Gia đình ông Thức cho biết rất đau lòng và đã cố thuyết phục ông “rút lại lời tuyên bố” nhưng ông “vẫn giữ quyết định”.
Ông Trần Huỳnh Duy Thức, 50 tuổi, bị xét xử hồi đầu năm 2010 cùng với các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long vì bị cáo buộc tội “âm mưu lật đổ chính quyền”. Ông Thức nhận mức án nặng nhất là 16 năm tù cùng với 5 năm quản chế.
Theo gia đình ông Thức, họ đã thăm ông ở Trại giam Số 6 ở Nghệ An vào ngày 14/5 vừa qua. Cuộc gặp ở trại giam bị hơn 30 cán bộ và nhân viên công an giám sát, kéo dài khoảng một giờ. Ông và gia đình bị ngăn cách qua một vách kính dày và trao đổi qua điện thoại.
Thưa Ba, con không thể sống trong một đất nước không tôn trọng pháp luật và không có quyền con người. Con yêu gia đình lắm, nhưng con yêu Việt Nam hơn”.
Gia đình mô tả rằng ông Thức “trông bị kiệt sức, ốm đi nhiều và hai mắt thâm quầng”. Khi gia đình hỏi ông vì sao bị chuyển từ Trại Xuyên Mộc gần Sài Gòn ra trại giam ở tận Nghệ An xa xôi, ông Thức nói không được cho biết lý do.
Ông nói vào ngày 5/5, ông bị yêu cầu đi ra ngoài phòng giam ở Xuyên Mộc, ông đã từ chối vì không có lệnh bằng văn bản của người có thẩm quyền, sau đó ông bị “còng tay, bịt miệng, đưa lên xe và chở ra trại giam ở Nghệ An”.
Gia đình của tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức.
Gia đình cho biết sở dĩ họ được gặp ông Thức hôm 14/5 là vì ông đã yêu cầu được gặp toàn thể gia đình gồm 14 người sau khi ông bị “ép buộc đi định cư tại Hoa Kỳ”. Tuy nhiên, khi gặp thân nhân, ông Thức đã “bác bỏ ý định đi Mỹ định cư như cái giá trao đổi để hưởng sự tự do”, đồng thời “thông báo với cả nhà việc tuyệt thực đến chết mới thôi từ ngày 24/5”.
Sau khi gia đình ông Thức và ông Lê Công Định, một cựu tù nhân chính trị bị bỏ tù trong cùng phiên xét xử với ông Thức, đăng tải quyết định của ông trên internet, đã có rất nhiều nhà hoạt động vì dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam và nhiều người khác bày tỏ khâm phục. Họ cũng kêu gọi tiến hành một cuộc vận động đòi nhà chức trách Việt Nam trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức.
Tình trạng nhân quyền ở cũng là mối quan ngại đối với nhiều thượng nghị sỹ, dân biểu Mỹ và các nhóm hoạt động vì nhân quyền ở cả hai nước. Họ luôn cho rằng Mỹ chưa nên dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam chừng nào chưa có những tiến bộ rõ rệt về nhân quyền.
Inga kommentarer:
Skicka en kommentar