1̀5 Trang Liên Quan Blogspot

tisdag 7 februari 2012

CÔNG - DUNG - NGÔN - HẠNH



Theo quan niệm của Khổng Tử, tứ đức của phụ nữ là: Công – Dung – Ngôn – Hạnh. Tuy đã qua hơn 2.000 năm, nhưng quan điểm này của Khổng Tử vẫn còn nguyên giá trị, hơn thế càng đặc biệt quan trọng trong thời đại ngày nay.
Đây vừa là cái đích hướng đến, vừa là thước đo, tiêu chí để khẳng định giá trị của người phụ nữ.


Ngày nay, phụ nữ Việt Nam chúng ta không chỉ là người của gia đình mà còn là người của xã hội. Họ tham gia trong lĩnh vực chính trị, văn hóa và khoa học…. Không chỉ trong nước mà còn cả với nước ngoài. Khoảng cách, vai trò giữa nam giới và phụ nữ rút ngắn dần và nội dung của chuẩn mực: công, dung, ngôn, hạnh trong xã hội hiện đại có sự thay đổi. Xong, sự thay đổi đó dựa trên sự kế thừa và phát triển thêm những giá trị để phù hợp với thời đại mới. Với người phụ nữ Việt Nam chúng ta, những phẩm chất tốt đẹp xưa vẫn cần được lưu giữ và phát huy.


Theo quan niệm truyền thống, 
Trong lễ giáo xưa, khi nói tới người phụ nữ, xã hội thường lấy tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử); tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh) làm chuẩn mực để đối chiếu, đánh giá phẩm chất của họ.
Công: là công việc, có nghĩa là biết làm việc, bao hàm cả tài hoa, khéo léo, trí tuệ, có tư duy, rèn luyện thành thục.
Dung: là diện mạo, dáng dấp thể hiện ra bên ngoài qua gương mặt, thân hình. Là cái nết thể hiện qua cách ứng xử, nói cười, làm ăn.
Ngôn: vừa mang nghĩa “thuyết” tức là ý tưởng, trí tuệ, vừa mang nghĩa “thoại” tức là lời ăn tiếng nói.
Hạnh: là phẩm giá, đức hạnh.
Công – dung – ngôn - hạnh là tứ đức: là chuẩn mực đánh giá người phụ nữ. Nhưng để đạt được chuẩn mực này cũng chỉ có những người phụ nữ trong các gia đình tầng lớp trên, quyền quý hoặc gia đình nho học được rèn dũa kỹ lượng ngay từ tấm bé….
<<<<<>>>>>
Công - trước kia, người phụ nữ đạt chuẩn mực “công” là phải biết quán xuyến việc chi tiêu gia đình, lo tề gia nội trợ, thêu thùa may vá…… biết nhập gia tùy tục. Có trách nhiệm trong việc nối dõi tông đường.
Dung – là vẻ đẹp của sự hài hòa giữa hình thức và tâm hồn. Với người xưa phụ nữ đạt được tiêu chuẩn “dung”: phải liễu yếu đào tơ, đi nhẹ như lướt, e lệ, khép nép, không được mặt ủ mày chau, không được cau có bẳn gắt. Dung mạo phải tươi tắn, sáng sủa, kể cả lúc bị chồng quát mắng…..
Ngôn – là lời nói dịu dàng có duyên: đàn bà con gái thì lời ăn tiếng nói phải ngọt ngào, dịu hiền, khi nói phải biết thưa gửi, phải biết lúc nào được nói, lúc nào thì không, phải biết những điều nên nói hay không nên nói.
Hạnh - người phụ nữ đức hạnh: xưa kia phải chịu thương, chịu khó gánh vác việc nhà chồng, thủy chung vô điều kiện và vĩnh viễn với chồng cho dù chồng không còn nữa (theo đạo tam tòng).
Trải qua quá trình phát triển của xã hội, có những giá trị, chuẩn mực không còn phù hợp với xã hội hiện đại. Tuy nhiên, sự phát triển luôn gắn liền với tính kế thừa. Trong thực tế, bất cứ xã hội văn minh nào cũng cần có nề nếp, kỷ cương và những chuẩn mực đạo đức lành mạnh, phù hợp với xã hội đó. Con người trong xã hội hiện đại ngày nay cũng phải biết rèn luyện để có lối sống theo chuẩn đạo đức, kế thừa truyền thống tốt đẹp bao đời của dân tộc Việt Nam.

Công - đối với người phụ nữ ngày nay: do vừa làm công tác xã hội, vừa lo việc gia đình, nên phụ nữ không chỉ khéo quán xuyến việc nhà, mà còn phải biết sắp xếp công việc sao cho hợp lý. Làm việc gì cũng cần sự cẩn thận, chu đáo. Phải có đầu óc tổ chức cả trong công việc gia đình. Phải biết nuôi con khỏe, dạy con ngoan. “Đảm việc nhà, giỏi việc nước”. Ngoài ra, công ngày nay còn có nghĩa: phải có nghề nghiệp ổn định và làm tốt nghề đó. Làm tốt công việc của mình sẽ giúp người phụ nữ tự tin, khẳng định được khả năng của mình, đóng góp được tài năng, trí tuệ cho xã hội và đóng góp kinh tế cho gia đình.
Dung - của người phụ nữ thời nay: không còn là nét đẹp “yểu điểu thục nữ, liễu yếu đào tơ” mà là khỏe và đẹp. Khỏe để lao động tốt, để giữ gìn hạnh phúc gia đình và để sinh ra những đứa con thông minh khỏe mạnh. “Dung” – nét đẹp nữ tính, gọn gàng, tinh tế trong cách ăn mặc, trang điểm, là vẻ mặt tươi tắn, phong thái, cởi mở, hòa nhã, thân mật, chân thành và biết khiêm nhường. Ăn mặc thời trang nhưng cũng phải phù hợp với môi sống, môi trường làm việc.
Ngôn - lời nói có duyên bao giờ cũng gây được thiện cảm với người nghe. Lời nói dịu dàng, giọng nói nhẹ nhàng êm ái có sức thuyết phục rất lớn khi dạy bảo con cái, khi khuyên nhủ chồng và cả khi dàn xếp công việc xã hội, thương lượng trong kinh doanh. Ngày nay, chữ “ngôn” còn đòi hỏi người phụ nữ không chỉ nói năng lịch thiệp, mà rất cần sự thẳn thắng, mạnh dạn, dám đấu tranh chống lại sự bất công, bất bình đẳng trong quan hệ gia đình và ngoài xã hội. Lời nói, ngôn ngữ của người phụ nữ càng giàu nữ tính, càng mềm mại,dịu dàng, càng tinh tế và chọn lọc thì sức thuyết phục càng lớn. Bên cạnh đó, người phụ nữ thời nay để thành đạt cả trong cuộc sống lẫn trong sự nghiệp cần phải có khả năng ứng xử duyên dáng, thông minh, có tầm hiểu biết sâu sắc và tâm hồn trong sáng.
Hạnh - người phụ nữ ngày nay: tuy không xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử, nhưng đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam muôn đời vẫn là yêu chồng, thương con, giàu đức hy sinh, son sắt thủy chung trong hôn nhân, tình yêu chân thành như nhất, không bị cám dỗ vào cuộc sống đua đòi. Người phụ nữ sống cần kiệm, biết hy sinh và có lòng vị tha, độ lượng, phải có ước mơ, có lương tâm và hoài bão trong nghề nghiệp và biết nổ lực để biến ước mơ, hoài bão ấy trở thành hiện thực. Không những thế, họ còn phải có lòng nhân ái, chia ngọt sẻ bùi với mọi khổ đau, bất hạnh, phải có tinh thần trách nhiệm đối với cộng động, gia đình và với cả bản thân.
Công – dung – ngôn - hạnh của phụ nữ thời nay: đã có nhiều điều khác với thời xưa. Nhưng những chuẩn mực cơ bản về đức và tài năng của “phái đẹp” mà cha ông ta đòi hỏi thì thời đại nào cũng đúng cả!

Tìm hiểu trên các Website



Inga kommentarer:

Skicka en kommentar