Tướng mạo thay đổi tùy theo hành động.Một tay bán dầu tên Bùi Độ (đời vua Hán Cảnh Đế) nghèo khổ lang thang, được thầy tướng số cho biết sẽ chết đói vì có hai đường chỉ chạy xéo từ cằm lên mép miệng. Ngày kia Bùi Độ gặp một thiếu nữ ngồi khóc bên giếng sâu. Hỏi ra sự tình mới biết thiếu nữ mang vàng đi để chuộc tội oan của cha, chẳng may bị đánh rơi xuống giếng. Ai cũng nói dưới giếng có con trăn to. Thiếu nữ đang tuyệt vọng muốn quyên sinh. Bùi Độ thương tình, nghĩ mình trước sau cũng chết đói nên liều mạng leo xuống tìm được vàng cho thiếu nữ. Nhờ đó gia đình thiếu nữ được phục hồi danh dự và quyền thế. Một lần gặp lại, nhà tướng số kinh ngạc nói rằng tướng chết đói của Bùi Độ đã biến mất mà thay vào đó là tướng công khanh phú quý rực rỡ. Đúng vậy, sau này thiếu nữ tên Ngọc Hà đền ơn, đem Bùi Độ về dạy học và giao ước vợ chồng rồi mới thưa với phụ thân. Cha nàng gửi gắm Bùi Độ sang một người bạn khác để nhờ tiến cử. Thời gian xa cách Ngọc Hà, Bùi Độ đã lạc lòng với những hình bóng giai nhân khác. Trên bước đường tiến quan, Bùi Độ ghé vào thăm nhà tướng số cũ để tạ ơn, nhưng ông bảo Bùi Độ đã hiện lại tướng chết đói. Bùi Độ tức giận bỏ đi. Sau khi được làm quan, Bùi Độ đánh mất nhân cách, chỉ lục lạo, cưỡng bức các cô gái đẹp, bị triều đình hạ lệnh bắt về kinh trị tội. Bùi Độ sợ hãi trốn vào rừng rồi chết đói cạnh một mỏm đá. Ngọc Hà đau khổ tìm chồng, trông thấy bộ xương và cũng gục chết bên cạnh. Cái phước của Bùi Độ xuất hiện do tâm niệm liều mạng tìm vàng cứu cô gái. Phước đó quá lớn đến nỗi chuyển hẳn tướng mạo và số mệnh để cho Bùi Độ trở thành quan chức vinh hiển. Nhưng rồi, tư cách tầm thường tham dục đã phá vỡ phước cũ để cho nghiệp chết đói đủ cơ duyên xuất hiện trở lại. Như vậy, tướng mạo tùy thuộc vào nghiệp chứ không cố định. Nếu chúng ta thường xuyên biết “liều mạng” cứu giúp mọi người, ắt hẳn tướng mạo và số kiếp chúng ta sẽ thay đổi một cách tốt đẹp lắm!!!
Vận mạng có thể thay đổiViên LiễuTrang là một nhà tướng số danh
tiếng. Nhìn chỉ tay hay cái mũi của một người nam hoặc nữ, ông có thể đoán biết
trước vận mạng tương lai của họ. Một hôm có một vị đại thần dắt con đến nhờ ông
xem tướng. Viên Trang coi tướng xong biết đứa bé này vài năm sau sẽ chết. Ông
liền bảo cho vị quan kia hay.
Nghe nói vậy, vị quan ấy rất đau khổ. Trên
đường về nhà ông đến gặp một vị sư. Vị tăng hỏi: “Có việc gì xảy ra mà trông
ngài sầu não như thế?” Vị quan đáp rằng ông vừa mới nghe nhà tướng số báo cho
biết một tin chẳng lành.
Hòa Thượng liền xem tướng đứa nhỏ để tìm hiểu vận
mạng của nó. Ngài nói với cha em bé: “Chỉ có phước đức mới cứu được mạng sống
của cháu. Nhưng cơ duyên làm phước không phải dễ. Nếu ngài muốn có phước đức thì
cách tốt nhất là nên phóng sinh. Tạo phước đức bằng hành động thiện không giết
hại sinh vật mới có thể bảo vệ mạng sống cho con ông.Nghe lời Hòa Thượng, vị
quan kia liền phát nguyện không bao giờ sát sanh mà lại còn phóng sanh. Ông tinh
tấn làm lành như vậy được ít năm; sau đó gặp lại cha con ông, Hòa Thượng bảo:
“Chưa đủ! Ông cố gắng tạo thêm nhiều thiện nghiệp nữa mới có thể cứu được mạng
sống của con ông”.
Viên quan lại nỗ lực cứu thoát nhiều sinh vật nữa. Khi gặp
dịp làm phước giúp đỡ ai, người cũng như thú vật; ông luôn luôn sẵn sàng đóng
góp thời giờ lẫn tiền bạc. Nhờ vậy, viên quan đã cứu độ vô số sinh linh, và
người con đến năm bị chết yểu nó vẫn sống và biến đổi trở thành một thanh niên
khỏe mạnh.
Nhà tướng số Viên Liễu Trang biết sự việc này. Từ đó về sau, mỗi
khi coi thấy người nào có vận mạng xấu, ông liền khuyên bảo họ nên cố gắng làm
việc phước đức và đừng bao giờ sát sanh. Nhờ tu nhân tích đức mà nhiều người
đáng lý sẽ phải chết sớm khổ đau, họ lại sống trường thọ; nhiều kẻ nghèo khó trở
nên giàu sang.
(Theo Thư viện Hoa Sen)
CHUYỂN TƯỚNG XẤU THÀNH
TỐTTào Bân là vị đại tướng nổi tiếng triều Tống, giúp Tống Thái Tổ
bình định thiên hạ, có công lao chinh chiến rất lớn. Có một lần, Tào Bân gặp
Trần Hi Di là một người có học vấn rất uyên bác, giỏi xem tướng thuật. Ông này
xem qua tướng mạo của Tào Bân rồi nói:
– Hai bên thành xương của ông lồi lên,
ấn đường rộng, mắt dài phóng ánh sáng, chắc chắn sớm trở nên giàu có, song có
tướng xấu là quai hàm cao, miệng trệ, xem ra ông không được hưởng phước khi tuổi
già. Cứ theo đây mà nói, mỗi khi xuất binh chinh chiến ông nên đối xử khoan
hồng, gieo trồng phước đức cho lúc tuổi già.
Tào Bân nghe Trần Hi Di nói liền
cúi đầu cảm tạ, ghi nhớ lời ấy.
Một lần, khi Tào Bân xuất trận, phó tướng
Toại Ninh và rất nhiều tướng sĩ thuộc hạ đều chủ trương giết sạch dân trong
thành để thị uy. Tào Bân biết được liền ra lệnh nghiêm cấm giết hại dân lành,
cấm xâm hại phụ nữ hoặc cướp bóc tài sản của dân. Sau khi chiến sự kết thúc, ông
còn cấp lương thực cho những người xa quê muốn trở về, dân chúng không ai không
cảm tạ tấm lòng nhân đức của ông.
Sau đó, Tào Bân nhận lệnh dẫn binh đánh
Giang Nam. Bởi không nỡ nhìn thấy cảnh dân tình khốn khổ lầm than vì chiến cuộc
nên ông cáo bệnh không đi. Các võ tướng dưới quyền ông lúc đó đều kéo đến thăm
hỏi bệnh tình của ông trước khi xuất chinh. Tào Bân nói với tất cả những người
đến thăm bệnh:
– Bệnh của tôi không thuốc gì chữa khỏi, nhưng chỉ cần tất cả
anh em thành tâm thành ý cùng thề rằng ngày tiến công Giang Nam tuyệt đối không
được tùy tiện giết hại dân lành, như thế thì bệnh của tôi sẽ tự nhiên thuyên
giảm thôi.
Các tướng sĩ vốn hết sức kính trọng Tào Bân, nên họ liền cùng nhau
phát lời thệ nguyện đúng như vậy. Đến ngày đánh Giang Nam, nhờ đó mà có vô số
dân thường được thoát khỏi sự lạm sát. Tấm lòng từ bi của vị tướng quân họ Tào
được truyền rộng khắp Giang Nam, dân chúng ai nấy đều cảm kích. Vì thế, mọi
người cùng rủ nhau mang lương thực đi đón quân triều đình. Sức chống cự của phản
quân vì thế rất yếu ớt. Nhờ vậy mà trận chiến này không phải tốn hao nhiều nhân
mạng, hơn nữa còn bảo vệ được tài sản của nhân dân không bị tàn phá.
Sau đó
ít lâu, Tào Bân có dịp tình cờ gặp lại Trần Hi Di. Ông ta nhìn tiên sinh một lúc
rồi nói:
– Lạ thật! Năm trước tôi xem tướng của ông thấy quai hàm cao miệng
trệ, lúc đó tôi khẳng định ông không có phước về già, nhưng hiện tại đã biến
đổi, miệng mép đầy đặn xinh đẹp, ánh kim quang thù diệu nhìn thấy khắp mặt và
râu tóc, nhất định sẽ được sống lâu nhiều phước lộc.
Tào Bân hỏi lại:
–
Sao gọi là kim quang?
– Đó là ánh sáng hiển hiện của phước đức, nếu người có
âm đức thì mặt hiện ánh sáng màu vàng y, mắt sáng, cả khuôn mặt đều tỏa ra khí
sắc tốt lành. Người như vậy không chỉ tăng tuổi thọ, con cháu nhiều đời về sau
cũng đều hưởng nhờ phước đức.
Quả nhiên, về già Tào Bân sống trong cảnh an
nhàn thư thái, lúc ra đi cũng hết sức nhẹ nhàng, thọ 69 tuổi, sau khi chết được
truy phong tước hiệu Tể Dương quận vương. Tiên sinh có cả thảy 9 người con trai,
con trưởng là Vĩ, con thứ là Tông, con thứ ba là Xán, đều là những tướng lãnh
nổi tiếng; nhiều đời con cháu về sau đều vinh hiển không ai sánh.
(trích
Lịch Sử Cảm Ứng Thống Ký, Đức Dục Cổ Giám và Pháp Tướng Bí Truyện)
XxxxxxxxX
Ông An là chủ một tiệm buôn tơ lụa ở phố Hàng Đào-Hà
Nội. Năm nay, ông làm ăn rất phát đạt nên những ngày giáp Tết Nguyên đán, ông
nghỉ bán, cùng vợ con về Thái Bình ăn Tết và dự định ra giêng sẽ lên Thái Nguyên
thăm ông anh đang làm Tri châu ở tỉnh này.
Về đến nơi, ông liền ghé thăm
cụ Đồ Trạch, một vị hưu quan, rất giỏi về Phong Thủy và Tử Vi, Lý Số để hỏi về
thời vận và công việc làm ăn năm tới. Cụ vui vẻ nhận lời nhưng nét mặt có vẻ
trầm ngâm, suy nghĩ. Ông An lo sợ hỏi:
-"Thưa cụ, chắc số "cháu" sang năm có
gì đặc biệt lắm nên cụ phải xem kỹ. Có gì xấu xin cụ cứ cho biết và xin giúp
cháu.
Quan sát thật kỹ tam đình, ngũ quan, các phương vị, màu sắc trên khuôn
mặt của ông An, cụ nói:
- "Tôi nói thật, đừng buồn mà phải bình tĩnh để ứng
phó. Sang năm Tuất tới đây, ông sẽ gặp sát nghiệp. Ông bị cọp vồ".
Nghe xong,
ông An thở phào và nói:
- "May quá cháu định ra giêng cháu lên sẽ lên Thái
Nguyên thăm anh Châu (Tri Châu), chắc phải gác lại chuyện này và phải đề phòng
cho kỹ thì sẽ không sao".
"Cái đó chưa chắc lắm!" - cụ Đồ
nói tiếp - "Vì đây là cái nghiệp, ông nên cẩn thận, năm tới ông ở
cuối hạn tam tai. Trong tử vi mệnh có tham lang phùng bạch hổ. Đại tiểu hạn
trùng phùng, nhiều hung tinh xâm phạm: Kình -đà, không- kiếp, Riêu -y-hình- kỵ,
nhưng rất may có được song giải, quan-phúc, quang-quí, và hóa khoa. Sắc mặt bị
ám hãm nhẹ và cung phúc rất tốt… nên có thể ông chỉ bị thương mà thôi, nhưng ông phải giải cái "nghiệp" đi bằng cách phóng sinh, làm phúc
và cầu nguyện tổ tiên ứng trợ. Suốt tháng giêng nhất là ngày 14,
không nên đi đâu cả và phải cẩn thận. Hết xuân sang hạ là hết lo".
Ông An
gặng hỏi:
-"Thưa cụ, chỗ cháu ở xa sở thú. Cháu có cần ở luôn trong nhà
không ạ".
- Ông cứ bình tĩnh ứng phó, đừng làm kinh động lân bang và đừng làm
gia đình kinh sợ, "Đức năng thắng số", ông cứ yên tâm. Đây là
chữ của thánh hiền, ông cầm lấy và đeo luôn trong người, sẽ giải hung
hóa cát.
Nói xong, cụ Đồ đưa cho ông An một phong bao dặn chỉ giở ra xem
khi hữu sự.
Sau khi cám ơn và tạm biệt cụ Đồ Trạch, ông An vội vã thu xếp trở
về Hà Nội ngay hôm sau, ông mua chim, cá phóng sinh và mua đồ đến tặng các trại
tế bần ở Hà Nội và Hà Đông. Suốt 3 ngày Tết, ông luôn thắp nhang cầu xin trời
Phật gia hộ và cầu xin tổ tiên ứng trợ. Ông tạ khách và ở luôn trong phòng
riêng, cửa đóng then cài. Ông bàn với vợ là từ nay buôn bán không nên ăn lời
nhiều và phải làm nhiều việc thiện hầu tạo "phúc" cho mình và con cái trong
tương lai cũng như kiếp lai sinh.
Mười ba ngày xuân rộn ràng tại Hà Nội
đã êm ả trôi qua trong nhà ông An. Sáng ngày 14 tháng giêng, ông dậy thật sớm,
xem kỹ các cửa rồi ngồi cầu nguyện ơn trên gia hộ. Nghe tiếng gõ cửa, ông cẩn
thận nhìn qua khe cửa, thấy đó là người nhà mang thức ăn sáng vào, ông mới mở
cái róng ngang và đẩy then mở cửa. Trong lúng túng, bận bịu, đầu cái róng quơ
quơ trúng vào bức tranh lộng kính treo trên khung cửa, bức tranh rơi xuống đập
trúng vào đầu và vai ông An. Sửng sốt vì tưởng bị cọp vồ, ông té xuống bất tỉnh
máu me dầm dề. Người nhà xúm lại gỡ bức tranh và cứu ông tỉnh lại. Thì ra, bức
tranh này có vẽ một con cọp và vuốt cọp đã vồ trúng vào đầu ông. Ông vội dở "cẩm
nang" của cụ Đồ ra coi, thì đó chỉ là 4 câu thơ "song thất lục bát", nhắc ông
nhớ giải nghiệp và tu nhân tích đức:
"Nhờ âm đức, tai qua
nạn khỏi
Nguy hay an cũng bởi nghiệp căn
Nghiệp càng sâu, hạn càng
thâm
Tu nhân tích đức, khỏi vòng trầm luân".Vừa sợ vừa mừng, ông
hối vợ sắm sánh lễ vật tạ ơn Trời Phật, và gia tiên. Ông nguyện làm việc thiện
trước khi về Thái Bình tạ ơn cụ Đồ Trạch. Cụ khước từ quà biếu nhưng lại tặng
ông một bức "cẩm nang" phòng khi hữu sự.
=o=
Năm 1954, VC và Pháp ký hiệp
định Genève chia đôi đất nước, ông tiếc của nên dùng dằng nửa ở nữa đi. Cứu tinh
của ông - Cụ Đồ Trạch đã mãn phần nhưng bức cẩm nang còn đó. Ông vội dở ra coi
thì thấy chỉ có hai câu chữ Hán:
"Ác địa nan cư
Dĩ đào vi
thượng"
Ông chợt hiểu, tỉnh ngộ và vội vàng cùng vợ con bươn bả trốn
xuống Hải Phòng. Tháng 10 năm 1954, gia đình ông di cư vào Nam trên chuyến tàu
chót chở di dân vào miền Nam tự do. Ông lại thoát nạn "cọp vồ" lần nữa. Vì nếu
ông ở lại với tài sản đó, dễ gì được sống còn, chính sách "hà khắc" đâu có khác
gì cọp dữ.
Năm 1975, trước các biến động dồn dập, ông cố trấn tĩnh lo cho
các con cháu ra đi toàn vẹn. Ông ở lại vì nghĩ mình đã quá già. Khó hội nhập vào
đất nước người và ông có thể là cái "đầu cầu" vững chắc cho con cháu trở về khi
dựng lại non sông. Nhưng ông đã lầm. Ong đã bị gục ngã ngay trong đợt đánh "tư
sản" đầu tiên với nanh vuốt của tụi"cọp người" còn hung bạo hơn dã thú. Có thể
là nghiệp căn chưa dứt nên đã đẩy ông vào nẻo cụt, đúng vào niên hạn có riêu +
hổ:
"Hạn hành riêu + hổ khó ngừa
Những loài ác thú, phải xa chớ
gần."
Qua câu chuyện có thực kể trên, có thể nói "phúc đức" đóng một vai
trò quan trọng, quyết định sự "tồn đọng" của một con người. Tử vi, lý số và
tướng pháp có thể giúp "con người" hiểu được số mệnh thịnh suy, thành bại, giúp
tìm được giải pháp hoá giải nghiệp căn, tạo được một cuộc sống đạo lý vững chắc
có hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhưng ngoài "phúc đức" và ân điển
của cao xanh, con người cần hướng thiện, gieo nhân tốt nơi đất tốt và vun bón
cho tốt thì mới có "quả" tốt cho chính mình, con cháu và gia đình mình trong mai
hậu. Ông An nghĩ như thế và đã làm như thế nên hai lần thoát được hiểm nghèo và
con cháu ông hiện đều có một cuộc sống tốt đẹp và vững chắc nơi vùng đất tạm
này. Còn tương lai thì lại tùy thuộc vào lớp con cháu ông hiện nay và cứ thế mà
tiếp nối...