lördag 30 januari 2016

KHÔNG NHẶT ĐƯỢC MỒM ! Vui cuối tuần...

Ông chồng đang tưới cây sau vườn thì vợ gọi:
- Ông ơi, vô ăn tô cháo cho nóng. Tôi mới nấu 2 tô cháo bào ngư đây nì.
- Ờ, bà sắp sẵn ra đi, tui rửa tay rồi vô liền....

Nhà vắng vì con cái nay đã lớn, như những cánh chim đã bay đi bốn phương trời, chỉ còn 2 con khỉ già ngồi thù lù ở hai bên cái bàn rộng mênh mông.
Bà ngước đôi mắt bồ câu "quá đát" lên nhìn ông:
- Mỗi lần nhìn ông ăn, tui lại nhớ tới ngày xưa, hồi ông rủ tôi trốn học đi lên dòng Thiên An chơi. Đâu ông đưa tay tôi nắm chút coi.
Ông chồng trễ cặp kính lão xuống chăm chú nhìn bà vợ, lòng thầm nhủ "Coi con mụ ni đã già rồi, mà còn bày đặt Rồ- men- tíc" nhưng nhìn gương mặt nhăn nheo của vợ, ông thấy tội nghiệp quá nên đưa tay ra.
Chiếc bàn thì rộng, mà bà vợ thuộc dạng thiếu thước tấc, nên bà đứng lên, vói tay ra nắm lấy bàn tay ông, run run nói:
- Lấy nhau đã 40 năm rồi, có 4 mặt con mà bây giờ mỗi lần cầm tay ông là tui như bị điện giựt, ngực tui nó nóng ran lên đây nè.
Ông khẽ khàng nắm lấy tay bà:
- Bà nói đúng, ngực bà không nóng ran lên sao được, vì 2 cái núm vú của bà đang nhúng vô tô cháo nóng kia kìa !!!

- Hi.... Hi....Hi !!!
 


torsdag 28 januari 2016

Bèo Dạt...Một câu chuyện có thật trong XHCNVN...Nếu như đất nước thật sự có Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền thì không bao giờ con người VN lại muốn bỏ nước ra đi .

đều mang gốc gác Việt
liều lĩnh bỏ quê nhà
bằng đường dây người lậu

đi cầu thực phương xa

những con người khốn khó

tâm hồn rách tả tơi

xuất xứ từ nghèo đói

mang giấc mơ đổi đời

Bắc Phong – “Những Người Rơm”


Cuối năm, blogger Hoàng Giang gửi đến độc giả một câu chuyện rất “nhẹ nhàng” và  
“đáng yêu” ngăn ngắn:
“Tôi mới đọc được mẩu tin nho nhỏ, mà chắc chả mấy ai bận tâm, mẩu tin cũng nhẹ nhàng tình “củm” có tựa đề là “How did this Swedish cat turn up in south France?”. Tức là có một chú mèo tên là Glitter sống ở Bromolla, miền nam Thụy Điển mất tích đã 8 tuần. Anh chủ Sammy Karlsson tưởng chừng như sẽ không có hy vọng tìm lại được Glitter nữa thì bỗng dưng vào đúng tuần lễ Thanksgiving, anh nhận được một cuộc gọi từ vùng Nimes tại miền nam nước Pháp hỏi anh về chú mèo lông xù này.
Sammy ngạc nhiên tới mức anh tưởng người ta đang đùa cợt mình, nhưng khi bức hình được gửi đến, thì chú mèo đó chính xác là Glitter của anh. Trong một bài phỏng vẫn, anh nói đùa rằng “Có lẽ Glitter đã phải lòng một cô gái Pháp nào đó, và chàng quyết định đội chiếc mũ bê rê.” Hiện chàng mèo đang được tiêm phòng và làm quốc tịch Pháp sau đó sẽ được gửi trả về với chủ tại Thụy Điển.
Câu chuyện mới đáng yêu làm sao, cứ tưởng tượng một chú mèo thong dong trên khắp nẻo phố châu Âu, chu du hơn 1,700km, mà tự dưng cũng muốn mình được như thế, vô lo vô nghĩ…
Ước muốn được “thong dong trên khắp nẻo phố châu Âu” của Hoàng Giang tuy không có gì là viển vông nhưng vẫn rất xa vời, và mỗi lúc một thêm xa, nếu chúng ta (chả may) sinh ra là … người Việt Nam – cái xứ sở mà nhiều người dân phải cầm cố nhà cửa/ruộng vườn mới đủ chi trả cho con cái một chuyến đi ra khỏi nước.
Dù giá quá đắt nhưng không phải ai đi (rồi) cũng đến. Hãy nghe qua một mẩu đối thoại giữa một cô gái Việt, và người bạn trai (đồng cảnh) từ hai phòng giam sát cạnh nhau – trong một nhà tù nào đó ở Âu Châu:
Tuyết ho, tôi xót ruột. Ho xong, nó nói:
“Em mơ còn nằm trong cái xe thùng chở em sang đây. Ðứa con gái nằm ngay bên cạnh em chết ngạt.”
“Chết!?”
“Chết. Bị nhốt trong thùng xe hai ngày hai đêm. Khi bọn đầu gấu mở cửa xe ra, thấy bốn người chết từ bao giờ. Con ấy thân với em nhất. Chúng em đã từng chia phiên nhau kề mũi vào cái lỗ nhỏ để thở.
Thương hại nó hay nhường cho em thở lâu hơn. Dọc đường nó cứ đòi về, không muốn đi nữa. Nhưng em biết về thế nào được với bọn đường dây. Nó mà sống sót cũng bị đường dây hành tới chết về cái tội đòi về… Anh có nghe không đấy?”
“Nghe rõ cả.”
“Nó nói khổ đều quanh năm chịu được, dồn vào một ngày thì chết. Anh nghĩ có đúng không?”
“Chắc đúng.”
“Mẹ nó bán ruộng, bán vườn để chung tiền cho nó đi, cứ mong nó mang đôla về chuộc đất, xây nhà như những người có thân nhân Việt kiều. Bây giờ nó chết, chưa kịp nhìn thấy tờ đôla xanh. Trước khi chết nó tựa vai em lầm bầm ‘Mẹ ơi! Con không muốn làm Việt kiều. Con muốn về nhà. Con muốn cơ cực ở nhà với mẹ suốt đời.’ Giọng nó như đứa trẻ con ba tuổi.” (Tâm Thanh – “Người Rơm”).
Người rơm còn có một tên gọi khác, dễ nghe hơn, theo ngoại ngữ: nouveaux boat people – những thuyền nhân mới. Khác với lớp người tị nạn từ Việt Nam vào cuối thế kỷ trước, những kẻ đến sau không còn được thế giới chào đón nữa.
Nhân loại, xem chừng, đã oải. Không ai còn đủ kiên nhẫn và bao dung với những kẻ khốn cùng, (không vốn liếng, không ngoại ngữ, không nghề nghiệp, không cả một mảnh giấy tùy thân) cứ tiếp tục đến mãi từ một xứ sở… Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc!
Thêm một điều khác biệt nữa là tuy được gọi tên “những thuyền nhân mới” nhưng họ không vượt biên bằng thuyền.
“Trong cuộc hành trình dài bằng phần nửa vòng trái đất, họ thường bám trên các xe vận tải hạng nặng xuyên qua Châu Âu. Trốn trong những thùng chứa hàng trong xe, họ phải ép xác, có khi chịu đựng không ăn uống trong nhiều ngày…” (PhươngVũ Võ Tam Anh, “Người Việt Khốn Khổ Tại Paris”).
Sau khi đặt chân được đến miền đất hứa (Anh Quốc) có một hiện tượng lạ xẩy ra là lớp người rơm, ở tuổi vị thành niên, đều mất biến – theo bài tường thuật (Missing Kids UK) của Sam Judah, qua Tạp Chí Thời Sự BBC:
“Người ta tin rằng hầu hết các trường hợp đều được các băng đảng đưa lậu vào Anh, bị cảnh sát phát hiện và đưa vào các trung tâm chăm sóc.
Các em rõ ràng là không bỏ trốn khỏi những kẻ bắt giữ mình, mà còn thường trốn khỏi các gia đình nhận nuôi dưỡng mình và các trung tâm chăm sóc để trở lại với những kẻ đó, nhằm tìm cách trả các khoản nợ lớn và nhằm để gia đình ở Việt Nam khỏi bị trả thù.
Văn, một cậu bé người Việt 15 tuổi, mà dường như được đăng tải trên trang mạng trẻ mất tích dưới một cái tên khác, đã được đưa lậu vào Anh bằng xe tải và đã bị buộc phải giúp việc nhà cho những kẻ đã đưa cậu vào. Sau đó, cậu được đưa vào làm ‘thợ vườn’ ở một số trại trồng cần sa trên cả nước…
Hồi năm ngoái, 96 thiếu niên người Việt đã được chuyển tới cho cơ quan quản lý tình trạng buôn bán người của chính phủ, khiến Việt Nam trở thành quốc gia có nhiều đối tượng được cho là nạn nhân ở tuổi vị thành niên nhất tại Anh.
BBC, nghe được hôm 18 tháng 2 năm 2014, còn cho biết thêm một khía cạnh tồi tệ khác: “Số liệu từ Cơ quan Tội phạm Quốc gia Anh Quốc (NCA) cho thấy trẻ em từ Việt Nam nằm đầu bảng danh sách bị đưa lậu vào Anh vì mục đích lạm dụng tình dục.”
Cập nhật hơn, The Guardian, số ra ngày 23 tháng 5 năm 2015, có bài tường thuật (“3,000 children enslaved in Britain after being trafficked from Vietnam”) của hai ký giả Annie Kelly và Mei-Ling McNamara. Xin ghi lại vài đoạn ngắn, theo bản dịch (“3.000 trẻ em bị buôn bán từ ‘đất nước Hồ Chí Minh’ sang Anh làm nô lệ”) của blogger Nguyễn Công Huân:
Giống như nhiều trẻ em Việt Nam khác, Hiền đã được đưa đến Anh để sống một cuộc đời nô lệ hiện đại. Em cuối cùng phải vào tù về tội trồng cần sa…
Chuyến đi của Hiền tới Anh Quốc bắt đầu khi em bị bắt cóc khỏi làng lúc 5 tuổi bởi một người nói rằng ông ta là chú của em. Như một đứa trẻ mồ côi, em không còn lựa chọn nào khác ngoài làm theo những mệnh lệnh của người khác. Em đã mất năm năm đi qua nhiều quốc gia bằng đường bộ, hoàn toàn không biết mình đã đi qua những đâu, từ Việt Nam qua biên giới giữa Pháp và Anh để tới một căn nhà ở London. Ở đây em phải làm nô lệ trong nhà trong 3 năm, nấu ăn và dọn dẹp cho nhóm những người Việt đi ra vào ngôi nhà em bị giam giữ…
Trong lời khai với cảnh sát, Hiền nói rằng em vẫn không hiểu chính xác loại cây em trồng là cây gì, mặc dù em hiểu rằng nó rất có giá trị. Em chăm sóc đám cây, sử dụng thuốc trừ sâu khiến em bị ốm, và chỉ rời căn hộ khi em giúp chuyển các cây cần sa này tới nơi khác để sấy khô. Em bị khóa trong nhà, bị đe dọa, bị đánh đập và bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Ước mơ của đám trẻ con Việt Nam đang bị giam giữ trong những trang trại trồng cần sa, hay những nơi mua bán tình dục – nếu có – hẳn không phải là được “thong dong trên khắp nẻo phố châu Âu” (như chú mèo Glitter trong câu chuyện của Hoàng Giang) mà là được trở lại quê hương. Được “cơ cực ở nhà với mẹ suốt đời,” như nguyên văn tâm sự của một nhân vật (dẫn thượng) của nhà văn Tâm Thanh.
Chuyện hồi hương, buồn thay, cũng không dễ dàng chi – theo tường trình của thông tín viên Lê Hải, từ Luân Đôn:
“Khi đã vào đến nước Anh rồi thì tùy thuộc vào chính quyền Việt Nam có chịu nhận những người này về hay không. Thường thì số lượng người bị trục xuất về Việt Nam gia tăng khi giữa hai nước có các đoàn công tác cấp cao, và chính phủ Anh có thể đề nghị tăng viện trợ để đổi lại bằng chuyện Việt Nam nhận người về.”
Cách ứng xử của những người lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay (Luân Đôn phải tăng viện trợ Hà Nội mới chịu nhận người về) dễ làm người ta liên tưởng đến lời lẽ cứng rắn trong bức thư mà ông Lý Quang Diệu gửi cho bà Thủ Tướng Anh, về vấn đề thuyền nhân Việt Nam, vào ngày 5 tháng 6 năm 1979. Xin được trích dẫn đôi dòng, theo bản Việt Ngữ của nhà văn Phạm Thị Hoài:
“Phải nói, phải nhắc đi nhắc lại, cho nhân dân và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới biết rằng chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính là kẻ tích cực xúc tiến cuộc di tản ồ ạt này, gây thiệt hại nặng nề cho các nước Đông Nam Á…
Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời thu về thì rất nhanh.”
Từ 1979 đến nay là gần nửa thế kỷ. Trong khoảng thời gian này đã có hai đợt di dân tập thể từ Việt Nam: thuyền nhân cũ và những thuyền nhân mới – ancient boat people and nouveaux boat people.
Giữa hai lớp người này có nhiều điểm dị biệt nhưng chính sách của nhà đương cuộc Hà Nội thì trước sau như một, hoàn toàn xuyên suốt và nhất quán: “Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời lãi thu về thì rất nhanh.”
Nói cho nó gọn thì đây là một hình thức buôn dân của giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay. Nước họ còn dám bán thì buôn dân, tất nhiên, chỉ là chuyện nhỏ.


© Tưởng Năng Tiến



onsdag 27 januari 2016

Bi Lụy Sầu Ơi- Lời thơ UL



Tình bạn khoảnh khắc dần phai đi
Lòng tin mấy chốc chẳng còn gì
Thân tôi ngậm ngùi bao nhiêu nhỉ
Mới có chân tình, cạn phân ly

Cuối cùng chỉ còn lại sầu bi
Coĩ trần tôi vướng đầy liên lụy
Muốn buông thả hết trong hoan hỉ
Để được thoát tục mộng” Nhân Quy”


Nhân quy được dùng ở đây muốn noí đến lòng mong mỏi Nhân Tình được quy tụ trong tình bạn…UL 27012016

LUÔN CÓ SỰ LỰA CHỌN CHO BẠN

Sinh ra trên đời ai không ai được lựa chọn nơi mình sinh ra, cha mẹ của mình nhưng tất cả chúng ta đều có sự lựa chọn cho mình cách sống, thái độ sống, chấp nhận hay cố gắng thay đổi những điều kiện sẵn có để làm nên một cuộc đời khác theo ý nguyện của bạn. Sự lựa chọn là của bạn, bạn lựa chọn điều gì, quyết định đi theo con đường nào đó chính là của bạn và bạn phải có trách nhiệm với những lựa chọn ấy.

Đừng bao giờ nói rằng; bạn sinh ra những gì có sẵn không cho bạn có sự lựa chọn cuộc sống hạnh phúc hay khổ đau. Làm gì có ai sinh ra được lựa chọn cho mình gia đình, bố mẹ và một điều kiện tốt nhất để sinh sống? Cũng như những hạt mầm vương vãi trên mặt đất, nó không có cơ hội lựa chọn cho mình nơi đâm chồi nảy lộc nhưng nó có quyền lựa chọn cho bộ rễ của nó đâm xuống sâu trong lòng đất hay lan theo mặt đất nông kia. Nếu nó sợ đau, sợ phải vất vả đưa bộ rễ xuống sâu trong lòng đất, khi gió bão kéo đến nó có thể bị quật ngã bất cứ lúc nào.

Con người ta cũng vậy, chúng ta có quyền lựa chọn cho mình cách sống, thái độ sống tích cực hoặc tiêu cực, chủ động hoặc thụ động. Chính cách lựa chọn thái độ sống của bạn quyết định đến cuộc đời của mình. Vậy nên, bạn đừng bao giờ nghĩ rằng mình không có khả năng thay đổi cuộc sống của mình. Bạn hoàn toàn có thể chỉ là bạn có muốn hay không mà thôi.

Cuộc sống của bạn là do chính bạn lựa chọn, có người lựa chọn đương đầu với những khó khăn, vượt qua những thách thức của cuộc sống để tìm kiếm những điều mà họ thật sự khao khát. Nếu bạn lựa chọn cho mình thái độ sống thụ động, chấp nhận những gì sẵn có bạn sẽ chẳng bao giờ có được những gì bạn mong muốn. Con người ta quan trọng nhất không phải là cái gốc sinh ra mà là những gì bạn làm để đi đến cái đích cuối cùng của cuộc đời. Thế nên hãy lựa chọn cho mình một thái độ sống tích cực, lựa chọn những việc làm thật ý nghĩa để cuộc sống của bạn thật hạnh phúc và vui vẻ.

Chúng ta ai cũng có quyền lựa chọn cho mình những việc làm, những quyết định, hành động cho cuộc đời của bạn. Đừng bao giờ để cuộc đời của mình trở nên nhàn nhạt, tầm thường và đi bên lề cuộc đời bạn nhé. Hãy lựa chọn cho mình những việc làm tích cực, chủ động để làm nên những kỳ tích. Bởi vì cuộc sống luôn có những lựa chọn, luôn có những lối rẽ cho bạn quyết định, chỉ cần bạn dũng cảm bước vào lối đi đó, kiên nhẫn thực hiện những điều bạn muốn nhất định bạn sẽ thành công. Nếu chấp nhận những gì sẵn có, những điều kiện khả dĩ như lúc bạn sinh ra thì bạn, mãi mãi chẳng bao giờ làm được những điều to lớn, cao cả hơn những người xung quanh.

Bởi vì chúng ta thường ngại khó, ngại khổ nên không lựa chọn cho mình những lối rẽ vất vả, gian nan mà thường chọn cho mình lỗi đi bằng phẳng, dễ dàng. Thế nhưng, lối đi càng bằng phẳng, càng dễ dàng thì chẳng cho bạn nhiều cơ hội để thể hiện mình, phô diễn hết khả năng của bạn. Cũng chẳng có nhiều cơ hội để làm tìm kiếm những điều bạn thực sự khao khát và mong muốn.

Hãy lựa chọn một cách thông minh và sáng suốt bạn nhé, đừng bao giờ thụ động cũng đừng bao giờ chấp nhận những gì sẵn có. Nếu bạn không dấn thân vào những con đường gập ghềnh khó khăn và trắc trở bạn sẽ chẳng bao giờ biết được thành công ngọt ngào ra sao! Hãy biết nhẫn nại vượt qua những gian khó của cuộc đời, hãy biết vươn tới những tầm cao như mong muốn và đừng chấp nhận sự nhạt nhòa mà cuộc sống đem lại!

Luôn có sẵn những lựa chọn cho bạn, chỉ là bạn quyết định chọn lựa điều gì mà thôi! Bạn hãy tin rằng, bất cứ điều gì bạn lựa chọn đều ảnh hưởng đến tương lai của bạn sau này! Dù muốn dù không bạn vẫn phải suy nghĩ thật chín chắn để đưa ra những lựa chọn sáng suốt cho bản thân. Cuối cùng, chúc bạn có những lựa chọn sáng suốt cho bản thân, bạn nhé. Hi vọng nhưng lựa chọn đó sẽ đem lại cho bạn những thành quả tốt đẹp nhất

Xin Anh Đừng Dối Em- Lời Thơ UL- Nhạc nền "Tại Sao" tác giả Trịnh Lam

Xin anh đừng nói dối em 
Tim em thổn thức bao đêm buồn phiền
Giá như anh noí thật liền
Cho em cảm giác bình yên gối đầu
Thương nhau trao gởi mai sau
Dẫu không trọn kiếp cũng là tình thân
Phải chăng mình mãi gian truân 
Nên ngại thử thách giá trị đôi ta
Hay anh chỉ là ”Bóng Ma”
Phong ba giữa chốn chợ hoa con người
Mua vui bên ”Gốc Đời Tôi”
Để rồi thóang chốc biến thành tha nhân
Lệ em rơi xuống từng dòng
Đời người uẩn khúc phận còn long đong
Ngỡ mai ta có duyên phần
Đài môi trao gởi lời nồng Yêu Nhau.

UL.... Januari 2016

tisdag 26 januari 2016

Chữ Hiếu và Nghĩa Tình qua câu chuyện thật cảm động...

Sau 21 năm kết hôn, một hôm vợ bảo tôi đưa một người đi ăn tối và xem phim. 'Em yêu anh, nhưng người phụ nữ này còn yêu anh hơn thế, em biết bà rất muốn được dành thời gian với anh'.
Đó chính là mẹ tôi, một góa phụ đã 19 năm nay. Cuộc sống gia đình với ba đứa con khiến tôi thi thoảng mới có thể thăm mẹ.
Tối hôm đó tôi gọi điện mời mẹ đi ăn tối. Mẹ tôi tỏ ra lo lắng: có chuyện gì sao con trai? Mẹ luôn có chút bất an với những lời mời bất ngờ như thế.

...

Chiều thứ Sáu. Tôi lái xe đến đón mẹ, trong lòng có chút hồi hộp. Khi trông thấy mẹ trên thềm nhà, tôi biết bà cũng cảm thấy như vậy. Mẹ tôi uốn tóc và mặc chiếc váy trong lễ kỷ niệm cưới cuối cùng. Khuôn mặt mẹ tỏa sáng như thiên thần khi bà cười: 'mẹ bảo với các bạn mẹ rằng hôm nay con tôi đến đón tôi đi chơi đấy! Họ thật sự háo hức muốn nghe về nó'.
Khi bước vào nhà hàng, mẹ khoác tay tôi như một Đệ nhất phu nhân thứ thiệt. mắt mẹ chỉ còn đọc được những dòng chữ lớn in trong Menu. Lúc đang dùng dở món chính, tôi ngước lên và thấy mẹ đang mỉm cười. 'Khi con bé mẹ là người đọc thực đơn để chọn món đấy'. 'vâng, bây giờ đến lượt con giúp mẹ làm điều đó!'.
Tôi và mẹ nói chuyện say sưa đến nỗi lỡ mất cả bộ phim. Khi chia tay mẹ, bà nói: 'Lần sau mẹ con mình lại đi chơi nhé. Nhưng là để mẹ mời đấy'. Tôi vâng.
Vài ngày sau, mẹ tôi mất vì một cơn đau tim đột ngột. Chẳng bao lâu sau, tôi nhận được một phong bì có bản photo của một tấm hoa đơn nhà hàng nơi tôi vừa đưa mẹ đến. Mẹ viết: 'Mẹ trả trước bữa tối này. Mẹ không chắc mình có thể đến kịp... Dù sao thì mẹ cũng đã sắp xếp một bữa tối cho hai người: một cho con và một cho vợ con. Các con không biết rằng đêm đó có ý nghĩa nhường nào với mẹ đâu.'
'Mẹ yêu con, con trai'
Lúc đó tôi đã hiểu ra: không gì trên đời này quan trọng bằng tình cảm gia đình. Biết đâu một lúc nào đó, 'để lần khác' sẽ trở nên 'quá trễ rồi', bạn ạ.

söndag 24 januari 2016

Việt Nam! Việt Nam! Sáng tác: Phạm Duy- All Asia Singer- Video by UL


Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời 
Việt Nam hai câu nói bên vành nôi 
Việt Nam nước tôi. 

Việt Nam Việt Nam tên gọi là người 
Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời 
Việt Nam đây miền xinh tươi 
Việt Nam đem vào sông núi 
Tự do công bình bác ái muôn đời 

Việt Nam không đòi xương máu 
Việt Nam kêu gọi thương nhau 
Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu 
Việt Nam trên đường tương lai, 
Lửa thiêng soi toàn thế giới 
Việt Nam ta nguyện tranh đấu cho đời 

Tình yêu đây là khí giới, 
Tình thương đem về muôn nơi 
Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người 
Việt Nam! Việt Nam! 
Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời 
Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn đời

lördag 23 januari 2016

Người phụ nữ 59 tuổi đã khiến cả đám đông lặng đi vì câu nói: "Không sao đâu, cứ bình tĩnh sống"

Màn trình diễn dù không thật xuất sắc, nhưng câu chuyện cuộc đời của thí sinh 59 tuổi, sống trong một túp lều không điện, không nước trên đồi cao cùng em gái 50 tuổi, đã khiến cả khán phòng Vietnam's Got Talent phải lặng đi với câu nói: "Không sao đâu, cứ bình tĩnh sống".

Có lẽ đêm qua, trong chương trình Vietnam's Got Talent 2016, tiết mục gây xúc động và ý nghĩa nhất với nhiều người đã thuộc về phần trình diễn của người phụ nữ này - một người phụ nữ độc thân 59 tuổi, đến từ một ngọn đồi, không điện, không tivi, sống lặng yên qua ngày cùng người em gái 50 tuổi.

 Phần thi của cô Nguyễn Thanh Thúy.

Cô Nguyễn Thanh Thúy, sinh năm 1957, là một thí sinh đến từ Lâm Đồng. Cô đã mang đến chương trình một ca khúc của Ngô Thụy Miên - Riêng một góc trời. Phải thừa nhận đây là một tiết mục không hoành tráng, màu mè, cũng như các chiêu trò thường thấy trên các chương trình truyền hình thực tế, nhưng những gì xuất hiện trong phóng sự giới thiệu cũng như phần trò chuyện của cô với ban giám khảo đã khiến nhiều người phải lặng người xúc động.
Người phụ nữ 59 tuổi đã khiến cả đám đông lặng đi vì câu nói: Không sao đâu, cứ bình tĩnh sống - Ảnh 2.
   Chân dung người phụ nữ khắc khổ có cuộc sống gần như là rời xa thế giới hiện đại. 
Vốn dĩ, cô sống ở một vùng đồi rất nghèo, không thể mua được bình ắc quy để thắp đèn, không có nước dù đã đào tận 2 cái giếng. Hàng ngày cô làm vườn, bấm huyệt và chữa từ thiện cho trẻ khuyết tật. Cuộc sống cứ đơn giản, tĩnh mịch như vậy cùng người em gái 50 tuổi - cũng độc thân. Cô tâm sự, đi thi chỉ mong đạt được chút gì nho nhỏ để có tiền xây cái bể nước mưa trên đồi.
Trong suốt đoạn clip, cô Thanh Thuý đã chia sẻ rất nhiều về cuộc sống của mình. Từ việc mỗi lần nhận đồ quyên góp đều phải xách những bao gạo nặng đi lên quả đồi những 4-5km, cho đến chuyện 3h sáng vừa đi bộ xuống đồi để bắt xe lên thành phố dự thi... Những chia sẻ này đã khiến cả 3 giám khảo vô cùng xúc động.
Người phụ nữ 59 tuổi đã khiến cả đám đông lặng đi vì câu nói: Không sao đâu, cứ bình tĩnh sống - Ảnh 3.
 Phần trình diễn dù không thật xuất sắc, nhưng đã đi vào lòng người. 
Cảm động nhất, là khi Trấn Thành tỏ ý xót xa trước hoàn cảnh của cô, cô đã bình thản mà trả lời: "Không sao đâu, cứ bình tĩnh sống". Câu nói này đã thật sự chạm vào trái tim của hàng vạn người theo dõi chương trình cũng như BGK - như một châm ngôn sống giản dị nhưng sâu sắc, như một sự mạnh mẽ kiên định, không bao giờ đầu hàng dù cuộc đời có khắc nghiệt đến đâu.
Người phụ nữ 59 tuổi đã khiến cả đám đông lặng đi vì câu nói: Không sao đâu, cứ bình tĩnh sống - Ảnh 4.
 "Không sao đâu, cứ bình tĩnh sống" - câu nói đang truyền cảm hứng tới rất nhiều người. 
Cư dân mạng cũng không thể ngăn được sự xúc động của mình khi chứng kiến màn trình diễn này. Trước đoạn clip ghi lại phần trình diễn của cô, anh Hiếu Orion - một trong những blogger khá nổi tiếng đã chân thành bày tỏ: "Rồi ai đó cứ bị cuốn theo guồng sống một cách quay cuồng... Tất cả hình như do chúng ta chưa đủ "Bình Tĩnh Mà Sống". Có lẽ cũng do ta không biết được "giá trị cốt lõi của bản thân": sống để làm gì và đi tới đâu?"

BẮC ĐẨU Nhạc và lời: Trần Thiện Thanh Trình bày: Nguyễn Hồng Nhung Lâm Nhật Tiến


NGƯỜI TỬ TRẬN 3 LẦN:
CỐ THIẾU TÁ “BẮC ĐẨU” NGUYỄN NGỌC BÍCH
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, Thiết Đoàn 18 KB được lệnh tăng cường cho chiến trường Quảng Trị, phía bắc sông Thạch Hãn. Một quả pháo 130mm của địch quân CSBV đã rơi ngay chiếc Thiết vận xa M-113 của Đại Úy Nguyễn Ngọc Bích Bích và ông đã tử trận. Ngày 27/4/1972, thi hài cố Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Bích được di tản về Mỹ Chánh, Quảng Trị bằng quân xa GMC, đến Cầu Ga thì quân xa chở thi hài ông bị trúng đạn hỏa tiễn tầm nhiệt AT-3, ông tử trận lần thứ nhì.
Đồng đội đã đóng cho ông một chiếc áo quan tạm thời thứ hai và tiếp tục di tản. Ngày 30/4/1972, quân xa sang sông bị mắc lầy và xe ông trúng đạn pháo kích một lần nữa, ông tử trận lần thứ 3 trước khi thi hài ông được đưa về với gia đình!
Cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh nghe được câu chuyện thương tâm này, đã cảm kích và sáng tác bài hát BẮC ĐẨU để tặng người Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân Thiết Kỵ QL-VNCH Nguyễn Ngọc Bích. BẮC ĐẨU là danh hiệu truyền tin của cố Thiếu Tá
Về Bắc Đẩu Nguyễn Ngọc Bích: Cố Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Bích tốt nghiệp Khóa 18/SQTB Thủ Đức và Khóa 13 Sĩ Quan Căn Bản Thiết Giáp. Ông là Chi Đoàn Trưởng Chi Đoàn 218 thuộc Thiết Đoàn 18 Kỵ Binh QL/VNCH. Đơn vị ông đã từng lập công trong trận tái chiếm căn cứ Alpha trên chiến trường Kampuchia và đã được trao tặng huân chương Anh Dũng Bội Tinh Nhành Dương Liễu.

Mòi nghe Nguyễn Hồng Nhung và Lâm Nhật Tiến trình bày “BẮC ĐẨU” của Trần Thiện Thanh 

*********************************************
Người bỗng trở thành vì sao Bắc Đẩu,
lẻ loi tinh cầu đêm đen không dấu
Cây “Cầu Gà” nhỏ anh qua anh qua
Vì sao Bắc Đẩu trôi dạt đêm mưa,
người xa cách người, nước mắt tiễn đưa
đã thấy xót xa một lần anh đi
đã thấy xót xa từ ngày hôm qua
Đây thinh không thiên thần lên tiếng hát,
chiêu hồn người từ hỏa ngục dương thế .
Kìa bầu trời Ngọc Bích đã thênh thang …
Ôi …lời mời gọi anh bước chân sang .
Xin muôn năm như vì sao sáng đó
Hỡi người định mệnh là vì sao lẻ .
Dậy đi Bắc Đẩu!
Dậy đi Bắc Đẩu
Bừng mắt dậy soi sáng thiên thu.
Người tên “Bắc Đẩu” chết trận hôm nao?
Một áo quan đóng vội một chuyến cuối phiêu du …
“Có thấy dấu chiến xa của người của hôm qua ?”
“Có thấy chiếc mũ đen của người lạc trong đêm?”
Người tên “Bắc Đẩu” chết trận La Vang, liệm xác ba lần …
Ngọc bích cũng tan chỉ còn vì sao thôi, chỉ còn vì sao thôi …
Cuộc đời vài mươi năm
Người vội về xa xăm
[Tặng anh hùng mũ đen Bắc Đẩu Nguyễn Ngọc Bích]

fredag 22 januari 2016

Trả Lại Cho Dân- Sáng Tác: Duy Quốc Nam- All Asia Singers

Trả Lại Cho Dân là một sáng tác của một nhạc sĩ ở Việt Nam, được một số anh em trong nước gửi đến cho đài SBTN và nhạc sĩ Trúc Hồ. Sau khi nhận được bài nhạc này, NS Trúc Hồ đã cùng một số ca sĩ của TT Asia thu âm. UL xin làm thêm chút ý nghĩa cho công 
cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam
********************************
Trả lại đây cho nhân dân tôi
Quyền tự do, quyền con người
Quyền được nhìn, được nghe, được nói
Quyền được chọn chân lý tự do
Quyền xóa bỏ độc tài độc tôn
Trả lại đây cho anh quân nhân
Quyền được sống đời trai hùng
Quyền tự hào, tự tôn nòi giống
Là bảo vệ non nước Việt Nam
Là bảo vệ dân lành Việt Nam
Trả lại đây quyền phúc quyết của toàn dân
Dân biết điều gì dân cần
Để tự do mưu cầu hạnh phúc
Trả lại đây quyền chính đáng của người dân
Dân biết chọn gì cho mình
Cho thái bình non nước Việt Nam

onsdag 20 januari 2016

LỜI THƯƠNG TỪ BÀ QUẢ PHỤ NGỤY VĂN THÀ


(Phỏng theo lời kể của bà Huỳnh Thị Sinh)

Anh ơi nhớ chăng?
Hôm đó ra đi anh đã quay về mấy bận
Nói đang sửa tàu hư, rồi anh gọi em hoài!
Từ chung cư Nguyễn Kim ngó xuống nhìn
Em đã thấy anh xách va li quay lại
Và gọi với lên “Tàu còn sửa đến mai!”
Nhưng tàu sửa xong ngay và anh đi, đi mãi
Đi đến tận bây giờ rồi ở mãi “Chốn Bồng Lai”!

Em đã quen với những cuộc ra đi như vậy
Nay Vũng Tàu, Nha Trang mai Đà Nẵng, Hoàng Sa
Được ở nhà mươi hôm anh chăm sóc ba con gái
Đứa chín tuổi, đứa sáu năm còn bé út lên ba

Các con cũng đã quen với những chuyến xa ba
Nên mỗi lần chia tay không đứa nào dám khóc
Chỉ bé lớn một lần ngồi cầu thang lau nước mắt
Bị bé út “lêu lêu” làm chị nó phải cười xòa

Nhưng cái lần cuối này anh đi em thấy điềm rất lạ
Anh đứng dưới sân nhìn lên mắt như đẫm lệ nhòa
Anh đi rồi làm suốt đêm em không sao chợp mắt
Vì có tin quân mình đang đụng giặc tại Hoàng Sa!

Chiều hôm sau tin báo về
Anh đã bị giặc bắn chìm cùng tàu HQ10 - Nhật Tảo!
Sau khi đã phá tan hai chiến hạm của giặc Tàu
Nhưng trừ con lớn, hai đứa sau vẫn không hề hay biết
Ngày nào chúng cũng ngồi chờ: “Ba của chúng con đâu?”

Em khôn xiết khổ đau tháng ngày ngồi ngóng đợi
Và hy vọng thời nay Trời còn có phép màu
Giúp kéo tàu Hộ Tống Hạm lên đưa anh về một buổi
Thăm lại các con thơ cho chúng vợi buồn đau!

Anh ơi!
Ba mươi chín năm rồi! Anh đã tròn tuổi bảy mươi
Các con của chúng ta nay cũng đã thành gia thất
Nhưng em không thể nào tin là anh yêu đã mất
Vì đêm nào em cũng nghe tiếng anh gọi: “Em ơi!”

Khi đươc trở về trời, ai cũng cần nấm đất
Để vợ con ngày tết, ngày mất còn có chỗ cắm nhang
Nay anh nằm dưới biển sâu nơi giặc Tàu cưỡng chiếm
Ba mươi chín năm trời hồn xác dạt lang thang!

Không có anh nhưng vì còn các con, em phải sống!
Rồi bán dần thứ nọ thứ kia để nuôi chúng trưởng thành
Nay nhà ở cũng đang phải chờ, mấy năm liền thuê trọ
Nên chưa có chỗ đặt bàn thờ để treo ảnh của anh!

Anh Thà ơi!
Em nhớ lắm ngày xưa mỗi lần về nghỉ phép
Anh đưa cả bốn mẹ con em tới phố Nguyễn Tri Phương
Ăn ốc luộc chấm mắm gừng mồm út cay bật khóc
Anh cười hiền ôm dỗ con ngó phụng phịu mà thương!

Ôi ước gì em và các con được một lần ra đảo
Để thả 74 vòng hoa tang trên biển cả bao la
Nguyện cầu hương hồn 74 các anh được về quê ăn tết
Để các anh thôi bị giặc Tàu xéo dày giữa Hoàng Sa!

Đến mùa bão, ngư dân ta hay vào Hoàng Sa lánh nạn
Vẫn thường bị quân Trung Quốc đuổi ra giữa biển khơi
Hồn các anh có thiêng xin hãy cứu đồng bào gặp nạn
Vì dân Việt Nam mình còn khổ lắm, các anh ơi!

Ôi giá em đưa được anh về Trảng Bàng như anh từng ao ước
-Nếu anh hi sinh, xin em để xác anh được về lại quê nhà!
-Để được nằm gần má, gần ba, gần ông bà nội ngoại!
Có ai ngờ xác anh nay trôi dạt mãi Hoàng Sa! 

Em không dám mơ các anh sẽ được vinh danh, tạc tượng
Mà chỉ ước biển đảo quê hương không còn giặc xâm lăng!
Cho đất nước bớt lầm than, dân thôi phải bị lao tù oan trái
Để Hoàng Sa sớm trở về Đất Mẹ Cửu Long Giang!

 Đặng Huy Văn

tisdag 19 januari 2016

Ngụy Văn Thà, Lời Thề Chiếm Lại Hoàng Sa- Sáng tác Trần Chí Phúc- Video by UL


Tôi viết tên anh Ngụy Văn Thà.
Cùng bao chiến sĩ đã hi sinh. 
Oai dũng năm xưa liều thân giữ đảo, 
những người con tổ quốc, trận tử chiến Hoàng Sa.
Tôi viết tên anh tôi viết tên các anh. ...
Hoàng Sa Hoàng Sa là của Việt Nam.
Hoàng Sa Hoàng Sa quần đảo quê ta, 
từ ngày giặc chiếm, Biển Đông phong ba, 
tàu lạ cướp giết ngư dân đau thương.
Hoàng Sa Hoàng Sa là bản hùng ca, 
Hoàng Sa Hoàng Sa lời thề còn vang, 
người người còn nhớ, niềm đau quê hương, 
Tầu Cộng xâm lăng quần đảo thân yêu.
Năm tháng trôi qua vẫn ghi lòng. 
Lời thề cương quyết giữ non sông. 
Sóng nước mênh mông còn ghi dấu vết, 
người chiến sĩ Hải Quân, trận tử chiến năm xưa.
Hoàng Sa Hoàng Sa là của Việt Nam, 
vang vang lời thề, vang vang lời thề, 
chiếm lại Hoàng Sa.

Trần Chí Phúc

Tưởng niệm 42 năm Hải Chiến Hoàng Sa


Dù thành dù bại, dù gục ngã hy sinh, các anh đã sống đúng phận người trai thời loạn, và như lời của tiền nhân (Hoàng đế Quang Trung):
"ĐÁNH CHO SỬ TRI NAM QUỐC... ANH HÙNG CHI HỮU CHỦ"
(Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ.)
--------------------------------------------------------------------------------------

DANH SÁCH 74 TỬ SĨ HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HOÀ

HY SINH TRONG TRẬN HOÀNG SA 19-1-1974

1. Trung sĩ Trần Văn Ba (HQ 10)

2. Hạ sĩ Phạm Văn Ba (HQ 10)
3. Đại úy Vũ Văn Bang (HQ 10)
4. Hạ sĩ Trần Văn Bảy (HQ 10)
5. Thượng sĩ nhất quản nội trưởng ... Châu (HQ 10)
6. Trung sĩ nhất VT Phan Tiến Chung (HQ 10)
7. Hạ sĩ Nguyễn Xuân Cường (HQ 10)
8. Hạ sĩ Trần Văn Cường (HQ 10)
9. Trung sĩ Trần Văn Đàm (HQ 10)
10. Hạ sĩ nhất vận chuyển Nguyễn Thành Danh (HQ 4)
11. Hạ sĩ vận chuyển Trương Hồng Đào (HQ 10)
12. Hạ sĩ nhất Trần Văn Định (HQ 10)
13. Trung úy Lê Văn Đơn (Người nhái)
14. Hạ sĩ Nguyễn Văn Đông (HQ 10)
15. Trung úy Phạm Văn Đồng (HQ 10)
16. Trung úy Nguyễn Văn Đồng (HQ 5)
17. Trung sĩ.... Đức (HQ 10)
18. TT1/TP Nguyễn Văn Đức (HQ 10)
19. Trung sĩ Lê Anh Dũng (HQ 10)
20. Hạ sĩ Nguyễn Văn Duyên (HQ 16)
21. Thượng sĩ Nguyễn Phú Hào (HQ 5)
22. Hạ sĩ Nguyễn Ngọc Hòa (HQ 10)
23. Hạ sĩ Nguyễn Văn Hoàng (HQ 10)
24. Trung úy Vũ Ðình Huân (HQ 10)
25. Hạ sĩ Phan Văn Hùng (HQ 10)
26. Thượng sĩ nhất Võ Thế Kiệt (HQ 10)
27. Thượng sĩ Hoàng Ngọc Lễ (HQ 10)
28. TT1/TX Phạm Văn Lèo (HQ 10)
29. Thượng sĩ nhất CK Phan Tấn Liêng (HQ 10)
30. Hạ sĩ Nguyễn Văn Lợi (HQ 10)
31. TT1/CK Dương Văn Lợi (HQ 10)
32. Hạ sĩ Ðỗ Văn Long (Người nhái)
33. Trung sĩ Lai Viết Luận (HQ 10)
34. Hạ sĩ nhất Ðinh Hoàng Mai (HQ 10)
35. Hạ sĩ nhất Nguyễn Quang Mến (HQ 10)
36. Hạ sĩ nhất Trần Văn Mộng (HQ 10)
37. Trung sĩ ... Nam (HQ 10)
38. TT1/TP Nguyễn Văn Nghĩa (HQ 10)
39. Trung sĩ Ngô Văn Ơn (HQ 10)
40. Hạ sĩ Nguyễn Văn Phương (HQ 10)
41. TT1/PT Nguyễn Hữu Phương (HQ 10)
42. Thượng sĩ nhất Vũ Ðình Quang (HQ 5)
43. TT1/TP Lý Phùng Quy (HQ 10)
44. Trung sĩ Phạm Văn Quý (HQ 10)
45. Trung sĩ Huỳnh Kim Sang (HQ 10)
46. Hạ sĩ Ngô Sáu (HQ 10)
47. Trung sĩ Nguyễn Tấn Sĩ (HQ 10)
48. TT/TP Thi Văn Sinh (HQ 10)
49. Trung sĩ Vận chuyển Ngô Tấn Sơn (HQ 10)
50. Hạ sĩ nhất vận chuyển Lê Văn Tây (HQ 10)
51. Trung tá Ngụy Văn Thà (HQ 10)
52. Đại úy Huỳnh Duy Thạch (HQ 10)
53. Hạ sĩ Nguyễn Văn Thân (HQ 10)
54. TT/DT.... Thanh (HQ 10)
55. Trung úy Ngô Chí Thành (HQ 10)
56. Hạ sĩ Trần Văn Thêm (HQ 10)
57. Hạ sĩ Phan Văn Thép (HQ 10)
58. Hạ sĩ nhất vận chuyển Lương Thanh Thi (HQ 10)
59. Thượng sĩ ... Thọ (HQ 10)
60. TT1/VT Phạm Văn Thu (HQ 10)
61. TT1/DT Ðinh Văn Thục (HQ 10)
62. Trung sĩ Vương Thương (HQ 10)
63. TT Nguyễn Văn Tiến (Người nhái)
64. Thiếu tá Hạm phó Nguyễn Thành Trí (HQ 10)
65. Trung sĩ Nguyễn Thành Trọng (HQ 10)
66. Hạ sĩ vận chuyển Huỳnh Công Trứ (HQ 10)
67. Thượng sĩ Ðinh Hữu Từ (Người nhái)
68. Trung sĩ Nguyễn Văn Tuân (HQ 10)
69. TT1/CK Châu Túy Tuấn (HQ 10)
70. Biệt hải Nguyễn Văn Vượng (HQ 4)
71. Trung úy Nguyễn Phúc Xá (HQ 10)
72. Trung sĩ Nguyễn Vĩnh Xuân (HQ 10)
73. Trung sĩ Nguyễn Quang Xuân (HQ 10)
74. Trung sĩ... Xuân (HQ 16)


måndag 18 januari 2016

"TỔ QUỐC GHI ƠN" VÀ "TỔ QUỐC GHI CÔNG".

Phân tích 2 từ dùng của 2 chế độ cùng đồng hành 20 năm trên đất Việt Nam.
Nếu trường học ra đề bài văn như vậy thì kết q...uả chưa đáng bàn nhưng tính nhân văn sẽ được truyền dạy rất cao.Khổ nổi là nền giáo dục hiện thời chỉ muốn đào tạo những con vẹt chứ không muốn đào tạo ra con người đúng nghĩa.
Lấy đúng 20 năm, từ 1955 - 1975 ta thử phân tích 2 miền Nam - Bắc.
1./ Nam: Việt Nam Cộng Hòa.
Trong mỗi lớp học có 4 chữ "TỔ QUỐC TRÊN HẾT".
Đi lính bị thương thì dùng từ "THƯƠNG PHẾ BINH".
Chết thì được "TỔ QUỐC GHI ƠN".
2./ Bắc: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Trong mỗi lớp học có câu "NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MUÔN NĂM".(Câu này là ngay lúc này, trước 1975 không biết lớp ở miền Bắc treo câu gì?)
Đi lính bị thương thì dùng từ "THƯƠNG BINH".
Chết thì được "TỔ QUỐC GHI CÔNG".
Để phân tích nguyên 2 chế độ thì quá nhiều cái để nói.Ở đây tôi chỉ phân tích 2 từ ƠN và CÔNG.
Theo từ điển Việt - Việt:
****/ ƠN: "điều làm cho người nào đó, mang lại lợi ích, sự tốt đẹp, được bản thân người ấy nhận thức như là cần phải đền đáp" (Chỉ có 1 nghĩa)
****/ CÔNG: (Có 4 nghĩa)
1/ "đơn vị để tính sức lao động bỏ ra, bằng lao động trung bình trong một ngày của một người"
2/ "đơn vị để tính phần đóng góp vào lao động của súc vật dùng làm sức kéo hoặc của một số công cụ trung bình trong một ngày"
3/ "thù lao được trả bằng tiền hoặc của cải vật chất cho công lao động làm thuê"
4/ "công lao (nói tắt)"
Tra ở đây: http://tratu.soha.vn/
Tôi nghĩ đến đây thì tất cả những người biết đọc chữ đều đã nhận ra được ý nghĩa của việc hy sinh bản thân và tính mạng cho công cuộc đấu tranh của mỗi con người.
Không cần nói nhiều mọi người chắc đã hiểu chế độ nào tôn trọng sự hy sinh đó và chế độ nào xem thường tính mạng con người phục vụ.
Đời sống thực, nếu trong cơ khốn khó có người tặng bạn 100 ngàn thì bạn sẽ bảo là bạn biết ơn họ.Cái ơn này không phải đến khi làm ăn ra trả lại họ 100 ngàn mà bạn có thể quay lại giúp họ đến 100 triệu nếu bạn có điều kiện.
Cũng trong trường hợp đó nếu bạn cho đó là công của họ thì đến lúc có cứ trả cho họ 100 ngàn và tặng thêm vài chục ngàn cafe là bạn đã trả hết công.



"ƠN" VÀ "CÔNG" CHỈ LÀ 2 TỪ DÙNG SONG NÓ NÓI LÊN TÍNH NHÂN VĂN CỦA 2 NGUỒN GỐC XUẤT PHÁT RA 2 TỪ ĐÓ.

söndag 17 januari 2016

TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA, 19-01-1974


    Cả thế giới đều biết, trận Hải Chiến giữa Hải-Quân V.N.C.H. và Hải-Quân Trung Cộng là một cuộc chiến không cân sức, như là “châu chấu đá xe”. Thế mà Hải-Quân V.N.C.H. vẫn chấp nhận chiến đấu để quân cướp Trung Cộng biết rằng Việt-Nam Cộng Hòa là chủ của Hoàng Sa. Đó là tinh thần dũng cảm của Quân Lực V.N.C.H., và mọi người – nhất là người Việt-Nam – cần phải ghi nhận một cách trân trọng và nêu cao.

    ...

    Để đánh giá một trận chiến do “1/2 nước Việt Nam này” dám ngang nhiên chống Tàu Cộng cướp đảo, trong khi – cùng thời điểm – “1/2 nước Việt Nam kia” lại tận dụng thời cơ, xua quân thực hiện chiến thuật biển người, do học được từ Trung Cộng, để ào ạt tấn công “1/2 nước Việt-Nam này” bằng vũ khí của chính quân cướp Trung Cộng!
    Vì lẽ đó, những Người Lính V.N.C.H. đã tham chiến trận Hải Chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 01 năm 1974 – cả Địa Phương Quân lẫn Hải-Quân và Thủy Quân Lục Chiến – khi trở về đất liền được chào đón như những vị anh hùng, bởi vì người Lính chỉ biết tuân lệnh, xã thân vào trận chiến vì tinh thần yêu nước, muốn bảo vệ quê hương là một khúc khải hoàn ca!
    Trích Blog Hoàng Sa của tác giả Điệp Mỹ Linh.
      ******************************************************************


      Đại úy Huỳnh Duy Thạch là 1 trong 74 quân nhân VNCH đã tử trận trong ngày 19-1-1974. Ông Huỳnh Duy Thạch sinh năm ngày 2-11-1943 ở Đà Lạt, tử trận khi mới hơn 30 tuổi. Năm 1971, ông Thạch được phong cấp bậc trung úy, ông là Cơ khí trưởng hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 từ ngày 16-4-1973 đến khi tử trận. Ông được phong cấp bậc đại úy vào ngày 19-1-1974.
      Đề đốc Trần Văn Chơn, Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH, là người đã ký giấy thư báo tử gửi cho bà Lê Kim Chiêu, số 8 Lê Thánh Tôn, báo tin chồng bà là Đại úy Huỳnh Duy Thạch, đã tử trận ngày 19-1-1974, trong trận hải chiến Hoàng Sa chống Trung Cộng.
      Trích thư báo tử: “Sự ra đi vĩnh viễn của cố Đại úy Thạch đã khiến Hải quân Việt Nam mất đi một chiến sĩ ưu tú, Tổ Quốc mất một người con yêu quý trong cuộc chiến hào hùng hiện nay của dân tộc và để lại cho người thân yêu niềm thương tiếc vô hạn“.
      Hạm trưởng hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 là Thiếu tá Ngụy Văn Thà, cũng đã tử trận cùng ngày với Đại úy Huỳnh Duy Thạch trong trận Hải chiến Hoàng Sa.

lördag 16 januari 2016

Ý nghĩa của các chữ Nhân- Nghĩa- Lễ- Trí- Tín



“Nhân” là phạm trù đạo đức của Nho gia và “từ” là tinh thần yêu thương mọi sinh linh của nhà Phật.
Chữ “nhân” của Nho gia theo nghĩa hẹp và cụ thể được Khổng Tử diễn giải cho các học trò của mình được sách vở ghi lại như sau:
Nhân là kìm chế mình để trở về với lễ.
Nhân là điều gì mình không muốn thì đừng áp đặt cho người khác, “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”.
Nhân là yêu người.
Khổng Tử nói “có thể làm được năm điều dưới đây với thiên hạ là có nhân” đó là: Cung kính, khoan dung, giữ chữ tín, chăm chỉ siêng năng, ra ơn cho mọi người. Ngoài ra, ông nói: Người có nhân, muốn thành đạt thì cũng giúp cho người thành đạt.
Tất cả câu trả lời trên đều cụ thể cho từng người, nội dung hàm chứa tính giáo dục con người cụ thể.
Chữ “nhân” theo nghĩa hẹp rất rộng, do đó người nhà Nho sau này giải thích chữ “nhân” là lý của yêu thương, là đức của tâm hay là làm điều nhân là giữ toàn tâm đức v.v…
Theo nghĩa rộng, chữ “nhân” được Khổng Tử, Mạnh Tử xem như tư tưởng cốt lõi của Nho giáo (giáo ở đây không phải là tôn giáo, mà là giáo hóa con người).
Do đó đạo đức của Nho giáo cũng có thể gọi là đạo của chữ nhân, khi nói “nhân giả nhị nhân giả” (chữ “nhân” chiết tự ra gồm chữ “nhân” là “người” và chữ “nhị” là “hai”).
Nghĩa là: Nhân là mối quan hệ giữa người và người. Đây chính là mọi quan hệ của con người trong xã hội. Nếu xử lý hài hòa các mối quan hệ trên thì xã hội sẽ trật tự, trên dưới hài hòa, và con người được sống trong cảnh thái bình. Do đó nhân chính là đạo làm người vậy.
Từ luận giải chữ “nhân” nghĩa rộng trên, chúng ta thấy mối quan hệ giữa người và người đầu tiên phải được xử lý, phải được quy phạm đó là con cái và cha mẹ.
Chúng ta ai cũng biết khi chào đời người gần gũi lo toan cho ta là đấng sinh thành (cha mẹ). Do đó, theo Nho giáo đây là mối quan hệ đặc biệt ưu tiên trong mọi mối quan hệ xã hội.
Những quy phạm về mối quan hệ này Nho giáo gọi là “đạo hiếu” (Theo Nho giáo, bách hạnh hiếu là đầu, làm người phải đặt chữ hiếu lên trên hết).
Tiếp theo là mối quan hệ với anh em là chữ “đệ”, mối quan hệ với bạn bè là chữ “nghĩa”, mối quan hệ với vua là chữ “trung” v.v…
Từ đó triển khai ra các phạm trù đạo đức khác để tu thân, để rèn luyện đức tính con người: lễ, nghĩa, liêm, sỉ, trí, nhân (nghĩa hẹp), dũng v.v…
Thật ra những phạm trù đạo đức nêu trên (trung, hiếu, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín v.v…) chỉ là tên gọi của các mối quan hệ hay những thái độ, cư xử, quan điểm, lẽ sống của con người trong xã hội.
Nhưng nội dung hàm chứa bên trong của nó tùy theo thời đại khác nhau lại có ý nghĩa khác nhau. Ví dụ chữ “hiếu” là một phạm trù đạo đức nói lên mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ.
Phạm trù này vĩnh viễn tồn tại trong mọi xã hội từ xưa đến nay và cả mai sau, nhưng nội dung của chữ “hiếu” thì theo từng thời đại khác nhau có những nội dung khác nhau.
Như ngày xưa hiếu là luôn vâng lời cha mẹ, nuôi dưỡng cha mẹ, phải sinh con cái để nối dõi tông đường. Khi cha mẹ qua đời, con phải cư tang bằng hình thức sống quanh mộ đói rét ba năm không được đi đâu, không được vui vẻ để tỏ nỗi khổ đau thương nhớ mẹ cha...
Nhưng cũng có nhà Nho cho rằng “đại hiếu là làm rạng rỡ tông đường, kế đến là không làm gì nhục gia tông, thứ ba mới đến nuôi nấng cha mẹ”…
Còn ngày nay, chúng ta phải có nội dung phù hợp cho chữ “hiếu”. Chữ “trung” cũng thế, không thể giữ nội dung là trung với vua mà phải là trung với nước, trung với dân v.v…
Lễ Nghĩa
   Đối với người Việt, hai chuẩn mực quan trọng nhất, có lẽ là nhân nghĩa và lễ nghĩa.
Nói là quan trọng nhất, bởi lẽ hiếu nghĩa, trung nghĩa, tín nghĩa đều được xây dựng trên nhân nghĩa và lễ nghĩa. 
Ta không thể có hiếu nếu thiếu nhân ta cũng không thể có trung, có tín nếu thiếu nhân nghĩa. 
Tương tự, hành vi hiếu chỉ có thể biểu hiện qua lễ, qua thái độ (lễ độ), qua hành vi (lễ phép), qua lối suy nghĩ đạo đức đòi buộc (lễ nghĩa). Và lòng thành tín, lòng trung thành cũng chỉ có thể dãi bày ra được qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động hợp lễ
Một người yêu kính cha mẹ không thể có những ngôn ngữ vô lễ đối với đấng sinh thành. 
Một người trung quân không thể “cá mè một lứa” với nhà vua, y hệt một người học sinh tốt không thể “coi thầy  bằng vung” bởi lẽ “không thầy đố mày làm lên.” 
Từ đây, chúng ta nhận ra được là nhân nghĩa và lễ nghĩa là nền tảng cho mọi nhân đức khác.
    Như vậy, có thể nói là lễ nghĩa gắn liền với bản tính. Đây là lý do tại sao nho gia Việt hiểu hay giải thích lý thuyết tính bản thiện của Mạnh Tử theo cái ý nghĩa của lễ nghĩa và nhân nghĩa, và theo đạo nhân cuả Khổng Tử. Là bản tính, lễ nghĩa không thể tách rời con người. 
Một người thiếu lễ nghĩa là “ngợm” như dân gian thường nghĩ. Sự việc làm con người siêu việt trên vạn vật chính là vì con người có lễ nghĩa. 
Điều mà chúng ta hãnh diện gọi là văn hóa Việt, thực ra là những cách sống, cách xử thế, cách tổ chức theo lễ ghĩa.
Điều mà chúng ta nâng lên hàng tinh thần, cũng chính là lễ nghĩa: hồn nước, lễ gia tiên, lễ giỗ tổ. Điều mà chúng ta coi như một yếu tố quyết định tương lai dân tộc, lại cũng chính là lễ và nghĩa. Lễ: “Tiên học lễ, hậu học văn” chứ không phải là “tiên học võ”, hay “tiên học thuật” và sau đó mới học lễ. 
  Và đây cũng là điều giúp chúng ta hiểu được tại sao, người Việt chúng ta chấp nhận “cái nết đánh chết cái đẹp”; họ hiểu cái sắc đẹp của phụ nữ theo hạnh, theo ngôn, theo dung và theo công. 
Trong khi nghĩa: cái nghĩa khí của những anh hùng liệt nữ, cái nghĩa của Lê Lai khi cứu Lê Lợi, cái nghĩa khí của Trần Quốc Toản, của Lê Văn Duyệt. Chính cái nghĩa này mới làm cho cái lễ phát huy được công năng của nó: tức làm con người có nhân cách, tức xứng đáng làm người.
   Như thế, câu nóí “Tiên học lễ, hậu học văn” mới được hiểu một cách trung thực hơn. Câu nói này không có nghĩa là lễ đi trước, văn đi sau, hay lễ quan trọng hơn văn nhưng muốn nói lên tầm quan trọng của lễ nghĩa: lễ nghĩa chính là nền căn bản cuả đạo làm người. 
Mà khi nói đạo làm người, người Việt muốn nhấn mạnh đến một con người theo đúng cái đạo ai cũng phải theo, đó là: đạo con người trung thực, một con người thăng tiến, một con người tiếp tục và phát sinh ra giá trị của nhân loại. 
Một con người trung thực đòi ta không được phản bội với những bản tính bẩm sinh cuả con người, mà bản tính đó vốn là nhân nghĩa, hay tính bản thiện, hay dĩ hòa vi qúy. Một con người thăng tiến là một con người văn hoá (biến thành tươi đẹp theo đúng nghĩa cuả “văn nhân hóa thành”). Mà yếu tố quyết định văn hóa lại chính là lễ nghĩa.  
Một con người hoàn vẹn cũng là con người biết sáng tạo, hay cộng tác vào sự sáng tạo, làm con người và xã hội hoàn bị hơn. 
Sự sáng tạo, sự hoàn hảo được thấy rõ rệt hơn cả là sự hoàn bị của lễ. Đây chính là lý do tại sao Khổng Tử yêu thích nhạc, lễ, và múa. Người Việt chúng ta cũng hiểu như vậy, khi lễ tế, lễ cúng, lễ bái, hôn lễ, tang lễ, vân vân, luôn là trung tâm sinh hoạt của con người Việt trong qúa khứ, và cả hiện nay. 
Nói cách khác, lễ nghĩa tạo ra nhân cách con người.
Người xưa quy định mười bổn phận, gọi là thập nghĩa. Mỗi một hạng người trong xã hội lại có một bổn phận khác nhau:
 
Vua phải nhân.
 Thần phải trung.
 Cha phải khoan từ.
 Con phải hiếu thảo.
 Anh phải hẳn hoi.
 Em phải kính thuận.
 Chồng phải đường hoàng.
 Vợ phải nhu thuận.
 Người lớn phải thi ân.
 Người nhỏ phải vâng phục.
1-NHÂN
Thời nào cũng vậy, chữ nhân luôn đặt lên hàng đầu, là quan trọng hơn cả, nó đã là bao quát, là đạo làm người. Dù thời xưa hay thời nay chữ nhân đó vẫn thể hiện trong cách sống của mỗi con người. Cách đối nhân xử thế, tấm lòng của con người giữa đời thường, cũng như vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội.
Chữ nhân trong mỗi người không chỉ là một tấm lòng, tấm lòng yêu thương con người, quê hương đất nước mà còn biết gắn cái riêng của mình vào cái chung của xã hội hiện tại, với sự ràng buộc giữa người với người, bằng những mối liên quan gắn kết.

2-NGHĨA
Muốn thực hành chữ nghĩa, thì phải noi theo câu: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhơn”. Những việc gì ta chẳng muốn ai làm cho ta chịu đau khổ thảm sầu thì ta không nên đem các điều ấy mà làm cho người khác, mới là trọn nghĩa.
Chữ nghĩa bao hàm rất lớn thay. Như là nghĩa cha con, nghĩa thầy trò, nghĩa chồng vợ, nghĩa anh em cốt nhục đồng-bào, nghĩa bằng hữu chi giao, ấy là ngũ-luân chi đạo. Mọi sự đều phải có nghĩa, thì mới đủ tư-cách làm người cao trọng.
Chữ nhân và chữ nghĩa thường đi đôi với nhau, cho nên trong Kinh Sám Hối có 4 câu dạy rằng:
Làm người nhân-nghĩa xử xong, 
Rủi cho gặp lúc long-đong chẳng sờn. 
Làm người nhân-nghĩa giữ tròn, 
Muôn năm bóng khuất tiếng còn bay xa. 
Nghĩa ở đây thể hiện vai trò, trách nhiệm của con người với người, giữa người với đời, với xã hội hiện tại. Sống ở đời cần có một trách nhiệm với đời, cũng chính vì vậy mà cần có nghĩa, sống có trách nhiệm với quê hương đất nước, với gia đình, với anh em bằng hữu cũng là nghĩa. Biết trả ơn khi mình đã nhận được những điều may mắn trong cuộc sống – đó cũng là nghĩa. Tại sao có nhiều người luôn biết quan tâm giúp đỡ mọi người trong xã hội, làm từ thiện tri ân với đời… cũng vì họ sống có nghĩa với đời, với cuộc sống hiện tại, họ biết cho khi đã nhận.
Nghĩa cũng là sống cho mọi người chứ không chỉ sống cho riêng cá nhân mình.
3-LỄ
Xem qua cách hành xử, ứng xử cùng với những nghi thức, lễ nghi đúng thủ tục, hợp lòng người trong cuộc sống đương thời mà qua đó xã hội đánh giá đến sự hiểu biết của một cá nhân, phải đạo với trời đất, hợp đạo với đời.
Con người có thể sống cao thượng, phẩm giá được tôn quí là do nơi biết giữ lễ, còn bị tội lỗi làm mất tư-cách con người, thiên-hạ chê bai khinh bỉ nhục-nhã, là do nơi thất lễ.
Nếu đánh giá một con người, một gia đình mà chỉ xét qua cách hành lễ nghi thôi không xét về nghĩa thì quả là thiếu sót. Bởi có nhiều người trong xã hội hàng ngày hành sự có thừa lễ nghi nhưng nghĩa thì lại thiếu.
4-TRÍ
Nếu muốn làm được việc nghĩa thì phải có trí, phải có một sự hiểu biết nhất định ở xã hội. Có nhân, có nghĩa mà không có trí thì chẳng khác nào một người lính ra trận chỉ có áo giáp mà không có gươm, đao, chỉ bảo vệ được mình mà không bảo vê được người khác. Sống ở đời nếu chí sống cho riêng ta thì đơn giản quá, mà muốn giúp đỡ được người khác tất mình phải có tài, có hiểu biết.
Trí là một sự hiểu biết, người không trí, không hiểu biết thì quả là một thiệt thòi lớn, có thể nói người không trí không làm được gì cả. Nếu như ngày xưa đánh giá chữ trí của một con người qua sự hiểu biết về đạo quân tử, triết lý Khổng giáo, Lão giáo hay Phật giáo thì ngày nay ngoài sự hiểu biết về lĩnh vực văn hóa xã hội, triết học thì cần có một sự hiểu biết về khoa học tự nhiên, bước sang thế kỷ XXI, với cuộc sống hiện đại, thông tin chóng mặt thì điều đó là cần thiết. Hiểu biết nhiều có thể làm được nhiều việc có ích với đời nếu người đó có nhân, có nghĩa trong tâm.
5-TÍN
Chữ tín là bằng hữu của uy tín, thủy chung trước sau như một, không thay lòng đổi dạ, dù hứa hẹn một việc nhỏ cũng chẳng sai lời, mới gọi là người biết giữ uy tín.
Chữ tín trong cuộc sống hàng ngày rất quan trọng, dù thời xưa hay thời nay thì sống ở đời mọi người cũng cần có một uy tín nhất định trong quan hệ với mọi người xung quanh. 
Thời xưa cái uy tín với bạn bè luôn được đánh giá cao, uy tín đó sẽ gây dựng được lòng tin, mọi người tin tưởng sẽ dễ dàng được mọi người giúp đỡ trong cuộc sống. Nói thì phải làm, sống trung thực với mọi người, với bản thân.
Ngày nay cũng vậy cho dù anh có tài nhưng không có được uy tín thì cũng chẳng ai theo. 
Muốn được người khác giúp đỡ thì bản thân mình phải giữ được lòng tin trước mọi người, chưa nói đến trong quan hệ làm ăn ở xã hội, chữ tín cái uy tín trong công việc luôn đặt lên hàng đầu, quyết định đến sự thành công.

Nói chung, Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín luôn có sự gắn kết với nhau, làm con người mà thiếu đi một cũng không được. Như bài thơ sau:
    Người không có Nhân thì sẽ thành kẻ độc ác. 
      Người không có Nghĩa thì sẽ thành kẻ bội bạc. 
 Người không có Lễ thì sẽ thành kẻ vô phép. 
    Người không có Trí thì sẽ thành kẻ ngu ngốc. 
Người không có Tín thì sẽ thành kẻ giả dối.