1̀5 Trang Liên Quan Blogspot

söndag 5 februari 2012

Ý NGHĨA CỦA CHỮ "TÂM"

Chữ “tâm” là nét chủ đạo của đạo học Phương Đông. Ý nghĩa của nó hết sức phong phú, liên quan đến việc tu thân, dưỡng tính, xử thế, tiếp vật. Người đời thường treo các chữ “đức”, “phúc”, “nhẫn” v.v… nhưng xem ra chữ “tâm” đã có thể bao hàm được tất cả. Tôi treo chữ “tâm” là để tự mình cảnh giới đừng phạm nhiều sai lầm trong cuộc đời. “Tất nhiên là tôi cũng có sai phạm, nhưng mình nên cố giữ những sai phạm đó càng ít, càng nhỏ thì càng tốt…, coi đó như một ngọn lửa thiêng soi sáng cho mình trong những hoàn cảnh khó xử, chứ quả thực không dám nhận mình là đã xứng đáng với chữ “tâm” như người xưa dạy…
Làm việc gì cũng phải có "tâm". Khi có "tâm" rồi, lại phải biết giữ "tâm" không để vọng động, ảnh hưởng tới sự sáng suốt của lý trí. Vì vậy chữ "nhẫn" ở trên chử "tâm", là giữ không cho "tâm" vọng động.
Nó không hề mang ý nghĩa "nhịn nhục" mù quáng như nhiều người hiểu nhầm. Sự "kiên trì" đòi hỏi phải có lý trí, chứ nếu không cái "tâm" khiến ta sốt ruột, nóng vội...

Chữ “Tâm” cũng là “Lòng” trong con người tuy không nhìn thấy; nhưng nó rất quan trọng, vì nó nói lên tư cách của một người. Một tác giả đã suy tư như sau đây, để bạn và tôi cùng nghiệm xét:

1- Tâm mà lệch lạc, thì cuộc sống nghiêng ngả đảo điên.
2- Tâm mà gian dối, thì cuộc sống bất an.
3- Tâm mà ghen ghét thì cuộc sống hận thù..
4- Tâm mà đố kỵ, thì cuộc sống mất vui.
5- Tâm mà tham lam, thì cuộc sống dối trá.

Tôi để Tâm hay Lòng ra trên ngũ quan và tứ chi để yêu thương:

1- Đặt Tâm trên mắt để nhìn thấy nỗi khổ của tha nhân.
2- Đặt Tâm trên miệng để nói lên lời an ủi với người bất hạnh.
3- Đặt Tâm trên tai để nghe lời than trách, góp ý của người khác.
4- Đặt Tâm trên vai để biết gánh vác và và chia sẻ với anh em.
5- Đặt Tâm trên tay để làm việc, cộng tác, giúp đỡ người khác.
6- Đặt Tâm trên chân để mau mắn chạy đến người cùng khổ.

Thân xác không có Tim thì thân xác Chết, làm mgười không có Tâm, thì  cuộc sống chỉ có hận thù và là mối nguy hiểm cho mọi người.
* Một phút suy tư:
Con người trong sạch do Tâm, mà dơ bẩn cũng do Tâm.
Tâm nâng đỡ con người lên, cũng chính tâm hạ thấp con người xuống.
 Như vậy, bạn và tôi cần:
 - Giữ Tâm lắng trong, yên lặng, an tĩnh, không ô nhiễm, tham lam.
 - Giữ Tâm không sân hận, si mê, tham dục, không ý nghĩ đê hèn.
- Tâm không ganh tỵ, trong sạch, như mặt gương được chùi bóng.

   Khi thực hành những điều trên, giúp Tâm được thay đổi:
- Bình tĩnh, an vui trước mọi cơn thịnh nộ, xấu xa của kẻ khác.
- Lấy cái tốt đáp lại cái xấu, lấy từ bi, độ lương đối lại hung ác.
- Lấy lòng nhân ái và hoan hỉ đáp lại sự hung bạo và đê hèn .


Trong truyện Kiều, Nguyễn Du có câu:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"
            
“Tâm“ (cũng được hình tượng hóa bằng một câu trong : nửa vành trăng khuyết, ba sao giữa trời) là trái tim, lòng dạ, lương tâm con người. Có lương tâm thì mới biết điều nhân nghĩa, phải trái, việc nên làm, việc không nên làm… Trong thiên “Vệ linh công“ của sách Luận ngữ có đoạn thuật lại cuộc đối thoại giữa Khổng Tử và học trò là Tử Cống. Tử Cống hỏi: “Có một chữ nào suốt đời làm theo được không?”, Khổng Tử đáp: “Có lẽ là chữ  “thứ“ chăng? Cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”. Câu trả lời này đã nêu bật được chữ “tâm“ của người quân tử. Ở một đoạn khác, các học trò của Khổng Tử đã viết về người thầy của mình: “Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã”, được nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê dịch như sau: “Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: “vô ý” là xét việc gì thì không đem ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; “vô tất” tức không quyết rằng điều đó tẩt đúng, việc đó tất làm được; “vô cố” tức không cố chấp; “vô ngã” tức quên mình đi, không để cho cái “ta” làm mờ ám (hoặc không ích kỷ) mà phải chí công vô tư”. Đây chính là bốn điều kiện để giữ trọn được cái “ tâm “ trong sáng vậy.


Inga kommentarer:

Skicka en kommentar