lördag 31 oktober 2015

“Than ôi! Ai có thể thoát khỏi vòng luân hồi nhân quả”

Dù chúng ta là ai thì dường như những câu chuyện về luân hồi vẫn luôn rất hấp dẫn. Quả thật, những mối liên hệ từ tiền kiếp đều có ảnh hưởng tới kiếp này, giống như chiếc bóng của ta vậy.

Đường Đại Tông, Độc Cô Hoàng Hậu, Tô Quý Phi, nhân qủa, luân hồi, Chị em,
Lâm viên ngoại nghe chuyện thì thập phần cao hứng, muốn gả hai tiểu thư cho gia đình ấy. Ông muốn hai chị em được gả vào cùng một gia đình để họ có thể coi sóc cho nhau. Nhưng đến khi thành hôn xong xuôi cả rồi thì nhà họ Lâm mới phát hiện ra rằng “hai chàng rể” không phải là anh em sinh đôi nào cả. Chỉ có một nam tử, nhưng quả thật văn võ toàn tài. Lâm viên ngoại hối hận vô cùng nhưng vì sự tình đã rồi nên cũng không thể làm gì được nữa. Ông chỉ biết mong rằng hai người con gái sẽ không ganh ghét lẫn nhau vì họ có chung một vị tướng công.
Hai năm sau, vì có nhiều mâu thuẫn vì cảnh chung chồng, người em gái đã đầu độc chị mình rồi quăng xác cô xuống một cái giếng bên ngoài ngôi nhà. Sau đó, khi người chồng trở về nhà và hỏi về điều đó, người em gái đã nói với anh rằng chị mình đã uống thuốc độc và nhảy xuống giếng.
Cô nói lý do là vì chị mình cảm thấy không được chồng sủng ái và không thể chịu đựng thêm được nữa. Người chồng biết rằng hai chị em vốn bất hòa và rất có thể một người trong số họ đã có ý định tự vẫn. Vì vậy anh đã không truy cứu thêm nữa. Anh nhờ người mang xác vợ ra khỏi giếng và mai táng một cách đơn giản. Người em gái cuối cùng đã độc chiếm được người chồng. Chồng của cô rất tốt với cô. Hai năm sau, cô có với anh hai người con, một nam một nữ, từ đó cả gia đình sống trong cảnh hạnh phúc và hòa thuận.
Tuy nhiên, hạnh phúc ấy không kéo dài được lâu. Một trận ôn dịch đã bắt đầu ở vùng Tô Châu, và bệnh dịch nhanh chóng lây lan thành đại dịch. Cả gia đình họ đã chết trong trận ôn dịch đó.
Sau khi chết, họ phải xuống Địa Phủ để xét hỏi. Diêm Vương đã lệnh cho vị Phán quan dở sổ ghi chép lại tất cả những việc thị phi mà người em gái họ Lâm đã làm trong kiếp sống ấy.
Vị Phán quan nói: “Việc thiện nhất mà cô đã làm là toàn tâm toàn ý chăm lo cho tướng công của mình, không chút kêu ca hay tơ tưởng người khác. Việc ác nhất mà cô đã làm là dùng rượu độc để sát hại chính chị gái mình do tâm đố kỵ quá mạnh mẽ. Hai người con của cô có quan hệ nhân duyên rất lớn với cô. Cô đã cứu mạng họ trong một tiền kiếp và họ đã trở thành con của cô trong kiếp này để báo ân”.
Diêm Vương phán: “Cô không được phép chết theo cách này, bởi vì nếu con người không biết được hậu quả mà một người đố kỵ hành ác phải nhận ra sao, họ sẽ dám làm mọi thứ”. Do đó, đám tiểu quỷ đã trói cô gái bằng dây sắt dày và áp giải cô trở lại dương gian.
Lúc ấy, bách tính đang phải sống trong cảnh sợ hãi tột cùng giữa trận ôn dịch. Khi cô được áp giải trở lại dương gian, người dân vùng đó đã vô cùng khiếp đảm. Một số người gan dạ run rẩy hỏi cô: “Chẳng phải cô đã chết rồi sao? Cô trở lại bằng cách nào vậy?”
Đám tiểu quỷ đã kể ra chi tiết công tội của cô lúc còn sống và nói: “Lý do Diêm Vương bảo chúng tôi mang cô ấy lên đây là để nói với tất cả các người rằng làm điều xấu sẽ phải đọa Địa Ngục, và thậm chí nếu người ấy được chuyển sinh thành người, nghiệp người đó nợ sẽ vẫn phải hoàn trả. Bây giờ chúng tôi phải trở về để bẩm báo với Diêm Vương”.
Đám tiểu quỷ cùng cô gái biến mất ngay tức khắc. Điều này xảy ra giữa ban ngày ban mặt. Những người chứng kiến đều cảm thấy như thể họ đang nằm mơ vậy.
Sau khi bị mang trở lại Địa Ngục, cô gái đã bị đưa tới một hầm nước, nơi cô bị cắn bởi thủy trùng, độc xà cùng nhiều hình thức trừng phạt khác. Sự đau đớn và thống khổ là không thể mô tả được bằng lời. Cô gái đã phải chịu đựng như vậy trong gần một trăm năm.
Một ngày nọ, Hằng Nga Tiên nữ cùng Nhị Lang Thần phụng mệnh Ngọc Hoàng Thượng Đế xuống thị sát Âm Phủ. Khi tới hầm nước, họ nghe thấy tiếng khóc của một người con gái, nghe thập phần thương tâm. Hằng Nga Tiên nữ nghe thấy tiếng khóc của cô gái bèn tới gần xem xét, cuối cùng nói: “Nghiệt chướng! Hóa ra nhà ngươi ở đây!”
Nguyên lai cô gái là cây Ngọc thạch Tỳ Bà mà Hằng Nga Tiên nữ thường sử dụng nơi tiên giới. Trông thấy Hằng Nga Tiên nữ, cô gái khóc lóc nghe càng thương tâm hơn. Hằng Nga Tiên nữ sinh lòng thương cảm bèn nói: “Nhà ngươi đã phạm đại tội gì để đến nỗi rơi vào cảnh này?”
Cô gái bèn kể lại sự việc sát sinh năm xưa cho Hằng Nga Tiên nữ nghe. Hằng Nga Tiên nữ thở dài: “Cõi phàm trần đúng là nơi tạo ác nghiệp. Chúng sinh chỉ vì khởi tâm ma mà tạo nên ác nghiệp, cuối cùng đều bị xuống Địa Phủ chịu tội! Bị đọa xuống đây thì dễ nhưng được siêu sinh thì thật khó! Ngươi đợi ở đây, ta đi bẩm báo với Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng sẽ làm chủ sự việc của ngươi!”
Đúng lúc ấy, Hằng Nga Tiên nữ nghe thấy một giọng nữ từ bên trên, nghe còn đau khổ và thống thiết hơn, chính là người chị bị đầu độc. Cô gái đó vừa khóc vừa nói: “Tôi là tiên nữ mà phải chết thống khổ và oan khuất thế này đây. Từ lúc bị cô ấy đầu độc, tôi đã rơi vào một nơi không ăn không uống. Cuộc đời được định trước của tôi vẫn chưa kết thúc. Nếu cô ấy được tha dễ như vậy thì tôi sẽ không chịu đâu. Tôi sẽ đi kiện!”
Hằng Nga Tiên nữ cùng Nhị Lang Thần nhìn gần hơn và thấy rằng cô gái ấy đang sống tại một nơi không ăn không uống (đó không phải là Địa Phủ, mà tồn tại cùng nơi cùng lúc với Địa Phủ, các vị Thần chỉ cần liếc mắt là trông thấy).
Nhị Lang Thần nói với cô gái: “Hiện tại cô đang không ăn không uống, nhưng sau này cô sẽ lại có những vui vẻ nơi thế gian. Đừng khóc và giữ tâm oán hận như vậy nữa”.
Hằng Nga Tiên nữ nói: “Cô ấy đã nợ cô một mạng sống và mọi thứ rồi sẽ được hoàn lại. Đừng khóc nữa”.
Nhị Lang Thần cười nói: “Hiện giờ cô đang cô độc một mình, sau này ở nhân gian Hoàng đế sẽ phong cho cô làm ‘Cô Độc Hoàng hậu”.
Sau khi hai cô gái thấy hai vị thần tiên đã có chủ ý để họ chuyển sinh lên nhân gian hưởng phúc, cô gái nói: “Tôi sẽ thôi không oán hận cô ấy, nhưng tôi muốn trở thành ‘Độc Cô Hoàng hậu’ thay vì ‘Cô Độc Hoàng hậu’”.
Nhị Lang Thần cười nói: “Cô có khác gì một đứa trẻ tinh nghịch nơi nhân gian đâu? Cô vẫn còn thấy bất bình khi chúng tôi đã cứu độ cô hay sao? Độc Cô thì Độc Cô, Cô Độc thì Cô Độc, không có vấn đề gì cả!”
Chúng tôi phải trở về Thiên Đình ngay bây giờ đây”. Hằng Nga Tiên nữ và Nhị Lang Thần cùng nhau cáo biệt Diêm Vương rồi cùng bay về Linh Tiêu Bảo điện.  Hằng Nga Tiên nữ hành lễ bái kiến Ngọc Hoàng rồi nói về chuyện của người em cho Ngọc Hoàng.
Ngọc Hoàng nói một cách nghiêm trang: “Cô gái này có lai lịch đấy. Tiên tử hãy hồi cung đi. Ta sẽ an bài cho Ngọc thạch Tỳ Bà”.

Đến thời nhà Đường, cả hai chị em đều là vợ của Đường Đại Tông, người em được phong là Quý Phi, còn người chị được phong là Độc Cô Hoàng hậu.
Đường Đại Tông là một vị hoàng đế rất kính Thần và lễ Phật. Đường Đại Tông đã đại hưng Phật sự ở Trường An và đóng góp rất lớn vào việc hoằng dương Phật Pháp vào thời ấy.
Đường Đại Tông rất mực sủng ái Quý Phi. Ông muốn phế Độc Cô Hoàng hậu và để Quý Phi lên thế chỗ nhưng cô không đồng ý, ở kiếp này, người em rất mực thiện lương.
Cô khuyên giải Hoàng đế: “Hoàng hậu chưa phạm phải lỗi lầm gì lớn, nếu Bệ hạ phế truất bà, thiên hạ nhất định sẽ đàm tiếu. Huống hồ Bệ hạ là người đang tu Phật, sao có thể làm chuyện bất thiện như vậy được?”
Đại Tông nghe xong vô cùng cảm kích, ông nói: “Trong cõi phàm tục này, ta rất vui khi thấy vẫn còn người có thiện tâm. Người thiện tâm tất sẽ được hưởng phúc sau này”.
Không lâu sau, quân Thổ phồn (người Tây Tạng) và Hồi hột (người Uyghur Tân Cương) xâm nhập Trung Nguyên. Đại Tông phải rời Kinh Thành và lẩn trốn.
Độc Cô Hoàng hậu vốn rất ganh ghét với Tô Quý Phi. Bà giả truyền chiếu chỉ của Hoàng đế để mời Tô Quý Phi vào uống rượu cùng. Đến khi Tô Quý Phi đã say rượu, bà mới nói thật: “Trước kia cô là người được Hoàng đế sủng ái nhất và ông ấy không hề để mắt gì tới chúng tôi. Bây giờ ông ấy đang lâm nguy, tất cả là lỗi của cô”.
Rồi Độc Cô Hoàng hậu đưa cho cô một chén rượu độc và bảo cô uống nó: “Cái chết của cô sẽ là bảo chứng cho sự tồn vong của giang sơn xã tắc Đại Đường”.
Mặc dù đang say nhưng đầu óc của Tô Quý Phi vẫn rất tỉnh táo. Cô nói: “Vì Hoàng hậu muốn thiếp chết, thiếp cũng chẳng còn cách nào”.
Nói xong, cô uống hết chén rượu độc. Trước khi lâm chung, cô nói với Hoàng hậu: “Hãy vứt xác thiếp xuống một cái giếng cạn. Thiếp đã nợ Hoàng hậu trong một tiền kiếp, bây giờ hai chúng ta không ai nợ ai”.
Tức thì Độc Cô Hoàng hậu trông thấy phảng phất mối nhân duyên trong đời trước. Sau khi nhìn xong cảnh tượng từ kiếp trước, Độc Cô Hoàng hậu than: “Than ôi, ai có thể thoát khỏi vòng luân hồi nhân quả!”
Theo chanhkien.org

fredag 30 oktober 2015

Hai Vì Sao Lạc- Sáng tác: Việt Anh Thu- Trình bày: Mamma Mia- Video by UL




1. Người về, một mùa thu gió heo may 
Về đâu có nhớ chăng những vì sao long lanh 
đưa tiễn người một đêm không trăng 
Nói sao nên lời 
lòng buồn như chiều rơi 
Như trong đêm khuya những buớc chân qua thềm 
gợi niềm thương nhớ vô vàn.

2. Người về, đường đi kết gió trăng sao 
Người đi có biết chăng trong chiều nay bơ vơ 
Nghe lá thu vàng rơi bâng khuâng 
Bước chân ai về chừng thời gian ngừng trôi 
Như quên đêm khuya 
để gió sương thêu thùa thầm làm ướt áo vai gầy.

ĐK: Người về chiều mưa hay nắng
Sao để khói lam chiều như se chùng màu không gian 
Người về giòng sông thương nhớ 
để bến vắng con đò mong chờ người, người hay chăng? 

Người là vì sao nhỏ bé 
Ta mãi ước cho lòng là một bầu trời xanh xanh 
Người về lòng ta thương nhớ 
Ta khẽ hỏi đưa người về hay thầm người đưa ta 

3. Người về người về đâu nhớ ta chăng 
Người ơi mỗi lá thu rơi làm ta bâng khuâng 
Như áng mây chiều lan trong sương 
Bước chân âm thầm lòng buồn như thời gian
Nghe chăng thu ơi để lá rơi chi hoài 
Gợi lòng thương nhớ ai nhiều...

tisdag 27 oktober 2015

Hình ảnh thời Đệ Nhất Cộng Hòa và cố TT Ngô Đình Diệm

VIETNAM 1960
Gia đình TT Ngô Đình Diệm - Huế 1961
Gia đình TT Ngô Đình Diệm – Huế 1961
Gia đình TT Ngô Đình Diệm
Gia đình TT Ngô Đình Diệm

Gia đình ông bà Nhu trong dịp con gái Ngô Đình Lệ Thủy chịu phép Thêm sức
Gia đình ông bà Nhu trong di5pcon gái Ngô Đình Lệ Thủy chịu phép Thêm Sức
President Diem's family
President Diem’s family
President Diem's family
President Diem’s family
các phản tướng tham gia đảo chánh 1-11-1963
Nhà tù Chí Hòa, Sài Gòn - ông Ngô Đình Cẩn nhận các nghi thức tôn giáo trước giờ ra pháp trường.
 Nhà tù Chí Hòa, Saigon – ông Ngô Đình Cẩn nhận các nghi thức tôn giáo trước giờ ra pháp trường
Tòa án quân sự xét xử ông Ngô Đình Cẩn
Tòa án quân sự xét xử ông Ngô Đình Cẩn
Lễ an táng TT Diệm và ông Nhu
Lễ an táng TT Diệm và ông Nhu
một sĩ quan thuộc phe đảo chánh, vẻ mặt hớn hở, bên xác ông Nhu (không phải là ông Diệm như trong chú thích tiếng Anh)
Một sĩ quan thuộc phe đảo chánh, vẻ mặt hớn hở bên xác ông Nhu (không phải ông Diệm như trong chú thích tiếng Anh)
Xác TT Diệm và ông Nhu trong xe thiết giáp M-113
Xác TT Diệm và ông Nhu trong xe thiết giáp M-113
Statue of Trưng Sisters, destroyed by crowd during Military Coup that overthrew Diem Regime. Nov 1963
Statue of Trưng Sisters, destroyed by crowd during Military Coup that overthrew Diem regime – Nov 1963
Thành Cộng Hòa, nơi trú đóng của Lữ đoàn Bảo vệ Phủ Tổng Thống
Thành Cộng Hòa, nơi trú đóng của Lữ Đoàn Bảo vệ Phủ Tổng Thống
Wrecked Presidential Palace, gutted & ransacked after military coup that overthrew Diem Government.
Wrecked Presidential Palace, gutted & ransacked after military coup that overthrew Diem Government
Presidential Palace gutted & ransacked after military coup that overthrew Diem government.
Presidential Palace gutted & ransacked after military coup that overthrew Diem Government
Dinh Gia Long
Dinh Gia Long
TT Ngo Dinh Diem
TT Ngô Đình Diệm
TT Diệm và Đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge, 26-8-1963
TT Diệm và Đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge – 26-8-1963
TT Diệm tiếp tướng Maxwell Taylor, cố vấn quân sự đặc biệt của TT Kennedy, 23-10-1961
TT Diệm tiếp tướng Maxwell Taylor – cố vấn quân sự đặc biệt của TT Kennedy, 23-10-1961
TT Diệm tiếp TT Hàn Quốc Syngman Rhee - 1958
TT Diệm tiếp TT Đại Hàn Syngman Rhee – 1958
TT Tưởng Giới Thạch đón TT Diệm tại sân bay trong chuyến viếng thăm 5 ngày tại Đài Loan, 22-1-1960
TT Tưởng Giới Thạch đón TT Diệm tại sân bay trong chuyến viếng thăm 5 ngày tại Đài Loan – 22-1-1960
7th March 1957 - South Vietnamese President Ngo Dinh Diem (1901 - 1963), at a fair in the central highlands shortly after an attempt on his life was foiled.
7th March 1957 – South Vietnamese President Ngo Dinh Diem (1901-1963), at a fair in the central highlands shortly after an attempt on his life was foiled
1957 - Vietnamese President Ngo Dinh Diem (seated) and his brother Bishop Ngo Dinh Thuc (L) attending a program held during New Year celebration in the central highlands.
1957 – Vietnamese President Ngo Dinh Diem (seated) and his brother Bishop Ngo Dinh Thuc attending a program held during Mew Year celebration in the central highlands
TT Diem 1955 (6)
TT Diem (1965)
1956 President Ngo Dinh Diem (L), visiting refugee settlements.
1956 – President Ngo Dinh Diem, visiting refugee settlements
TT Diem 1955 (3)
TT Diem 1955
TT Diem 1955 (4)
TT Diem 1955
TT Diem 1955 (5)
TT Diem 1955
TT Diem
TT Diem 1955
TT Diem 1955 (7)
TT Diem 1955
1956 - Crowds cheering Ngo Dinh Diem along route, during visit.
1956 – Crowds cheering Ngo Dinh Diem along route, during visit
TT Diem 1955 (8)
TT Diem 1955
TT Diem 1955 (9)
TT Diem 1955
5-1956 South Vietnam's President Ngo Dinh Diem sleeping under the trees during his trip to refugee settlements
5-1956 South Vietnam’s President Ngo Dinh Diem sleeping under the trees during his trip to refugee settlements
U1093469
TT Diem
NA008216
TT Diem
U1297042INP
TT Diem
1956 Police parade at Independence Palace.
1956 Police parade at Independence Palace
U1096567 - Mít tinh trước Tòa Đô ChánhMít-tinh trước Tòa Đô Chánh
BE025632 - Mít tinh phía trước dinh Độc Lập, 10-9-1963
Mít-tinh phía trước dinh Độc Lập – 10-9-1963
1955, Saigon, South Vietnam
1955, Saigon, South Vietnam
SAIGON 1955 - Mít tinh phía trước Chợ Bến Thành
Saigon 1955 – Mít-tinh phía trước Chợ Bến Thành
19 May 1955, Saigon, Indochina -- Demonstrate Against Bao Dai
19-5-1955, Saigon, Indochina – Demonstrate against Bao Dai
Saigon 1955
Saigon 1955
Saigon 1955 (24)
Saigon 1955
Saigon 1955 (23)
Saigon 1955
Saigon 1955 (22)
Saigon 1955
Saigon 1955 (21)
Saigon 1955
Saigon 1955 (20)
Saigon 1955
Saigon 1955 (18)
Saigon 1955
Saigon 1955 (17)
Saigon 1955
Saigon 1955 (16)
Saigon 1955
Saigon 1955 (15)
Saigon 1955
Saigon 1955 (14)
Saigon 1955
Saigon 1955 (13)
Saigon 1955
Saigon 1955 (12)
Saigon 1955
Saigon 1955 (11)
Saigon 1955
Saigon 1955 (10)
Saigon 1955
Saigon 1955 (9)
Saigon 1955
Saigon 1955 (8)
Saigon 1955
Saigon 1955 (7)
Saigon 1955
Saigon 1955 (6)
Saigon 1955
Saigon 1955 (5)
Saigon 1955
Saigon 1955 (4)
Saigon 1955
Saigon 1955 (3)
Saigon 1955
Saigon 1955 (2)
Saigon 1955
Saigon 1955 (1) A View of the Presidential Palace.
Saigon 1955 – a view of the Presidential Palace