tisdag 11 september 2012

♥ ♥ ♥ Sự kiện 11 tháng 9 ♥ ♥ ♥

 ‎'Like' if you remember this day :(
 
Tiểu thuyết về vụ 11/9/2001 
Rất nhiều sách đã viết về vụ 11/9 nhưng liệu có tác phẩm nào định rõ đuợc kỷ nguyên mà vụ tấn công đã mở ra?


Chứng kiến cảnh tòa Tháp đôi sụp đổ, Changez, nhân vật chính nguời Pakistan trong cuốn The Reluctant Fundamentalist mỉm cuời.

Oskar Schell bé nhỏ, cậu bé chín tuổi là nhân vật trung tâm của Extremely Loud and Incredibly Close, cố gắng níu giữ cha mình sau khi ông chết bằng việc sáng tác một quyển sách hình xếp nguợc về một nguời đàn ông rơi từ Trung tâm Thuơng mại Thế giới. Khi cậu giở nhanh những trang sách, hình nguời đang rơi đuợc lùi trở lại trên đỉnh tòa nhà – an toàn.

Trong cuốn Open City, tác giả Teju Cole miêu tả Đại tá Tassin, một nhân vật (có thật) ở thế kỷ 19 – nguời hàng đêm vẫn đếm số những con chim bị chết bởi đâm vào tuợng đài Tự do khi đang bay, cho tới số 1400. Đây là hình ảnh gợi nhớ đến một cuộc tàn sát khác gây ra do xung đột, cũng ở New York, hai thế kỷ sau đó.

Đây là ba cuốn sách ‘khai hoang’ của thế giới tiểu thuyết dựa trên sự kiện có thực ngày 11/9. Theo một trang chuyên theo dõi các sách đuợc xuất bản và phát hành ở Mỹ, có tới 164 tác phẩm đã viết trực tiếp về sự kiện này hoặc dùng sự kiện này như cái cớ để chuyển tải chuyện tình yêu, sự sống và mất mát trong văn chương.

Theo Erica Wagner, Biên tập viên mảng Văn chuơng của The Times, sự kiện của kỷ nguyên đã chứng minh cho một ‘truyền thống’ trong văn chuơng.

“Mỗi chúng ta đều hỏi: Nếu là mình ở đó, mình sẽ làm thế nào? Và nhà văn là nguời phải nghĩ và làm rõ cho câu hỏi đó.”

Bi kịch lại thuờng mang đến luợng tác phẩm nghệ thuật dồi dào. Cuộc nội chiến Tây Ban Nha đã gieo hạt cho Chuông Nguyện Hồn Ai của Hemmingway; vụ đánh bom Dresden mang đến thành công cho cuốn Nhà Tàn Sát Số 5. Ngày mà máu đổ nhiều nhất trong lịch sử chiến tranh nhân loại, cuộc chiến Borodino năm 1812 đuợc đưa vào trong tác phẩm kinh điển Chiến tranh và Hòa bình của Tolstoy.

Vụ tấn công ngày 11/9 làm kinh đảo cả thế giới và thay đổi cách chúng ta vẫn nghĩ về thế giới này. Dễ hiểu thôi khi các nhà văn mang nó vào trong tác phẩm văn học. Nhưng đã muời năm kể từ đó, có cuốn tiểu thuyết nào chuyển tải đuợc khả năng hư cấu hơn những cuốn khác – đồng thời trội lên hẳn với tư thế là câu chuyện của thời đại chúng ta?
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Vẫn tìm kiếm

Đã có nhiều tiểu thuyết lấy cảm hứng từ ngày 11/9
Cuộc kiếm tìm này vẫn chưa kết thúc.

Bà Erica Wagner nói: “Muời năm không phải là dài đối với tác phẩm nghệ thuật.”

“Chẳng hạn nếu nhìn lại những cuốn tiểu thuyết của Dickens, đối với thời ông sống, chúng có vẻ là tiểu thuyết đuơng đại, nhưng thật ra ông lại rất hay viết về thời thơ ấu của mình – như vậy khoảng cách giữa hai thời đại là khoảng 40 năm.”

Chiến tranh và Hòa bình xuất hiện hơn 50 năm sau khi Napoleon xâm chiếm nuớc Nga. Cuốn Những Thiên thần Sát nhân của Michael Shaara, tiểu thuyết gợi về trận chiến Gettysburgh, phải mất tới 120 năm sau mới ra đời.

Nguợc lại, chỉ sau cuộc Thế chiến thứ Hai 15 năm, cuốn Catch-22 đuợc Joseph Heller viết năm 1961.

Theo John Sutherland, Giáo sư chuyên ngành Văn học Anh hiện đại tại truờng Đại học London, luôn có mối quan hệ nội tại giữa tiểu thuyết hư cấu và những sự kiện xảy ra cùng thời nhưng ‘nó không phải như chơi bóng bàn – tiểu thuyết hư cấu không nhất thiết đưa ra một câu trả lời trực tiếp từ thực tế.’

Nostradamus

Có khả năng, ông nói, cuốn tiểu thuyết tiêu biểu cho vụ 11/9 lại chẳng nhắc gì đến sự kiện này – ít nhất là về mặt cốt truyện.

“Khi tòa tháp sụp đổ, cuốn sách đứng đầu bảng bán chạy nhất là The Lovely Bones (tạm dịch Những bộ xuơng đẹp đẽ) của Alice Sebold (là truyện kể từ thiên đàng của một cô bé bị hại chết) – có lẽ là biểu hiện của sự bị thu hút bởi đối với những chấn thuơng nói chung.”

Ông nói, Nostramadus giành lại đuợc sự chú ý rộng rãi của công chúng vì những lý do tuơng tự - khi mọi nguời bắt đầu nghĩ đến ngày tận cùng của thế giới.

Teju Cole, tác giả của Open City, cho rằng tiểu thuyết về ngày 11/9 của ông tựa như cuốn Elizabeth Costello của J M Coetzee – mặc dù nó chẳng liên quan gì đến ngày 11/9.

“Nó mang lại câu hỏi liệu có giới hạn nào trong việc miêu tả những nỗi đau của con nguời. Ở Mỹ, chúng ta đã nghe rất nhiều về vụ 11/9 nhưng đuợc nhìn thấy rất ít. Ít biết đuợc về những tổn thuơng về con nguời của ngày đó và cũng ít biết về những tổn thuơng về con nguời sau cuộc chiến ngày 11/9,” ông nói.

“Ai quyết định điều mà nguời khác có thể nhìn thấy? Chỉ một bức ảnh về những chiếc quan tài phủ cờ thôi cũng bị cấm.”

Theo Mohsin Hamid, tác giả cuốn The Reluctant Fundamentalist, nỗ lực tìm kiếm những tiểu thuyết mang tính dứt khoát – những tác phẩm định nghĩa hoặc chú giải đích xác – là lầm lối.

"Tiểu thuyết làm phức tạp lại những điều mà giới chính khách muốn đơn giản hóa"

Mohsin Hamid
“Các sự kiện nên có nhiều định nghĩa cũng bằng số nguời đã trải nghiệm chúng,” ông nói.

Ông biện luận rằng sự kiện quân đội Nhật oanh tạc Trân Châu cảng vào sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941 không phải là lý do buộc Mỹ phải chính thức tham gia cuộc Thế chiến Hai.

“Trân Châu cảng còn là nhiều điều khác; là một nụ hôn, là một lần đuợc tắm lặn trong hồ nuớc, là một nguời đánh cá tự hỏi vì sao phao của mình lại rung lên, là một đàn chim cất cánh bay.”

Sự kiện 11/9 đuợc phản xạ lại trong tiểu thuyết là điều tự nhiên.

Nhưng nếu điều ta muốn là những câu trả lời và định nghĩa thẳng đuột – “một thứ lịch sử vội vã” – thì liệu ta có đang tìm đúng chỗ?

Ông nói: “Tiểu thuyết là sự gặp gỡ phức tạp với nhiều thứ trong đời. Tiểu thuyết làm phức tạp lại những điều mà giới chính khách muốn đơn giản hóa.”

BBC
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố bài xã luận phản ánh quan điểm chính thức về vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001.



Các tòa cao ốc mới đang vươn lên trở lại nơi đã từng bị khủng bố phá hoại 10 năm trước đây

.Vào thời điểm đó, không có ai ý thức được rằng thế giới sẽ thay đổi kể từ 8 giờ 46 phút sáng ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Một trong 4 máy bay chở khách bị 19 kẻ khủng bố al-Qaeda cưỡng chiếm ngày hôm đó đã lao vào một trong những tòa nhà dễ nhận biết nhất của New York, là tòa tháp hướng Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới, làm tòa tháp này bốc cháy và sụp đổ.

Một máy bay bị cưỡng chiếm khác đã lao vào tòa tháp hướng Nam 17 phút sau đó, chiếc thứ ba lao vào một góc của Tòa Nhà 5 Góc, trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ ở Washington.

Chiếc thứ tư không bao giờ đạt được điểm đến của nó, bởi vì ngay sau khi nó chuyển đường bay về phía thủ đô Washington, hành khách của máy bay đã khống chế những kẻ không tặc, khiến máy bay rơi xuống một vùng thưa thớt dân cư của tiểu bang Pennsylvania.

2.977 người vô tội đã chết do kết quả trực tiếp của vụ khủng bố này.
Họ đến từ hơn 90 quốc gia trên thế giới, từ mọi lục địa, thuộc mọi nhóm tuổi, thuộc nhiều thành phần và tôn giáo khác nhau.


Khi chúng ta nhớ lại dịp này, chúng ta nên vinh danh sự can đảm và lòng vị tha của những người đến tiếp cứu đầu tiên và nhiều người khác đã giúp những người cần giúp đỡ. Chúng ta cũng không quên những người đã hy sinh trong khi chống khủng bố trên toàn thế giới.

Các ví dụ về khả năng phục hồi và đoàn kết mà chúng ta đã chứng kiến đã tạo nguồn cảm hứng cho chúng ta, không phải chỉ trong giờ phút sau vụ khủng bố 11 tháng 9, mà còn trong những tháng và những năm sau đó, chúng ta đã thấy người dân Mỹ bình thường và các công dân khác trên thế giới đã khắc phục được những thách thức của các vụ khủng bố.

Thông qua quan hệ đối tác và tình hữu nghị, người dân trên khắp thế giới đang gửi một thông điệp rõ ràng cho những kẻ khủng bố: đó là họ có sức mạnh, tinh thần, và sự đoàn kết để biến khó khăn thành hành động tích cực.

Như Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói, "Trong năm nay và trong mỗi năm, chúng ta phải tự hỏi mình: Làm thế nào để chúng ta vinh danh những người yêu nước - những người đã hy sinh và những người đã phục vụ. Trong mùa tưởng niệm này, câu trả lời vẫn giống như câu trả lời của những lần kỷ niệm vụ 11 tháng 9 trước đây. Chúng ta phải là nước Mỹ như họ đã từng sống, nước Mỹ như họ đã từng chết, và nước Mỹ như họ đã từng hy sinh cho.

Một nước Mỹ không chỉ đơn giản là dung chấp những người khác nhau về quá trình và niềm tin, nhưng một nước Mỹ được giàu mạnh bằng sự đa dạng. Một nước Mỹ bênh vực cho phẩm giá và các quyền của mọi người trên khắp thế giới, cho dù đó là một người trẻ ở Trung Đông hoặc Bắc Phi muốn đòi tự do, hoặc một đứa trẻ đói khát trong vùng Sừng châu Phi, nơi mà người Mỹ đang góp mặt để cứu các mạng sống."


Sự kiện 11 tháng 9, thường được viết tắt 9/11 hoặc sự kiện 911 theo lối viết ngày tháng tại Mỹ, là một loạt tấn công khủng bố cảm tử có phối hợp tại Hoa Kỳ diễn ra vào thứ Ba, ngày 11 tháng 9 năm 2001, khi một nhóm không tặc gần như cùng một lúc cướp bốn máy bay hành khách hiệu Boeing đang trên đường bay nội địa trong nước Mỹ.[1][2] Nhóm không tặc lái hai phi cơ lao thẳng vào Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, Thành phố New York – mỗi chiếc đâm vào một trong hai tòa tháp cao nhất, cách nhau khoảng 18 phút. Trong vòng hai tiếng đồng hồ, cả hai tòa tháp bị sụp đổ. Một nhóm không tặc khác lái chiếc phi cơ thứ ba đâm vào tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tại Ngũ Giác ĐàiQuận Arlington, Virginia. Chiếc máy bay thứ tư rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville thuộc Quận Somerset, Pennsylvania, cách Pittsburgh 129 km (80 dặm) về phía Đông, sau khi hành khách trên máy bay chống cự lại nhóm không tặc này.
Nếu không tính 19 không tặc, có cả thảy 2.974 người thiệt mạng trong vụ tấn công, và 24 người liệt kê mất tích xem như đã chết.[3][4]
Tập tin:Story.crash.sequence.jpg
Theo phúc trình của Ủy ban Quốc gia về vụ Khủng bố tại Hoa Kỳ (Ủy ban 11/9), tất cả 19 không tặc tiến hành cuộc tấn công đều là những tay khủng bố liên quan đến tổ chức Hồi giáo Al-Qaeda. Bản phúc trình cho rằng Osama bin Laden, người Saudi, thủ lĩnh của Al-Qaeda, là người chịu trách nhiệm về vụ tấn công, trong khi Khalid Shaikh Mohammed là người trực tiếp đặt kế hoạch cho cuộc tấn công. Chính phủ của nhiều nước khác, cũng như nhiều nguồn tin tức, đã đi đến hoặc phát biểu kết luận tương tự. Osama bin Laden quyết liệt bác bỏ mọi liên quan đến vụ tấn công trong hai lời tuyên bố vào năm 2001 [5] nhưng về sau, trong một lời tuyên bố bằng video năm 2004, ông thừa nhận là có liên quan trực tiếp đến những cuộc khủng bố[6].
Theo phúc trình của Ủy ban 11/9, các không tặc đã biến những chiếc máy bay thành những quả bom tự sát lớn nhất trong lịch sử. Vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 là một trong những sự kiện quan trọng đáng chú ý nhất trong thế kỷ 21, và là một trong những vụ khủng bố gây thiệt hại nhiều nhất về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, và quân sự của lịch sử Hoa Kỳ cũng như những nơi khác trên thế giới.
Sự kiện 11 tháng 9
 ♥ ♥ ♥  ♥ ♥ ♥ ♥ ♥  ♥ ♥ ♥

Inga kommentarer: