1. Núi chẳng dời thì ta dời!
Một ngày nọ đám đệ tử ham thích thần thông hỏi sư phụ:
- Đệ tử: Thầy ơi, thầy chỉ tụi con thuật di sơn đảo hải (dời non lấp biển) đi.
- Sư phụ: Được, vậy các con hãy đứng đây, chú tâm nhìn vào ngọn núi đằng kia... Thầy sẽ làm cho nó xích lại gần ta.
Đám đệ tử tập trung dòm núi suốt 3 ngày 3 đêm mà chẳng thấy có tác dụng gì cả,... khi thấy sư phụ từ trong nhà thong thả đi ra thì liền nhao nhao lên:
- Đệ tử: Thầy ơi, sao chẳng thấy ngọn núi đó động đậy gì cả vậy?
- Sư phụ: Vô dụng, vô dụng! Các con tu tập bao lâu rồi mà vẫn còn chấp cái ngọn núi!?!
- Đệ tử: Dạ chúng con không hiểu ạ.
- Sư phụ: Vậy thì đi theo ta, ta sẽ chỉ cho thấy.
Sau khi dẫn đám đệ tự cố chấp đến chân núi, sư phụ dừng lại bảo:
- Sư phụ: Các con đã thấy núi xích lại gần ta chưa?
- Đệ tử: Dạ gần, nhưng đó là do Thầy đi đó chứ...
- Sư phụ: Cố chấp, cố chấp! Chẳng phải là núi không thể dời đi, nhưng để dời nó đi một li, ta phải tốn năng lượng gấp tỉ lần ta đi tới nó. Vậy sao cứ phải cố chấp vào việc núi dời chi vậy?!
2. Chân lý tuyệt đối là cái lý có chân!
Hôm nọ, một đệ tử thích lôgic hỏi sư phụ:
- Đệ tử: Thưa thầy, con tu tập bao lâu rồi mà vẫn chưa tìm ra được cái chân lý tuyệt đối! :(
- Sư phụ: Vậy từ đó giờ con có thấy cái gì là hoàn toàn đúng không thể chối cãi được không?
- Đệ tử: Dạ có.
- Sư phụ: Con thử kể một cái như vậy ra xem.
- Đệ tử: Dạ, ví như chuyện sanh-tử, không có ai sinh ra đời rồi mà không chết đi cả.
- Sư phụ: Vậy đó chính là chân lý rồi đó thôi.
- Đệ tử: Nhưng thưa Thầy, chân lý đó chưa là tuyệt đối, vì có người nói là có thể trường sinh bất lão. Thậm chí có người còn đưa ra bằng chứng về một người sống suốt mấy ngàn năm nay vẫn chưa chết.
- Sư phụ: Vậy con có tin không?
- Đệ tử: Dạ con không tin, nhưng không có cách nào phản bác họ được.
- Sư phụ: Con tin, tức đó là chân lý của con vậy.
- Đệ tử: Dạ thưa... Nếu chỉ là chân lý của con thì sao gọi là tuyệt đối được ạ?!
- Sư phụ: Cố chấp! Cái "
chân lý tuyệt đối" con tìm chẳng qua
chỉ là cái lý có chân mà thôi!
- Đệ tử: Dạ, xin thầy giảng cho con được rõ hơn ạ.
- Sư phụ: Này nhé, ta có thể đưa ra một chân lý khác mà nhiều người chấp nhận hơn, và cho đến hết đời này con cũng không tìm ra được ai phản đối nó cả, nhưng đó cũng chẳng thể tuyệt đối như con muốn được. Chân lý là sản phẩm của con người, là phát biểu của con người về thế giới, tất phải phụ thuộc vào người / nhóm người phát biểu nó. Hễ khi nào con còn chấp vào hai chữ "tuyệt đối" thì chẳng bao giờ con tìm ra được chân lý, hoặc là chúng nó phải có chân để chạy đi từ người này qua người khác, từ quan điểm này qua quan điềm khác vậy.
>>>>> § <<<<<
Tiêu đề:
PHÁ CHẤP NGÃ
Muốn phá chấp ngã, trước hết phải biết về ngã.
Định nghĩa :
Ngã là một cái tôi riêng biệt, và thường hằng
Vì tôi không phải người khác, nên tôi là riêng biệt.
Vì tôi là chủ thể, nên tôi thường hằng.
Vì người ta tin rằng mình là như thế nên gọi là chấp ngã (chấp có cái tôi)
PHÁ CHẤP
Tôi gồm có 2 phần : Thể xác và tinh thần.
Về thể xác.
Thể xác này do tứ đại hợp thành, nếu thiếu một thì không thành cái thân này. Vì vậy không thể nói thân này tánh của nó là đất hay là nước v v…
Hơn nữa thể xác thì biến đổi từng ngày, nay trẻ, mai già. Thể xác không bất biến mà Ta thì bất biến ( bởi vì nếu biến đổi thì Ta không còn là Ta nữa) vì vậy thể xác không phải là “cái Ta” .
Vậy có lẽ phần tinh thần sẽ là cái Ta chăng? Tinh thần gồm có tư tưởng và tình cảm. Về tình cảm thì khi ta buồn, lúc ta vui, nó luôn thay đổi, vậy thì tình cảm không thể là cái Ta được.
Vậy thì dục vọng chăng ? Không phải, vì dục vọng cũng khi có, khi không, hơn nữa dục vọng cũng là tình cảm.
Vậy có lẽ là tư tưởng chăng? Lại càng không phải bởi vì tư tưởng biến đổi còn nhanh hơn nữa.
Vậy thể xác không phải là Ta, mà tư tưởng, tình cảm cũng không phải là ta. Vậy thì ta không có thật hay không có tự tánh.
Kết luận : Cái tôi không có thật, vì không có cái gì trong con người có thể đáp ứng hai điều kiện trên.
Vậy ngã là cái gì ? Tôi là ai ?
Ngã chỉ là một thứ chấp trược. Chấp cái gì ? Nó chấp tánh biết làm chính mình. Nghĩa là chấp cái năng kiến, năng văn v.v… làm tự ngã. Nhưng cái tánh biết ấy ở mọi người là như nhau. Sét đánh xuống đất. Anh nghe thấy, tôi cũng nghe thấy như nhau. Anh trông thấy, tôi cũng trông thấy như nhau. Bởi thế cái tánh biết là như nhau trong mọi người, hay nó chỉ có một, mà chúng ta gọi nó là Phật tánh.
Vì Phật tánh trong mỗi chúng ta chỉ là một, nên việc nhận nó làm của riêng mình, làm tự ngã là điều vô lý. Có điều cảm nhận của mỗi người mỗi khác, vì đã qua bộ lọc của thức. Thí dụ nghe tiếng sét tôi giật mình, nhưng anh thì không, bởi vì anh từng trải, đã qua chiến trận chẳng hạn, nên không còn giật mình khi nghe tiếng nổ nữa. Nhưng điều đó có thể biến đổi, do kinh nghiệm thu nhận từ bên ngoài, không phải từ bổn tâm, nên nó không phải là ta.
Một tia sét đánh xuống đất, người bên Đông nghe và thấy, người bên Tây cũng nghe và thấy. Những người chung quanh nơi đó đều nghe và thấy. Tất nhiên nhờ tánh biết mà họ đều nghe và thấy. Nhưng Tánh biết chỉ có một, do đó trong tánh biết không thể chỉ ra nơi nào là nơi sét đã đánh xuống. Vì trong tánh biết không có nơi chốn, tất cả chỉ là một cái thấy biết.
Trong tánh biết không có không gian, không có anh và tôi, không có tự - tha, không có tâm - pháp, do đó không có biến đổi, vì không biến đổi nên cũng không có thời gian. Chỉ là một thể biết sáng láng, rõ ràng.
Sưu tập trên làng sóng Internet
| |
| |