VĐV 28 tuổi Guor Marial sinh ra ở Nam Sudan, quốc gia trẻ nhất thế giới. Khi mới 9 tuổi, Marial phải đi tị nạn khi cuộc nội chiến ở đất nước châu Phi này nổ ra. Năm 2001, anh được tị nạn tại Mỹ và trở thành công dân của xứ cờ hoa. Khi Ủy ban Olympic Sudan có lời mời anh trở về tham dự Olympic London dưới màu cờ của Sudan, Marial thẳng thừng từ chối.
'Không bao giờ. Với tôi, chỉ việc cân nhắc thôi cũng đồng nghĩa với sự phản bội rồi. Gia đình tôi mất 28 thành viên trong cuộc chiến với Sudan. Hàng triệu người bị giết bởi quân đội Sudan. Tôi có thể tha thứ nhưng không thể đứng dưới lá cờ của đất nước đã giết hại đồng bào tôi', VĐV 28 tuổi khẳng định.
Tuy nhiên, Nam Sudan chưa có một Ủy ban Olympic nên Ủy ban Olympic Quốc tế cho phép Marial được thi đấu với tư cách là một VĐV độc lập.
|
Bốn năm trước Gladys Tejeda chưa bao giờ nghe tới Olympic. Tại London, cô sẽ góp mặt trong đoàn marathon của Peru. VĐV 26 tuổi sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, các anh chị em cô phải cật lực làm việc từ khi mới 8 tuổi. Từ khi còn nhỏ, Tejeda bộc lộ năng khiếu của môn chạy. Sống ở độ cao 13.000 feet trên mặt nước biến giúp cô có sự dẻo dai, phù hợp với môn marathon. Ngay ở cuộc thi chạy đầu tiên, Tejeda đủ chuẩn dự Olympic và Thế vận hội London lần này mới là cuộc tranh tài thứ ba mà cô tham gia.
|
Được tham dự Olympic một lần trong đời là ước mơ của biết bao VĐV nên Nur Suryani Mohamed Taibi, nữ xạ thủ của Malaysia, không bỏ qua cơ hội này dù đang bang bầu tháng thứ 8. Các kỳ Thế vận hội trước đây từng ghi nhận một số trường hợp bà bầu tranh tài nhưng bụng bầu sắp đến ngày sinh nở như Nur Suryani thì là trường hợp đầu tiên. Xạ thủ 29 tuổi này tỏ ra rất tự tin háo hức chờ đợi tới ngày thi đấu. Điều mà bà bầu 'liều lĩnh' này lo lắng là công chúa nhỏ trong bụng quẫy đạp không đúng lúc, ảnh hưởng tới việc thi đấu của mẹ.
|
VĐV điền kinh người Nam Phi, Oscar Pistorius gây chú ý tại Olympic London bởi anh bị mất cả hai chân. Pistorius sẽ tham dự ở cự li 400m cá nhân và 4x400m tiếp sức trên đôi chân giả đặc biệt làm từ sợi carbon vốn đang gây tranh cãi về việc sử dụng các bộ phận giả trong thi đấu thể thao. Tại Thế vận hội năm nay, VĐV 26 này là VĐV khuyết tật đầu tiên tranh tài nhưng anh không phải là VĐV khiếm khuyết đầu tiên dự Olympic, vinh dự này thuộc về Natalie duToit, nữ VĐV bơi lội đồng hương.
|
Năm 2009, VĐV 21 tuổi người Nam Phi, Caster Semenya, nổi tiếng khắp thế giới không chỉ bởi vì vô địch cự li 800m nữ mà bởi nghi ngờ cô không hoàn toàn là phụ nữ. Liên đoàn Điền kinh quốc tế yêu cầu xét nghiệm xác định giới tính khiến Semenya, lúc đó mới 18 tuổi, cảm thấy hài hước vì cô chưa bao giờ nghi ngờ giới tính của mình. Semenya bị cấm thi đấu 11 tháng, trong suốt thời gian này, cô trải qua các cuộc xét nghiệm và cuối cùng VĐV trẻ tuổi chứng minh được mình 100% là nữ. Trong lễ khai mạc Thế vận hội London, Semenya là người cầm cờ dẫn đầu đoàn thể thao Nam Phi.
|
Behdad Salimi của Iran được coi là người đàn ông khỏe nhất thế giới sau khi đạt mức tạ 214 kg tại giải vô địch cử tạ thế giới tổ chức ở Paris, Pháp, năm 2011. Ít người biết được rằng, Salimi khởi đầu sự nghiệp thể thao là một VĐV thể dục. Sau khi một người bạn gợi ý nên chuyển sang cử tạ, lực sĩ 23 tuổi này mới tìm thấy sở trường thực sự. Trong số 54 VĐV của Iran dự Olympic London, Salimi là niềm hy vọng vàng lớn nhất của đất nước vùng Vịnh này.
|
Olympic London là lần thứ ba VĐV đua ngựa Hiroshi Hoketsu có mặt, hai lần trước đó là vào năm 2008 và 1964. Suốt 5 năm qua, VĐV 71 tuổi này chăm sóc và luyện tập với chú ngựa yêu quý Whisper cho Thế vận hội lần thứ 30. Ở độ tuổi 'thất thập cổ lai hy' nhưng ông Hoketsu không phải là VĐV cao tuổi nhất từng dự một kỳ Olympic, người giữ kỷ lục này là xạ thủ Oscar Swahn. VĐV bắn súng người Thụy Điển giành chiếc huy chương thứ 6 trong sự nghiệp tại Thế vận hội năm 1920 khi đã bước sang tuổi 72.
|
Tại các kỳ Olympic trước đó, Ả rập Saudi chưa bao giờ có VĐV nữ tham dự nhưng dưới sức ép của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), quốc gia châu Á này cử hai đại diện là nữ góp mặt tại Olympic London. VĐV thứ nhất là Wodjan Ali Seraj Abdulrahim Shahrkhani, người sẽ tranh tài ở môn judo cho dù chưa bao giờ thi đấu ở trong nước (Phụ nữ Ả rập Saudi không được tập môn này). Người còn lại, Sarah Attar, sẽ thi đấu điền kinh. Sarah Attlar sinh ra tại Mỹ và hiện đang là sinh viên Đại học Pepperdine, Mỹ. Cô gái sở hữu hai quốc tịch Mỹ và Ả rập Saudi sẽ tham gia ở cự ly 800m. Khi Attar được cử làm đại diện cho Ả rập Saudi dự Olympic, bố mẹ cô yêu cầu xóa bỏ toàn bộ ảnh con gái trên website của trường Pepperdine và cô cũng thay đổi cách ăn mặc, từ những bộ đồ thoải mái sang váy và khăn trùm đầu truyền thống của người đạo Hồi. VĐV trẻ này hy vọng, sự có mặt của cô ở Olympic sẽ mở đường cho các nữ VĐV ở Ả rập Saudi.
|
VĐV chạy nước rút Tahmina Kohistani là một trong hai VĐV điền kinh Afghanistan thi đấu ở Olympic dưới màu cờ Afghanistan. Cô cũng là đại diện nữ duy nhất của quốc gia vẫn chưa im tiếng súng và còn rất khó khăn này. Kohistani là nhà vô địch của Afghanistan ở nội dung 100m và 200m.
Nữ võ sĩ judo người Mỹ Kayla Harrison khiến nhiều người cảm phục khi
có quá khứ
cay đắng ở độ tuổi teen, Kayla bị chính HLV của mình quấy rối tình dục
suốt ba năm. Cuối cùng, Kayla cũng dũng cảm đứng lên tố cáo kẻ hại đời mình
nhưng ở cô buộc phải rời tới Boston sinh sống và bắt đầu lại từ đầu vì không
chịu được sự bàn tán của dư luận. Cô gái tóc vàng may mắn gặp được một HLV
nhiệt tình, tốt bụng, người giúp cô quên đi tháng ngày cay đắng tủi nhục, khơi
lại khát khao chiến thắng với môn judo. Năm năm sau, Harrison tốt nghiệp đại
học rồi đính hôn với một anh lính cứu hỏa và giành chức vô địch thế giới.
Người đẹp
giàu nghị lực này là niềm hy vọng vàng của đoàn Mỹ ở môn judo hạng78kg tại London
năm nay.
|
Inga kommentarer:
Skicka en kommentar