1̀5 Trang Liên Quan Blogspot

lördag 25 mars 2017

Hoa Quỳnh Việt Nam Trong Ngục Tối- Video nhạc do UL thực hiện



Ca sĩ Bích Vân hát: Hoa Quỳnh Việt Nam Trong Ngục Tối, thơ: Nguyễn Thị Thanh Bình, nhạc: Vĩnh Điện - Hòa âm: Quốc Toản


Rồi thì thế giới nghe hoa Quỳnh Việt Nam nở vội
Đất nước gì kiểm soát cả loài hoa
Bắt hoa nở trong tù là ép tới hương hoa
Vắt cạn nước mắt tim mình rớt xuống vì hoa

Vì hoa biết nói nên mùa thu trở về cách mạng
Đến lá vàng cũng phải thiết thao bay
Chúng ta nở hoa đâu vì tưới máu trần gian
Số phận nước Việt ai làm tàn phai như hoa

Bứng gốc Quỳnh khi tôi còn mộng giữa ban ngày
Chúng ta còn mộng kêu gào một Việt Nam hay 
Lũ lụt cuốn phăng quan tài chết lần thứ hai 
Dân tộc này sao quá lắm nhân tai

Thức dậy mùa thu từ mùa héo hắt thương đau
Nắng mai đừng sợ nên Quỳnh khát vọng mai sau
Cuộc sống ngục tù từ đây khép lại biển tình
Sóng đã xa bờ những bản án hy sinh

Dân tộc tôi rồi biết sống ra sao
Con phố đâu còn sót lại môi cười chiêm bao
Bắt khóc bắt cười phải đúng quy trình long đong
Không cho hoa Quỳnh nở trọn trong đêm chờ mong.

Nguyễn Thị Thanh Bình

fredag 24 mars 2017

ĐÔI NÉT VỀ BLOGGER NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH- Sưu Tập để chia sẽ nhau trên các trang mạng khắp moị miền trong nước cũng như hải ngoại

14-10-2016
(Chân dung Nguyễn Ngọc Như Quỳnh qua nét vẽ của Nhạc sĩ Tuấn Khanh)
Chân dung Nguyễn Ngọc Như Quỳnh qua nét vẽ của Nhạc sĩ Tuấn Khanh


Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sinh ngày 18/7/1979 tại Nha Trang trong một gia đình Công Giáo gốc miền Bắc. Năm 1953, ông ngoại Quỳnh là Nguyễn Minh Sơn đưa cả gia đình di cư vào Nam. Có một chi tiết đặc biệt mà ít người biết đến, Quỳnh là hậu duệ của vị Thánh tử đạo Anrê Phú Yên. Thánh Anrê được xem là một trong những vị quan thầy của Giáo lý viên và giới trẻ Công giáo thế giới. Ông được phong Thánh ngày 5 tháng 3 năm 2000 bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Hiện gia phả dòng họ còn được lưu giữ tại nhà thờ Quy Nhơn.
Quỳnh có ông nội và ông ngoại là những sĩ quan cảnh sát dưới thời Việt Nam Cộng Hòa và cả hai ông đều bị bắt đi tù cải tạo sau 1975. Ông ngoại Nguyễn Minh Sơn là một cảnh sát điều tra, chịu trách nhiệm thẩm vấn những vụ án liên quan đến chính trị. Bố của Quỳnh – ông Nguyễn Ngọc Anh sinh năm 1956 và là một Thương phế binh VNCH. Giấy tờ còn ghi rõ “Binh nhì Nguyễn Ngọc Anh, số quân 76/409.342, tham gia hành quân chiến dịch Hòa Bình 23/BĐQ/2/74 và bị thương ở tọa độ ZA199.200Pleime Pleiku bởi đạn AK vào chân trái”. Sau khi Sài Gòn thất thủ, người lính biệt động Nguyễn Ngọc Anh cũng bị “lùa” đi tù cải tạo hơn một tháng.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh học chuyên ngành Anh ngữ tại Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM. Sau này cô làm việc trong một Công ty du lịch nước ngoài cho tới khi bị bắt.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một trong những Blogger nổi tiếng tại Việt Nam. Cô bắt đầu được công luận chú ý từ khoảng năm 2009 với bút danh Mẹ Nấm. Đây là thời điểm được cho là khó khăn lớn đối với các tiếng nói phản biện trong nước, nhất là sau khi một loạt những người bất đồng chính kiến bị bắt theo điều 88 vào cuối năm 2008.
Thời gian Quỳnh lăn lộn bên ngoài, tôi đang phải chống chọi với những năm tháng trong tù. Sau khi mãn án, tôi và Quỳnh cùng làm việc chung với nhau trong Mạng Lưới Blogger Việt Nam. Đây không phải lần đầu tiên Quỳnh “ăn cơm tù”, cô từng bị giam giữ chín ngày với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm hại lợi ích của nhà nước” hồi tháng 9/2009.
Nhìn khối công việc Quỳnh làm và những gì cô đã đóng góp cho cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam, tôi thực sự thán phục. Không biết cô lấy thời gian, sức lực ở đâu để vừa chăm cho con, vừa đi làm và vừa góp sức tranh đấu.
Sức khỏe Quỳnh không tốt, cô mắc bệnh máu loãng và mang trong người một khối u. Thi thoảng hai chị em đang trao đổi công việc, Quỳnh phải tạm ngừng để đi nằm hoặc đi uống thuốc. Hồi đầu năm, Quỳnh tâm sự với tôi “Em chỉ ngại một ngày nào đó, bệnh viện thông báo rằng khối u của em di căn, thì…”. Nói tới đó Quỳnh bỏ lửng, rồi lại thao thao bàn công việc như không có gì xảy ra. Trong khi đó, tôi không còn tâm trạng nào nói về công việc nữa. Những lúc như thế, Quỳnh lại chê tôi dở, hay để nỗi buồn lấn át.
Tôi hơn Quỳnh hai tuổi nhưng tôi thua xa Quỳnh về kinh nghiệm sống, hiểu biết xã hội và lòng can đảm. Tôi chỉ hơn Quỳnh về kinh nghiệm ở tù thôi, nhưng điều đó, tôi cầu mong sao Quỳnh sẽ chẳng bao giờ vượt qua tôi. Ngoài áp lực từ nhà cầm quyền, từ công việc, Quỳnh còn chịu nhiều sức ép từ những kẻ không thiện chí với cô. Đôi khi vì vô tình hoặc cố ý, người đời trao cho Quỳnh những cay đắng ngoài sức chịu đựng của một con người bình thường.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ít nói về bản thân, vì thế những gì tôi vừa chia sẻ có lẽ khiến bạn đọc ngạc nhiên. Những người yêu mến luôn bày tỏ sự mến phục và đồng cảm với một người mẹ đơn thân như Quỳnh. Nhưng cũng không ít người coi đó là cơ hội và đề tài để tấn công cô. Sự tự vệ của Quỳnh, đôi khi càng gây thêm những rắc rối khác. Không ít lần tôi đã chứng kiến những ẩn ức, tổn thương và nỗi cô đơn mà Quỳnh phải một mình gánh chịu. Nhưng ý chí và nghị lực của Quỳnh đã giúp Quỳnh không gục ngã.” Với tôi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thật sự là một phụ nữ đầy bản lĩnh. Cô cản đảm không chỉ khi đối mặt với những thử thách, mà còn dám đương đầu với mọi chỉ trích và luôn tỏ thái độ sòng phẳng trước mọi vấn đề.
Nhìn lại chặng đường bốn năm qua với những chiến dịch, phong trào mà Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã khởi xướng, không nhiều để tự hào nhưng đủ để khích lệ nhau trên chặng đường khó khăn phía trước: “Lời tuyên bố của các công dân tự do”, “Tuyên bố 258”, “Dã ngoại nhân quyền”, “Cà phê 258”, “Phong trào “Không bán nước”, “No- HD981”, “Chúng Tôi Muốn Biết”, “We Are One”. Gần đây nhất là phản đối Đường lưỡi bò và các hoạt động bảo vệ môi trường. Không quá lời khi nói rằng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một trong những bloggers để lại dấu ấn đậm nét nhất trong cuộc chiến chống lại tập đoàn Formosa. Ngay từ khi thảm họa môi trường xảy ra từ sáu tháng qua cho đến khi bị bắt, Quỳnh đã liên tục có những bài viết phân tích sâu sắc, góp phần gia tăng sức mạnh cho phe “lề dân” trong cuộc chiến truyền thông với “lề đảng”. Bên cạnh đó, không thể không kể đến các hoạt động đường phố mà cô và các bạn ở Nha Trang đã thực hiện.
Ngoài những việc làm cụ thể trên, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã làm nhiều công việc thầm lặng khác. Một trong những “mảng” cô sốt sắng nhất là đấu tranh cho các Tù nhân lương tâm và dành mối quan tâm đặc biệt cho các nạn nhân tử vong khi “làm việc” trong các trụ sở của cơ quan công quyền.
Nhưng sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến bà Tuyết Lan, mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Giống như mẹ tôi, bà Lan luôn là người ủng hộ tinh thần cho con gái mình trong mỗi bước đường tranh đấu. Tuổi sáu mươi của bà Lan, lẽ ra đã được nghỉ ngơi nhưng bà lại bắt đầu một chặng đường mới đầy chông gai, cơ cực. Không biết bà sẽ xoay xở ra sao để chăm cho hai đứa cháu nhỏ, một mẹ già chín mươi tuổi ốm đau bệnh tật. Và nhất là làm hậu phương cho cô con gái tù đày không biết bao giờ mới có ngày đoàn tụ. “Cô chỉ còn biết trông cậy vào Chúa thôi, cháu ạ”, lần nào nói chuyện với tôi, bà cũng nói câu ấy.
Bước chân vào nhà tù, Quỳnh để lại một khoảng trống không nhỏ trong lòng người mẹ già. Và một gánh nặng quá lớn cho chúng tôi, những anh chị em của Quỳnh.

FB Phạm Thanh Nghiên

måndag 20 mars 2017

Thế hệ thứ Hai: LS.Trần Kiều Ngọc và con đường đấu tranh vì nhân quyền

Teresa Trần Kiều Ngọc là một trong những nữ luật sư trẻ tuổi nhận được nhiều sự quý mến trong cộng đồng người Việt tại tiểu bang Nam Úc. Cô không chỉ được biết đến như một luật sư giỏi mà còn do các hoạt động xã hội vì nhân quyền, những cống hiến ý nghĩa và lý tưởng sống rõ ràng và mạnh mẽ của cô.
Luật sư Kiều Ngọc hiện đang sinh sống và hành nghề luật sư tại tiểu bang Nam Úc. Trước năm 1975, ba cô là Trưởng Toán Biệt Kích, bị đi tù cải tạo và vượt biên sang Úc. Khi Kiều Ngọc 7 tuổi, mẹ con cô sang Úc đoàn tụ cùng với ba.
Đối với một đứa trẻ như cô lúc đó thì buồn nhất là không còn được nghe và đọc tiếng Việt nữa. Vì vậy, ngày ngày sau khi tan trường, Kiều Ngọc đã lặn lội đến thư viện công cộng đề tìm sách tiếng Việt đọc cho đỡ nhớ tiếng Việt.
Vào đầu thập niên 90, sách vở Việt Nam lúc bấy giờ còn rất khan hiếm, không có sách thiếu nhi với những hình ảnh và màu sắc lộng lẫy như bây giờ. Những cuốn sách trong thư viện cô đọc được lúc đó là những nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn như Khái Hưng, Nhất Linh... hay những vần thơ của bà Huyện Thanh Quan. Tuy đọc không hiểu nhưng chỉ cần nhìn thấy những hàng chữ quen thuộc với các dấu đặc trưng của tiếng Việt là Kiều Ngọc cảm thấy hạnh phúc lắm rồi.
Nhờ tình yêu với tiếng Việt và những năm tháng rèn luyện như vậy, cho đến bây giờ, Kiều Ngọc nói, đọc và viết tiếng Việt rất trôi chảy.
“Hình ảnh của những thanh niên, cụ già vẫy tay chào đón, bàn tay ngón còn ngón mất với những ánh mắt còn chút hy vọng xót xa của những trẻ em sinh ra và lớn lên trong làng phong cùi nhảy lên reo mừng vì có người lạ đến thăm. Mọi sợ hãi về cái chết bỗng chốc đều tan biến trong Ngọc. Ngọc nhận ra tình yêu mạnh hơn là sự sợ hãi về cái chết. Tình yêu chiến thắng, vượt xa và bỏ mặc sợ hãi sau lưng."
Thời còn đi học, Kiều Ngọc là Hội trưởng của Hội Sinh viên Học sinh Việt Nam tại Đại học Adelaide. Sau khi tốt nghiệp, cô sinh hoạt trong Hội Chuyên gia Việt Nam Nam Úc một thời gian. Cô có mối quan tâm đặc biệt đến thế hệ đi sau, tiếp nối công cuộc đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam của cha anh đi trước. Vì vậy, cô đã kêu gọi một số các bạn trẻ cùng thành lập Phong trào Giới trẻ Vì Nhân quyền vào tháng 5 năm 2016. Hiện cô là người dẫn đầu của phong trào này.
Bên cạnh những sinh hoạt chính nêu trên, luật sư Kiều Ngọc cũng là thành viên của Hội Luật Sư Việt Nam Úc Châu. Cô đã từng soạn rất nhiều bài viết pháp lý trên các tờ báo Nam Úc Tuần Báo, Adelaide Tuần Báo và Việt Luận. Cô cũng thường xuyên đi thuyết trình các đề tài pháp lý liên quan đến bạo hành trong gia đình cho các cộng đồng sắc tộc và các hội phụ nữ.
Vào những năm cuối đại học, Kiều Ngọc đã quyết định quay trở lại Việt Nam vì “muốn biết hình ảnh của đất nước Việt Nam thật sự như thế nào”.
Cô về Việt Nam dạy học cho các trẻ em mồ côi cũng như hay đến những vùng xa xôi hẻo lánh cùng các cha và sơ giúp đỡ những người nghèo khó, những người bị phong cùi.
Đây là khoảng thời gian mà Kiều Ngọc cho rằng đã giúp cô "trưởng thành trong tư tưởng" nhiều nhất.
"Buổi tối trước ngày khởi hành vào rừng thăm làng phong cùi, Ngọc đã thức suốt đêm, mắt trắng dã vì mường tượng đến cái chết thảm thương của mình sau khi bị lây bệnh cùi. Nỗi sợ hãi đó bao trùm lấy con suốt đêm và luôn cả buổi sáng, suốt chặng đường dài mấy tiếng đồng hồ cho đến khi Ngọc đứng trước mặt những người cùi.
“Hình ảnh của những thanh niên, cụ già vẫy tay chào đón, bàn tay ngón còn ngón mất với những ánh mắt còn chút hy vọng xót xa của những trẻ em sinh ra và lớn lên trong làng phong cùi nhảy lên reo mừng vì có người lạ đến thăm. Mọi sợ hãi về cái chết bỗng chốc đều tan biến trong Ngọc. Ngọc nhận ra tình yêu mạnh hơn là sự sợ hãi về cái chết. Tình yêu chiến thắng, vượt xa và bỏ mặc sợ hãi sau lưng,” Ngọc chia sẻ.

lördag 18 mars 2017

Hùng Ca Lên Đường- Chưa biết tác giả- Ca sĩ: Tâm Thư- Video by UL

Hiện nay chưa biết tác giả nhạc phẩm là ai và tìm chưa có lời của bài hát này cho Hùng Ca Lên Đường. Được ca sĩ Tâm Thư trình bày và UL xin phép làm video nhạc để cùng nhau chia sẻ trên các mạng hải ngoại cũng như trong nước Việt Nam. Thanks for watching !!!


fredag 17 mars 2017

Tuổi Trẻ Việt Nam ( Đừng Sợ Hãi ) Sáng tác: Anh Bằng (Hợp Ca) Video by UL



Tuổi trẻ mau tiến lên
hào hùng bước theo lời nguyện
Tuổi trẻ dâng hiến cho...

hạnh phúc toàn dân

Tuổi trẻ vươn cánh tay

dâng đời sống trên công bình

Bài trừ bao bất công hà hiếp dân mình.


Đừng Sợ Hãi! Hãy vươn lên
Tranh đấu cho quê hương Việt Nam
niềm tin bác ái!
Đừng Sợ Hãi!, Xiết tay nhau..
Mang trái tim yêu thương Việt Nam vào đời!


Tuổi trẻ như mủi tên
nhằm diệt xấu xa bạo quyền.
Tuổi trẻ như nắng mai
bừng sáng màn đêm
Tuổi trẻ như đuốc thiêng
cùng sưởi ấm tim người hiền
Tuổi trẻ như sóng xô
vùi lấp đê hèn.

torsdag 16 mars 2017

Nghĩ Về Quê Hương- Sáng tać: Lê Văn Tú– Ca sĩ: Diễm Liên Trình bày- Video by UL

Nhạc sĩ Lê Văn Tú đã viết bài nhạc này với gởi gấm tình yêu thương quê hương dân tộc Việt Nam cho mùa Tháng Tư Đen 2016.

Nhưng giờ đây lại sắp chuẩn bị tiến gần đến một mùa Quốc Hận 30-04. UL xin làm lên nhạc phẩm video để cùng chia sẻ đến quý thân hữu bạn bè , thế giới mạng gần xa để cùng nhau tiếp sức không bằng bạo lực thì cũng bằng trí tuệ để một lòng hướng về quê hương Việt Nam cuả chúng ta, đang còn quá nhiều nhiễu nhương đau đớn. 

Đấu tranh cho ngày hôm nay là những xây dựng tốt đẹp cho thế hệ tương lai sống còn của dân tộc Việt Nam !!!


lördag 11 mars 2017

MẸ ƠI CON SẺ VỀ - Sáng tác: Việt Khang - Trình bày Long Quân- Video by UL

Một tác phẩm do ns Việt Khang đã sáng tác khi còn trong nhà tù CSVN (2012-2015)  Hiện nay anh đã được trở về bên gia đình nhưng vẫn còn trong sự theo dõi kìm hãm của đảng CSVN.


Tặng mẹ với tất cả lòng mang ơn
<<<<<<<>>>>>>>


Ngày nao khi con còn thơ bé

Mẹ thường hát ru con trong những buổi trưa hè

Lời ru ôi chan chứa tình quê nhưng con hỏi mẹ ơi sao nghe buồn não nề

Mẹ cười đôi mắt buồn xa xôi: thôi mai đây con lớn mẹ kể chuyện quê hương.
Lời ru theo con cùng năm tháng
Từng ngày lớn khôn hơn Mẹ kể chuyện quê mình
Mẹ ơi ôi thương quá Việt Nam bao nhiêu nỗi nghiệt oan qua bao thời chưa tàn
Mẹ mừng đôi mắt mẹ rưng rưng: con thân trai chí lớn trên  vai nặng giang sơn
ĐK: Ôi lời mẹ ngày nào giờ con nghẹn ngào ngồi trong bốn bức tường cao
Con chỉ vì yêu nước kêu gọi xuống đường chống giặc tàu vào cướp quê hương
Mang dòng máu Lạc Hồng làm sao đành lòng nhìn quê hương trước diệt vong
Nay trong vòng lao lý thân này xá gì dù nhiều khi lệ ướt mi.
Mẹ ơi nơi quê nhà xa đó
Mẹ đừng quá lo âu trong những chiều mưa sầu
Ngày mai khi non nước Việt Nam mây u ám rồi tan thênh thang đường con về
Là ngày lịch sử được sang trang cho quê mình Việt Nam sáng tươi huy hoàng.
Ôi lời mẹ ngày nào giờ con nghẹn ngào ngồi trong bốn bức tường cao
Con kêu gọi yêu nước chống kẻ nhu nhược để giặc tàu vào cướp quê hương
Mang dòng máu Lạc Hồng làm sao đành lòng nhìn quê hương trước diệt vong
Nay trong vòng lao lý thân này xá gì dù nhiều khi lệ ướt mi.

torsdag 9 mars 2017

Hãy Gấp Trang Báo, Và Tắt TV- Sáng tác và trình bày: Tuấn Khanh - Video by UL


Một sáng tác mới của nhạc sĩ Tuấn Khanh từ trong nước với tựa đề “Hãy Gấp Trang Báo, Và Tắt Tivi” đã và đang được lan truyền trên mạng như con gió lớn lan tràn qua khắp ngõ đường Việt Nam. Cho đến các vùng đất hải ngoại, tây âu... Tác giả kêu gọi mọi người thức tỉnh, thôi trốn tránh vào những trang báo và chương trình truyền hình mộng mị để đối diện với thực tế tang thương của đất nước; để thấy thật rõ đằng sau những hình ảnh tươi đẹp và mỹ miều mà ban tuyên giáo CSVN định hướng cho các đài báo và Tivi là một Việt Nam trên đà trượt dốc xuống vực thẳm của vong thân.

***************************
Tôi đã thấy đất nước mình được gọi tên là thiên đường 
Và tôi cũng thấy những bóng tối phủ vây trên từng phố phường 
Và tôi thấy từng mẹ già được quay hình để gắn huân chương 
Và tôi cũng thấy bao người già sống lây lất trên đường 
Việt Nam (x 2) là Việt Nam 

Tôi đã thấy đất nước này được gọi tên là thiên đường 
Và tôi cũng thấy đất quê mình bị xâu xé từ bốn phương 
Tôi đã thấy dân tộc mình có tên gọi tự do 
Và tôi cũng thấy đời ngư dân ra khơi trong phiền lo 
Việt Nam (x 2) là Việt Nam 

Hãy gấp trang báo 
Hãy tắt Tivi 
Để thấy quanh ta chỉ là những trò hề 
Mở mắt đi nhé 
Hãy lắng tai nghe 
Quê hương Việt Nam nghe sao bỗng muộn màng 
Việt Nam nhìn nhau 
Việt Nam nhìn mai sau 

Hãy gấp trang báo 
Hãy tắt Tivi 
Để thấy quanh ta chỉ là những mộng mị 
Mở mắt đi nhé 
Hãy lắng tai nghe 
Quê hương Việt Nam ôi sao bỗng muộn màng 
Việt Nam nhìn nhau 
Việt Nam nhìn mai sau 

Tôi đã thấy đất nước mình được gọi tên là thiên đường 
Và tôi cũng thấy người yêu nước tôi đang khóc trước bạo cường 
Và tôi thấy kẻ thù nào đang muốn bóp chết quê hương 
Và tôi cũng thấy con tin mình như thúc giục lên đường 
Việt Nam (x 2) là Việt Nam 

måndag 6 mars 2017

Một Lần Đi- Sáng tác: Nguyệt Ánh- Ca sĩ: Anh Trinh- Video by UL




Sài Gòn ơi, ta có ngờ đâu rằng 

Một lần đi là một lần vĩnh biệt 

Một lần đi là mòn lối quay về 

Một lần đi là mãi mãi thương đau 
Người tình ơi, ta có ngờ đâu rằng 
Một lần đi là nghìn trùng cách biệt 
Một lần đi là muôn kiếp u sầu 
Một lần đi là vĩnh viễn xa nhau 
Giọt nước mắt cho anh 
Giọt nước mắt cho em 
Giọt nước mắt cho bạn bè 
Lệ khóc cho mẹ già 
Lệ khóc cho ngườ tình ở lại quê hương 
Lần cuối xé tay nhau 
Lần cuối khóc bên nhau 
Lời cuối sao nghẹn ngào 
Còn đó bao đoạn đường 
Còn đó bao đoạn tình bỏ lại sau lưng 
Sài Gòn ơi, ta có ngờ đâu rằng 
Mẹ hiền xưa, giờ về cùng đất lạnh 
Bạn bè xưa, giờ phương Bắc lưu đày 
Người tình xưa, giờ đang sống điêu linh 
Sài Gòn ơi, ta có ngờ đâu rằng 
Một ngày qua là một ngày ly biệt 
Một ngày qua là ta mất nhau rồi 
Một ngày qua là muôn kiếp chia phôi... 




söndag 5 mars 2017

Lưu Đày -Tác Giả: Lê Minh Đảo - Ca sĩ : Lê Tâm- Video by UL




Tác giả bài hát này là thiếu tướng Lê Minh Đảo, tư lệnh sư đoàn 18 bộ binh quân lực VNCH


Triền miên giông bão biển đông thét gào 
Cuốn đi cánh hoa đào dạt trôi nơi nao 
Trùng dương như khóc như than cho đàn con 
Biển sâu mộ chôn, con ơi ôi đọan trường 
Trời đêm sao rơi nước mắt ôi long lanh 
Khổ đau không vơi tóc đả phai màu xanh 
Xa nhau mãi từ đây chia ly mãi tư đây 
Yêu thương và nhung nhớ dâng tràn đầy 
Sương bao phủ đầy trên quê hương khổ aỉ 
Yên vui giờ đổi lấy lầm than kiếp đọa đầy 
Mịt mờ hôm nay nào ai biết tương lai 

Còn sống tôi còn khóc tôi còn thương quê hương tôi 
Còn sống anh còn nhớ anh còn thương em ơi 
Còn sống ba còn nhớ ba còn thương con ơi