måndag 30 april 2018

Ngày Quốc Hận là Ngày Quốc Hận, Ly Hương ( Bài Viết Sưu Tập)

Biến cố 30-4-1975 là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nhiều sách báo đã viết về biến cố nầy. Nhân sắp đến ngày 30-4, ở đây chỉ xin ôn lại diễn tiến trong ngày 30-4-1975 tại Sài Gòn
1.-  DIỄN TIẾN NGÀY 30-4-1975
Từ 26-4-1975, quân cộng sản bao vây Sài Gòn từ năm hướng: hướng bắc (Quân đoàn 1 CS), hướng tây bắc (QĐ 3 CS), hướng đông (QĐ 4 CS), hướng đông nam (QĐ 1 CS), hướng tây và tây nam (Đoàn 232 và SĐ 8 thuộc Quân khu 8 CS). Chiều 26-4, CS bắt đầu tấn công, đánh phá vòng đai phòng thủ bên ngoài, chiếm Long Thành, Trảng Bom, Nhơn Trạch, Bà Rịa, cắt đường số 4 từ Sài Gòn đi miền Tây.

Đối đầu với lực lượng lớn mạnh nầy, quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) bảo vệ thủ đô Sài Gòn chỉ gồm Quân đoàn III (hai sư đoàn 5 và 18), các chiến đoàn tập họp từ các sư đoàn của QĐ I và QĐ II di tản vào Sài Gòn, các lữ đoàn TQLC, Dù, các liên đoàn BĐQ, một số trung đoàn Pháo binh, Kỵ binh thiết giáp và Nghĩa quân, Địa phương quân. Các đơn vị nầy đều thiếu quân vì trước đó đã bị tấn công, phải di tản, đồng thời thiếu trang bị võ khí, đạn dược và thiếu nhiên liệu cần thiết.

Chiều 28-4, ngay sau khi cựu đại tướng Dương Văn Minh vừa nhận chức tổng thống, 5 chiếc A-37 trước đây của Không quân VNCH bị CS tịch thu, nay dưới sự hướng dân của Nguyễn Thành Trung, cựu trung úy phi công VNCH, vốn là đảng viên CS cài vào Không quân VNCH, bay đến thả bom sân bay Tân Sơn Nhứt. Tối hôm đó, CS tiếp tục pháo kích vào sân bay Tân Sơn Nhứt làm hỏng các phi đạo. Phi trường không thể sử dụng được, nên phải dùng trực thăng đề di tản.

Hôm sau 29-4, CS chiếm được các căn cứ Nước Trong, Long Bình, thành Tuy Hạ (quận Long Thành, tỉnh Biên Hòa), Đồng Dù (Củ Chi), Hậu Nghĩa. Sáng 30-4 quân CS bắt đầu tiến vào nội thành Sài Gòn. Trước sự đe dọa của CSVN, ảo vọng thương thuyết của Dương Văn Minh hoàn toàn tan vỡ. Cuối cùng, lúc 10G 24 phút sáng 30-4-1975, qua đài phát thanh Sài Gòn, Dương Văn Minh, với tư cách tổng thống tổng tư lệnh quân đội, nhận chức trước đó hai ngày, ra lệnh toàn thể quân đội VNCH ngưng chiến đấu, hạ khí giới. Sau đây là nguyên văn lời Dương Văn Minh:

“Đường lối, chủ trương của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu của người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu thì ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng, vì chúng tôi ở đây đang chờ gặp chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự, tránh sự đổ máu vô ích cho đồng bào.” (Trần Đông Phong, Việt Nam Cộng Hòa, 10 ngày cuối cùng, Fountain Valley, CA: Nxb. Nam Việt, 2006, tr. 358)

Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, tổng tham mưu phó quân đội VNCH, thay mặt trung tướng Vĩnh Lộc, tổng tham mưu trưởng (vắng mặt), ra lệnh cho tất cả quân nhân các cấp phải nghiêm chỉnh thi hành lệnh của tổng thống Dương Văn Minh.

Lúc 11G 30 phút ngày 30-4-1975, xe tăng của Đại đội 4, Lữ đoàn Thiết giáp 203 CS tiến vào dinh Độc Lập. Lúc đó, một số cán bộ Trung đoàn 66 thuộc Sư đoàn 304 CS, do đại úy trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ dẫn đầu, đến phòng họp dinh Độc Lập, nơi có mặt tổng thống Dương Văn Minh và nội các của thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Đại úy Thệ đã nói thẳng với Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu rằng các ông bị bắt làm tù, phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện và không có gì bàn giao cả. Sau đó, quân CS áp tải Dương Văn Minh tới đài Phát thanh để đọc lời tuyên bố đầu hàng. Tại đài phát thanh, các sĩ quan CS soạn tại chỗ lời đầu hàng, và buộc cựu đại tướng Dương Văn Minh phải đọc như sau:

“Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi quân đội Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn, từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn, giao toàn chính quyền từ trung ương đến địa phương lại cho chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.” (google.com.vn) (vào chữ Dương Văn Minh, tìm 30-4.)

Trước áp lực của họng súng quân thù, cựu đại tướng Dương Văn Minh đành phải đọc bản văn do CS soạn sẵn, “kêu gọi quân đội Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam.” Quân đội VNCH liền ngưng chiến đấu, tự nhiên rã ngủ, trong khi còn nhiều đơn vị vẫn muốn tiếp tục chống cộng, nhất là Quân đoàn IV vẫn còn nguyên vẹn, chưa thất trận. Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn sụp đổ.
Relaterad bild
2.-  NGÀY QUỐC HẬN

Thông thường, người ta tản cư hay di tản khi chiến tranh bùng nổ. Người ta bỏ chạy để tránh lửa đạn. Đàng nầy, chiến tranh chấm dứt ngày 30-4-1975, lửa đạn không còn, mà người ta bỏ chạy, chạy xa thật xa, nghĩa là người ta sợ cái gì còn hơn lửa đạn.

Ngay khi CS chiếm Sài Gòn, khoảng 150,000 người Việt bỏ ra nước ngoài, trong đó khoảng 140,000 đến Hoa Kỳ và khoảng 10,000 đến các nước khác. (Nguồn: UNHCR, The State of the World's Refugees - Fifty Years of Humanitarian Actions, ch. 4, tr. 81.) Cộng sản Việt Nam tố cáo những người di tản là tay sai đế quốc Mỹ. Theo luận điệu nầy, trưa ngày 30-4-1975, Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh Sài Gòn phát biểu rằng: “Những kẻ ra đi chúng ta xem như là đã phản bội đất nước.” (Trích nguyên văn: http://ngoclinhvugia.wordpress.com/). Viên nhạc sĩ nầy còn hát bài “Nối vòng tay lớn”, nhưng dân chúng không chấp nhận vòng tay lớn của CS, tiếp tục ra đi dù bị kết tội “phản quốc”.

Sau ngày 30-4-1975, càng ngày càng có nhiều người kiếm cách ra nước ngoài, dầu phải hy sinh chính mạng sống của mình, tạo thành phong trào vượt biên. Theo thống kê của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc đưa ra năm 2000, từ ngày 30-4-1975 cho đến cuối năm 1995, tổng số người di tản và vượt biên đến được các trại tỵ nạn là 989,100 (gần một triệu) kể cả đường biển lẫn đường bộ. Người ta phỏng chừng có khoảng từ 400,000 đến 500,000 thuyền nhân bỏ mình trên biển cả hay bị hải tặc bắt giết. Ngoài ra, phải kể thêm số người rời Việt Nam qua các hải đảo nhưng không đậu thanh lọc và bị đuổi về nước. Nếu kể thêm chương trình ODP (Orderly Departure Program) và chương trình HO do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, đưa vài trăm ngàn người nữa ra nước ngoài bằng đường chính thức, thì tổng cộng tất cả các số liệu trên đây, sau khi CS chiếm miền Nam Việt Nam, trên 1,500,000 người Việt đã bỏ nước ra đi.

Đây chỉ là những người có điều kiện ra đi. Còn biết bao nhiêu người muốn ra đi mà không đi được. Nghệ sĩ TrầnVăn Trạch đã từng nói một câu bất hủ: "Ở Việt Nam hiện nay, cây cột đèn cũng muốn ra đi.”

Trước khi quân cộng sản vào Sài Gòn, nhiều chức quyền cao cấp VNCH đã di tản ra nước ngoài. Trong số các chức quyền ở lại, có phó tổng thống rồi tổng thống Trần Văn Hương. Ngày 28-4-1975, trước khi bàn giao chức vụ tổng thống cho Dương Văn Minh, đại sứ Pháp ở Sài Gòn cho người đến mời tổng thống Hương di tản. Ông Hương trả lời: “Nếu trời hại, nước tôi mất, tôi xin thề là tôi sẽ ở lại đây và mất theo nước mình.” Sau khi Trần Văn Hương giao quyền tổng thống cho Dương Văn Minh tối 28-4, thì hôm sau, ngày 29-4 đích thân đại sứ Hoa Kỳ là Graham Martin đến gặp Trần Văn Hương và mời ông ra đi. Trần Văn Hương trả lời như sau: “Thưa ông đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có một phần trách nhiệm trong đó. Nay ông đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cảm ơn ông đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ kỹ và dứt khoát ở lại với nước tôi. Tôi cũng dư biết rằng cộng sản vào được Sài Gòn, bao nhiêu đau khổ, nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia sẻ với họ một phần nào niềm đau khổ tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước. Cảm ơn ông đại sứ đã đến viếng tôi.” Sau khi nghe Trần Văn Hương trả lời, Martin nhìn trân trân vào ông Hương, rồi ra đi mà chẳng bắt tay từ biệt. (Trần Đông Phong, sđd. tt. 352-355.)

Trần Văn Hương thấy trước và nói rất đúng: “Tôi cũng dư biết rằng cộng sản vào được Sài Gòn, bao nhiêu đau khổ, nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam.” Nước mất là mất tất cả. Mất tất cả các quyền tự do dân chủ, cả tôn giáo, văn hóa, mất tài sản, nhà cửa, đất đai, ruộng vườn, có người mất luôn cả thân nhân nữa. Trước ngày 30-4-1975, dầu chưa hoàn thiện, dầu bị giới hạn vì chiến tranh, chế độ Cộng hòa vẫn là chế độ tự do, dân chủ, tôn trọng dân quyền và nhân quyền.

Khi mới chiếm được miền Nam, cộng sản bắt ngay sĩ quan, công chức, cán bộ của VNCH còn lại trong nước giam giữ dài hạn, không tuyên án trên các vùng rừng thiêng nước độc. Số lượng sĩ quan, công chức và cán bộ VNCH bị bỏ tù khoảng hơn 1,000,000 người tại trên 150 trại giam; theo đó, khoảng 500,000 được thả về trong 3 tháng đầu, 200,000 bị giam từ 2 đến 4 năm, 250,000 bị giam ít nhất 5 năm, và năm 1983 (tức sau 8 năm) còn khoảng 60,000 người bị giữ lại. (Spencer C. Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, a Political, Social, and Military History, Volume Two, Santa Barbara, California, 1998, tr. 602.) Số liệu nầy theo dư luận chung, còn thấp hơn so với số lượng người và số năm bị thực giam. Ngoài ra, trong số trên 1,000,000 người bị tù sau năm 1975, theo những cuộc nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Âu Châu, có khoảng 165,000 nạn nhân đã từ trần trong các trại tù "cải tạo". (Anh Do & Hieu Tran Phan, “Millions of lives changed forever with Saigon's fall”, nhật báo Orange County Register, số ngày Chủ Nhật, 29-4-2001, phụ trang đặc biệt về ngày 30-4, tt. 2-3.) Sau khi bắt giam hàng triệu công chức quân nhân trên toàn cõi miền Nam Việt Nam, cộng sản trấn áp dân chúng miền Nam bằng nhiều phương thức khác nhau:

Thực hiện chế độ hộ khẩu, ai ở đâu ở yên đó, không được di chuyển, không có quyền tự do đi lại. Muốn đi lại phải xin giấy phép khó khăn.  Về kinh tế, cộng sản đổi tiền nhiều lần một cách tàn bạo. (Đổi lần đầu ngày 22-9-1975, 500 đồng VNCH lấy 1 đồng mới. Đổi lần thứ hai ngày 3-5-1978 và lần thứ ba ngày 14-9-1985.) Cộng sản tổ chức đánh tư sản mại bản, tư sản dân tộc, tư sản nhỏ (tiểu tư sản), lục soát nhà cửa, tịch thu vàng thật, rồi lập biên bản là “kim loại có màu vàng”, để đổi vàng giả.

Cộng sản cướp nhà cửa, buộc những người khá giả phải hiến đất, hiến nhà để khỏi bị tù. Tại thành phố, CS đưa vào quốc doanh tất cả những xí nghiệp, cơ sở kinh doanh do CS quản lý. Tại nông thôn, CS quốc hữu hóa toàn thể đất đai, ruộng vườn; nông dân phải vào hợp tác xã, làm việc chấm công để lãnh lúa, dân chúng gọi là “lúa điểm” tức “liếm đũa”. Cộng sản buộc dân chúng phải đi kinh tế mới, sống trên những vùng khô cằn, nghèo khổ. Cộng sản thi hành chính sách ngăn sông cấm chợ, để CS độc quyền lưu thông và phân phối hàng hóa. Tất cả chính sách của CS nhắm làm cho dân chúng nghèo khổ cho CS dễ cai trị.
Chính sách cai trị của CS sau năm 1975 đưa Việt Nam đến bờ vực thẳm, nguy hại cho chính CS. Trước tình hình đó, CS mở phong trào đổi mới từ năm 1985. Cộng sản đổi mới để tự cứu mình chứ không phải để cứu dân tộc Việt Nam. Từ đó, Việt Nam thay đổi dần dần, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào đầu 2007. Tuy nhiên dầu đổi mới về kinh tế nhưng cộng sản vẫn duy trì độc quyền chính trị, lo sợ "diễn biến hòa bình", định hướng kinh tế xã hội chủ nghĩa, không cho tự do báo chí, bóp nghẹt tự do dân chủ, không tôn trọng dân quyền và nhân quyền. Cho đến nay, ở trong nước chưa có một tờ báo tư nhân, chưa có một tổ chức hay đoàn thể chính trị nào đứng ngoài quốc doanh.

Như thế, ngày CS vào Sài Gòn, chấm dứt chế độ VNCH, là một biến cố lịch sử có tầm vóc lớn lao, làm thay đổi dòng sinh mệnh dân tộc, ảnh hưởng lâu dài cho đến ngày nay. Ngày 30-4 cũng là ngày mở đầu thảm họa chẳng những cho dân chúng miền Nam mà cho cả toàn dân Việt Nam khi chế độ cộng sản càng ngày càng bạo tàn, tham nhũng và nhất là lộ rõ bộ mặt tay sai Trung cộng, dâng đất, nhượng biển, quy lụy Bắc Kinh để duy trì quyền lực. Vì vậy dân chúng gọi ngày nầy là ngày Quốc hận. Hai chữ Quốc hận do dân chúng tự động đặt tên cho ngày 30-4 và truyền khẩu với nhau thành danh xưng chính thức, chứ không có một chính phủ, hay một đoàn thể chính trị nào đặt ra. “Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”
Bildresultat för Quoc han 30 tháng 4 năm 2018
3.-  NGÀY QUỐC HẬN LÀ NGÀY QUỐC HẬN

Những người vượt biên được gọi chung là thuyền nhân. Thuyền nhân là từ ngữ được dịch từ chữ “boat people” trong tiếng Anh, xuất hiện từ cuối thập niên 70 để chỉ những người Việt bỏ nước ra đi sau khi cộng sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam.

Người Việt vốn ràng buộc với đất đai, ruộng vườn, chỉ ra đi trong hoàn cảnh bất đắc dĩ mà thôi Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, số lượng người Việt bỏ nước ra đi lên đến hàng triệu người. Đặc điểm nổi bật của phong trào thuyền nhân là tất cả những người vượt biên đều tự nguyện ra đi, tự mình muốn ra đi, hoàn toàn tự phát ra đi theo từng gia đình, từng nhóm nhỏ. Không có một đảng phái, một thế lực chính trị hay một nước ngoài nào can thiệp hay tổ chức cho thuyền nhân ra đi. Có khi, nhà cầm quyền CS lợi dụng lòng khao khát ra đi tìm tự do của dân chúng để bán bãi, hay tổ chức vượt biên bán chính thức nhằm lấy vàng. Dầu ra đi trong kế hoạch mà CS gọi là “bán chính thức”, người ra đi vẫn là những người tự nguyện muốn rời bỏ Việt Nam để tránh nạn độc tài cộng sản.

Như thế, vượt biên hay thuyền nhân là một phong trào của vài triệu người, kéo dài trong nhiều năm và nhiều địa điểm khác nhau. Phong trào nầy là hậu quả của ngày Quốc hận 30-4. Ngày 30-4 là ngày đánh dấu sự thành công của chế độ độc tài toàn trị, gây tang thương cho dân tộc Việt Nam. Nỗi đau nầy càng ngày càng nhân lên khi CSVN càng ngày càng đàn áp phong trào dân chủ quốc nội. Chỉ vì lòng yêu nước, người Việt biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược mà cũng bị CSVN bắt giam thì trên thế giới, chuyện nầy chỉ xảy ra ở Việt Nam.

Hai sự kiện ngày Quốc hận 30-4 và Phong trào thuyền nhân hoàn toàn khác nhau và không thể lẫn lộn nhau. Ngày 30-4 là ngày kỷ niệm Quốc hận của toàn dân. Phong trào thuyền nhân ban đầu chỉ khoảng 1,500,000 người. Nếu ngày nay, dân số thuyền nhân phát triển lên khoảng 3,000,000, thì ở trong nước, dân số tăng lên mấy chục triệu người.

Vì vậy, để kỷ niệm phong trào vượt biên, ngày 28-4-2009, toàn thể Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua nghị quyết số 342 do dân biểu liên bang Hoa Kỳ gốc Việt Nam là Cao Quang Ánh đề xướng, ấn định ngày 2-5-2009 là “Ngày Vinh Danh Người Tỵ Nạn Việt Nam” tại Hoa Kỳ (tức thuyền nhân Việt cộng them những người ra đi theo chương trình ODP và HO). Sau đó, ngày 12-8-2009, Hội đồng thành phố Westminster, (thuộc Orange County, tiểu bang California) thông qua nghị quyết số 4257, ấn định ngày Thứ Bảy cuối cùng của mỗi tháng Tư hằng năm là “Ngày Thuyền Nhân Việt Nam”. Westminster là thành phố có Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ, khánh thành ngày27-4-2003, và từ đó là nơi diễn ra lễ Kỷ niệm ngày Quốc hận hàng năm của Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn CS.

Cả hai nghị quyết trên đây đều chọn một ngày khác với ngày 30-4 để kỷ niệm phong trào thuyền nhân, nhằm tránh làm mất ý nghĩa quan trọng của ngày Quốc hận 30-4. Chỉ có cộng sản và những người làm tay sai cho CS mới cố tình vận động chuyển đổi ngày Quốc hận 30-4 thành ngày Thuyền nhân, nhằm làm giảm nhẹ tội lỗi của cộng sản Việt Nam trước lịch sử, trong khi tội lỗi của cộng sản đối với dân tộc Việt Nam không thể xóa bỏ được.

Mưu toan nầy hoàn toàn thất bại vì Cộng đồng Người Việt Hải ngoại quyết liệt phản đối, chỉ vì một lý do đơn giản, thật đơn giản: NGÀY QUỐC HẬN LÀ NGÀY QUỐC HẬN, không thể nào khác hơn được và không có chữ nào đúng hơn được.

Trần Gia Phụng

Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30 th́ang 4


lördag 28 april 2018

Lời Kinh Đêm- Sáng tác:Việt Dzũng- Lời thơ: Mãn Thuận- Ca sĩ: Ý Lan- Video by UL

Lời bài hát: Lời Kinh Đêm

Lời kinh đêm ôi lời kinh đêm 
Lời kinh buồn như tiếng mẹ thở dài 
Ai có nghe thấu lời kinh khổ 
Sao cúi mặt gục đầu ngủ quên. 
Trời mong manh ôi đời lênh đênh 
Thuyền bấp bênh cuộc sống mơ hồ 
Lời kinh cầu từng ngày quen thuộc 
Lời mẹ buồn giữa tiếng Nam-mô. 
Thuyền trôi xa về đâu ai biết 
Thuyền có về ghé bến tự do 
Trời cao xanh hay trời oan nghiệt 
Trời có buồn hay trời chỉ làm ngơ. 
Trời chơ vơ ôi người bơ vơ 
Người vẫn ôm mảnh ván rũ mục 
Lời Kinh Đêm lyrics on ChiaSeNhac.com 
Lời kinh cầu từng hồi nấc nghẹn 
Lời mẹ buồn giữa tiếng Amen. 

onsdag 25 april 2018

Thương Ca Mùa Hạ- Sáng tác: Thanh Sơn- Ca sĩ : Minh Tuyết- Video by UL


Hè về rồi đây tâm hồn xuyến xao 
Nhắc đến biệt ly thương cảm nỗi sầu 
Tiếng ve nức nở chan chứa 
Sân trường còn lại hai đứa 
Cầm tay nhau nói nhiều cũng buồn. 

Ngoài trời phượng rơi trong lòng vấn vương 
Nhớ những bạn thân chung một mái trường 
Biết bao kỷ niệm mang đến 
Thương rồi một tà áo tím 
Dù xa nhau nhớ đừng lãng quên. 


Mai đây cách biệt nỗi buồn này ai biết 
Thấy phượng rơi khóc thầm 
Rưng rưng tiếng lòng như ve ru não nùng 
Tình này riêng lạnh lùng. 

Một ngày biệt ly trăm ngày nhớ nhau 
Nuối tiếc cuộc vui ân tình phút đầu 
Nếu ai đã từng rung cảm 
Đôi lần nhặt màu hoa thắm 
Lòng bâng khuâng biết mình đã yêu ... 

söndag 22 april 2018

Tuổi Học Trò -Sáng Tác: Minh Kỳ & Dạ Cầm- Ca Sĩ: Mắt Ngọc- Video by UL




Quay về kỷ niệm lúc còn học sinh 
Tà áo trinh nguyên tô thắm sân trường 
Đời học sinh với nét đoan trinh 
Tươi đẹp như màu hoa xinh 
Có đôi khi thấy buồn một mình 

Tâm hồn không sầu không phiền vì ai 
Màu mắt thơ ngây tóc xỏa buông dài 
Lời yêu đương vẫn rót bên tai 
Nhưng lòng không hề yêu ai 
Bến Xuân xin ước hẹn ngày mai 

[ĐK:] 

Tuổi thơ đi qua rồi, bạn bè người một nơi 
Xa xôi cách trở phương trời 
Thương nhau nhắn nhủ đôi lời 
Nhớ những lúc bên nhau gọi tên 
Vui say sưa mái trường thân mến 
Và bao niềm tâm tư khó quên 

Bây giờ kỷ niệm chôn vào thời gian 
Ngày tháng trôi qua hoa nở phai tàn 
Tìm tương lai giữa chốn xa hoa 
Phiêu bạc cuộc đời phong ba 
Nhớ thương về kỷ niệm ngày qua ... 

lördag 14 april 2018

Cộng sản phải phục vụ tư bản


Ngọc Ẩn (Danlambao) - Chủ thuyết cộng sản là đánh tư bản để lấy tài sản của tư sản chia cho người nghèo. Thực tế rất phũ phàng là CS sống bám vào các nước tư bản và CS van nài, bán rẽ sức lao động của người dân cho tư bản và CS phục vụ tư bản tối đa, kể cả tình dục. Hỏi người CS, có phải phục vụ tư bản là con đường tiến lên CNXH? Đảng CSVN làm kinh tế theo định hướng XHCN mà cứ ăn bám vào các nước tư bản thì làm sao định hướng? Các món ngon, quý hiếm thì CS đều xuất cảng để phục vụ các nước tư bản, như vậy thì dân theo CS hưởng được cái gì?

Ai dìm đất nước xuống?

Thủ phạm là Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã du nhập chủ thuyết CS vào VN để bần cùng hóa cả dân tộc. Chúng ta thử làm một bài tính rất đơn giản để thấy đảng CSVN bán rẽ sức lao động của người dân. Ở Mỹ một công nhân lao động có số lương ít nhất là 120 dollar/ngày và giá thực phẩm ở Mỹ tương đương hoặc rẽ hơn tại VN. Ở VN một công nhân lương thấp là 10 dollar/ngày. Giá lương chênh lệch là 110 dollar/ngày khi so sánh giữa Mỹ và VN. Ước tính VN có 10 triệu công nhân làm việc mỗi ngày cho các công Mỹ, Nhật, Hàn, khối Âu Châu thì mỗi ngày đảng CSVN bán rẽ sức lao động của người dân hơn 1 tỉ dollar/ngày. Đây là một mối lợi khổng lồ cho các nước tư bản mà họ khó lòng bỏ qua. Bán rẽ sức lao động là lá bài tẩy của đảng CSVN dùng để phục vụ các nước tư bản và CS tiếp tục vi phạm nhân quyền trong khi đó tư bản phản ứng lấy lệ trước các vi phạm nhân quyền của CSVN. Muốn tìm nhân công rẽ thì phải đi vào các quốc gia cộng sản và độc tài, ở những quốc gia CS thì đảng no dân đói, đảng giàu dân nghèo.

Tại sao các nước cộng sản có nhân công giá rẻ mạt hạng?

Không phải vì công nhân ngu đần hay lười biếng mà chính là do đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý và công an trị. Khi người công nhân đói và bọn Nhà Nước quản lý tham lam, ngu đần thì làm gì có sức mạnh để đòi hỏi lương cao? Hiến pháp ở thiên đường XHCN VN có tự do ngôn luận, có tự do báo chí, có quốc hội, có tòa án, có công đoàn nhưng tất cả đều là hàng giả. Dân VN bị đảng CS ép xài hàng giả gần một thế kỷ cho nên CSVN phọt ra bằng giả, tiến sĩ giả, lãnh đạo giả. Nghiệp đoàn giả thì làm sao đấu tranh cho quyền lợi thật của công nhân? Đại biểu quốc hội giả thì làm sao có tiếng nói bảo vệ quyền lợi người dân? Chánh án giả thì xữ án theo kiểu kẻ thắng có nhiều tiền đút lót. Kết quả là cả một xã hội giả trá và đó là kết quả Đảng lãnh đạo dân lãnh đao. Người VN muốn đoạn tuyệt với Đảng giả thì Dân lãnh đạo Đảng lãnh đao, chỉ khi đó thì lương công nhân được tăng cao, nhân quyền được tôn trọng. CSTQ dùng công nhân giá rẽ phục vụ cho tư bản đã 50 năm, giờ đây TQ hưởng được chút hơi hám của chủ nghĩa tư bản, do đó, TQ được CSVN phục vụ. Xét cho cùng thì đất nước CS nào chậm chân phục vụ tư bản thì sẽ phải phục vụ cho cả những nước CS biết ôm chân tư bản sớm hơn. Công nhân muốn lương cao, người dân có nhân quyền, đất nước có chủ quyền thì người dân đừng ngồi chờ đảng CS hay tư bản giải phóng. Tư bản và Tàu cộng thu lợi hơn một tỉ dollar/ngày trên giá công nhân VN rẽ mạt hạng, đảng CSVN tham nhũng tiền viện trợ từ TC và các nước tư bản thì làm sao bỏ. Đảng CSVN cứ dìm giá công nhân rẻ mạt thì tư bản sẽ chia phần qua các chương trình viện trợ vào túi các lãnh chúa CS.

Làm cách nào để người dân có Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc?

Dân lãnh đạo Đảng lãnh đao chỉ có thế.

3-4-2018

fredag 6 april 2018

Här Hör Jag Hemma - Svenska Music ( Nhạc Thụy Điển )




Ja jag har färdats många tusen mil
i grå november och i grön april
ibland i regn och storm
ibland is och snö
Ja jag har färdats genom varje trakt
Men det finns bara en
med särskild prakt
Där öppen mark möter mitt hav
Ja där hör jag hemma


Där gröna färger möter himlens blå
Där vattnet rinner ner i Helge å
Vid kanten av Göingars skog
finner jag ro
När jag på stranden ner vid Åhus går
då kan jag uppleva en tidig vår
Här finns den plats jag åter vill se
Ja här hör jag hemma


Här blåser vindarna från sydväst
Här sjunger fåglarna som allra bäst
och här är himlen stor
som ingen annanstans
Den bilden bär jag i mitt inre rum
och när jag blundar
ser jag havets skum
Där öppen mark möter mitt hav
Ja där hör jag hemma

Refr
Upphovsman: Martina Karlsson
Förlag: Manus
Från albumet Truck Stop

********************
360

Tänk På Mig Ibland - Lasse Stefanz ( Svenska Music ) Nhạc Thụy Điển


Mot alla odds försökte vi
Men så en dag var allt förbi
Nu står jag ensam kvar
Men kanske ödet förutsåg
Och tids nog kommer vi förstå
Det finns ingen väg tillbax
Tro på kärleken du kommer finna den
Ooh låt mitt hjärta slå för dom du litar på
Men täääänk på mej ibland
Vi gjorde allt för kärleks skull
Men ja såg att dina tårar föll
Där du långsamt tog farväl
Men som ett minne från igår
Kan tiden läka dina sår
För du har en känslig själ
Tro på kärleken
Du kommer finna den
Ooh låt ditt hjärta slå
För dom du litar på
Men täääänk på mej ibland
Tänk på mej när mörkret faller
Och någon varsamt tar min hand
Och den tid vi fick tillsammans
Och vi älskade varann
Men snälla tänk på mej ibland
Tro på kärleken
Du kommer finna den
Ooh låt ditt hjärta slå
För dom du litar på
Men täääänk på mej ibland
Men täääänk på mej ibland

********************

söndag 1 april 2018

Främling - Lasse Stefanz - Svenska Music ( Nhạc Thụy Điển )


Främling

Kanske log hon mot sin bild i spegeln,
kanske såg hon mej i ögonvrån.
Jag la några slantar i en jukebox
en gång till
och jag kände mej långt hemifrån.


Och jag sa kanske tror du nu
att jag är galen
men ta mej på allvar är du snäll.
Du har en chans att göra någon lycklig
för en stund.
Jag vill gärna va med dej i kväll.


Och hon sa: Främling,
släck alla ljus och led mej
nånstans där mörkret öppnar sej.
Och när vi älskar
utan att tro på kärlek,
främling, då kan jag tro på dej.


Kanske har du allt som du behöver
kanske har du drivit vind för våg.
Kanske du hör sången
som jag sjunger just för dej.
Sen kan hända kommer du ihåg.

Upphovsman: Kris Kristofferson - Lars Wiggman
Förlag: EMI Songs Scandinavia AB
320