torsdag 30 juni 2016

Mời đọc bài thơ của ông Thái bá Tân- Dòng thời gian tàn ác của đảng CSVN

  Nhân sự việc ký giả Nguyễn đắc Kiên bị đuổi việc vì phê phán tổng bí thư đảng  Nguyễn phú Trọng. 

Tôi không biết ông Thiệu,
Yêu mến lại càng không,
Nhưng buộc phải thừa nhận
Một thực tế đau lòng,

Rằng ông ấy nói đúng,
Thời còn ở Miền Nam:
“Đừng nghe cộng sản nói.
Hãy xem cộng sản làm!”

Tôi sống ở Miền Bắc
Sáu mươi lăm năm nay,
Và buộc phải thừa nhận
Một thực tế thế này:

Rằng ta, đảng, chính phủ,
Thường hay nói một đàng
Mà lại làm một nẻo.
Nhiều khi không đàng hoàng.

Đảng, chính phủ luôn nói,
Mà nói hay, nói nhiều,
Rằng sẵn sàng chấp nhận
Những ý kiến trái chiều.

Vậy mà một nhà báo,
Nói ý kiến của mình,
Nói đàng hoàng, chững chạc,
Có lý và có tình,

Liền bị buộc thôi việc.
Ai cũng hiểu vì sao.
Không khéo lại tù tội.
Như thế là thế nào?

Như thế là các vị
Mặc nhiên thừa nhận mình
Không làm như đã nói,
Gây bức xúc dân tình.

Là một người yêu nước
Là công dân Việt Nam,
Tôi mong đảng đã nói,
Là nhất thiết phải làm.

Vì đó là danh dự,
Niềm tin và tương lai.
Hãy chứng minh ông Thiệu
Nói như thế là sai.

PS
Tôi không biết ông Trọng,
Yêu mến lại càng không,
Nhưng là chỗ người lớn,
Tôi thành thật khuyên ông

Rút cái giấy sa thải
Một nhà báo công minh.
Phần ông, nếu phục thiện,
Cũng nên xem lại mình.

Tôi nhận hưu nhà nước
Cũng đã mấy năm nay.
Hy vọng còn được nhận
Sau bài thơ ngắn này.

409

Đảng lãnh đạo sáng suốt,
Lịch sử thì vẻ vang,
Dân anh hùng, vĩ đại,
Biển bạc và rừng vàng.

Thế mà ta, thật tội,
Chẳng dám mơ cao xa
Thành bác Mỹ, bác Nhật
Bác EU, bác Nga.

Cái dân ta mơ ước,
Ngẫm mà thấy đau lòng,
Mơ được như Miến Điện,
Mà rồi cũng chẳng xong.

Tội mấy bác lãnh đạo,
Nói gì cũng toàn sai,
Bị dân tình la ó,
Nhiều lúc đến khôi hài.

Là vì danh không chính,
Ngôn không thuận được đâu.
Cố mấy cũng không đúng,
Khi đã sai từ đầu

fredag 24 juni 2016

ANH YÊU VIỆT NAM HƠN TẤT CẢ!- Lời Thơ: Thiên Kim- Nhạc và Trình Bày: Nguyễn Hữu Tân- Video by UL



TRẦN HUỲNH DUY THỨC...
Tôi viết tên anh, như những anh hùng
Của mảnh quê hương đang quá suy vong
Anh đã nói lên những lời bất khuất
Mong đưa Việt Nam thoát cảnh khốn cùng
Lời anh chất chứa tình yêu non sông 
Thương đồng bào chịu bạo lực, bất công 
Kêu đòi Tự do, Công bình, Dân chủ
Buộc đảng trả quyền tự quyết dân mong
Nguyện vọng tốt, đáp bằng cùm gông nặng


Họ bắt anh, vì yêu nước thương dân 
Bao năm nghiệt oan, nằm trong ngục lạnh
Anh vẫn kiên cường ngẩng mặt, đấu tranh
Tự thâm tâm, anh rành mạch đáp lời:
"Con yêu gia đình, yêu lắm cha ơi!
Trên hết, con yêu nước Việt Nam thôi
Xin cha hiểu con, lòng dạ tơi bời!"
Từ anh, ngời sáng như viên ngọc báu


Người con yêu của Tổ quốc nhiệm mầu
Anh và bao người yêu nước cùng nhau
Đứng hiên ngang tiếc chi xương máu!


"Anh phải sống", cho mai ngày sẽ đến
Ước nguyện toàn dân, nguyện ước vững bền
Cả nước cùng anh đốt bùng lửa chiến
Từng bước chân đi dẫm nát bạo quyền
Chúng ta bên nhau xông pha một hướng
Quyết cùng đấu tranh gìn giữ quê hương
Nước Việt Nam sẽ hồi sinh, vui hưởng 
Nắng đẹp lại về, sưởi ấm muôn phương...

Thiên Kim

måndag 20 juni 2016

ÁO DÀI XƯA VÀ NAY ... Suư Tập Đó Đây

1- Áo dài!
ao-giao-lanh_non-quai-thao
Khởi nguồn từ chiếc áo giao lãnh bốn vạt ở thế kỷ 17, áo dài Việt Nam đã trải qua nhiều biến đổi để phục vụ cho nhu cầu và vai trò của người phụ nữ ở mỗi thời điểm trước khi dần định hình vào những năm 1960.
Hiếm có trang phục nào vừa kín đáo, chuẩn mực, lại vừa tôn lên dáng vẻ thướt tha, mềm mại của người phụ nữ Việt Nam như chiếc áo dài truyền thống. Từng là trang phục hàng ngày của phụ nữ Việt Nam trước những năm 1970, chiếc áo dài hiện đại với khả năng biến hóa linh hoạt, từ kiểu dáng, chất liệu đến họa tiết, vẫn là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thiết kế và tín đồ thời trang ở mọi lứa tuổi.
Hãy cùng Elle nhìn lại các giai đoạn phát triển chính của áo dài. Biết đâu bạn sẽ tìm được nguồn cảm hứng cho một chiếc áo dài phong cách hoài cổ thật độc đáo để đón xuân?
Áo giao lãnh (thế kỷ 17)
Kiểu dáng sơ khai của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh bốn vạt, tiền thân của áo tứ thân. Áo giao lãnh khoác ngoài yếm lót, mặc cùng váy đen và thắt lưng màu tương tự như áo tứ thân, chỉ khác là hai vạt trước buông thả chứ không buộc trước bụng.
ao-giao-lanh

Phụ nữ Việt Nam trong trang phục áo giao lãnh
Áo tứ thân – áo ngũ thân (thế kỷ 18 – đầu thế kỷ 20)
Để tiện hơn cho việc đồng án, buôn bán vất vả, người xưa đã chế ra kiểu áo tứ thân gọn ghẽ với hai vạt trước rời nhau, có thể buộc lại, và hai vạt sau may liền thành một tà áo. Người xưa phải ghép hai vạt áo sau để tạo tà vì thời đó khổ vải chỉ rộng chừng 35 – 40cm. Là trang phục của tầng lớp bình dân, áo tứ thân thường được may từ vải tối màu để tiện cho công việc.
Phụ nữ thành thị ít phải lao động thường mặc áo ngũ thân để phân biệt mình với tầng lớp lao động nghèo. Áo ngũ thân có bốn vạt như áo tứ thân, được may liền nhau thành hai tà trước và sau như áo dài. Vạt con thứ năm được may dưới tà trước như một mảnh áo lót kín đáo. Áo có cổ và phom rộng, được mặc rộng rãi đến đầu thế kỷ 20.
 Ảnh cho thấy sự phân biệt tầng lớp trong một gia đình, chủ mặc áo ngũ thân, người hầu mặc áo tứ thân (1884-1885)

Ảnh cho thấy sự phân biệt tầng lớp trong một gia đình, chủ mặc áo ngũ thân, người hầu mặc áo tứ thân (1884-1885)
Áo dài lemur (1939 – 1943)
Bước đột phá táo bạo, góp phần hình thành kiểu dáng của áo dài ngày nay chính là kiểu áo dài “Le Mur” do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939. Khác với phom dáng rộng truyền thống, áo dài Le Mur ôm sát đường cong cơ thể với nhiều chi tiết Âu hóa như tay phồng, cổ khoét hình trái tim, đinh nơ… Chiếc áo “lai căng” này bị dư luận thời đó lên án mạnh mẽ, cho là không đứng đắn nên chỉ có giới nghệ sĩ phong cách tân thời mới dám mặc. Đến năm 1943 thì kiểu áo này dần bị lãng quên.
Áo dài Le Mur bị lên án là “lai căng” với tay phồng, cổ đính nơ (1938)
Áo dài Le Mur bị lên án là “lai căng” với tay phồng, cổ đính nơ (1938)

2-Áo dài với tay raglan (1960)
Cách may thời đó có một nhược điểm lớn là các nếp nhăn rất dễ xuất hiện ở hai bên nách. Những năm 1960, nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn đã đưa cách ráp tay raglan vào áo dài. Với cách ráp này, tay áo được nối từ cổ xéo xuống nách. Tà trước nối với tà sau qua hàng nút bấm từ cổ xuống nách và dọc theo một bên hông. Kiểu ráp này vừa giảm thiểu nếp nhăn ở nách, cho phép tà áo ôm khít theo đường cong người mặc, vừa giúp người phụ nữ cử động tay thoải mái, linh hoạt. Từ đây, chiếc áo dài Việt Nam đã được định hình.
Bản vẽ áo dài với tay raglan 
Bản vẽ áo dài với tay raglan
3-Áo dài Bà Nhu (đầu những năm 1960)
Đầu những năm 1960, bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Ngô Đình Nhu, đã thiết kế ra kiểu áo dài hở cổ, bỏ đi phần cổ áo, hay còn gọi là cổ thuyền, cổ khoét. Chiếc áo dài nổi tiếng với tên gọi áo dài Bà Nhu đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ vì đi ngược với truyền thống và thuần phong mỹ tục của xã hội thời đó. Ngày nay, áo dài cổ thuyền rất được ưa chuộng vì sự thoải mái, phù hợp với khí hậu nhiệt đới của nó.
Bà Trần Lệ Xuân, người khởi xướng phong trào mặc áo dài cổ thuyền
Bà Trần Lệ Xuân, người khởi xướng phong trào mặc áo dài cổ thuyền

4-Áo dài chít eo – áo dài mini (1960 – 1970)
Những năm 1960, áo dài chít eo thách thức quan điểm truyền thống trở thành kiểu dáng thời thượng. Lúc này, chiếc áo nịt ngực tiện lợi đã được sử dụng rộng rãi. Phụ nữ thành thị với tư duy cởi mở muốn tôn lên những đường cong cơ thể qua kiểu áo dài chít eo rất chặt để tôn ngực.
Gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở nên thịnh hành trong giới nữ sinh vì sự thoải mái, tiện lợi của nó. Tà áo hẹp và ngắn đến gần đầu gối, áo rộng và không chít eo nhưng vẫn may theo đường cong cơ thể.
ao-dai-1950-1965
 ao-dai-1950-1965-5
Áo dài chít eo, tôn ngực thịnh hành vào những năm 1960

5-Áo dài hiện đại (1970 – nay)
Sau những năm 1970, đời sống đổi mới đã khiến chiếc áo dài dần vắng bóng trên đường phố. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, chiếc áo dài đã trở lại với nhiều kiểu dáng, chất liệu khác nhau qua các bộ sưu tập đầy sáng tạo và phá cách của các nhà thiết kế Võ Việt Chung, Sĩ Hoàng, Thuận Việt… Không chỉ dừng lại ở kiểu dáng truyền thống, chiếc áo dài đã được cải biên thành áo cưới, áo tà ngắn để mặc với quần jeans…
Cùng điểm qua những lần áo dài xuất hiện cùng các sao trên đường phố hoặc trong các sự kiện:
 Tăng Thanh Hà trong một thiết kế của nhà thiết kế Võ Việt Chung (2014)
Tăng Thanh Hà trong một thiết kế của nhà thiết kế Võ Việt Chung (2014)
Linh Nga trong trang phục áo dài Sĩ Hoàng (2014)
Linh Nga trong trang phục áo dài Sĩ Hoàng (2014)
Hồ Ngọc Hà biểu diễn trong trang phục áo dài chấm bi cách điệu lấy cảm hứng từ mẫu áo dài Le Mur
Hồ Ngọc Hà biểu diễn trong trang phục áo dài chấm bi cách điệu lấy cảm hứng từ mẫu áo dài Le Mur


Em yêu mến chiếc áo dài,
Thướt tha duyên dáng đẹp hoài thời gian.
Ngày xuân nắng trải tơ vàng,
Khoe tà áo mới ngập tràn tuổi thơ.
Lớn theo lứa tuổi học trò
Tình che vạt trước gió lùa vạt sau.
Những ngày đẹp mãi bên nhau,
Vạt vui in dấu vạt sầu còn vương.
Đẹp sao tà áo quê hương,
Áo dài màu trắng nhớ thương năm nào.
(Phan Long)
…....

6- Áo dài phản cảm

Công phu áo dài( Kungfu)

 


Thế võ này thì chịu. Không biết là thế gì!


Bộ quyền: "Thiên thủ quan âm"
Chiêu này chắc là: “hoành tảo thiên quân”
 
Chiêu này là: "Cao sơn lưu thủy”
Thế thủ này trong bộ “Đường lang quyền”

Bạn này đang luyện: “Cửu âm chân kinh” hay “ngọc nữ tâm kinh” gì đó. Chắc luyện sai bí kíp nên bị "tẩu hỏa nhập ma" luôn rồi 


7-Áo dài siêu mỏng:


Áo dài làm tôn thêm vẻ đẹp của người con gái Việt. Thế nhưng hiện nay đang có nhiều nữ sinh lạm dụng, cách điệu chiếc áo dài một cách quà đà, như sử dụng chất liệu quá mỏng,... cố tình khoe cơ thể một cách trơ trẽn.

Các nhà thiết kế muốn khuyến khích điều gì với những mẫu thiết kế như thế này? 

Không biết những nhà thiết kế có từng trãi qua thời áo trắng hay không. Ôi! thời áo trắng ngày xưa, hình ảnh  những nữ sinh thướt tha… nay còn đâu!…  



Kiểu mặc áo mỏng đi mưa này hiện nay thịnh hành quá nhỉ.



Nếu kiểu áo này được bạn nữ nào mặc vào lớp thì chết người ^^


8-Áo dài lòe loẹt
  
Điểm nổi bật của áo dài là vừa thướt tha, kín đáo… vừa có thể đảm bảo các vận động bình thường của người mặc vào. Do đó áo dài có thể mặc khi làm việc, khi đi học, trong lễ phục…

Hiện tại với sự sáng tạo của các nhà thiết kế thì chiếc áo dài lại trở lại như thời xa xưa phức tạp, cầu kỳ, lòe loẹt,.. không phù hợp với vận động!

Chẳng thấy được cái gì gọi là phong cách, model... chỉ thấy được mỗi cái... quằn quại, điên cuồng...! 



Cái này là một "dị bản" từ áo dài ấy mà. Làm mình nhớ tới câu truyện hài ông chồng mua cho vợ cái áo dài mà không mua cái quần dài.
...

Giá Như Anh- Lời Thơ Uyên Love

Giá Như Anh Đến Bên Em Khi Mưa Hạ...
Giá Như Đôi Ta Buông Thả Cho Mưa Thắm Thân Gầy

Gía Như Anh Còn Vướng Sầu Hối Hả...
Để Đôi Ta Còn Vật Vã Chốn Hoang Đường

Giá Như Anh Không Vội Vàng Quay Bước...
Để Em Còn Được Nghe Hơi Thở Hấp Hối Của Anh

Và Giá Như Mưa Không Ngừng Rơi Buổi Chiều Tà...
Để Anh Còn Biết Tiếc Nuối Giọt Tình Đôi Ta  ;) 


söndag 19 juni 2016

Hồi Tưởng Ngày QUÂN LỰC VNCH 19/06/1973

Thời gian cứ lừ đừ nuốt chửng tuổi đời nhiệt huyết  “Khắp bốn phương trời  từng đoàn người trai về đây” của anh em chúng ta. Vâng đã 35 năm mang đi bao ký ức, mớ hoài bão, tưởng chừng đã quên đi, nhưng giờ đây đơn độc ngồi điểm lại quá khứ mình thấy như rõ mồn một Khối diễn hành của các SVSQ Khóa 8B+C/72 thuộc Trường Bộ Binh Thủ Đức và  các SVSQ Khóa 8A/72 thuộc Trường Hạ Sĩ Quan Nha Trang phối hơp. Đúng 30 ngày lăn lộn Vũ Đình Trường  mà Đại úy Trần Hồng Phú trực tiếp huấn luyện bắt buộc tất cả SVSQ nhuần nhuyễn Cơ Bản Thao Diễn làm sao cho chân cứng đá mềm. Mà thật, từ Trường võ thuật qua Trung Nghĩa Đài xuống rạp cine hằn lên 10 vết mòn hình Oval, những viên đá ong màu nâu đỏ phải dạt sang  2 bên nhường chỗ cho các vết giày bố, trời nắng tháng năm trên Đồi Tăng Nhơn Phú như thiêu đốt da thịt các chàng thư sinh đến cháy khét, mồ hôi nhễ nhại luôn lăn dài xuống hàng trăm đôi mắt thiếu ngủ  nhưng  luôn phải giữ vững đội hình ngang dọc, cánh tay trái nghiêng 45˚ với thân mình kèm khẩu súng garant đè nặng trên vai thế hệ của những chàng trai nước Việt .
Có đến ba tuần diễn tập, mọi người đã có thói quen đâu vào đấy trong từng nhịp bước chân, thao trường diễn hành đã đổ mồ hôi thật sự . Đoàn quân  đã có những nhịp bước chắc nịch  từng ngày dần hoàn thiện, mỗi bước quân hành nhập tâm đến nỗi vào giờ giải lao các SVSQ có tướng đi như đang trong đội hình diễn hành thực thụ. Cứ nghĩ đến ngày  tất cả được mặc Quân phục Đại lễ  hiên ngang, hùng dũng ngước mặt bước trên Đại lộ Trần Hưng Đạo tại Thủ Đô Sài Gòn thì mọi ưu tư, phiền muộn, mệt mỏi đều tan biến hết.
Một-hai-ba-bốn, ngang -dọc ngang-dọc, trái-phải trái- phải. Vẻ mặt luôn lạnh như tiền, giọng đếm nhịp nhàng  đanh thép của Đai úy Trần Hồng Phú là mệnh lệnh  cho SVSQ luôn phải ổn định đội hình. Đứng trước khán đài của TBB là Đại tá Nguyễn Xuân Mai gật gù  thầm tâm đắc , mặc dù không muốn nói ra, nhưng trong tâm trạng hài lòng Đại tá đã có lời khen ngợi kích lệ tinh thần các đàn em: “Trường mình đi đẹp lắm”, chỉ một lời động viên như thế làm cho anh em hăng say  luyện tập và những mong hy vọng được nghỉ phép để bát phố,rong chơi cùng bè bạn cho bõ công lao tháng ngày gian khổ luyện tập. 
Chuyện đâu chỉ có thế, SVSQ được thông báo thời gian vừa qua chỉ là  tập luyện trên đồi trọc, giờ thì phải dợt trên địa hình đường nhựa thực thụ, thế là đoàn quân được đổ xuống trước Đường Sơn Quán trên xa lộ Đại Hàn. Địa hình này mới thực sự là gian khổ. Ngày đúng 8 tiếng khối diễn hành cùng  đội Quân nhạc cứ bình tĩnh  bước đều , cứ thế từ ngã tư đi  Dĩ An đến gần trường Đại học Nông Lâm Súc, mặc cho nắng, kệ cho mưa! tất  cả chỉ còn nghe tiếng bước chân giày MAP gõ nhịp đều đặn trên mặt đường. Ngày một ngày hai các Nam thanh Nữ tú sinh sống  trong khu vực gần đó rủ nhau ra đường ngắm ngắm, nhìn nhìn, chỉ trỏ cười nói. Từ những khuôn mặt ngây thơ trong sáng đó như cầu nối tâm hồn làm SVSQ như tự hào xen lẫn niềm vui, quên đi hết những mệt mỏi  đang ngự trị ,tất cả đều mong muốn hoàn thành mọi nhiệm vu một cách tự nguyện , bằng thiện chí nhiệt huyết  của người trai thời loạn .Đúng với phương châm “Tự thắng để chỉ huy” để rồi mai đây các đứa con ưu tú này sẽ mang một nền hòa bình vì công lý thật sự về cho đất mẹ Việt Nam .
Ôi!!! Ai có ngờ đâu lịch sử lại sang trang một cách ngỡ ngàng,tàn nhẫn,bi đát đến đau thương, đồng môn chúng ta phải âm thầm từ biệt nhau trong hàng ngàn trạng thái buồn chán và mang hàng vạn sắc thái không đươc hồn nhiên. Chiến hữu chúng ta đều sửng sốt, để rồi không kịp hình thành lên trong đầu dấu hỏi “ Tại sao thế nhỉ”?, nhưng sự thật đã phơi bày. Người may mắn đã  “Vị Quốc Vong Thân “, dấn thân vào cõi vĩnh hằng. Kẻ ra đi sống tha phương  trong nỗi niềm  vọng cố hương.. Thằng ở lại Tổ quốc thì đơn độc sống trong vỏ ốc đớn đau,  tâm hồn luôn  luôn và mãi mãi là đen tối. Vâng đã 12.045 ngày rôi đó các bạn./.
CSVSQ PNX

lördag 18 juni 2016

Chiến Sĩ Vô Danh- Sáng Tác: Phạm Duy-Hợp Ca- Video by UL


Mờ trong bóng chiều 
Một đoàn quân thấp thoáng 
Núi cây rừng 
Lắng tiếng nghe hình dáng 
Của người anh hùng 
Lạnh lùng theo trống dồn 
Trên khu đồi nương 
Im trong chiều buông. 

Ra biên khu trong một chiều sương âm u 
Âm thầm chen khói mù 
Bao oan khiên đang về đây hú với gió 
Là hồn người Nam nhớ thù. 
Khi ra đi đã quyết chí nuôi căm hờn 
Muôn lời thiêng còn vang 
Hồn quật cường còn mang đến phút chiến thắng 
Sầu hận đời lấp tan. 

Gươm anh linh đã bao lần vấy máu 
Còn xác xây thành, thời gian luống vô tình. 
Rừng trầm phai sắc 
Thấp thoáng tàn canh 
Hỡi người chiến sĩ vô danh... 

torsdag 16 juni 2016

Một câu chuyện thật cảm động


Sáng nào cũng thấy thằng nhỏ cầm cái lon đứng chầu chực trước quán ăn. Tôi để mắt theo dõi thì hễ thấy thực khách vừa kêu tính tiền thì thằng bé chạy vào nhìn vào những cái tô, nếu còn thức ăn dư mứa thì nó vội vã trút vào cái lon rồi chạy ra ngoài đứng ngóng tiếp.
        Khi cái lon gần đầy thì nó biến mất, chập sau thấy nó lại có mặt thập thò trước quán tiếp tục. Bàn tôi ngồi thì đứa bé không bao giờ quan tâm tới, vì mỗi sáng tôi chỉ đủ tiền uống 1 ly xây chừng vì tôi cũng nghèo cải tạo mới về sáng nhịn đói ngồi uống cà phê đen như một cái thú hay một cái tật không bỏ được.
        Cứ thế, mà hơn một năm tôi mới quen được và tìm hiểu chút ít về hoàn cảnh gia đình của đứa bé. Tôi cố tình làm quen với thằng bé nhờ hôm ấy trời mưa, thằng bé đứng nép vào trong quán. Thằng bé đứng nép vào ngày càng sâu hơn trong quán vì mưa ngày càng lớn chỉ cách tôi chừng độ nửa thước. Tôi vói tay kéo nó ngồi xuống bàn và hỏi nó có thích uống cà phê không ?
        Thằng bé lắc đầu lia lịa và nói không uống. Tôi hỏi nó làm gì ngày nào cũng ra đây? và hiện sống với ai? Thằng bé như đoán được rằng: tôi chỉ là người khách ghiền cà phê nặng nên hàng ngày đóng đô ở đây nên nó cũng trả lời nhanh nhẹn rằng:
        - “Con sống với ba má con, Ba con đi làm xa còn Má con đi phụ buôn bán ở ngoài chợ…”
        Tôi hỏi tiếp:
        - “Còn con có đi học không ?”
        Thằng bé nói:
        - “Con không có đi học… con ở nhà phụ với má nuôi heo…”.
        Đó là lý do để nói lên sự hiện diện hằng ngày của nó nơi quán ăn nầy. Nghe thằng bé nói như thế, tôi nói với chị chủ quán ăn giúp cho nó lấy những cơm và thức ăn thừa, và cũng từ đó nó không còn đứng lúp ló ngoài cửa quán nửa. Và nhờ tánh tình hiền hậu thật thà chị chủ quán cho nó vô phụ dọn bàn đề lấy thức ăn dư mang về và cho nó ăn uống để phụ việc. Từ đó tôi và nó gần gũi nhau hơn và thân với nhau lắm.
        Có lần thằng bé hỏi tôi:
        - “Chú làm nghề gì vậy hả chú?”
        Tôi chỉ trả lời ngắn gọn là ” Chú đang làm thinh”.
        Đúng vậy mới cải tạo về mà, vợ con thì đã theo bên ngoại vượt biển hết rồi, nghe đâu đã định cư bên Úc, nay về ở với mẹ già ngày 1 buổi cà phê hai bửa cơm độn qua ngày. Thời gian ngột ngạt chậm chạp trôi qua, may mắn vợ chồng tôi đã bắt liên lạc được với nhau. Thế là những bữa cơm không còn ăn độn khoai củ hay bo bo nữa nhưng vẫn quen cử sáng cà phê quán gần nhà. Không biết chị chủ quán có bỏ bùa mê hay tôi ghiền chổ ngồi mà không bữa nào vắng tôi. Một hôm, tôi đề nghị theo thằng bé về nhà nó chơi cho biết vì nó nói ở cũng gần không xa lắm. Thấy nó do dự và tỏ vẻ sợ sệt, tôi biết ngay nó đang dấu diếm điều gì. Thương nó lắm, tôi dúi tiền cho nó hoài. Mấy hôm sau tôi lẳng lặng đi theo nó khi nó mang cơm và thức ăn dư về nhà buổi trưa. Khi thấy nó lủi vô một cái chòi nhỏ xíu thì tôi thật sự không ngờ. Đứng dưới gốc cây Gòn cách nhà nó không xa tôi thầm nghĩ, nhà chút xíu như vậy gia đình 3 người ở thì chổ đâu mà nuôi heo. Tôi đang đứng suy nghĩ đốt cũng hết mấy điếu thuốc thì thằng nhỏ lục tục xách lon xách nồi đi ra quán để thu dọn thức ăn buổi chiều. Đợi thằng bé đi khuất tôi lò mò đến nơi mà hồi nãy nó vào. Đến đó mới nhìn rõ thì thật ra đâu có phải là nhà, một lõm trống được che dựng lên bằng những phế liệu đủ loại muốn chui vào phải khom mọp xuống. Nghe thấy có tiếng chân dừng lại, có tiếng đàn bà vọng ra hỏi. Tôi trả lời là đi kiếm thằng Tuất, thì nghe giọng đàn ông cho biết nó vừa đi khỏi rồi, và hỏi tôi là ai, mời tôi vào…. Vừa khom người chui vào tôi mới thật sự không ngờ những gì hiển hiện trước mắt tôi.
        Người đàn ông hốc hác cụt hai giò tuổi cũng trạc tôi nhưng trông yếu đuối, lam lũ và khắc khổ lắm. Một người đàn bà bệnh hoạn xác xơ cả hai đang ăn những thức ăn thừa mà thằng bé vừa mới đem về. Vừa bàng hoàng, vừa cảm động vừa xót xa, nước mắt tôi bất chợt tuôn rơi mặc dù tôi cố nén…
        Từ đó, tôi hiểu rõ về người phế binh sức tàn lực kiệt sống bên người vợ thủy chung tảo tần nuôi chồng bao năm nay giờ mang bịnh ác tính nặng nề thật đau xót. Tôi móc hết tiền trong túi biếu tặng và cáo lui. Về đến nhà tôi vẫn mãi ám ảnh hoàn cảnh bi thương của gia đình thằng bé mà tôi bỏ cơm nguyên cả ngày luôn. Sáng hôm sau ra uống cà phê, thằng bé gặp tôi nó lấm lét không dám nhìn tôi vì nó đã biết trưa hôm qua tôi có tới nhà nó. Nó thì tỏ vẻ sợ tôi, nhưng tôi thực sự vừa thương vừa nể phục nó nhiều lắm. Tôi kêu nó lại và nói nhỏ với nó tại sao không cho tôi biết. Tội nghiệp nó cúi đầu im lặng làm lòng tôi thêm nỗi xót xa. Có khách kêu trả tiền, như có cơ hội né tránh tôi nó chạy đi dọn bàn và tiếp tục công việc thu dọn thức ăn. Hèn gì sau nầy nó để thức ăn dư phân loại đàng hoàng lắm. Tội nghiệp hoàn cảnh của thằng bé mới mấy tuổi đầu mà vất vả nuôi cha mẹ theo khả năng chỉ tới đó. Cha là một phế binh cũ trước 75 cụt hai chân, mẹ thì bị bệnh gan nặng bụng phình trướng to khủng khiếp và cặp chân sưng vù lên đi đứng thật khó khăn, nước da thì vàng mét như nghệ. Thằng bé là lao động chánh trong gia đình, nó có hiếu lắm. Từ đó tôi thường cho tiền đứa bé mua bánh mì cơm gạo về nuôi cha mẹ.
        Vợ tôi làm thủ tục bảo lãnh tôi sang Úc. Ngày tôi đi tôi đau xót phải để lại hai nỗi buồn đó là để mẹ và em gái lại quê nhà và không còn cơ hội giúp đỡ thằng bé nữa. Sang Úc định cư, tôi sống tại tiểu bang Victoria mấy năm đầu tôi hết sức cơ cực vì phải vật lộn với cuộc sống mới nơi đất mới và đối với tôi tất cả đều mới mẻ và xa lạ quá. Từ ngôn ngữ đến thời tiết đã làm tôi lao đao không ít. Thỉnh thoảng tôi gởi tiền về nuôi mẹ và em gái không quên dặn em gái tôi chuyển cho thằng bé chút ít gọi là chút tình phương xa.
        Mấy năm sau tôi về thăm gia đình, tôi có ghé tìm thằng bé thì nó không còn lấy thức ăn trong quán đó nữa. Tôi mới kể rõ hoàn cảnh thằng bé cho chị chủ quán biết. Chị chủ quán đôi mắt đỏ hoe trách tôi sao không cho chị biết sớm để chị tìm cách giúp gia đình nó. Tôi chỉ bào chữa rằng tại thằng bé muốn giấu không cho ai biết! Tôi ghé vội qua nhà thằng bé thì mới hay mẹ nó đã qua đời vì căn bệnh ung thư gan. Chỉ còn chèo queo một mình ba nó ở trần nằm một góc trông hết sức thương tâm. Hỏi thăm thì mới biết nó đã xin được việc làm đi phụ hồ kiếm tiền về nuôi cha. Chúa nhật tôi tới tìm thằng bé, chỉ mới có mấy năm mà nó đã cao lớn thành thanh niên rất đẹp trai duy chỉ đen đúa vì phơi nắng để kiếm đồng tiền. Tôi dẫn nó trở ra quán cà phê cũ, thấy nó hơi ái ngại, tôi trấn an là bà chủ quán tốt lắm tại không biết được hoàn cảnh gia đình nó. Ra đến quán ăn chị chủ quán năn nỉ nó về làm với chị, dọn dẹp và bưng thức ăn cho khách nhẹ nhàng hơn đi phụ hồ và chị sẽ trả lương như đang lãnh bên phụ hồ, tối về thức ăn thường bán không hết chị cho đem về nhà dùng khỏi phải mua hay đi chợ. Lần đầu tiên tôi thấy nó khóc, chị chủ quán cũng khóc theo làm tôi phải đứng dậy bỏ ra ngoài để khỏi phải rơi nước mắt vì chịu không nỗi. Thằng Tuất vừa khóc vừa nói: “Sao ai cũng tốt với gia đình con hết đó, nhưng vì con đang làm phụ hồ cho anh Năm, anh ấy cũng tốt lắm giúp đỡ gia dình con nhiều lắm, sáng nào cũng mua cho ba con gói xôi hay bánh mì trước khi tụi con đi làm. Con cũng mang ơn ảnh nhiều nên con không thể nghỉ được, con xin lổi”. Không biết thằng Tuất nó nói thật hay nó ái ngại khi quay về chỗ mà ngày nào cũng cầm cái lon chầu chực trút đồ ăn dư về nuôi cha mẹ. Phải thông cảm nó, phải hiểu cho nó, phải cho nó có cái hiện tại và tương lai tốt hơn, đẹp hơn ngày trước. Chị chủ quán vừa gạt nước mắt vừa nói “Bất cứ lúc nào con cần đến cô thì con đừng ngại, cho cô biết nhé “…
        Đời nầy cũng còn có những hoàn cảnh bi đát ít ai biết đến, và cũng có những đứa con xứng đáng như thằng Tuất. Ngày về lại Úc, tôi đến biếu hai cha con nó hai triệu đồng, thấy nó và ba nó mừng lắm tôi cũng vui lây. Không biết phải giúp gia đình nó như thế nào, tôi chụp hình ba nó, photo giấy tờ ba nó đem về Úc gởi cho Hội cứu trợ thương phế binh bị quên lãng trụ sở ở Sydney. Mấy tháng sau nhận được thư ba thằng Tuất viết qua, ông quá vui mừng khi được Hội bên Úc giúp đở gởi tiền về, ông cho biết suốt bao nhiêu năm qua lần đầu tiên ông thấy được niềm hạnh phúc khi cuộc đời phế binh của ông còn có người nhớ đến. Không biết ông ấy vui bao nhiêu mà chính tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ. Tôi xin cảm ơn cả hai: người chiến sĩ vô danh sống trong hẩm hiu và Hội cứu trợ thương phế binh đã thể hiện tình người trong công việc hết sức cao cả này.

Minh Tạo 

måndag 13 juni 2016

Việt Nam Quốc Dân Đảng cầu siêu và tưởng niệm 13 liệt sĩ Yên Bái

Saturday, June 11, 2016 6:11:14 PM
SANTA ANA, California (NV) - Chiều Thứ Bảy, 11 Tháng Sáu, Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) đã tổ chức Lễ Cầu Siêu và Tưởng Niệm 13 Liệt Sĩ Yên Báy tại chùa Bảo Quang, Santa Ana, dưới sự chủ lễ của Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, viện chủ chùa.
Ông Phan Thanh Châu, phó chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Việt Nam Quốc Dân Đảng, cho biết: “Năm nay chúng tôi tổ chức lễ Tưởng Niệm Ngày Tang Yên Báy 17 Tháng Sáu sớm và chỉ trong vòng nội bộ vì đến thời gian đó có nhiều sinh hoạt quan trọng của cộng đồng diễn ra cùng một lúc như ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu, Đại Lễ Lạc Thành chùa Điều Ngự, và bầu cử sơ bộ tại California...”
Theo ban tổ chức cho biết, sau lễ cầu siêu là buổi họp nội bộ nên sẽ không có quan khách và truyền thông.
Vào lúc 2 giờ 30, Lễ Cầu Siêu và Tưởng Niệm 13 Liệt Sĩ Yên Báy được khai mạc với lễ chào quốc kỳ VNCH và Hoa Kỳ và đảng kỳ Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Tiếp đó, ông Thanh Tâm Nguyễn Văn Y, một đảng viên lão thành của đảng, đọc một bài diễn văn về ngày tang Yên Báy. Ông nhắc lại sự kiện lịch sử 86 năm trước đây, Việt Nam Quốc Dân Đảng đã ý thức trách nhiệm trước tổ quốc, đứng lên làm cuộc khởi nghĩa giành độc lập cho dân tộc, đem lại tự do, dân chủ, hạnh phúc cho toàn dân.
Ông kể lại: “Cuộc khởi nghĩa Yên Báy nổ ra vào sáng ngày 10 Tháng Hai, 1930 đã làm lay chuyển tận gốc bạo quyền thực dân Pháp, gây tiếng vang lớn trên chính trường quốc tế thời bấy giờ, nhưng đã bị thất bại trước kẻ thù nham hiểm. Chúng đã đàn áp dã man Việt Nam Quốc Dân Đảng sau đó. Hàng ngàn chiến sĩ cách mạng bị bắt, bị sát hại, bị giam cầm trong ngục thất hay bị lưu đầy biệt xứ.”
“Lão đồng chí” Nguyễn Văn Y đã liệt kê số tổn thất sau cuộc khởi nghĩa Yên Báy bất thành gồm có 387 đảng viên bị khổ sai chung thân, trên 800 đảng viên bị lưu đầy biệt xứ, trừng giới, cấm cố, khổ sai từ năm năm đến 10 năm. Ngoài ra, còn cả hàng ngàn chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh cho đại nghĩa cách mạng.
Ông cũng cho biết: “Số liệu kể trên là do phái đoàn Trung Ương Việt Nam Quốc Dân Đảng do Chủ Tịch Lê Thành Nhân truy tầm được tại Pháp đồng thời phái đoàn cũng đến viếng thăm, dựng bia và đọc điếu văn tại Guyanne Nam Mỹ Châu vào năm 2010.”
Ông cũng nhắc lại những hình ảnh kiêu hùng của các chiến sĩ cách mạng Việt Nam Quốc Dân Đảng. Lời hô “Việt Nam muôn năm” vang dội trước pháp trường trước khi đầu lìa khỏi cổ của 13 liệt sĩ Yên Báy đã khắc ghi đậm nét vào lịch sử tranh đấu của dân tộc Việt Nam. Những hình ảnh kiêu hùng của 13 liệt sĩ cũng khiến thực dân Pháp phải vị nể đồng thời cũng khắc ghi vào tâm khảm con dân Việt Nam, đặc biệt là lớp thanh niên, để từ đó phong trào cứu nước sôi sục trong lòng mọi người dân dẫn đến ngày toàn dân mở cuộc Cách Mạng 19 Tháng Tám thành công. Nhưng rất tiếc, thành quả ấy đã bị đảng Cộng Sản của Hồ Chí Minh lọc lừa khôn khéo giành lấy được, để ngay sau đó lại theo chân thực dân Pháp mà tiếp tục triệt hạ VNQDĐ.
Kết thức bài diễn văn, ông Y kêu gọi: “Hôm nay chúng ta kỷ niệm 86 năm ngày đảng tang không chỉ đơn thuần bằng những tấm lòng thành kính, nghiêng mình ngưỡng mộ hướng về những liệt sĩ, anh hùng, cũng không phải với lễ nghi chiêm bái mà phải với một tinh thần cách mạng tích cực nhất về sự réo gọi thôi thúc trong nghĩa vụ người vong quốc trước thực trạng 'quốc phá gia vong' trong gông cùm của bọn độc tài Cộng Sản mà thân nhân, đồng chí của chúng ta đang phải chịu đựng. Chúng ta phải đoàn kết, quyết tâm tiếp tục sự nghiệp Yên Báy, tuyệt đối tin tưởng và thực thi mọi chủ trương chính sách của Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương và cùng đồng bào trong và ngoài nước hoàn thành sứ mạng lịch sử là quét sạch tập đoàn Cộng Sản độc tài phi nhân để xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc, phú cường.”
Sau đó, phút tưởng niệm bắt đầu, mọi người cùng đứng dậy tưởng nhớ đến 13 liệt sĩ trong tiếng đọc vang dội của một nữ xướng ngôn, trang trọng rành rọt hòa với tiếng trống chiêng: Bùi Tư Toàn, Bùi Văn Chuẩn, Nguyễn An, Hồ Văn Lạo, Đào Văn Nhít, Ngô Văn Du, Nguyễn Đức Thịnh, Nguyễn Văn Tiềm, Đỗ Văn Tứ, Bùi Văn Cừu, Nguyễn Như Liên, Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Học.
Kết thúc phút tưởng niệm, nữ xướng ngôn hô to khẩu hiệu “Việt Nam muôn năm” mà 13 liệt sĩ Yên Báy đã hô vang trước khi bị chém đầu.
Trước khi vào buổi kinh cầu siêu, Hòa Thượng Thích Quảng Thanh cũng có một bài nói chuyện. Hòa thượng nhắc đến hiện tình Việt Nam, nhắc đến các cuộc tranh đấu trong và ngoài nước, và nhắc nhở mọi người cần kết hợp được tôn giáo và đảng phái trong cuộc tranh đấu quyết liệt với Cộng Sản.
Bàn thờ đảng trưởng Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ Yên Báy. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

GillaVisa fler reaktioner
Kommentera

söndag 12 juni 2016

Cảm ơn anh...đã đến bên em- Ý thơ UL

Cảm ơn anh một cuộc tình vay mượn
Đã cho em bao thổn thức riêng mang
Bên dòng đời còn lắm những trái ngang
Muốn buông thả, nhưng lòng còn e ngại
Bởi ràng buộc khắc khoải giữa đôi ta
Có lẻ anh, chỉ là một ”Bóng Ma”
Luôn hiện về trong em ”Đêm Băng Giá”
Phủ kín đời còn dối trá phong ba
Cảm ơn anh trong cuộc tình vội vã
Khiến chúng ta nghiệt ngã trôi xuôi
Giữa muôn trùng anh còn vướng, khôn nguôi
Còn phân vân lựa chọn trong hoang dại
Để em hoài úa lệ giọt tình si
Hay anh là ”Quỷ Dữ” chiếm ”Cung Phi”
Nên ”Gốc Đời” còn mê man, chưa tỉnh
Buộc duyên mình chia cách mãi từ đây

Uyên viết mùa yêu thương 2016...

Mình làm lại, được không em?


Câu truyện (hay chỉ đơn giản là một lá thư chưa bao giờ được gửi) về một đứa con trai tồi tệ đánh mất những cảm xúc vô giá!!!

Có những cách khác nhau để yêu thương và được yêu thương, thế nhưng những gì anh đem đến cho em có thể gọi là hạnh phúc không em nhĩ ?

Hay nó quá mong manh và mơ hồ ...
Ta đến với nhau bằng một trò chơi và yêu nhau bằng một thế giới ảo ...
Một thứ tình cảm mơ hồ mà anh đã ít bao giờ coi trọng nó ...
Hai năm qua những gì mà một thằng con trai 17 tuổi như anh làm được cho em là gì ngoài những giọt nước mắt nức nở, những ngày dài chờ và đợi, nhưng cay đắng mà một đứa con gái thì không bao giờ đáng chịu .. thì tránh xa anh là một con đường đúng phải không em?


Quá muộn, quá muộn để biết được cảm giác hạnh phúc là như thế nào khi yêu một người và được yêu một người .
Giờ đây, sau những chuỗi ngày trống rỗng. Anh nhận ra mọi thứ về em là một nữa của đời anh thì đã quá muộn .

Những chuỗi ngày qua là những tháng ngày dài và lạnh nhất của anh, anh sống lại với quá khứ khi đóng cánh cửa căn phòng tối lại .

Những mảnh vỡ kí ức hiện về từng chút, từng chút một.
Lần đâu ta gặp nhau ở chốn Sài gòn khi mà em là một cô bé từ Gia lai xa xăm
Một cái tát, một tách cafe ngon , một SM thật đáng yêu
Tất cả luôn hiện về xung quanh anh
Mùi hương em nồng nàn đâu đó
Căn phòng đặc quánh lại với bóng tối.
Nhưng em ơi,
Nhớ thì được gì ?

Được gì khi quá khứ vẫn mãi chỉ là quá khứ, sự thật vẫn mãi là sự thật. Và dù là gì đi nữa thì những thứ ấy đều nói với anh rằng: Tồi!!
Anh là một thằng tồi! Một thằng con trai tồi tệ và khốn nạn với những gì em dành cho anh (thật sự là như thế), những gì em chịu đựng vì anh. Không đáng đối với một đứa con gái khi mà một thằng con trai như anh không thể chịu được những thứ mà em đã chịu đựng vì anh.
Anh xin lỗi (dù thật sự thì anh không đáng để đc em chấp nhận lời xin lỗi). Nhưng anh thật sự: Xin lỗi.Về mọi thứ, mọi thứ mà em đã chịu đựng.
Hải Đăngs foto.
Đã muộn rồi khi bên em là một người tốt hơn anh thì anh mới nhận ra được rằng sự khác biệt tinh tế giữa: nắm lấy một bàn tay, và nắm lấy một linh hồn là như thế nào (chua xót em nhỉ).
Anh ít kỉ, và vẫn thế khi những gì anh muốn viết "dành cho em" chỉ là về anh em nhỉ. Anh chưa bao giờ cảm nhận cảm giác của em em nhĩ (có lẽ em nghĩ thế không). Ừ, anh chưa bao giờ nghĩ một đứa con gái từ Gia lai xa xôi sẽ xoay sở như thế nào với gia đình, với mọi thứ .. khi vào Sài Gòn này chỉ để gặp một thằng con trai vô tâm. Nhiều thứ mà em phải chịu đựng lắm phải không em nhỉ? Những chuỗi ngày qua là những chuỗi ngày vô tận: 3 tháng, 4 hay 7 tháng rồi em nhỉ? Anh không còn khái niệm về thời gian. Nhưng những chuỗi ngày vô tận ấy là những lần online chỉ để vào blog của em một cách im lặng chỉ để đọc những thứ có thể đọc được. Chỉ để hất nát chiếc ly và nhòa nước mắt khi em nghĩ về một người khác. Chỉ để cười khi em comment với một đứa bạn thân, chỉ là nước mắt khi blast em là một nỗi buồn hay một câu chua xót.
Anh cười nhiều trong những ngày ấy (nhưng có lẽ chưa bao giờ đc gọi là vui). Anh mỉm cười với cuộc sống quanh anh dù khi đóng cánh cửa lại anh là cái gì đó không thành lời của ngày hôm qua.

Vậy thì như vậy có được gọi là hối hận không em nhỉ?
Khi mà quanh anh ngợp toàn khói và tàn tro thuốc trắng
Nỗi nhớ em càng da diết càng đớn đau thì anh lại càng trượt dài với tội lỗi!
Quá trễ và không đáng.
Anh không đáng! Không đáng để được tha thứ, được quan tâm sau những gì anh gây ra .

Nhưng (có lẽ không nên là nhưng) nếu có thể (dù là không bao giờ) - khi em đọc được những dòng này (nó không thể lãng mạn hay cảm động như anh muốn) thì anh chỉ mong được một điều rằng: Gặp lại em một lần nữa!

Được không em?
Sẽ không có níu kéo, không có ...day dứt. Chỉ là một cái nhìn thôi, một cái nhìn thôi em à!
Được không em?

P/s: nếu như có một phép màu và những thứ không thể thành có thể thì em cũng đừng nên đến (có lẽ sẽ tốt hơn) .Vì, anh xin lỗi ... dù có được cho trơ tráo hay đê tiện như thế nào thì anh vẫn sẽ nói ...nói bằng hết mọi thứ anh có được :
Mình... làm lại từ nơi kết thúc ...được .. không em. Anh yêu em, thật sự rất yêu em (điều mà anh ít bao giờ nói thật lòng em nhĩ nhưng đây là thật từ tận cùng con người anh). Anh không chắc có thể làm được gì nhưng nếu thời gian có thể trở lại hay được cho là trở lại thì anh sẽ làm ...làm tất cả ... chỉ để không sai lầm như anh đã làm.

Mình ... làm lại được không em?
Gạt đi quá khứ,
gạt đi nỗi đau,
gạt đi tất cả,
Xin em...đấy!!!
những dòng này anh viết dưới bóng tối
dưới những làn khói trắng

dưới bản Coming home buồn bã và nỗi nhớ em được đổi bằng tiếng mưa những giọt nước mưa đầu tiên tháng 2.


fredag 10 juni 2016

Gởi các em của chị...Bài viết Nancy Nguyen

Em ạ,
Chị cảm ơn em đã tìm đến chị, dù là đứa chị đã một lần bắt tay, một lần ôm vào lòng, hay đứa đời chưa cho chị một lần được gặp. Dẫu thế nào, các em đều là em của chị. Chị thương mọi đứa như thương VN mình vậy.
Có quá nhiều điều chị muốn sẻ chia, thực sự không biết phải bắt đầu từ đâu. Người xưa nói bước đầu tiên để giải quyết một vấn nạn là dám thẳng thắn nhìn nhận sự tồn tại của vấn nạn ấy. Em ạ, VN mình buồn lắm. Singapore từng chả là gì, mà bây giờ cấm phụ nữ Việt nhập cảnh vì sợ chỉ sang làm ... đĩ! Em nghĩ ...có nhục không? Nói thẳng ra, người Việt có muốn làm đĩ, Sing họ cũng không cho! Em nghĩ có ...đau đớn không? Chị hỏi em, suốt mấy ngàn năm dựng nước, đã bao giờ dân Việt nhục nhã, đớn hèn đến thế này chưa?
Chúng ta là vựa lúa của thế giới, mà giờ xuất khẩu gạo chỉ đến được các nước đói nghèo, lạc hậu, không vào được thị trường Âu, Mỹ, và đã bị Campuchia bỏ lại phía sau. Chị cầm đồng tiền ông Cụ sang Thái Lan, họ có thể tiêu tiền Đài Loan dẫu đây chỉ là 1 vùng tự trị chứ chẳng phải là 1 quốc gia, cả tiền Hồng Kông, dẫu đây thậm chí còn chẳng phải là một vùng tự trị, mà họ cười vào đồng ông Cụ của mình. Em ạ, chị biết đau.
Chị biết, mấy đứa cũng biết đau. Và như thế, em đã qua được bước đầu tiên "dám thẳng thắn nhìn nhận sự tồn tại của vấn nạn". Việc góp một bàn tay, một khối óc, một quả tim để đổi thay, để kiến thiết, là trách nhiệm của các em, trách nhiệm của những người con hiểu biết. Trớ trêu thay, đây lại có thể là một công việc ẩn chứa nhiều hiểm nguy, vùi dập. Nhưng em ạ, chẳng có cái gì là miễn phí ở cuộc đời này, và "chúng ta bắt đầu chết khi ta chọn im lặng trước những điều đáng ra phải lên tiếng". Em ạ, chúng ta đều bắt đầu chết, khi quyết định sống cúi đầu.
Nếu em đã có ý buông xuôi trước thời cuộc, ít nhất, đừng cản đường những người muốn dấn thân, vì thành công của họ cũng chính là của em và của toàn dân tộc này.
Em muốn đi tới, nhưng không biết đâu mới là đường? Ở cái xứ sở này, nếu em đam mê ngành nghề, công việc của mình, bất kể là ngành nghề công việc gì, muốn vươn lên một tầm cao mới, muốn hoàn thiện bản thân, muốn cống hiến cho xã hội nhiều hơn nữa, và chọn vẫn làm người lương thiện, ngay thẳng, không gian dối, hay tán tận lương tâm, và quyết không im lặng cúi đầu trước bất công, gian trá, thì chị tin, con đường nào rồi cũng sẽ đưa các em về cùng một nơi các em cần phải đến. Hãy bắt đầu bằng việc sống lương thiện, đừng làm điều sai trái như người đời, nghe em!
Nhiều người trẻ, và cả các chú bác, đôi khi ao ước, hay hy vọng, vào một Gandhi, một Luther King của Việt Nam, một Aung San Suu Kyi, một Joshua Wong của Việt Nam. Không, em ạ, chị nói thẳng, Việt Nam sẽ không có những người đó đâu! Nhưng VIỆT NAM CÓ EM! CON ĐƯỜNG CỦA DÂN TỘC Ở NGAY DƯỚI CHÂN EM!
Và trên suốt hành trình, hãy tin là luôn có chị, và các anh chị, ở đây, hướng dẫn, đồng hành. Các em không một mình đơn độc. Chị sẽ ráng trong khả năng của mình, từ từ chia sẻ, truyền đạt lại tất cả những hiểu biết của chị cho các em.
Em ạ, chị chỉ còn 1 điều để dặn em theo thư này, là con đường các em chọn không phải một tháng, một ngày, hay thậm chí một vài năm. Các em cần dưỡng sức và chuẩn bị cho một chuyến đi dài. Các em chỉ có thể đi xa hơn người khác, bay cao hơn người khác, thậm chí có thể trở nên vĩ đại nếu biết tháo bỏ những nhọc lòng níu chân em lại. Có thể là lòng tự ti, cũng có thể là lòng tự tôn. MUỐN BAY CÀNG CAO, EM CÀNG CẦN PHẢI TỪ BỎ NHIỀU THỨ NÍU CHÂN EM, THẬM CHÍ KỂ CẢ TỪ BỎ NỖI KHÁT THÈM ĐƯỢC BAY CAO.
Chỉ có như thế em mới hoàn toàn tự do. Không có gì có thể làm vướng chân em được nữa.
Đừng chờ đợi 1 điều gì đó xảy đến, "Hãy là những đổi thay bạn muốn thấy ở cuộc đời này" - Gandhi.
Nancy Nguyễn.

torsdag 9 juni 2016

VIẾT CHO NHỮNG NGƯỜI CON CỦA TƯƠNG LAI ... Bài Viết Nancy Nguyen

Những ngày tháng tôi lăn lộn giữa lòng đường Hồng Kông, bên những bạn sinh viên dám từ bỏ tất cả, kể cả tương lai phía trước, để đòi cho được quyền làm một con người tự do, nhiều người đã hy vọng VN sẽ có một cuộc xuống đường như thế.
Bạn tôi, cho tôi thật lòng với bạn, rằng sẽ chẳng có cuộc xuống đường tuyệt vời như vậy ở VN đâu. Và ngày mai có thể máu sẽ nhuộm Sài Gòn. Người ta nhất quyết đẩy lùi cuộc xuống đường bằng mọi giá. Sẽ thẳn...g tay, sẽ man rợ hơn những ngày qua. Nếu lo lắng cho an nguy của mình, tôi khuyên bạn nên ở nhà.
Với những bạn vẫn quyết tâm xuống đường, quyết tâm đưa mặt chịu đòn để đổi lấy một xã hội đáng để sống, và một đất nước đáng để chết, xin nhận ở tôi lòng tri ân khó nói hết thành lời.
Nhiều người ước chúng ta được như HK, với một nền pháp trị, dân trí cao, và quân đội là những người con Hương Cảng. Vâng, chúng ta không có tất cả những điều đó. Ở cái đất này, Công Lý chỉ là những tên hề, tôi không dám bàn về dân trí, nhưng quân đội, đã từ lâu không còn là của nhân dân nữa.
Nhưng chúng ta có một điều mà HK không có được, đó là TINH THẦN DÂN TỘC, là niềm ái quốc, là căn cước quốc gia đang sục sôi trong huyết quản mỗi một con người. HK chưa bao giờ là một quốc gia, ý niệm tổ quốc, dân tộc, đối với họ là một giá trị mơ hồ. Và chúng ta có đến chín mươi ba triệu con người khi cả một HK chỉ vỏn vẹn có bảy triệu mà thôi. VN chúng ta như một gã khổng lồ say ngủ, nhưng càng gần đây càng hay trở mình.
Những ngày tháng sắp tới, là những tháng ngày chính các bạn sẽ góp một bàn tay để viết nên lịch sử. Phát triển hay lụi bại, thịnh vượng hay suy vong là ở chính bàn tay này, khối óc này, và nhiệt huyết này. Đừng bao giờ tự hỏi liệu bạn sẽ trở thành lãnh đạo? Câu hỏi cần được đặt ra là bạn sẽ lãnh đạo như thế nào. "Hãy là những đổi thay bạn muốn thấy trên cuộc đời này".
Và như thế, các bạn đã là những người con của tương lai. Một tương lai được mua bằng máu và nước mắt của hôm nay.
Vài hàng này, tôi xin gởi đến những người tôi tạm gọi là "phe kia". Và không, tôi không nói lực lượng an ninh, dân phòng, hay TNXP, tôi nói các ông, những kẻ núp trong phòng máy lạnh, buộc dân tôi phải đập dùi cui vào xương thịt đồng bào mình. Tôi thưa với các ông, các tổ chức và truyền thông quốc tế đã vào vị trí sẵn sàng. Đây không phải là một lời đe doạ, nhưng là sự thật mà các ông nên cân nhắc: Nếu ngày mai các ông đàn áp dân tôi cách man rợ, đó chỉ thể hiện duy nhất một điều: CÁC ÔNG ĐANG RUN SỢ và tôi hứa, sẽ chẳng có phong trào xuống đường nào đâu, CHÚNG TÔI SẼ LÀM CÁCH MẠNG.
Hôm nay không xuống đường, ta sẽ còn lại gì cho ngày sau?
"Cơ mà, những chỗ như thế này chúng ta không vào thì ai?" - Nguyen Anh Tuan
Ps: viết những dòng này chị nhớ em nhiều, nhỏ ơi!
Nancy Nguyens foto.