình.
Khi em nào cũng chọn được cái tách cho mình, thầy nói:
“Nếu các em để ý sẽ thấy mấy cái tách đẹp, sang trọng và đắt tiền được chọn ngay, chỉ có những cái bình thường và rẻ tiền được chừa lại. Cũng bình thường thôi, thường thì người ta chỉ muốn những cái tốt nhất cho mình. Đó cũng chính là nguồn cội của những vấn đề và áp lực”.
Hãy hiểu rõ ràng rằng bản thân cái tách không làm cà phê ngon hơn. Trong mọi trường hợp, nó chỉ làm cà phê mắc tiền hơn hay trong vài trường hợp nó át hẳn mùi vị của cà phê.
Những gì bạn muốn ở đây đơn giản chỉ là cà phê, không phải là cái tách nhưng một cách vô thức các em lại hướng đến những cái tách tốt nhất... và sau đó các em bắt đầu nghía tách của các bạn khác.
Hãy nghĩ thử xem: cuộc sống như cà phê; công việc, tiền bạc và vị trí trong xã hội là những cái tách thôi. Chúng chỉ là những công cụ để chứa đựng cuộc sống này và loại “tách” chúng ta có được không quyết định, cũng không thay đổi giá trị của cuộc sống chúng ta.
Đôi khi vì quá chạy theo những cái tách mà chúng ta bỏ mất cơ hội thưởng thức cà phê! Người hạnh phúc nhất không phải là người có tất cả những thứ tốt nhất. Họ chỉ trân trọng hết mức mọi thứ mà họ có.
Sống đơn giản. Yêu thương ngập tràn. Quan tâm sâu sắc. Nói những lời tử tế.
Translated by LAI TU QUYNH
Bản tiếng Anh của câu chuyện nàyGod's Coffee
A group of alumni, highly established in their careers, got together to visit their old university professor. Conversation soon turned into complaints about stress in work and life. Offering his guests coffee, the professor went to the kitchen and returned with a large pot of coffee and an assortment of cups - porcelain, plastic, glass, crystal, some plain looking, some expensive, some exquisite - telling them to help themselves to the coffee.
When all the students had a cup of coffee in hand, the professor said: "If you noticed, all the nice looking expensive cups were taken up, leaving behind the plain and cheap ones. While it is normal for you to want only the best for yourselves, that is the source of your problems and stress. Be assured that the cup itself adds no quality to the coffee. In most cases it is just more expensive and in some cases even hides what we drink. What all of you really wanted was coffee, not the cup, but you consciously went for the best cups... And then you began eyeing each other's cups.
When all the students had a cup of coffee in hand, the professor said: "If you noticed, all the nice looking expensive cups were taken up, leaving behind the plain and cheap ones. While it is normal for you to want only the best for yourselves, that is the source of your problems and stress. Be assured that the cup itself adds no quality to the coffee. In most cases it is just more expensive and in some cases even hides what we drink. What all of you really wanted was coffee, not the cup, but you consciously went for the best cups... And then you began eyeing each other's cups.
Now consider this: Life is the coffee; the jobs, money and position in society are the cups. They are just tools to hold and contain Life, and the type of cup we have does not define, nor change the quality of Life we live. Sometimes, by concentrating only on the cup, we fail to enjoy the coffee God has provided us." God brews the coffee, not the cups.......... Enjoy your coffee! "The happiest people don't have the best of everything. They just make the best of everything." Live simply. Love generously. Care deeply. Speak kindly. Leave the rest to God.
>>>>>>>>>>>>>><<<<<<<<<<<<<<
Con nhộng và cái kén
Khi con nhộng chui ra khỏi được cái kén chật hẹp của mình, nó sẽ tung bay vào bầu trời xanh rộng bao la đầy hoa và nắng ấm. Và đây là giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời của nó.
Một ngày kia, tổ kén trên cành cây hé mở một chút. Một người ngồi gần đó quan sát: đã hàng mấy tiếng đồng hồ chú bướm cứ cố gắng chui ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu ở đầu kén. Rồi bỗng chú bướm bất động, dường như nó đã kiệt sức và không thể chui ra thêm một đoạn nào nữa. Thế là người đàn ông quyết định giúp đỡ chú bướm. Ông ta lấy kéo và tỉa cái miệng kén cho rộng thêm ra. Chú bướm liền chui ra một cách dễ dàng. Nhưng nó chỉ là một thân nhộng trần trụi với đôi cánh nhăn nhúm và khô héo như chiếc lá cháy sém dưới sức nóng của ánh sáng mặt trời. Người đàn ông tiếp tục quan sát chú bướm vì ông ta nghĩ rằng thế nào đôi cánh đó cũng mọc lớn lên để kịp nâng thân bướm khi nó rời khỏi kén. Thế nhưng cả hai điều đó đều không xảy ra. Chú bướm dùng thời gian ngắn ngủi còn lại của đời mình trường quanh với một thân nhộng trần trụi và đôi cánh khô nhăn nhúm. Nó chẳng bao giờ có thể bay được.
Điều người đàn ông tốt bụng kia không biết đến là miệng kén chỉ mở rất hẹp và con nhộng kia cần phải nỗ lực hết sức mình, đến mức kiệt sức để có thể chui ra. Và cách thiên nhiên tạo ra loài bướm là chính khi con nhộng dùng hết sức để chui ra khỏi miệng kén như vậy, cơ thể nó sẽ tiết ra một loại dịch nhờn và bươm vào đôi cánh của nó để đôi cánh sẽ lớn dần lên và chú bướm có thể tung bay vào bầu trời xanh bao la ngay khi nó rời hẳn cái kén.
Nhiều lần trong đời chúng ta cần phải nỗ lực đến kiệt sức để có thể đạt được điều mình mơ ước. Nếu cuộc sống cho chúng ta một cuộc đời không có những trở ngại và gian truân, thì chính cuộc đời đó sẽ làm cho chúng ta què quặt. Chúng ta sẽ rất yếu ớt và không thể có được một sự mạnh mẽ mà lẽ ra chúng ta phải có. Chúng ta cũng chẳng thể nào tung bay được .
¨
Bản tiếng Anh của câu chuyện nàyThe Moth and The Cocoon
A man found a cocoon of an emperor moth. He took it home, so that he could watch the moth come out of the cocoon. One day, a small opening appeared, and he sat still, watching for several hours, as the moth struggled to force its body through the little hole. Then, it seemed to stop making any progress. It appeared, as if, it had gotten as far as it could and it could go no farther. It seemed to be stuck. Then, the man in his kindness, decided to help the moth.
So, he took a pair of scissors, and snipped off the remaining bit of the cocoon. The moth then emerged easily. But, it had a swollen body and small, shriveled wings. The man continued to watch the moth, because he expected, at any moment, the wings would enlarge and expand to be able to support the body, which would contract in time. Neither happened! In fact, the little moth spent the rest of its life, crawling around with a swollen body and shriveled wings. It never was able to fly.
What the man, in his kindness and haste, did not understand was, the restricting cocoon and the struggle, required for the moth to get through the tiny opening, were God's way of forcing fluid from the body of the moth, into its wings, so it would be ready for flight, once it achieved its freedom from the cocoon. Freedom and flight would only come after the struggle. By depriving the moth of a struggle, the man deprived the moth of health.
Sometimes, struggles are exactly what we need in our life. If God allowed us to go through our life without any obstacles, He would cripple us.We would not be as strong, as what we could have been.
So, he took a pair of scissors, and snipped off the remaining bit of the cocoon. The moth then emerged easily. But, it had a swollen body and small, shriveled wings. The man continued to watch the moth, because he expected, at any moment, the wings would enlarge and expand to be able to support the body, which would contract in time. Neither happened! In fact, the little moth spent the rest of its life, crawling around with a swollen body and shriveled wings. It never was able to fly.
What the man, in his kindness and haste, did not understand was, the restricting cocoon and the struggle, required for the moth to get through the tiny opening, were God's way of forcing fluid from the body of the moth, into its wings, so it would be ready for flight, once it achieved its freedom from the cocoon. Freedom and flight would only come after the struggle. By depriving the moth of a struggle, the man deprived the moth of health.
Sometimes, struggles are exactly what we need in our life. If God allowed us to go through our life without any obstacles, He would cripple us.We would not be as strong, as what we could have been.
½½½½½½½½½½½½½½½½½½½½½½
%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%
Anh bạn nghe thấy gì?
Hai người, một người Mỹ và bạn anh ta, đi bộ dọc theo con đường đến trung tâm thành phố. Đó là giờ tan tầm buổi trưa nên các con phố thật đông đúc. Tiếng ô tô, tiếng tàu điện, tiếng cười nói, tất cả cùng vang lên tạo thành một thứ âm thanh hỗn tạp.
Đột nhiên, anh chàng người Mỹ nói: "Tôi nghe thấy tiếng dế kêu đâu đó". Người bạn ngạc nhiên hỏi lại: "Gì cơ? Anh nói gì chứ? Làm sao mà có thể nghe thấy tiếng dế kêu trong cái đống âm thanh này".
"Không, tôi chắc chắn là như thế", anh chàng người Mỹ quả quyết. "Tôi đã nghe thấy tiếng dế kêu mà".
"Thật là điên rồ" - Người bạn lẩm bẩm.
Anh chàng người Mỹ im lặng, lắng nghe và đột nhiên băng qua đường đến bên mấy cái chậu cây đang cố gắng vươn lên. Anh ta cúi xuống, nhẹ nhàng chỉ cho người bạn lúc này đang hết sức ngạc nhiên một chú dế nhỏ đang ra sức hát bài hát của mình.
"Thật là kì lạ!", người bạn thốt lên. "Anh có đôi tai phi thường!".
"Không", anh chàng người Mỹ nói, "tai của tôi cũng chẳng khác tai của anh đâu. Tôi nghe thấy chỉ vì tôi muốn nghe thấy thôi".
"Sao có thể thế được", người bạn phản đối, "tôi không thể nghe thấy tiếng dế kêu trong tiếng ồn ào như thế".
"Không, có thể chứ. Nó chỉ phụ thuộc vào cái gì quan trọng với anh thôi. Nào hãy để tôi chỉ cho anh".
Anh ta lôi trong túi ra một vài đồng xu, thận trọng ném xuống đường. Và mặc dù đường phố đông đúc vẫn om sòm xung quanh, nhưng họ vẫn nghe thấy tiếng những đồng xu leng keng rơi xuống nền đường.
"Đó, anh thấy chưa, điều quan trọng nhất là anh muốn nghe thấy cái gì thôi".
Translated by Huynh Lan
Bản tiếng Anh của câu chuyện nàyWhat Do You Hear?
A Native American and his friend were in downtown New York City, walking near Times Square in Manhattan. It was during the noon lunch hour and the streets were filled with people. Cars were honking their horns, taxicabs were squealing around corners, sirens were wailing, and the sounds of the city were almost deafening. Suddenly, the Native American said, "I hear a cricket."
His friend said, "What? You must be crazy. You couldn't possibly hear a cricket in all of this noise!"
"No, I'm sure of it," the Native American said, "I heard a cricket."
"That's crazy," said the friend.
The Native American listened carefully for a moment, and then walked across the street to a big cement planter where some shrubs were growing. He looked into the bushes, beneath the branches, and sure enough, he located a small cricket. His friend was utterly amazed.
"That's incredible," said his friend. "You must have super-human ears!"
"No," said the Native American. "My ears are no different from yours. It all depends on what you're listening for."
"But that can't be!" said the friend. "I could never hear a cricket in this noise."
"Yes, it's true," came the reply. "It depends on what is really important to you. Here, let me show you."
He reached into his pocket, pulled out a few coins, and discreetly dropped them on the sidewalk. And then, with the noise of the crowded street still blaring in their ears, they noticed every head within twenty feet turn and look to see if the money that tinkled on the pavement was theirs.
"See what I mean?" asked the Native American. "It all depends on what's important to you."
As Jesus tells the Pharisees in the Gospel, "Give to Caesar what is Caesar, but give to God what is God's."
Ngụ ngôn về giáo dục trẻ
Có sự khác nhau giữa học vấn và kinh nghiệm.
- Học vấn là những gì bạn tiếp thu được nhờ đọc sách báo.
- Kinh nghiệm là những gì mà bạn có được không phải tư` đọc sách !
Nhưng kiến thức bao la phải được đúc kết từ học vấn lẫn kinh nghiệm.
Một giáo viên trẻ nằm chiêm bao thấy một thiên thần xuất hiện trước mặt anh và nói : "Anh sẽ được ban cho một đứa bé. Đứa bé này khi trưởng thành, sẽ là người lãnh đạo thế giới. Anh sẽ trang bị cho cô bé như thế nào để cô nhận ra rằng mình thông minh, tự tin, vừa quyết đoán vừa nhạy cảm, cởi mở, nhưng mạnh mẽ về tính cách? Nói tóm lại, anh sẽ áp dụng hình thức giáo dục nào để cô bé trở thành một nhà lãnh đạo thế giới thực sự vĩ đại "
Thầy giáo trẻ thức dậy, đổ mồ hôi lạnh. Điều đó chưa bao giờ xãy ra trong giấc mơ của anh - ai đó là học trò trong hiện tại và tương lai của anh có thể là người được miêu tả trong giấc mơ. Liệu anh đã chuẩn bị cho chúng bước lên vị trí mà chúng khao khát? Anh ta suy nghĩ "Bài giảng của tôi sẽ thay đổi thế nào khi tôi biết rằng một trong những học trò của tôi là người đó". Dần dần anh bắt đầu hình thành kế hoạch trong đầu.
Có lẽ người sinh viên này cần kinh nghiệm cũng như được hướng dẫn. Người ấy cũng cần biết cách xử lý nhiều loại vấn đề. Người ấy phải trưởng thành cả về tư cách lẫn kiến thức. Người ấy cần có lòng tự tin, khả năng lắng nghe và phối hợp với người khác. Người này phải thấu hiểu và tôn trọng quá khứ, nhưng vẫn lạc quan về tương lai. Người ấy cần phải biết giá trị của việc "Học, học nữa, học mãi" để giữ cho mình một cái đầu nhanh nhẹn và ham học hỏi.
Người ấy cần trưởng thành trong việc thấu hiểu người khác và trở thành một sinh viên có ý thức. Cuối cùng, người ấy nên đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe cho mình và học cách tự giữ kỹ luật, tuy nhiên sinh viên ấy cũng cần tình yêu thương và sự khuyến khích, điều đó sẽ giúp người ấy khơi dậy tình yêu thương và lòng tốt của bản thân.
Cách dạy của anh thay đổi hẵn. Trong mắt anh, những cô bé cậu bé trong lớp anh đều trở thành nhà lãnh đạo thế giới tương lai. Anh nhìn mỗi học trò không phải với suy nghĩ chúng đang là ai mà chúng có thể là ai. Anh điều hỏi điều tốt nhất từ học trò và tôi luyện nó thành tình yêu thương. Anh dạy chúng như thể tương lai của cả thế giới này phụ thuộc vào bài giảng của anh.
Một thời gian sau, một người phụ nữ mà anh biết trở thành một nhân vật xuất chúng trên thế giới. Anh nhận ra rằng cô ấy chắc hẵn là cô bé đã được miêu tả trong giấc mơ của anh. Chỉ có điều cô ấy không là một trong những học trò của anh, mà là con gái anh. Trong số tất cả người thầy mà cô đã gặp trong cuộc đời, cha cô là người thầy vĩ đại nhất.
Ai đó nói với tôi rằng: "Trẻ em là những thông điệp sống ta gửi đi mà không thể biết thời gian và điểm đến". Nhưng đây không đơn giản là một câu chuyện hàm ý một người thầy giáo không tên. Nó là một câu chuyện về bạn và tôi - bất kể chúng ta có là bậc cha mẹ hay giáo viên. Và câu chuyện này, chính xác hơn là câu chuyện của tất cả mọi người, thực sự bắt đầu như thế này:
"Anh sẽ được ban cho một đứa bé. Đứa bé này, khi trưởng thành sẽ là..."
Bạn hãy tìm phần kết cho câu nói. Nếu không là một vị lãnh đạo thế giới, thì có phải là một người cha vĩ đại không? Hay một người thầy giáo lớn? Một thầy thuốc thiên tài? Một chuyên gia xử lý vấn đề đầy sáng tạo? Một nhà nghệ thuật đầy nhiệt huyết? Một nhà hảo tâm?
Không ai biết bạn sẽ gặp đứa trẻ ấy ở đâu và như thế nào.
Nhưng hãy tin rằng tương lai của cô bé, cậu bé ấy tuỳ thuộc vào ảnh hưởng của bạn và một điều đó khác thường sẽ xảy ra. Sẽ không còn đứa trẻ nào tầm thường trong mắt bạn nữa. Và bạn sẽ không chỉ là bạn.
Có sự khác nhau giữa học vấn và kinh nghiệm.
- Học vấn là những gì bạn tiếp thu được nhờ đọc sách báo.
- Kinh nghiệm là những gì mà bạn có được không phải tư` đọc sách !
Nhưng kiến thức bao la phải được đúc kết từ học vấn lẫn kinh nghiệm.
Một giáo viên trẻ nằm chiêm bao thấy một thiên thần xuất hiện trước mặt anh và nói : "Anh sẽ được ban cho một đứa bé. Đứa bé này khi trưởng thành, sẽ là người lãnh đạo thế giới. Anh sẽ trang bị cho cô bé như thế nào để cô nhận ra rằng mình thông minh, tự tin, vừa quyết đoán vừa nhạy cảm, cởi mở, nhưng mạnh mẽ về tính cách? Nói tóm lại, anh sẽ áp dụng hình thức giáo dục nào để cô bé trở thành một nhà lãnh đạo thế giới thực sự vĩ đại "
Thầy giáo trẻ thức dậy, đổ mồ hôi lạnh. Điều đó chưa bao giờ xãy ra trong giấc mơ của anh - ai đó là học trò trong hiện tại và tương lai của anh có thể là người được miêu tả trong giấc mơ. Liệu anh đã chuẩn bị cho chúng bước lên vị trí mà chúng khao khát? Anh ta suy nghĩ "Bài giảng của tôi sẽ thay đổi thế nào khi tôi biết rằng một trong những học trò của tôi là người đó". Dần dần anh bắt đầu hình thành kế hoạch trong đầu.
Có lẽ người sinh viên này cần kinh nghiệm cũng như được hướng dẫn. Người ấy cũng cần biết cách xử lý nhiều loại vấn đề. Người ấy phải trưởng thành cả về tư cách lẫn kiến thức. Người ấy cần có lòng tự tin, khả năng lắng nghe và phối hợp với người khác. Người này phải thấu hiểu và tôn trọng quá khứ, nhưng vẫn lạc quan về tương lai. Người ấy cần phải biết giá trị của việc "Học, học nữa, học mãi" để giữ cho mình một cái đầu nhanh nhẹn và ham học hỏi.
Người ấy cần trưởng thành trong việc thấu hiểu người khác và trở thành một sinh viên có ý thức. Cuối cùng, người ấy nên đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe cho mình và học cách tự giữ kỹ luật, tuy nhiên sinh viên ấy cũng cần tình yêu thương và sự khuyến khích, điều đó sẽ giúp người ấy khơi dậy tình yêu thương và lòng tốt của bản thân.
Cách dạy của anh thay đổi hẵn. Trong mắt anh, những cô bé cậu bé trong lớp anh đều trở thành nhà lãnh đạo thế giới tương lai. Anh nhìn mỗi học trò không phải với suy nghĩ chúng đang là ai mà chúng có thể là ai. Anh điều hỏi điều tốt nhất từ học trò và tôi luyện nó thành tình yêu thương. Anh dạy chúng như thể tương lai của cả thế giới này phụ thuộc vào bài giảng của anh.
Một thời gian sau, một người phụ nữ mà anh biết trở thành một nhân vật xuất chúng trên thế giới. Anh nhận ra rằng cô ấy chắc hẵn là cô bé đã được miêu tả trong giấc mơ của anh. Chỉ có điều cô ấy không là một trong những học trò của anh, mà là con gái anh. Trong số tất cả người thầy mà cô đã gặp trong cuộc đời, cha cô là người thầy vĩ đại nhất.
Ai đó nói với tôi rằng: "Trẻ em là những thông điệp sống ta gửi đi mà không thể biết thời gian và điểm đến". Nhưng đây không đơn giản là một câu chuyện hàm ý một người thầy giáo không tên. Nó là một câu chuyện về bạn và tôi - bất kể chúng ta có là bậc cha mẹ hay giáo viên. Và câu chuyện này, chính xác hơn là câu chuyện của tất cả mọi người, thực sự bắt đầu như thế này:
"Anh sẽ được ban cho một đứa bé. Đứa bé này, khi trưởng thành sẽ là..."
Bạn hãy tìm phần kết cho câu nói. Nếu không là một vị lãnh đạo thế giới, thì có phải là một người cha vĩ đại không? Hay một người thầy giáo lớn? Một thầy thuốc thiên tài? Một chuyên gia xử lý vấn đề đầy sáng tạo? Một nhà nghệ thuật đầy nhiệt huyết? Một nhà hảo tâm?
Không ai biết bạn sẽ gặp đứa trẻ ấy ở đâu và như thế nào.
Nhưng hãy tin rằng tương lai của cô bé, cậu bé ấy tuỳ thuộc vào ảnh hưởng của bạn và một điều đó khác thường sẽ xảy ra. Sẽ không còn đứa trẻ nào tầm thường trong mắt bạn nữa. Và bạn sẽ không chỉ là bạn.
Bản tiếng Anh của câu chuyện nàyThe Parable of the Child
There is a difference between education and experience. Education is what you get from reading the small print. Experience is what you get from not reading it!
But isn't it true that great learning comes from both education and experience? Let me tell you a parable:
A young school teacher had a dream that an angel appeared to him and said, "You will be given a child who will grow up to become a world leader. How will you prepare her so that she will realize her intelligence, grow in confidence, develop both her assertiveness and sensitivity, be open-minded, yet strong in character? In short, what kind of education will you provide that she can become one of the world's truly GREAT leaders?"
The young teacher awoke in a cold sweat. It had never occurred to him before -- any ONE of his present or future students could be the person described in his dream. Was he preparing them to rise to ANY POSITION to which they may aspire? He thought, 'How might my teaching change if I KNEW that one of my students were this person?' He gradually began to formulate a plan in his mind.
This student would need experience as well as instruction. She would need to know how to solve problems of various kinds. She would need to grow in character as well as knowledge. She would need self-assurance as well as the ability to listen well and work with others. She would need to understand and appreciate the past, yet feel optimistic about the future. She would need to set high standards for herself and learn self discipline, yet she would also need love and encouragement, that she might be filled with love and goodness.
His teaching changed. Every young person who walked through his classroom became, for him, a future world leader. He saw each one, not as they were, but as they could be. He expected the best from his students, yet tempered it with compassion. He taught each one as if the future of the world depended on his instruction.
After many years, a woman he knew rose to a position of world prominence. He realized that she must surely have been the girl described in his dream. Only she was not one of his students, but rather his daughter. For of all the various teachers in her life, her father was the best.
I've heard it said that "Children are living messages we send to a time and place we will never see." But this isn't simply a parable about an unnamed school teacher. It is a parable about you and me -- whether or not we are parents or even teachers. And the story, OUR story, actually begins like this:
"You will be given a child who will grow up to become...." You finish the sentence. If not a world leader, then a superb father? An excellent teacher? A gifted healer? An innovative problem solver? An inspiring artist? A generous philanthropist?
Where and how you will encounter this child is a mystery. But believe that his or her future may depend upon influence only you can provide, and something remarkable will happen. For no child will ever be ordinary to you again. And you will never be the same.
There is a difference between education and experience. Education is what you get from reading the small print. Experience is what you get from not reading it!
But isn't it true that great learning comes from both education and experience? Let me tell you a parable:
A young school teacher had a dream that an angel appeared to him and said, "You will be given a child who will grow up to become a world leader. How will you prepare her so that she will realize her intelligence, grow in confidence, develop both her assertiveness and sensitivity, be open-minded, yet strong in character? In short, what kind of education will you provide that she can become one of the world's truly GREAT leaders?"
The young teacher awoke in a cold sweat. It had never occurred to him before -- any ONE of his present or future students could be the person described in his dream. Was he preparing them to rise to ANY POSITION to which they may aspire? He thought, 'How might my teaching change if I KNEW that one of my students were this person?' He gradually began to formulate a plan in his mind.
This student would need experience as well as instruction. She would need to know how to solve problems of various kinds. She would need to grow in character as well as knowledge. She would need self-assurance as well as the ability to listen well and work with others. She would need to understand and appreciate the past, yet feel optimistic about the future. She would need to set high standards for herself and learn self discipline, yet she would also need love and encouragement, that she might be filled with love and goodness.
His teaching changed. Every young person who walked through his classroom became, for him, a future world leader. He saw each one, not as they were, but as they could be. He expected the best from his students, yet tempered it with compassion. He taught each one as if the future of the world depended on his instruction.
After many years, a woman he knew rose to a position of world prominence. He realized that she must surely have been the girl described in his dream. Only she was not one of his students, but rather his daughter. For of all the various teachers in her life, her father was the best.
I've heard it said that "Children are living messages we send to a time and place we will never see." But this isn't simply a parable about an unnamed school teacher. It is a parable about you and me -- whether or not we are parents or even teachers. And the story, OUR story, actually begins like this:
"You will be given a child who will grow up to become...." You finish the sentence. If not a world leader, then a superb father? An excellent teacher? A gifted healer? An innovative problem solver? An inspiring artist? A generous philanthropist?
Where and how you will encounter this child is a mystery. But believe that his or her future may depend upon influence only you can provide, and something remarkable will happen. For no child will ever be ordinary to you again. And you will never be the same.
*********************************
Inga kommentarer:
Skicka en kommentar