1̀5 Trang Liên Quan Blogspot

torsdag 3 mars 2016

Tường thuật phiên tòa phúc thẩm Nguyễn Mai Trung Tuấn ngày 02.03.2016

GNsP (02.03.2016) – 14 giờ 30: Tòa án Long An tuyên án trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn 2 năm 6 tháng tù giam về tội danh bị cáo buộc là “cố ý gây thương tích”, bất chấp các ý kiến của các Luật sư chứng minh “Tòa vi phạm, em Tuấn vô tội”.
Ngay cả trường hợp em Tuấn “phạm tội” –nếu có- thì “việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho họ và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục là chính; giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội?”. Đây là lời bình luận của Nguyên chánh Tòa hình sự Tòa án Nhân dân Tối cao, ông chánh án Đinh Văn Quế trên báo Tuổi Trẻ.
“Xem ra, TAND huyện Thạnh Hóa và TAND tỉnh Long An đã không quán triệt các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, nên mới có thái độ “cố chấp” với cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn như vậy!” Chánh án Đinh Văn Quế kết luận.
Đối với trẻ em Tuấn bị tuyên mức án 2 năm 6 tháng tù giam thì em phải được hưởng án treo được quy định rõ tại khoản 1, Điều 60 BLHS: “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.”
Thế nhưng, Tòa án Long An vẫn “cố chấp” đẩy trẻ em Tuấn vào tù và đóng sập cảnh cửa khát khao mong được trở về nhà đi học của trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn.
14 giờ 00: Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết: “Chờ nghị án. VKS đề nghị 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù. Lúc 13 giờ 58 phút, Toà vô nghị án.”

Giờ này, lẽ ra trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn phải ngồi trên ghế nhà trường, chứ không phải đứng trước tòa để nêu lên nguyện vọng “xin được về đi học”, vì chính những người có chức có quyền đã “đẩy” em Tuấn vào vòng lao lý.


11 giờ 00: Nếu ở Việt Nam thực sự tồn tại “thần công lý”, chắc chắn đã phải có phiên tòa xét xử “người lớn” về các tội danh như “lợi dụng chức vụ quyền hạn”, “cố ý làm trái”, “tham ô”, “vi phạm qui định về quản lý đất đai” trước khi có sự việc “cố ý gây thương tích” và “chống người thi hành công vụ”. Và như vậy, giờ này, em Tuấn đang ngồi trên ghế nhà trường, chứ không phải đứng trước tòa để nêu lên nguyện vọng “xin được về đi học”. “Đi học” vốn là quyền và nghĩa vụ trẻ em qui định tại Điều 37, Điều 39 Hiến pháp 2013; Điều 10, Điều 11 Luật Giáo dục; Điều 7 Pháp lệnh Bảo vệ, chăm sóc và giáo duc trẻ em…
Sau khi Tòa án Long An hoãn phiên tòa phúc thẩm của trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn, ông Đinh Văn Quế, Nguyên chánh Tòa hình sự Tòa án Nhân dân Tối cao, đã có bài viết trên báo Tuổi trẻ với tựa đề “đừng cố chấp với em Nguyễn Mai Trung Tuấn”. Bằng việc “cố chấp”, nhà cầm quyền đang góp thêm “gạch, cát” xây tượng đài cho trẻ em Tuấn. Nhà cầm quyền này đã từng phải “dựng” lên những “trẻ em anh hùng” không có thật như Lê Văn Tám, Kim Đồng… Nhưng, sự “cố chấp” đã thực sự dựng nên một “anh hùng trẻ em” có thật trong lòng nhiều người dân.
Những người yêu mến trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn đến từ các tỉnh thành trong cả nước tham dự phiên tòa, đòi buộc nhà cầm quyền trả tự do cho em Tuấn.

Tại Hà Nội, bà con dân oan khắp nơi đồng hành và yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn.

10 giờ 30: Mọi người đang mong chờ tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án, tuyên bố trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn không có tội và trả tự do cho trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn ngay tại tòa.
10 giờ 00: Bà Nguyên, một dân oan Long Khánh-Đồng Nai đi tham dự phiên tòa nói: “Trong sân tòa án, những người đi tham dự phiên tòa cất cao bài hát “trả lại cho dân” để đòi lại quyền lợi cho người dân, những quyền cơ bản của người dân đã bị tước đoạt, bị đàn áp một cách bất công. Mọi người hát cho lực lượng công quyền, những người lãnh đạo ở đây hiểu rõ nỗi thống khổ của người dân. Hãy thức tỉnh trả lại quyền cho người dân mà chính quyền này đã tước đoạt.”
“Tôi là một dân oan ở địa phương Long Khánh, tôi đã từng bị giam cầm một cách bất công nên tôi đi cùng với những người yêu mến sự công bằng, công lý và sự thật để lên tiếng yêu cầu chính quyền trả tự do cho cháu Tuấn, để phản đối phiên tòa bất công. Những việc cháu Tuấn làm với mục đích là bảo vệ gia đình mình chứ cháu Tuấn hoàn toàn không có ý “gây thương tích” cho một ai. Yêu cầu tòa phải xử lý thật công bằng cho em Tuấn”. Bà Nguyên nói.
Bà Nguyên, Dân oan Long Khánh, đang chăm chú lắng nghe diễn tiến ‘phiên tòa công khai”.

Peter Lâm Bùi bình luận dí dỏm: “Đi tham dự phiên toà được gọi là công khai, xử cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn. Ghế ngồi của toà là đây sao?”
9 giờ 00: Có 9 LS tham dự và tham gia bào chữa cho em Tuấn, Nhà báo Sương Quỳnh đang có mặt tại phiên tòa cho biết: “Có nhiều diễn biến phiên tòa khá phức tạp. Tuấn không đồng ý cho ông Mai Trung Biển –cậu của Tuấn- làm người giám hộ cho Tuấn trước tòa. Tòa không đồng ý triệu tập hai giám định viên theo yêu cầu của các LS và đồng ý không cho ông Mai Trung Biển làm người giám hộ cho Tuấn.”
Nhà báo Sương Quỳnh nói tiếp: “Ở bên ngoài chúng tôi nghe qua loa, mỗi lần LS mà phát biểu thì chả nghe được cái gì. Những người đi tham dự phiên tòa rất phẫn nộ khi tòa không cho mọi người vào tham dự phiên tòa khi nói là tòa công khai. Bà con đã hô to “trả tự do cho em Nguyễn Mai Trung Tuấn”, “trả tự do cho em Nguyễn Mai Trung Tuấn”… thì lực lượng công an đã yêu cầu bà con giữ trật tự, nếu không sẽ mời ra khỏi sân tòa án.”
“Tôi đi tham dự phiên tòa với trách nhiệm của một nhà báo để xem tính trung thực của phiên tòa này như thế nào, mặc dù biết phiên tòa này sẽ xử bất công cho em Tuấn, xử không đúng pháp luật. Biết bất công như thế nhưng mình vẫn phải đi để cho xem phiên tòa dân chủ, công khai và công bằng đến mức nào. Với một em bé chỉ mới 15 tuổi mà bị tòa án kết tội với bản án nặng nề và oan như thế là không đúng, bởi vì mục đích em làm là chỉ bảo vệ cả gia đình mình khi chính quyền đã đẩy cả gia đình em vào bước đường cùng.” Nhà báo Sương Quỳnh nói.

8 giờ 00: Tòa phúc thẩm diễn ra vào lúc 7 giờ 30, sau các thủ tục cần thiết, Hội đồng xét xử đã phải hội ý vì các đề nghị của các LS đưa ra. Bsĩ Đinh Đức Long, đang có mặt ở phiên tòa cho biết:
“Phiên tòa diễn ra vào lúc 7 giờ 30. Các LS tham gia bào chữa cho Tuấn bị kiểm tra một cách khắt khe. Vào lúc 8 giờ, Tòa hội ý với các đề nghị của LS đưa ra: yêu cầu triệu tập giám định viên nếu họ không đến thì phải áp tải họ đến tòa, bản giám định y có dấu hiệu sai trái, truy nã cháu Tuấn không đúng quy định của pháp luật, người bảo lãnh Tuấn không đủ năng lực hành vi theo quy định của pháp luật…”
Lực lượng công an không cho mọi người ngồi trên ghế nên mọi người phải ngồi bệt dưới đất để dõi theo phiên tòa và lắng nghe phiên tòa qua cái loa phóng thanh, nhưng âm thanh nhỏ và bị rè.
7 giờ 30: Gần 100 người –đến từ Hải Phòng, Hải Dương, Sài Gòn và các tỉnh Miền Tây- yêu mến trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn đi tham dự phiên tòa. Anh Nguyễn Huy Tuấn, Dân oan Hải Dương đi tham dự phiên tòa nói:
“Mọi người đang có mặt trong sân tòa án tỉnh Long An. Họ không cho mọi người ngồi trên ghế nên mọi người phải ngồi bệt dưới đất để dõi theo phiên tòa và lắng nghe phiên tòa qua cái loa phóng thanh, nhưng âm thanh nhỏ và bị rè. Những người đi tham dự phiên tòa đã đấu tranh, yêu cầu nhà chức trách phải cho âm thanh ba cái loa thật lớn để mọi người có thể theo dõi diễn biến phiên tòa.”
Anh Tuấn nói tiếp: “Lực lượng công an, an ninh chìm nổi, dân phòng, CSGT… vây xung quang mọi người và bố ráp tại các ngả đường đi vào phía tòa án.”
Rất đông công an, CSGT, dân phòng bám sát mọi người và bố ráp các ngả đường đi vào tòa án tỉnh Long An

Gần 100 người –đến từ Hải Phòng, Hải Dương, Sài Gòn và các tỉnh Miền Tây- yêu mến trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn đi tham dự phiên tòa phúc thẩm vào ngày 02.03.2016.
Theo lịch xét xử, sáng nay ngày 02.03.2016, đã diễn ra phiên tòa phúc thẩm trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn, 15 tuổi, sống ở Long An.
Giám định pháp y kết luận tỷ lệ thương tích của người bị hại (công an Nguyễn Văn Thủy) là 35 %, căn cứ chính ‘đẩy’ em Tuấn vào tù. Trước khi phiên tòa diễn ra, Luật sư Nguyễn Văn Miếng, tham gia bào chữa cho trẻ em Tuấn, bình luận:
 “Tuấn chưa thành niên bị mức án quá cao, giám định thương tật 35% của công an Thủy  không minh bạch, không có ảnh chụp, trong khi bệnh viện chợ rẫy chứng thương phỏng 10% độ IIab (4% độ IIb) cho nghỉ dưỡng bệnh 7 ngày, sau 1 tháng nằm bệnh viện là có sự mâu thuẫn.”
Trước khi phiên tòa diễn ra, vào ngày 26.02.2016, LS Miếng và LS Phùng Thanh Sơn đến trại Tạm giam Công an tỉnh Long An tiếp xúc em Tuấn. LS Miếng cho hay:
“Tuấn vẫn kiên định nội dung kháng cáo của mình là yêu cầu hủy toàn bộ bản án và trả tự do cho em về đi học. Hiện Tuấn đang bị giam chung với một vị thành niên khác và bị nhốt suốt, không được ra ngoài phơi nắng, từ ngày bị bắt cho đến nay. Lúc “cao điểm” tháng 9 năm trước phòng em có tới 5 vị thành niên. Đặc biệt Tuấn KHÔNG BIẾT NGÀY RA TÒA 02/3 SẮP TỚI. Chúng tôi thông báo ngày giờ và tòa án xử em. Cán bộ Chí thanh minh, ở đây chỉ “giữ giùm”, mọi thủ tục công an Thạnh Hóa làm hết. Tôi nhớ lại ba mẹ Tuấn cũng bị “đánh úp” trong phiên phúc thẩm. Ngày 24/11/2015 xử sơ thẩm Tuấn, ba mẹ Tuấn được triệu tập để nhận trách nhiệm bồi thường cho bị hại, mới biết ngày mai 25/11 mình bị đưa ra xét xử phúc thẩm.”
Cuộc tiếp xúc giữa các LS và trẻ em Tuấn đều được cán bộ trại giam canh gác “cẩn mật”.
Cần nhớ, BLTTHS qui định “Chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày mở phiên toà, Toà án cấp phúc thẩm phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng về thời gian, địa điểm xét xử phúc thẩm vụ án”.
Trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn kiên định mình vô tội.

Sau đó, các LS đã đến Tòa án tỉnh Long An để xem hồ sơ của trẻ em Tuấn. LS Miếng nói: “Thư ký Dung mở tủ lấy bộ hồ sơ vụ án của Tuấn đưa cho chúng tôi xem. KHÔNG CÓ GÌ MỚI, tất cả hồ sơ được kẹp ngăn nắp trật tự, những đơn kiến nghị của các luật sư cũng được xếp ngay ngắn trong đó, nhìn mà đau lòng. Mục đích của chúng tôi là xem quyết định hoãn phiên tòa phúc thấm ngày 01/02/2016 vừa qua với các căn cứ mà luật sư yêu cầu được nêu ra trong đó, tòa đã xử lý đến đâu. Và quyết định của chánh án phân cho thẩm phán nào xử phiên phúc thẩm sắp tới. Thư ký trả lời, những thủ tục đó không có trong hồ sơ này, nó đang ở đâu và đã xử lý như thế nào thì cô ấy không biết. Cô chỉ xác nhận một điều là ngày xử là 02/3/2016 và thẩm phán mới là ông Lê Hùng Cường thay ông Lê Quang Hùng.”
LS Miếng có vẻ thất vọng và dự đoán: “Phiên tòa sắp tới không có nhiều hy vọng cho Tuấn. Tất cả các luật sư khi được thông báo “tin buồn” này đã sẵn sàng chiến đấu về mặt pháp lý: Nguyễn Mai Trung Tuấn phải được tự do.”
Cách đây khoảng 1 tháng, vào ngày 01.02.2016, Tòa án Long An mở phiên tòa “lưu động” xét xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Mai Trung Tuấn. Tuy nhiên, Tòa không triệu tập các nhân chứng quan trọng của vụ án như triệu tập giám định viên, triệu tập người bị hại -là công an viên Nguyễn Văn Thủy, triệu tập cha mẹ của Tuấn -ông Cang và bà Hương- là người có nghĩa vụ liên quan, không có bằng chứng và vật chứng… Đồng thời, các LS bào chữa cho em Tuấn đề nghị thay đổi thẩm phán Lê Quang Hùng- chủ tọa phiên tòa- vì ông thẩm phán này có những lời phát ngôn trên báo chí định kiến trẻ em Tuấn “phạm tội” dù phiên tòa chưa diễn ra. Dưới áp lực của các LS, Tòa đã phải hoãn phiên tòa phúc thẩm và hôm nay Tòa án mở lại phiên tòa.
Vào ngày 24.11.2015 vừa qua, trong phiên tòa sơ thẩm, Tòa án huyện Thạnh Hóa-Long An tuyên phạt trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn –SN 2000, 15 tuổi- 4 năm 6 tháng tù giam về tội danh ‘cố ý gây thương tích’ theo khoản 3 Điều 104 BLHS và buộc bồi thường thiệt hại 42.600.000 VNĐ.
Cũng trong phiên tòa sơ thẩm, LS Miếng cho hay: “Bị cáo Nguyễn Mai Trung Tuấn luôn trả lời là ‘không cố ý gây thương tích’, mục đích chỉ có chống lại cưỡng chế của chính quyền về việc thu hồi đất của gia đình Tuấn, nhưng Tòa và Viện vẫn cho rằng hành vi của bị cáo Tuấn là hành vi ‘cố ý’.”
Cả gia đình trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn đang lao đao trong chốn lao tù, chỉ còn mỗi em gái nhỏ Nguyễn Mai Thảo Ly bơ vơ không nơi nương tựa.

Xin được phép nhắc lại vào năm 2009, nhà cầm quyền thu hồi đất của hai gia đình là bà Mai Thị Kim Hương [mẹ của Nguyễn Mai Trung Tuấn] và bà Phùng Thị Ly với giá đền bù rẻ mạt. Cả hai gia đình không đồng ý, đã đi khiếu kiện nhiều nơi đến các cấp có thẩm quyền, nhưng không được đền bù một cách thỏa đáng. Đỉnh điểm của vụ việc xảy ra vào ngày 14.04.2015, khi nhà cầm quyền huyện Thạnh Hóa đem lực lượng công quyền đến cưỡng chế đất của hai gia đình này (cưỡng chế đất lần thứ ba). Thấy sự bất công, oan khiên mà cả hai gia đình bà Hương và bà Ly gánh chịu, nên họ hàng đã đồng hành ‘bảo vệ’ mảnh đất của hai gia đình. Còn Tuấn cũng tham gia phản kháng lại chuyện bất công này. Nhiều người đã bị bắt trong đó có Tuấn, sau đó Tuấn được bà ngoại và cậu bảo lãnh về nhà. Tuấn sống tại Bình Thuận và kiếm sống bằng nghề chăn vịt. Đến tháng 8.2015, Tuấn bị bắt lại theo lệnh truy nã. Hiện nay, Tuấn đang bị giam giữ tại trại giam Long An.
Pv.GNsP




Inga kommentarer:

Skicka en kommentar