fredag 27 november 2015

Không Còn Mùa Thu- Sáng tác Việt Anh- Video và trình bày UL



Không còn mùa thu, trăng rơi bên thềm
Không còn lời ru, mơ trên môi mềm
Em thơ, như mùa xuân đầu, nối dài đêm sâu

Anh làm mùa thu, cho em mơ màng
Anh làm lời ru, quấn quýt bên nàng
Em đi, tiếc gì thu vàng, tiếc gì xuân sang

Còn thương nhớ nhau, về thắp sao trời
Còn thương nhớ nhau, từng đêm bão tố
Tóc ướt trăng thề, lời yêu chưa nói trên môi vụng về

Đường ta đã qua, chìm khuất chân trời
Đường ta sẽ qua, nào ai biết tới
Chiều buông rã rời, ru lòng thôi mơ, ru buồn lên thơ.

* Chiều buông rã rời
Ru lòng thôi mơ, ru buồn lên thơ.


onsdag 25 november 2015

Anh Xin Lỗi Em....Lời thơ Uyên Love


Anh Xin Lỗi Em

Anh còn nợ em một câu xin lỗi
Noí dối hoài có tội lắm anh ơi
Tình trao môi sao người lại buông trôi
Để được gì khi em xa vời vợi
Về bên người anh nợ nần bối rối
Mối tình kia trôi nổi giữa đôi ta
Phủ kín anh bên” Gốc Đời” phong ba
Em chỉ là phần đàn bà hai ngã
Rẽ lối nào trong bản ngã nhân sinh
Chốn nghê thường, anh xin lỗi thanh minh
Vậy nơi nào là phương anh giữ trọn
Chữ chung tình gói gọn cho ” Người Dưng”


Uyên Love


Xin Lỗi Em - Kasim Hoàng Vũ

måndag 23 november 2015

PHỤ NỮ CON CHÁU VNCH RẠNG DANH CHO DÂN TỘC


Bruce Le

CỐ VẤN CỦA TỔNG THỐNG OBAMA LÀ MỘT CÔ GÁI TỊ NẠN NGƯỜI VIỆT NAM
36 năm về trước một người cha trẻ tuổi người Việt Nam tên là Frank Phú, để cứu người vợ trẻ và đ...ứa con gái mới biết đi của mình, ông đã xin thu thập gom góp vòng vàng của những người tị nạn đi cùng thuyền cho vào một cái túi nhỏ, kẹp giữa hai hàm răng và bơi đến tàu của cướp biển để thực hiện thỏa thuận nhờ kéo thuyền đến gần đảo Pulau Penang của Malaysia, và cuối cùng chiếc thuyền đến được một trại tị nạn tại Malaysia.
Đứa con gái mới biết đi ngày nào của ông Frank Phu, một cô gái tị nạn Việt Nam được gọi một cách sơ sài "thuyền nhân" trên đất Hoa Kỳ, Elizabeth Phú nay đã là một công dân Mỹ và là một người trong nhóm cố vấn Nhà Trắng tháp tùng cùng Tổng thống Obama trong chuyến đi 10 ngày tại hội nghị thượng đỉnh ASIAN 2015.

Elizabeth Phú, một phụ tá của Tổng thống Obama, người hoạt động trên chính sách Đông Nam Á, bao gồm tiếp cận cộng đồng tị nạn rời Việt Nam cùng với gia đình khi là một đứa trẻ. 
Ảnh: (Susan Walsh / Associated Press)

lördag 21 november 2015

Nhân chứng sống kể lại cuộc trao trả tù binh tại Sông Thạch Hãn - Quảng Trị

TRAO ĐỔI TÙ BINH Khi tôi còn là nữ sinh, tôi không biết Cộng Sản là gì ! Dịp Tết Mậu Thân, Mẹ tôi mất 2 người anh, vì bị CS xử tử bằng cách chôn sống. Năm đó tôi đậu Tú Tài, tôi đã tình nguyện vào quân đội, bất kể sự cản trở của ba mẹ tôi, tôi dọa nếu tôi không vào quân đội, tôi sẽ không bao giờ lập gia đình. Sau khi tôi ra trường, tôi được thuyên chuyển làm việc ở Quân Đoàn I. Có dịp tôi đi công tác ở Quảng Trị, dịp đó tôi nhìn xung quanh từ vĩ tuyến 17, tôi mới nhận thấy rằng trong thời gian tôi là nữ sinh, được cấp sách đến trường, vui chơi với các bạn trong những buổi nhảy đầm, và cùng với các anh chị Luật Khoa cầm biểu ngữ chống chiến tranh, tôi thấy ân hận quá. Trong những năm đó, tôi đã được yên ấm như thế là nhờ công ơn người lính VNCH ... Trong một dịp công tác Quảng Trị năm 72, tôi và cô bạn tên Kim, lúc ấy Kim là Trưởng Phòng Xã Hội Tiểu Khu Quảng Trị. Chúng tôi tham dự việc trao trả tù binh do Ủy Ban Quân sự bốn bên giám sát. Với bản chất xảo quyệt sẵn có của Cộng Sản, họ đòi hỏi phía bên Quốc Gia chúng ta, phải trang bị quần áo bà ba màu nâu và những dôi dép râu (dép làm bằng vỏ xe, có quai tréo) cho các tù binh CS mặc, khi trao trả lại cho họ. Trong bộ đồ nâu ấy sẽ làm nổi bật lên nét ảm đạm, thê thảm của người tù ! Ngược lại, với bản chất chân thật của người miền Nam, chúng ta không đòi hỏi gì họ, chỉ mong họ sớm trả lại tự do cho các chiến hữu của chúng ta càng sớm càng tốt mà thôi. Khi tù nhân đầu tiên được trao trả bước ra khỏi căn lều nhỏ, Kim nhìn thấy và đã nhận ra sự xảo quyệt của họ. Người tù binh VNCH đã được bọn họ "trang điểm" trong quần tây xám, áo sơ mi trắng, giầy, nón thật tươm tất và có xách tay nữa, ho đã ngụy tạo hình ảnh người tù binh giống như một thư sinh sắp được đi dạo phố Hà Nội vậy, để che đậy bên trong là một bộ xương bọc da, vì đói khát lâu ngày ... Cái ngụy tạo trắng trợn ấy là một điều họ muốn cho Quốc tế nhìn qua ống kính của các phóng viên để so sánh hình ảnh của các tù binh hai phía. Kim đã nhận ra ngay cái dụng ý gian manh đó của người Cộng Sản. Để đối đầu lại với họ, trong khi dìu người tù binh đầu tiên vừa được trao trả, Kim đã nói khẽ vào tai anh ta : "anh bình tĩnh nhé, đã có chúng tôi đây, vừa đi, vừa vất hết tất cả những gì thuộc về họ". Hiểu ý ngay nên anh đã vừa đi vừa cởi, vừa vất hết và khi đến bờ sông để xuống ca-nô, anh chỉ còn lại trên người chiếc quần đùi cũ kỹ bạc màu, và phơi bày rõ những ống xương tay, chân khẳng khiu ... Đồng loạt các bạn tù đi phía sau anh đều làm cùng động tác, quần, áo, giầy, nón vất ngổn ngang theo dọc đường đi và những tiếng hô to đả đảo CS vang dội một góc trời của bờ sông Thạch-Hãn đã dạy cho Việt Cộng một bài học đau đớn về hành động gian manh của chúng. Có một Sĩ Quan v+ tên là Dũng đã hằn học đánh thật mạnh vào vai Kim và quát : - Cô xách động tinh thần tù binh phải không ? Kim hét to về hành động bỉ ổi đánh phụ nữ ngay trước mặt Ủy Ban Quân Sự bốn bên, đúng là hành động của sĩ quan VC ! Sau đó cuộc trao đổi tù binh phải tạm ngưng vài giờ để bốn bên cùng họp lại ... Sự dũng cảm của chiến sĩ tù binh chúng ta là các anh đã giấu trong người những mảnh vải vẽ hình cờ vàng ba sọc đỏ, và những chiếc quạt giấy xếp bằng tay, mà chúng không nghi ngờ khi mở ra là hình cờ vàng Quốc gia hay những hàng chữ đả đảo Cộng Sản, các anh đã đưa cao khỏi đầu cho mọi người thấy khi vừa bước qua khỏi hàng ranh của chúng. Khi những tù binh VC được quyền rời đất tự do để về phần đất của họ, thì những người tù ấy đã đi hàng ba và tay họ nắm chặt tay nhau trước sự ngạc nhiên của mọi người, cho đến lúc một người nào trong số họ giựt được tay ra và vừa chạy ngược lại vừa la to lên : "Tôi xin ở lại" ... thì lúc ấy các quân nhân miền Nam chạy vội ra, bảo vệ anh ta ngay lập tức, và đưa vào căn lều cạnh đó, và trao họ cho chúng tôi để giúp họ những gì họ cần ... Sau nầy chúng tôi tìm hiểu qua các tù binh vượt thoát được, họ đã cho biết là - lệnh ngầm, họ phải nắm chặt tay nhau để không ai có thể vùng chạy ngược trở lại, vì họ biết chắc rằng hầu hết các tù binh đều muốn ở lại miền Nam, khi họ hiểu rõ đời sống sung túc và tự do ở bên nầy. . Và ngược lại, trong số tù binh của VNCH chỉ có duy nhất một người xin ở lại với VC mà thôi, sau nầy chúng tôi được biết, đó là tên VC được chúng dùng tên và số quân của một tù binh đã chết, và gài người của chúng vào, để cho quốc tế thấy là cũng có người muốn ở lại với bọn chúng ... Công viêc trao đổi tù binh tiếp nối mỗi tuần từ ba ngày đến năm ngày như thế ròng rã hơn ba tháng liền. Kim và các bạn của tôi đã làm việc với hết sức nhiệt thành ... Ba mươi tháng tư 75, ngày đoạn trường mà tất cả đoàn Phượng Hoàng đã xếp đôi cánh gãy. Một số chị em chúng tôi đã phải rũ cánh trong những trại tù khổ sai dã man ấy, trong đó có Kim !!! … Tôi cũng là một Phượng Hoàng NQN tầm thường. Ngày xưa tôi cũng chỉ làm công tác thường xuyên của người nữ QN Xã Hội với tấm lòng yêu quê hương xứ sở mà thôi. Nên lúc nào tôi cũng trân trọng nhũng thành tích mà các bạn tôi, hay nói chung là của đoàn Phượng Hoàng NQN đã gặt hái được để cùng hãnh diện chung. Tôi viết những dòng chữ ngày hôm nay để vạch trẩn sự dối trá của CS, và cũng để xác định rằng tôi luôn luôn hãnh diện là nữ Quân Nhân Quân Lực VNCH.

Chùm ảnh động tuyệt đẹp của những bông hoa đang khoe sắc

Khoảnh khắc rực rỡ và đẹp nhất trong cuộc đời một bông hoa đã được lưu lại chỉ trong một vài khung hình
Tất cả các bức hình động ngoạn mục này đều được tách ra từ đoạn video time-lapse của nghệ sĩ người Nhật Bản Yutaka Kitamura có một cái tên rất kỳ lạ là "Touched by Strangers" (Tạm dịch: Xúc động bởi người lạ). Sau đó, chúng đã được đưa lên trang mạng xã hội Tumblr, kèm theo một vài dòng thơ đầy xúc cảm của nhà thơ Shane Koyczan: "Tôi ngồi trước những bông hoa, hy vọng rằng chúng sẽ chỉ cho tôi về nghệ thuật "bừng nở"". Quả thực, lời thơ đã làm cho các bức ảnh có ý nghĩa sâu sắc hơn và tăng thêm xúc cảm cho người xem về những hình ảnh động rất tuyệt vời này.


Chùm ảnh động tuyệt đẹp của những bông hoa đang khoe sắc




Chùm ảnh động tuyệt đẹp của những bông hoa đang khoe sắc




Chùm ảnh động tuyệt đẹp của những bông hoa đang khoe sắc




Chùm ảnh động tuyệt đẹp của những bông hoa đang khoe sắc




Chùm ảnh động tuyệt đẹp của những bông hoa đang khoe sắc




Chùm ảnh động tuyệt đẹp của những bông hoa đang khoe sắc




Chùm ảnh động tuyệt đẹp của những bông hoa đang khoe sắc




Chùm ảnh động tuyệt đẹp của những bông hoa đang khoe sắc




Chùm ảnh động tuyệt đẹp của những bông hoa đang khoe sắc




Chùm ảnh động tuyệt đẹp của những bông hoa đang khoe sắc


tisdag 17 november 2015

Nguyễn Mai Trung Tuấn - Trần Quốc Toản thời đại

Nguyên Thạch (Danlambao) - Mến mộ Nguyễn Mai Trung Tuấn, người dám đứng lên hô to những khẩu hiệu chống cộng, trẻ bị tù ở tuổi 15.
 
Hèn hạ quá một bầy đàn cộng sản
Hiếp dân lành, hiếp cả tuổi mười lăm
Việt Nam giờ đây là một nhà tù vĩ đại giam cầm
Dân cả nước hận căm cộng phỉ.
 
Xưa Trần Quốc Toản hào hùng, lịch sử trân quí
Nay có Nguyễn Mai Trung Tuấn quyết chí kiên cường
Em là niềm hy vọng... là tình thương
Thế hệ trẻ trên con đường cứu quốc.

Lời của em?
Hào hùng
Chân thật
Đánh thức ai kia tỉnh giấc ngủ vùi
Em hiên ngang trước roi điện, dùi cui
Hô to cảm nhận: Việt Nam Cộng Hòa là niềm an vui cho dân tộc.
 
Em hét lớn: Cộng sản là tội đồ, là những tên mất gốc
Là bọn hung tàn gây tang tóc, nhiễu nhương
Quì lạy Tàu cộng, bán biển đất, bán Quê Hương
Đẩy cả dân tộc vào con đường nô bộc.
 
Chúng là quân phản bội, quên tổ tiên, quên nguồn gốc
Chúng đã gieo bao tang tóc bần hàn
Nơi chúng đến?
Dầy dẫy oán than
Ôi đất nước vạn ngàn thống khổ!.


Noi gương em, toàn dân hãy đứng lên lật đổ
Mau vùng lên cùng tuổi 15 thách đố cả cường quyền
Còn cộng sản?
Không bao giờ dân tộc được bình yên
Lời em gọi: "Đồng bào ơi, cả hai miền đứng dậy".

söndag 15 november 2015

Hận Thù Nào Nên Bỏ, Hận Thù Nào Nên Giữ?


1.- Hận thù nên giữ hay nên bỏ?: Gần đây có một số người kể cả một vài trí thức cho rằng đã hơn 40 năm qua từ sau ngày 30/4/1975, Người Việt Quốc Gia cần nên xóa bỏ hận thù với Việt Cộng vì thời gian đã quá đủ dài đối với một đời người, kéo dài thêm hận thù sẽ chẳng có lợi ích gì mà còn làm cho cái hố ngăn cách giữa người Việt với nhau không thể khỏa lấp được. Lời phát ngôn của những người nầy, hoặc là do lòng nhẹ dạ, bao dung mà không nhìn sâu vấn đề, hoặc do mê hoặc bởi những lời ton hót của bạo quyền, hoặc do chính những cán bộ của bạo quyền tung ra để lừa phỉnh những kẻ nhẹ dạ, dễ tin, dễ gạt để lùa họ vào “mê hồn trận” của nghị quyết 36.
2.- Tinh thần chung của dân tộc Việt Nam là lòng vị tha, vì lòng vị tha nên không có hận thù lâu dài, thông thường việc gì đã qua thì cứ cho nó qua luôn, tuy nhiên những hận thù đều có nguyên do riêng của nó, khó mà nói nên bỏ hay nên giữ một cách hời hợt, tổng quát vì mọi nguyên do của sự nên bỏ hay nên giữ lòng hận thù đều tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng sự việc và kẻ đã mang lại hận thù đó là ai và mức độ hận thù đó ra sao.
3.- Những hận thù có thể xoá bỏ: Có những hận thù cá nhân giữa những bạn bè hay giữa những tập hợp của Người Việt Quốc Gia với nhau, đôi khi có nhiều tranh luận gay gắt tưởng chừng như “huyết hải thâm thù”, nhưng thông thường dễ xóa bỏ, dễ bắt tay ngồi lại với nhau trước những lợi ích của công việc chung, hay khi một công việc chung nào đó đã nảy sinh ra sự hiềm khích mà nay đã được giải quyết xong hoặc một bên tự nhận ra có lỗi thì sự hiềm khích cũng tự nhiên không còn mấy ai nhắc tới nữa, cho nên mới có câu danh ngôn “nghĩa tử là nghĩa tận”.
4.- Những hận thù không thể xóa bỏ được: Có những hận thù mà ngàn đời không thể xóa bỏ được khi những kẻ gây ra hận thù đó là những kẻ xâm lăng, những kẻ giết dân hại nước, những kẻ cúi đầu trước kẻ thù bạo ngược để bán nước cho ngoại bang.
a.- Nếu dân tộc Việt Nam xoá bỏ hận thù trước kẻ xâm lăng nhà Hán như nhiều nước khác ở bên Tàu thì chắc chắn lịch sử của chúng ta không bao giờ có Hai Bà Trưng sau hơn một trăm năm nô lệ, không có Bà Triệu, không có Mai Hắc Đế, không có Triệu Việt Vương, không có những nhà yêu nước như dòng họ Khúc Thừa Dụ, Khúc Thừa Mỹ, v.v.. và chắc chắc cũng không có được Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán để giải phóng đất nước sau hơn một ngàn năm nô lệ để đất nước Việt Nam vẫn còn tồn tại và chúng ta có được sự hiện hữu ngày hôm nay.
Bọn nhà Hán tàn bạo khi xâm lăng nước ta đã gieo rắc biết bao điều tan thương cho dân tộc Việt Nam, gây bao nổi hận thù chồng chất mà lịch sử đã ghi nhận, sau hơn một trăm năm hận thù đó được gìn giữ mới có cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Sau thời kỳ Hai Bà Trưng, ngọn lửa hận thù của dân tộc Việt Nam luôn được nung nấu liên tục trong lòng người dân Việt gần một ngàn năm nữa mới nảy sanh ra được ông Ngô Quyền nổi lên đáng đuổi quân Nam Hán, dựng nên nền độc lập cho đất nước ta.
b.- Những kẻ giết dân hại nước như Trần Ích Tắc, như vua Lê Chiêu Thống khi trở về Thăng Long, nếu như thời đó mà nhân dân ta không nghĩ tới hận thù do họ gây ra thì làm sao có được những bậc đại anh hùng như Trần Hưng Đạo, như ba anh em Nguyễn Huệ xuất hiện để cứu nước?
c.- Đối với bạo quyền Việt cộng thì sao?: Những kẻ giết dân hại nước như bọn Việt cộng thì lại còn tệ hại hơn nhiều, tuy họ là người Việt Nam, cùng chung dòng máu đỏ da vàng với chúng ta, nhưng tinh thần và não bộ họ không phải là tinh thần và não bộ của người Việt Nam, họ là người của Cộng sản quốc tế tam vô: vô tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo. Hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam không có chỗ đứng cho loại người nầy.
Từ lúc Hồ Chí Minh mang tinh thần của Cộng sản quốc tế tam vô nầy về nước cho đến nay đã gần hơn 75 năm, tính lại đủ để thấy đất nước Việt Nam đã trải qua biết bao nhiêu là thảm trạng, từ việc sáng chế ra những vụ khủng bố giết người vô tội, như mổ bụng người dồn trấu, chặt đầu người thả trôi sông, giết hàng loạt người trong Tết Mậu Thân 1968, tàn sát dân vô tội mà không cần phân biệt già trẻ, bé lớn trên đường lánh nạn, không những trên những Đại Lộ Kinh Hoàng vào mùa hè năm 1972 mà còn ở khắp hang cùng ngõ hẻm khắp nơi trên đất nước, tàn sát nhiều chục ngàn người dân tị nạn một cách không thương tiếc trên Liên tỉnh lộ 7B năm 1975. Như thế vẫn còn chưa đủ, sau khi chiếm trọn miền Nam vào ngày 30/4/1975, bọn chúng còn thi hành một chánh sách giết người, diệt chủng tàn bạo qua các trại tù mệnh danh là “trại học tập cải tạo” và “vùng kinh tế mới”.
Qua những hành động như vậy, chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng, bạo quyền Việt cộng không phải là người Việt Nam mà chúng thật sự là một tập thể của bọn xâm lăng quốc tế, hay nói đúng hơn là tay sai của Nga Sô và Trung Cộng. Bọn chúng đã được bọn vô thần quốc tế Mác-Lê-Mao uốn nắn, huấn luyện để tách rời nguồn cội Việt Nam và trở thành một bọn người tay sai chuyên nghiệp cho họ, xua quân đội của chúng là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc vào xâm lăng nước Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam. Bởi vậy, trước cổng nhà mồ của tên bạo chúa cuồn sát Lê Duẩn có ghi rõ dòng chữ, đại khái như sau: “Ta đánh là đánh cho Trung Cộng và Liên Sô”. Rõ ràng như vậy, chết rồi mà vẫn còn để lời xác nhận, hãnh diện về việc làm xấu xa, tồi bại của mình, lưu lại những dòng chữ trên mục đích là để truyền bá cho hậu thế con cháu của bọn chúng noi theo, tiếp tục làm chư hầu và cũng sẽ tiếp tục đem sanh mạng của người Việt Nam để phục vụ cho quan thầy Nga Sô và Trung Cộng. Dân tộc Việt Nam thuần túy yêu nước không có bọn người nầy.
Nếu vì thấy họ mang danh là người Việt Nam, vì thấy họ nói tiếng Việt, có dòng máu đỏ, da vàng mà cứ tưởng họ là người Việt Nam như mình rồi nghe lời một số tay sai, cò mồi của họ mà vội quên đi lòng thù hận mà chính họ đã liên tục gieo rắc từ hơn 75 năm qua, thì muôn đời dân tộc Việt sẽ bị chìm đắm trong vòng nô lệ, sẽ bị Hán hóa, bị Liên Sô hoá mà không bao giờ có thể trổi dậy được.
d.-Người Việt ở hải ngoại không xóa bỏ hận thù: Đúng vậy, vì nếu nghe lời khuyên của một số người nói trên mà xoá bỏ hận thù đối với bạo quyền thì ở hải ngoại nầy sẽ không có sự hiện hữu những đảng phái, những tổ chức chống Cộng để có những tiếng nói thay cho tiếng nói của đồng bào trong nước, không có những cảnh tượng người Việt yêu nước cùng đứng chung dưới ngọn cờ vàng ba sọc đỏ để bày tỏ lòng yêu nước của dân tộc mình, để cùng với đồng bào trong nước đoàn kết, noi theo gương người xưa đứng lên tranh đấu hầu lật đổ bạo quyền Việt cộng bán nước và xây dựng lại quê hương.
Nếu hận thù nầy được xóa bỏ thì bọn thái thú Việt Cộng sẽ chánh thức, công khai từng bước dâng đất nước cho Tàu mà chúng đã âm thầm ký kết trong hội nghị Thành Đô, qua đó, dân tộc Việt Nam rồi đây sẽ bị Hán hoá, nước Việt Nam sẽ biến thành một quận lỵ, một tỉnh lỵ như Vân Nam, như Tân Cương, như Quảng Đông, Quảng Tây, v.v…
Vào Ngày Quốc Hận 30/4, ngày Quân Lực VNCH 19/6 và những lần các Cộng Đồng Người Việt Tự Do ở hải ngoại tổ chức những cuộc biểu tình chống Cộng, chúng ta thấy hàng hàng lớp lớp đồng bào siết tay nhau diễn hành biểu dương lực lượng dưới những rừng Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, một biểu tượng cho Dân Chủ, Tự Do, để chống lại sự cai trị hà khắc của bạo quyền Việt cộng. Đó là một minh chứng hùng hồn rằng Người Việt ở hải ngoại không xóa bỏ hận thù đối với bọn Việt cộng xâm lăng và bọn Việt gian tay sai, bán nước.
5.- Thay lời kết
Là con cháu của vua Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ, mang dòng máu anh hùng và kiên cường bất khuất của tiền nhân trải qua hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, thử hỏi giờ đây người Việt Nam chúng ta hiện nay có nên xóa bỏ hận thù đối với bọn thái thú tự nguyện bán nước nầy không? Có thể nói mà không sợ lầm lẫn là trăm lần không, vạn lần không, chỉ trừ khi nào bọn chúng thật sự giác ngộ và trở về với cội nguồn của dân tộc.

Sau khi đánh bại giặc Nguyên, vua tôi nhà Trần đã đối xử tử tế với bọn tù binh và trả họ về Tàu một cách nhân hậu. Sau khi đánh bại giặc Minh, vua tôi nhà Hậu Lê cũng làm như thế. Sau khi đánh bại giặc Thanh, vua Quang Trung cũng làm như thế.
Những điều đó mặc nhiên chứng tỏ lòng độ lượng và nhân hậu của dân tộc Việt Nam cao thượng tới mức độ nào. Đối với giặc thù tàn bạo phương Bắc mà tiền nhân của chúng ta còn nhân hậu như vậy, cho nên, nếu bạo quyền Việt cộng nhận chân ra việc nầy để sớm giác ngộ thì trong tương lai, đất nước chắc chắn sẽ tránh khỏi những thảm cảnh núi xương sông máu. Bạo quyền

lördag 14 november 2015

Terroristattacker i paris...Số người chết tăng cao trong những vụ tấn công khủng bố và Toàn quốc 3 ngày cờ rũ. Xin post lên qua hình ảnh tỏ bày chung với người Pháp trong tình trạng hiện nay

Quốc kỳ Pháp phủ sóng mạng xã hội
Quốc kỳ Pháp phủ sóng mạng xã hội
Everybody knows Friday the 13th is the unluckiest day on the calendar
Quốc kỳ Pháp phủ sóng mạng xã hội
Quốc kỳ Pháp phủ sóng mạng xã hội
Quốc kỳ Pháp phủ sóng mạng xã hội
Tòa tháp Trung tâm thương mai ở New York, nơi từng phải hứng chịu trận khủng bố kinh hoàng ngày 11/9 là nơi chuyển màu đầu tiên sau khi vụ xả súng xảy ra.
Quốc kỳ Pháp phủ sóng mạng xã hội
Quốc kỳ Pháp phủ sóng mạng xã hội
Paris Sao Việt đồng loạt thay đổi avatar cờ Pháp hướng về nỗi đau Paris
Người dùng Facebook thay avatar để cầu nguyện

fredag 13 november 2015

Việt Nam Trong Tương Lai


Chúng ta triệu con tim một tiếng nói và xem lại khắp toàn cầu chỉ còn lại ba nước theo chủ nghĩa cộng sản như:
China
North Korea
VietNam
Sẽ phải bị triệt hạ trong thời gian ngắn nhất của thế kỷ 21 ngày nay được sự giúp đỡ của vị Tổng Thống thứ 44 President of the United States is Barack Hussein Obama đã hóa giải được Cuba xem ra chỉ còn ba nước lạc hậu kia không sớm thì muộn cũng đưa chủ thuyết cộng sản lạc hậu đi vào quên lãng. 

torsdag 12 november 2015

Những mảnh đời nghiệt ngã trong ngôi làng “công nghiệp tình dục”

Những hoạt động mại dâm công khai đến không tưởng, ngôi làng trở thành địa ngục cho các bé gái.
Mại dâm ở đây được biết đến với cái tên “công nghiệp tình dục”, khai thác lợi nhuận trực tiếp trên cơ thể các bé gái chưa đến tuổi vị thành niên. Một cô bé là nạn nhân của các hoạt động kinh doanh mại dâm này tiết lộ với hãng tin CNN: “Cháu không nhớ rõ mình năm hay sáu tuổi nữa. Người đàn ông đầu tiên mà cháu phải phục vụ nói với cháu rằng ‘tao muốn quan hệ’ sau đó hãm hiếp cháu. Cháu thực sự chẳng biết phải làm gì. Không ai có thể giúp được cháu”.
Thực tế, trường hợp của cô bé thực sự không phải cá biệt. Có hàng chục bé gái đang phải sống cuộc sống như thế ở nơi “nổi danh” với cái tên “công nghiệp tình dục trẻ em” này. Tuy nhiên, con đường dẫn các em đến cuộc sống nhơ nhớp ở làng Svay Pak còn khiến người ta sợ hãi và căm phẫn hơn rất nhiều.
Cô bé tiếp chuyện phóng viên CNN kể lại, em bị một người đàn ông tiếp cận và dụ dỗ để đi theo ông ta khi đang chơi gần nhà. Đến nơi vắng vẻ không một bóng người, em bị gã đó buộc phải làm chuyện người lớn với hắn, rồi sau đó bắt cóc em. Cám cảnh hơn, nhiều đứa trẻ khác bị chính bố mẹ đẻ bán vào cái nơi địa ngục trần gian này.
Các em sống ở đây như những nô lệ. Nhiều bé gái sống chen chúc trong một căn phòng có tường dày màu hồng, không cửa sổ, rộng khoảng 5 mét vuông. Có hàng chục căn phòng như thế ở tòa nhà kín cổng cao tường nằm ngay sát một quán bar ở ngoại ô thủ đô Phnom Penh. Nhà thổ là từ chính xác nhất để nói về nơi các cô bé chưa đến tuổi dậy thì bị giam hãm.
Thế nhưng, khu vực này là nơi thu hút du khách nước ngoài bậc nhất, vì một lí do hết sức chua cay: họ đến để thỏa mãn dục vọng với những nô lệ tình dục nhí. Một cô bé từng phải sống những ngày tháng địa ngục ở Svay Pak không cầm được nước mắt kể lại: “Lúc đầu, họ nói chuyện với chúng tôi rất nhẹ nhàng. Nhưng khi bắt đầu hãm hiếp chúng tôi, họ có thể đánh đập, hành hạ hay làm bất kể những gì họ thích”.
Dù đã 18 tuổi, nhưng ký ức về những năm tháng kinh hoàng chưa một ngày buông tha em. Ba năm trước, cô bé may mắn tìm được cuộc sống an toàn khi gặp Don Brewster và vợ ông. Họ đến làng Svay Pak để điều hành một trung tâm phục hồi cho những cô bé là nạn nhân của nô lệ tình dục trẻ em.


Brewster chia sẻ: “Tôi thực sự nghĩ rằng đó là địa ngục. Những bé gái hẳn phải rất đau đớn và chịu ám ảnh suốt đời sau khi bị những kẻ đốn mạt hãm hiếp”. Tuy nhiên, theo lời ông, mọi thứ đang dần thay đổi ở ngôi làng Svay Pak trong vài năm qua. Tình trạng mại dâm nhí vẫy khách qua cửa sổ đã không còn, và những kẻ ma cô dường như cũng cảnh giác hơn đối với những du khách nước ngoài sau khi chính quyền mạnh tay dẹp bỏ.
Trên thực tế, hoạt động mại dâm trẻ em có giảm, nhưng phần còn tồn tại chuyển sang một phương thức hoạt động khác tinh vi hơn, khiến các nhà chức trách rất khó can thiệp. Mại dâm trẻ em không còn tìm khách, mà thay vào đó, những người có nhu cầu phải tự tìm đến những nơi cung cấp. Ngành công nghiệp tình dục ở Svay Pak không biến mất mà nó chuyển vào hoạt động ngầm, khiến chúng trở nên vô cùng khó kiểm soát và ngăn chặn. Điều đó đồng nghĩa với hàng trăm bé gái sẽ vẫn phải sống cuộc sống nô lệ tình dục ở ngay sát vách thủ đô Phnom Penh phồn hoa.

Khúc Tù Ca - Hát cho Việt Khang


Hạt Sương Khuya (Danlambao) - Mới đó mà đã gần 4 năm. Bốn năm cho một người sống tự do với biết bao lo toan trong đời sống, thì thời gian đi qua như một giấc mơ. Nhưng bốn năm với một người tù lại là một giấc mơ kinh hoàng, trộn lẫn đau thương, tủi nhục. Khi bài hát Việt Nam Tôi Đâu ra đời, qua một cơ duyên tôi biết đến tác giả. Lúc ấy Việt Khang chưa bị bắt, và sau đó nhạc phẩm Anh Là Ai ra đời trong bối cảnh xảy ra các cuộc biểu tình kéo dài từ tháng 6 đến khoảng tháng 8 năm 2011. Sau khi Việt Nam Tôi Đâu phổ biến trên youtube, Việt Khang thừa biết đời sống đang bị đe dọa bởi nhà cầm quyền, nhưng anh đã không ngừng lại để cầu an. Nhìn cảnh đồng bào bị áp bức, nhất là bức hình “đạp mặt” đã khiến anh ray rức, và nhạc phẩm “Anh Là Ai” ra đời. Là một trong những người nhận được bài hát Anh Là Ai rất sớm, nhất là sau các cuộc đàn áp man rợ của nhà cầm quyền đối với những người xuống đường chống bọn xâm lược Trung cộng, tôi đã không thể kìm hãm được cơn phẫn nộ khi nghe Việt Khang trình bày nhạc phẩm Anh Là Ai. Nước mắt tôi rơi, lòng tôi chất chứa nỗi đau tột cùng của một người dân Việt, nhục nhã ê chề bởi những con người bất tri, bất lý.
Khi nhạc phẩm Anh Là Ai ra đời, Việt Khang đã có cơ hội để trốn khỏi Việt Nam, nhưng anh đã chọn ở lại. Sự quyết định đó là cái giá phải trả cho 4 năm tù giam và hai năm quản chế.
Ngoài truyền nhau nghe hai bài hát của anh và khen ngợi, thời gian đó rất ít người biết về Việt Khang. Có lẽ tôi là người đầu tiên trình bày hai bài hát này trong ba cuộc biểu tình xuống đường phản đối “Công Hàm” bán nước của Phạm Văn Đồng tại Paris.
Có một điều ít ai nhìn ra... nhưng tôi hiểu rõ hơn ai hết cảm xúc của tôi trong lúc trình bày nhạc phẩm Anh Là Ai hôm ấy tại quãng trường Trocadéro. Tôi đã cố nén để không phải rơi nước mắt, vì tôi biết Việt Khang đang trong tình trạng nguy hiểm. Tại quãng trường, nhiều người đã xúc động qua lời bài hát, và tất cả mọi người đều thắc mắc bài hát đó từ đâu có. Lúc ấy tôi chỉ nói lời cảm ơn Việt Khang và những người tuổi trẻ đang dấn thân vì sự mất còn của dân tộc. Cái tên “Tuổi Trẻ Yêu Nước” còn rất lạ, và nếu tôi nhớ không lầm thì cái tên “Tuổi Trẻ Yêu Nước” lúc ấy chưa được phổ biến.

*****************************

Paris Biểu Tình 16-10-11 Tại Trocarédo
Ngày 22 tháng 12 năm 2011. Cả đêm ấy tôi không nhắm mắt. Ngồi trước màn ảnh để chờ đợi, chờ đợi một tin buồn sẽ đến. Tôi đọc kinh, tôi cầu nguyện... và cuối cùng tôi nhận tin báo. Việt Khang đã bị bắt. Gục đầu bên bàn phím... nước mắt tôi đã ngập tràn. (Sau này tôi mới biết VK đã bị bắt từ ngày 14 tháng 12).
Ngồi vào bàn phím, tôi viết lên những cảm xúc của mình qua bài “ Ngọn Đuốc Việt Khang”. Vài ngày sau, tôi thực hiện bài viết thành Audio để chia sẻ trong một chương trình cầu nguyện cho Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình. Sau này anh VongNgayXanh chuyển từ Audio thành 

Video Clip. (Xin gửi link đính kèm)

Kể từ đó, khi có cơ hội tham gia bất cứ chương trình nào, tôi cũng đều hát những sáng tác của nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước. Ngoài những sáng tác của Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, Việt Oan cũng là một trong những nhạc sĩ trẻ thầm lặng, đã sáng tác rất nhiều những ca khúc đấu tranh mang tính kêu gọi và nói lên sự thối nát của nhà cầm quyền. Tôi may mắn nhận được những ca khúc do các em sáng tác, và coi đó như một trách nhiệm đối với sự hy sinh của các em. Đứa thì sống trong lao tù, đứa thì sống bấp bênh không biết khi nào đến phiên mình. Đứa thì bỏ xứ đi biền biệt, sống những ngày lê thê đói rách nơi xứ lạ quê người.
Nhắc lại những năm tháng ấy, tôi thật xót xa cho tuổi trẻ. Không phải chúng ta không có những người con quả cảm, sẵn sàng hy sinh cho Tổ Quốc. Thế nhưng, niềm tin ấy, tinh thần ấy... đã bị đánh cắp trong đau đớn ê chề.
Tôi chọn cách im lặng và làm hết khả năng mình đối với các em. Nhìn lại sau 4 năm, tôi phải thú nhận rằng mình đã thất bại. Sự thất bại không bởi vì tôi không có lòng, mà vì... tôi quá cô độc trên bước đường đầy gian nan này.
Ngày hôm nay, tôi gửi tâm sự này đến các em, những người mà tôi đã dành trọn cảm xúc của mình mỗi khi nghĩ đến. Những sáng tác của các em, cũng như “Ngọn Đuốc Việt Khang” mà tôi đã gửi gấm trong đó rất nhiều hy vọng. Dù ánh đuốc ấy nay chỉ còn “le lói”. Nhưng tôi nguyện với lòng... ngày nào còn sống, dù phải đốt bằng máu, tôi vẫn giữ không để “Ngọn Đuốc” ấy bị tắt phụt trong bóng đêm dài.
Chỉ còn hơn tháng nữa Việt Khang sẽ thoát cảnh lao tù. Hy vọng nhà cầm quyền sẽ không chơi thêm những trò bẩn thỉu như trước đây đã từng đối xử với nhiều tù nhân lương tâm khác. Với Việt Khang, tôi là người mang ơn anh. Những năm tháng lao tù của Việt Khang là nỗi ám ảnh trong tôi về sự bất lực của nhiều công sức đã bỏ ra nhưng vẫn không cứu được anh. Điều buồn nhất là Việt Khang sau đó đã không thể trở thành “biểu tượng” mà chỉ còn là một “hiện tượng”... đã qua. Hiện tượng ấy chắc chắn sẽ trở lại trong những ngày tới, khi anh thoát vòng tù tội, và rồi...? Tôi không muốn nghĩ đến.
Đặc biệt trong bài viết này, tôi xin gửi đến người Mẹ của Việt Khang lòng kính trọng của tôi đối với một người Mẹ chỉ biết âm thầm trong bóng đêm với những dòng nước mắt lặng lẽ khóc thương cho số phận của con mình. Tôi kính phục lòng tự trọng của chị, hiểu được giá trị và việc làm của con mình, dù khổ đến đâu, thiếu thốn đến đâu, chị chỉ âm thầm thu vén để lo tròn bổn phận của một người Mẹ. Tôi quý sự kín đáo của chị, không ta thán vì chị tin vào cái nhân quả ở đời. Trong những ngày qua, có nhiều sự kêu gọi đóng góp cho Việt Khang, tôi mừng cho chị, vì tôi hiểu những khó khăn mà chị đang gánh chịu.
Bản thân tôi cũng xin góp phần mình, nhỏ bé thôi, chẳng gì to tát. Kẻ có công, người có của. Tôi không có của, thì góp công vậy.
Kính mời quý vị, những người yêu mến Việt Khang. Xin hãy đến Hội trường NIDDA HALLE vào ngày 19 tháng 12 năm 2015 lúc 18h00 (Chương trình sẽ được phổ biến chi tiết hơn) tại địa chỉ:
OESER STR 74

65934 FRANKFURT – NIED
GERMANY

Để tham dự chương trình “Khúc Tù Ca- Hát cho Việt Khang” do cá nhân tôi cùng với anh em trong nhóm “Vọng Trùng Dương” tổ chức. Về nhóm Vọng Trùng Dương, đây là những anh em mà tôi có dịp quen biết trong những ngày đi tham dự các chương trình văn nghệ đấu tranh. Sẽ giới thiệu đến quý vị trong những ngày sắp tới để hiểu thêm về những việc làm và chủ trương của nhóm trong tương lai.
Bản thân tôi luôn coi trọng về nội dung của chương trình. Đây là một buổi văn nghệ đấu tranh với những ca khúc mà tôi rất cẩn thận khi chọn lựa, với mong muốn đem đến quan khách những rung động lòng người, để từ đó nuôi dưỡng lại tinh thần đấu tranh mà chúng ta đã vì một lý do nào đó lãng quên. Trong chương trình ngoài những “Khúc Tù Ca” sẽ có những ca khúc sáng tác của Cố nhạc sĩ Việt Dzũng để tưởng niệm ngày giỗ của anh (20 tháng 12). Đặc biệt là ca khúc “Áo Trắng Xuống Đường” của nhạc sĩ Đình Đại mà quý vị đã biết đến qua nhạc phẩm Lạy Mẹ Con Đi. Bài hát này Đình Đại sáng tác riêng tặng cho những người phụ nữ can trường đang trực diện đấu tranh nơi quê nhà. Sau cùng là thắp nến cầu nguyện cho quê hương. Sự hiện diện của quý vị là một khích lệ tinh thần rất lớn cho các anh chị em nghệ sĩ. Mong lắm thay.
Tôi đếm thời gian và mong chờ ngày Việt Khang được tự do, dù biết rằng ngày ấy sẽ không có mặt tôi. Ở phương trời xa xôi này, tôi sẽ dõi theo cùng với những giọt nước mắt hạnh phúc để vui mừng chào đón một đứa con của Mẹ Việt Nam được thoát khỏi nhà tù nhỏ, tiếp tục “chôn vùi” cuộc đời trong một nhà tù lớn với một tương lai đang còn là một dấu hỏi cho nhiều thế hệ.
Paris ngày 10-11-2015

Nhạc sĩ Anh Bằng vừa đi hết đường trần

Anh Bằng, tôi còn nợ anh

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Nhạc sĩ Anh Bằng vừa đi hết đường trần. Chẳng hay, cho đến khi nằm xuống, người nhạc sĩ tài hoa luôn nặng lòng với quê hương đã trả xong chưa, cho ai đó, những món nợ như “Công viên ghế đá, lá đổ chiều hôm”, như “Dòng sông bến cũ, con sông êm đềm”, như “Chim về núi nhạn, trời mờ mưa đêm”, như “Nụ hôn vội vàng, nắng chói qua rèm”(1), như “Con tim bối rối” và “Cuộc tình đã lỡ”. Nhưng tôi thì còn nợ anh Anh Bằng.

Món nợ tôi với Anh chỉ có một mình tôi biết, một mình tôi hay.

Món nợ ấy tôi tự “manh nha” (chuốc) lấy cho mình sau khi được nghe lần đầu tiên, trong một đêm dừng quân ở bên kia biên giới Việt Miên, dưới chân dãy núi Thất Sơn, bài hát “Nỗi lòng người đi” của nhạc sĩ.

“Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương
thành khói tan theo mây chiều
Khèn trong.... buôn xa còn vang"

***

Ngày ấy, tôi nghĩ, chẳng biết đúng hay sai, “Nàng” trong bài hát chỉ là cái cớ cho Anh dàn trải nỗi lòng khi phải rời xa Hà Nội. Ấy cũng là nỗi lòng của triệu người dân Miền Bắc phải bỏ lại quê cha đất tổ để xuôi Nam, thời 1954.

Thuở Anh “xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu” với "Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương" tan thành mây khói, thì tôi tuy chỉ là một cậu bé lên mười cũng đã biết ngậm ngùi xa Hà Tịnh với bao kỷ niệm dù chẳng mấy khi được êm đềm của tuổi ấu thơ.

Cảm ơn Anh, “Nỗi lòng người đi” của Anh đã đánh thức tôi, làm sống dậy trong tôi một quê hương đã bỏ lại.

Tình tự quê hương ấy lại càng được khơi dậy thấm thía nồng nàn hơn khi đoàn quân đang qua đêm ở ven bên này hay bên kia bên giới mở cái radio Sony trong lòng bàn tay, nghe được lời Anh:

“Mẹ ơi... biên cương giờ đây
Trời không... mưa nhưng nhiều mây
Nửa đêm nghe chim muông hú trong rừng hoang
Nghe... gió rung cây đổ lá vàng
Sương xuống mênh mang
Khèn trong... buôn xa còn vang
Nhịp chìm... tiêu sơ nhặt khoan
Tưởng nhớ đến những phút sống bên mẹ yêu
Con... hát ca vui lều tranh nghèo
Ôi đẹp làm sao...” (2)

Càng thôi thúc tôi...

Ngày đó, tôi đã hứa rằng tôi sẽ trở về. Không phải về trong áo gấm, mà ngồi trên chiến xa trong đoàn quân Nam giải phóng đất Bắc khỏi thảm họa Cộng Sản. Nhưng tôi đã không thực hiện được lời hứa, như Anh đã làm được với Sài Gòn tưởng rằng Anh đã vĩnh biệt (3).

Bây giờ thì Anh đã nằm xuống. “Về bên kia thế giới”, Anh chẳng “sẽ lấy lại được gì, ngoài trống vắng mà thôi”, như “Khúc thụy du”.

Dù “Nỗi lòng người đi” nơi Anh giờ chẳng còn nghĩa gì, nhưng tôi vẫn còn nợ Anh, đã giữa đường gẫy súng, đã không thể đưa Anh về lại Đất Bắc để chàng trai Hà Nội thanh lịch ngày nào trở về “ân ái trao nàng mấy câu”(4) Nỗi lòng người đi.

Tôi xin mượn “Khúc thụy du” lời Du Tử Lê, nhạc Anh Bằng để thay lời chào vĩnh biệt Anh, và

Nguyện xin Chúa nhân lành đón nhận linh hồn Giu Se Nguyễn An Bường vào nước Trời.

tisdag 10 november 2015

NGỒI XUỐNG ĐÂY! TAO ĐÚT CHO MẦY- Video by UL





NGỒI XUỐNG ĐÂY! TAO ĐÚT CHO MẦY.

Thơ Giồng Ông Tố - GOT2 | nhạc|trình bày mũxanh dzuylynh
( cho TPB /QLVNCH…
Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập TQLC.VNCH )


Ngồi xuống đây tao đút mầy lần cuối
Để mai này biết có gặp nữa không
nợ trần gian nợ cơm áo chất chồng
Tao bương chải đời long đong vô định


Ngồi xuống đây giữa tâm tình người Lính
Đừng nghĩ gì những toan tính thế gian
Tao với mày từng vượt những gian nan
Đã sống chết – lầm than – và tủi nhục


Ngồi xuống đây tao đút mầy thêm chút
Cũng như mầy ngày xưa đút cơm tao
Giữa Cổ Thành tiếng quân dậy lao xao
Tao gục xuống và mầy lao ra cứu


Tao biết lắm mầy sống đời mãnh thú
Con hùm thiêng trong giây phút sa cơ
Thân phế nhân đành trôi nổi mịt mờ
Muốn sống lại thuở viễn mơ rừng núi


Thôi mầy ạ! Đời chúng mình gió bụi
Chết ngang tàng trong ngày tháng Tư Đen
Tao với mày chinh chiến đã thành quen
Thì tủi nhục cũng để rèn nhân cách


Vậy hãy sống ngẩng cao đầu trong sạch
Biết tử sinh thì nhận lấy cho hùng
Tao với mầy có dòng máu chảy chung

Thà đổ xuống không bao giờ khuất phục


*0*


Click vào link sau để nghe bản nhạc....






måndag 9 november 2015

CÔNG THỨC TIÊU DIỆT TẾ BÀO UNG THƯ DI CĂN TRONG 72 GIỜ




  • Có thể bạn không tin nhưng hỗn hợp chỉ có 3 loại nguyên liệu là nha đam, mật ong và rượu đã giúp hàng ngà...n người chiến đấu thành công với căn bệnh ung thư đường ruột, cổ họng, trực tràng, ung thư gan, vú, tuyến tuyền liệt…
    Cách làm:
    – 50gr mật ong thiên nhiên nguyên chất, 35gr nha đam (lô hội) tươi, 6 muỗng canh rượu vodka hoặc rum, whisky.
    - Dùng dao cắt bỏ đi gai hai bên của nha đam, lấy phần thịt cho vào máy xay sinh tố, thêm mật ong và rượu vao. Xay thật nhuyễn 3 thành phần lại với nhau.
    Hỗn hợp thu được, đổ vào trong hũ nhựa hoặc thủy tinh có màu tối, bảo quản trong tủ lạnh.

    Uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh trước bữa ăn 30 phút, lắc thật đều trước khi sử dụng. 10 ngày một liệu trình, uống hết nghỉ nơi 5 ngày rồi tiếp tục.
    Thực hiện trong vòng 2-3 tháng sẽ có hiệu quả rõ rệt trong việc ngăn ngừa khối u lây lan và di căn. Bạn nên kết hợp với kiểm tra sức khỏe để theo dõi tiến độ điều trị.

    Theo nghiên cứu khoa học, lô hội giàu chất chống oxy hóa mạnh, kháng khuẩn, chứa 40% chất chống sinh ung thư và hơn 200% các loại dược liệu so với các loại cây khác. Mật ong và sữa ong chúa có thể gây ra hội chứng tự chết của tế bào ung thư hiệu quả đến mức mà các nhà khoa học phải ngạc nhiên.
    Công thức này được nghiên cứu và đưa ra bởi linh mục Romano Zago, cha nhà thờ người Brazil. Ông đã đưa công thức của mình vào trong cuốn sách “From the air you can recover” và phổ biến cho rất nhiều người trên thế giới. Trên thực tế, hỗn hợp này tuy chưa được bất cứ tài liệu y khoa nào chứng nhận nhưng nó cũng được cho là vô cùng lành tính, tốt cho sức khỏe đặc biệt là da vào phổi.
    Hãy chia sẻ biết đâu nó sẽ có ích với ai đó!
    Nguồn: Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt