onsdag 9 januari 2013

Tháp Eiffel đã từng bị bán như thế nào?

Tháp Eiffel được xây dựng để kỷ niệm sự kiện gì?

Tháp Eiffel nổi tiếng đã được mang trên người thiết kế ra nó, kiến trúc sư Gustave Eiffel vào năm 1889 để kỷ niệm hội chợ thế giới (World Fair) tại Paris. Tuy vậy, đây không phải là lý do chính vì nếu bạn nhìn vào lịch sử thì năm 1889 là năm kỷ niệm 100 năm cuộc khởi nghĩa đại cách mạng tại Pháp. Công ty của kiến trúc sư Gustave Eiffel cũng chính là nơi đã thiết kế ra chiếc cầu Long Biên cổ kính bắc qua sông Hồng ở Hà Nội ngày nay.
La Tour Eiffel (#290)
Tháp Eiffel, công trình được xây dựng để kỷ niệm 100 năm cuộc khởi nghĩa đại cách mạng Pháp là một biểu tượng không thể thiếu được của thủ đô Paris tráng lệ. Không một ai nghĩ tới Pháp mà lại không nghĩ tới tháp Eiffel cho dù nước Pháp còn rất nhiều các biểu tượng khác. Vậy mà tháp Eiffel đã từng bị bán, mà thậm chí bị bán tới tận hai lần trong vòng có hai tháng bởi một người đàn ông. Đó là ai vậy?
Vào một ngày đẹp trời năm 1925 khi đang uống cà phê buổi sáng, một người đàn ông bảnh trai đã đọc được một bài báo nói về việc phản đối chi phí duy trì đắt đỏ của tháp Eiffel. Vào lúc đó, dân chúng Paris có hai luồng ý kiến khác nhau về ngọn tháp toàn sắt thép này : một luồng ý kiến đón nhận cái mới còn một luồng ý kiến phản đối kịch liệt công trình mà họ cho là nặng nề và vô cảm này. Victor Lustig, người đàn ông đang uống cà phê buổi sáng nhận ra kẽ hở để có thể kiếm tiền từ sự phân chia đó.
Victor đã sắm cho mình một bộ danh thiếp và phong bì có đề chức danh trợ lý Bộ Trưởng. Với chức danh này, ông ta đã gửi thư mời tới 6 nhà xây dựng lớn nhất thành phố tại khách sạn sang trọng nhất thành phố. Trong buổi họp này, Victor đã thả câu thành công một doanh nghiệp xây dựng mới tới Paris do Andre Poisson làm chủ. Vì nôn nóng muốn khẳng định mình tại Paris, Andre đã hối lộ cho Victor hơn 20.000 USD để trúng thầu … phá tháp Eiffel + 50.000 USD để thu mua sắt vụn sau khi phá. Ôm 70.000 ngon ơ, Victor chạy thẳng sang Vienna, Áo.
Ở Vienna, Victor đọc báo hàng ngày về Paris để xem câu chuyện sẽ được viết thế nào trên báo. Lạ lùng thay, sau 1 tháng xảy ra, không có mẩu tin nào được đăng tải. Ngạc nhiên vô cùng, Victor quyết định quay lại Paris làm thêm cú nữa nhưng lần này thì một nhà thầu đã gọi báo cảnh sát. Thoát hiểm trong giây lát, Victor trốn được sang Mỹ và sau đó tiếp tục lừa đảo ở Mỹ cho tới khi bị bắt và chết trong nhà ngục Alcatraz.
Bài học ở đây là để bán tháp Eiffel hay một vật không thể bán được khác, bạn cần có một sự tự tin hiếm có và cần làm cho sự việc trở nên trang trọng tới mức không ai nghĩ rằng đó là một vụ lừa đảo.
<<<<<<<<<<<<<<<<<>>>>>>>>>>>>>>>>>>>





Inga kommentarer: