1̀5 Trang Liên Quan Blogspot

Grattis På Mors Dag 2015(Kính Tôn Vinh về Ngày Của Mẹ tại Thuỷ Điển)- Video by UL

Người dân xứ sở Thuỵ Điển ăn mừng ngày của Mẹ vào chủ nhật cuối của tháng năm...Vì muốn kỉ niệm trong hơn 20 năm đã sinh sống tại đây bên Ba Mẹ của mình trong sự Kính Trọng Yêu Thương nên UL làm video này để góp thêm phần phong phú cho vườn blog nhỏ bé của mình. Thanks for watching !!!

lördag 23 maj 2015

Đôi Chân Trần- Sáng tác: Y Phon K´sor ´- Y Moan Trình Bày.



Thanks Thang Vo clips video nhạc của Ḅan làm thật đẹp , nên UL xin được cùng chia sẻ !
******************

Tôi muốn quên đi tháng với ngày
cha đi lượm quả ngọt rừng, cho con đỡ đói qua đêm
Tôi muốn quên đi - đối chân trần
Cha đi lượm, từng hạt thóc - cho con một bữa cơm chiều

Ôi, ngày tháng, đôi vai gầy - run run tựa vào hàng cây,
Ôi thời gian, hãy quên đi - đôi chân cồng kềnh
cha đi giữa rừng hoang vu
lưng cha thì đội nắng gầy
ôi tóc bạc tựa trăng soi,
cả cuộc đời và cả một đời - đôi chân trần

Tôi muốn quên đi tháng với ngày
cha đi lượm quả ngọt rừng, cho con đỡ đói qua đêm
Tôi muốn quên đi - đối chân trần
Cha đi lượm, từng hạt thóc - cho con một bữa cơm chiều

Ôi, ngày tháng, đôi vai gầy - run run tựa vào hàng cây,
Ôi thời gian, hãy quên đi - đôi chân cồng kềnh
cha đi giữa rừng hoang vu
lưng cha thì đội nắng gầy
ôi tóc bạc tựa trăng soi,
cả cuộc đời và cả một đời - đôi chân trần 

Nhật Ký Của Mẹ Tác giả: Nguyễn Văn Chung- Trình bày: Hải Âu Phi Xứ



Bao ngày Mẹ ngóng... Bao ngày Mẹ trông... Bao ngày Mẹ mong con chào đời...
Ấp trong đáy lòng có chăng tiếng cười của một hài nhi đang lớn dần?
Mẹ chợt tỉnh giấc và Mẹ nhìn thấy hình hài nhỏ bé như thiên thần,
Tiếng con khóc oà, mắt Mẹ lệ nhoà, cảm ơn vì con đến bên Mẹ...
Này con yêu ơi, con biết không? Mẹ yêu con, yêu con nhất đời!
Ngắm con ngoan nằm trong nôi, mắt xoe tròn, ôi bé cưng!
Nhìn Cha con, Cha đang rất vui, giọt nước mắt lăn trên khoé môi,
Con hãy nhìn kìa, Cha đang khóc vì con...

Một ngày tỉnh giấc, rồi Mẹ chợt nghe, vụng về con nói câu:"Mẹ ơi!"
Chiếc môi bé nhỏ thốt lên bất ngờ, khiến tim Mẹ vui như vỡ oà...
Đây là mặt đất, đây là trời cao, đây là nơi đã sinh ra con,
Bước chân bé nhỏ bước đi theo Cha, dấu chân đầu tiên trên đường đời...
Này con yêu ơi, con biết không? Mẹ yêu con, yêu con biết bao!
Hãy cứ đi, Mẹ bên con, dõi theo con từng bước chân...
Ngày mai sau khi con lớn con, đường đời không như con ước mơ,
Hãy đứng lên và vững bước trên đường xa...

Ngày đầu đến lớp, Mẹ cùng con đi, ngập ngừng con bước sau lưng Mẹ,
Tiếng ve cuối hè, hát vang đón chào, ánh mặt trời soi con đến trường...
Ngày ngày đến lớp, dần dần con quen, bạn bè, Thầy Cô yêu thương con,
Bé con của Mẹ vẫn luôn chăm ngoan, khiến cho Mẹ vui mãi trong lòng...
Này con yêu ơi, con biết không? Mẹ yêu con, yêu con rất nhiều!
Những khuya ôn bài, con thức, xót xa tim Mẹ biết bao!
Từng kỳ thi nối tiếp nhau, tuổi thơ con trôi qua rất mau,
Ước chi con Mẹ mai sau sẽ thành công...

Một ngày Mẹ thấy con cười vu vơ, nụ hồng con giấu trong ngăn bàn,
Lá thư viết vội, có tên rất lạ, chắc là người con thương rất nhiều!
Một ngày Mẹ thấy con buồn vu vơ, cánh hồng vẫn ở trong ngăn bàn,
Lá đâu đã vàng, hoa đâu đã tàn, cớ sao nhìn con úa thu sang?
Này con yêu ơi, con biết không? Mẹ yêu con, yêu con rất nhiều!
Những kỷ niệm lần đầu yêu, suốt một đời đâu dễ quên...
Vầng trăng kia sẽ sưởi ấm con, và sau cơn mưa, nắng sẽ trong,
Sẽ có một người yêu con hơn Mẹ yêu...

Một ngày con lớn, một ngày con khôn, một ngày con phải đi xa Mẹ,
Bước chân vững vàng, khó khăn chẳng màng, biển rộng trời cao con vẫy vùng,
Một ngày chợt nắng, một ngày chợt mưa, lòng Mẹ chợt nhớ con vô bờ,
Nhớ sao dáng hình, nhớ sao nụ cười, nhớ con từng giây phút cuộc đời...
Này con yêu ơi, con biết không? Mẹ yêu con, yêu con nhất đời!
Ở nơi phương trời xa xôi, hãy yên tâm, Mẹ vẫn vui!
Từng dòng thư ôm bao nhớ thương, Mẹ nhờ mây mang trao đến con,
Chúc con yêu được hạnh phúc, mãi bình an...

Bao ngày Mẹ ngóng, bao ngày Mẹ trông, bao ngày Mẹ mong con quay về,
Ấp trong giấc mộng nhớ bao tháng ngày bé con hồn nhiên bên dáng Mẹ,
Mẹ chợt tỉnh giấc, và Mẹ nhìn thấy, con Mẹ vẫn bé như thiên thần,
Thấy con khóc oà, mắt Mẹ lệ nhoà, cảm ơn vì con đến bên Mẹ... 

Đừng Tin Cộng Sản Việt Nam !!!


    MỌI NGƯỜI HÃY CHIA SẺ BÀI VIẾT NAỲ ĐỂ DÂN VIETNAM KO BỊ MẤT TIỀN
    Nhóm Việt Cộng nào ngu tin CSVN thì vẫn bị mất Vàng như thường. Nhưng đó là chuyện m...ất TÀI SẢN CÁ NHÂN của từng cá nhân Việt Cộng sau khi chúng đã cướp Tài sản đó từ người Dân, từ tài nguyên Quốc gia.
    Điều tôi phân tích dưới đây là chiến dịch CƯỚP VÀNG CỦA DÂN để đổ vô một cái túi chung gọi là ngân khố Quốc gia. Còn chuyện ngân khố Quốc gia bị Việt Cộng xà xẻo, Tham ô như thế nào thì ắt hẳn chúng ta ở đây đã quá rõ.
    ===============
    Tiền Hồ (việt-gian)mất giá thì chết Dân đen thôi, chớ làm gì ảnh hưởng tới bầy Việt Cộng chóp bu đâu mà chúng lo lắng.
    +Lũ việt Cộng chóp bu rất gian manh nên chúng sẽ gom Vàng, U$D rồi gởi trong các TRƯƠNG MỤC CÁ NHÂN ở Ngân hàng (Bank...) nước ngoài.
    +Dân Vietnam bây giờ vẫn còn Vàng chớ không phải hết sạch trơn đâu. Bởi vậy, Việt Cộng sẽ CỐ GẮNG VƠ VÉT được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
    +Các bạn nghĩ rằng giá Vàng vọt cao lên thì đa số Dân thường sẽ đổ xô đi mua ? Sai lầm hoàn toàn.
    +Diễn biến kịch bản lừa Dân Việtnam cũa Việt Cộng cướp Vàng sẽ như sau:
    - Việt Cộng in sẵn một lượng lớn Tiền Hồ (việt-gian), tung vô các Ngân hàng.
    - Việt Cộng nâng giá mua vàng trong nước lên. (Điều này không hề khó vì hiện nay nhà nước Việt Cộng là ĐẦU NẬU LỚN NHỨT của thị trường vàng trong nước)
    - Báo chí Việt Cộng CÓ LẼ sẽ viết một số bài để xúi Dân gửi Vàng vô Ngân hàng theo kiểu như đó là "vừa thể hiện lòng yêu nước vừa được hưởng lãi Vàng". Tuy nhiên, do trò dụ khị này đã xảy ra mấy lần rồi và đã bị vạch mặt, cũng như lùm xùm chuyện nhiều Ngân hàng đánh Vàng bị lỗ sặc gạch đã lên mặt báo trong vài năm qua; nên xác suất Việt Cộng dụ Dân gửi Vàng là không cao lắm....
    - Báo chí Việt Cộng thổi bùng lên rằng giá Vàng trong nước hiện cao hơn Thế giới, .... để kích thích lừa người Dân bán Vàng ra lấy Tiền Hồ (việt-gian) gửi Ngân hàng lấy Tiền lời. Đồng thời đó, Ngân hàng sẽ tăng lãi suất Tiền gởi. Tất nhiên, sẽ có người bán Vàng ra, người mua Vàng vô nhưng tổng kết lại là người Dân vẫn bán ròng. Nghĩa là Việt Cộng sẽ thành công trong việc lấy Tiền Hồ (viet-gian) đổi lấy Vàng thiệt. Đây là cách chính trong chiến dịch này.....
    - Tới khi mức bán ròng của Dân [trong thị trường Vàng] giảm xuống còn không hoặc rất thấp thì Việt Cộng ngưng chương trình "thổi giá Vàng" lại, giảm lãi suất Tiền gửi Ngân hàng xuống, ....
    Điểm mấu chốt của CHIẾN DỊCH CƯỚP VÀNG TRONG DÂN lần này là "dùng lãi suất cao của VND và giá Vàng cao" nhằm dụ, lừa Dân đưa Vàng ra và nhận Tiền Hồ(việt-gian) .
    +Bây giờ Việt Cộng ( CSVN) đã biết cách cướp Vàng một cách tinh vi rồi chớ đâu có như thời năm 1975.
    +++Nhân Dân Việtnam ai đả chót gữi lấy lải...hảy nhanh Tay rút hết „Tiền“ trong nhà Bank cũa CSVN, ko nên đễ quá muộn sẻ mất hết CSVN lưu manh ko trả vì hiện nay CSVN Nợ quá nhiều ..nên lừa Dân.... cho lải xuất thật cao đễ thu Tiền hợp pháp...vì nhà Bank CSVN bị phá sản !!!
    ***** Toàn Dân Việtnam phải Cảnh giác với CSVN ........Các đầu sỏ CSVN trước khi tàn hơi & Tan rã ...vẫn Ráo riết ...Đông sang Tây, qua CS-China rồi qua Indien để tìm cách tẩu tán Tài sản..., sau khi đã bòn rút gần cạn kiệt Ngân sách và các Tài khoản bị trống trơn. Đồng Tiền mà người Dân đang nối đuôi đến Ngân hàng CSVN để rút ra hiện nay, toàn là Tiền mới in năm 2014 không có thế chấp, vô giá trị.........!!!.
    ((CSVN ngày tàn đang tiến gần....)) !!!



fredag 22 maj 2015

Liệu Xảy Ra Xung Đột Trên Biển Đông?

Ngày 20 tháng 5 vừa qua, đài truyền hình CNN đã loan tải một đoạn phim liên quan đến việc hải quân Trung Cộng đã tám lần yêu cầu phi cơ tuần tra của Hoa Kỳ rời khỏi không phận của các bãi đá chìm mà Bắc Kinh đã cho lấp, bồi cát để xây dựng những căn cứ quân sự từ cuối năm 2014 cho đến nay.
Đây là hình ảnh đầu tiên được một cơ quan truyền thông tư nhân phổ biến khi một số phóng viên quốc tế được phép tham gia vào một phi tuần trên chiếc P8-A - máy bay giám sát tối tân của Hoa Kỳ - hiện đang đưa vào hoạt động trên biển Đông vào cuối tháng 3/2015 thuộc hạm đội 7.
Theo phóng viên CNN cho biết là khi phi cơ giám sát Hoa Kỳ bay qua không phận các bãi đá bồi cát, lệnh xua đuổi của hải quân Trung Quốc phát ra từ một radar đặt trên bãi đá Chữ Thập, một trong 6 bãi đá mà Bắc Kinh đang xây dựng các căn cứ quân sự. Đặc biệt căn cứ quân sự trên bãi đá Chữ Thập lớn nhất, có phi đạo dài 3 cây số là trung tâm điểm kiểm soát toàn bộ không phận trên quần đảo Trường Sa.
Vụ đuổi máy bay tuần tra của Hoa Kỳ không chỉ mới xảy ra lần đầu mà đã lập lại nhiều lần trong thời gian vừa qua, nhất là từ khi Hoa Kỳ quyết định đưa tàu chiến và máy bay đến sát các đảo lấp, bồi cát của Trung Cộng.
Ngoài ra, việc hải quân Trung Cộng xua đuổi các phi cơ tuần tra của Hoa Kỳ trên không phận của quần đảo Trường Sa cho thấy là Ngoại trưởng John Kerry của Mỹ hoàn toàn thất bại trong việc thuyết phục Bắc Kinh ngưng xây dựng các đảo nhân tạo trong chuyến viếng thăm Trung Quốc hôm 16 và 17 tháng 5 vừa qua.
Chính sự thất bại này mà Hoa Kỳ đã gia tăng các phi vụ tuần tra trên không phận Trường Sa để dằn mặt Bắc Kinh. Những diễn biến này cho thấy là tình hình biển Đông đang nóng lên kể từ sau khi xảy ra vụ giàn khoan HD 981 từ ngày 3/5 đến 15/7 năm 2014.
Tuy nhiên khác với sự xung đột giàn khoan HD 981, tập trung giữa CSVN với Trung Cộng, lần này sự xung đột nếu xảy ra sẽ ở tầm mức cao hơn, liên hệ đến nhiều quốc gia vì có những quyền lợi trực tiếp đến sự giao thương trên biển Đông.
Nói cách khác, từ trước đến nay khu vực quần đảo Trường Sa thuộc vùng biển Quốc tế, chi phối đến 80% lượng hàng hóa, dầu khí của nhiều quốc gia. Nay Trung Cộng xây xong khu quân sự và thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên vùng biển này là một thách đố lớn cho Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu, Ấn Độ.
Trước thách đố này, Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ không im lặng.
Thứ nhất là Hoa Kỳ sẽ gia tăng tàu chiến và máy bay để tuần tra quanh khu vực Trường Sa và sẵn sàng ứng chiến nếu máy bay của Trung Cộng uy hiếp những chiếc tàu chở dầu khí, hàng hóa của các quốc gia đi qua khu vực này.
Thứ hai là Nhật Bản cũng sẽ đưa tàu chiến vào quanh khu vực Trường Sa để bảo vệ các tàu chở hàng hóa, dầu khí của Nhật Bản và sẵn sàn ứng chiến nếu bị hải quân Trung Quốc uy hiếp.
Khi tình hình ngày một căng thẳng như nói trên, những va chạm nhỏ giữa các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ và Nhật Bản với hải quân Trung Cộng trong lúc tuần tra khó tránh khỏi.
Những va chạm nhỏ nếu lập lại nhiều lần và các bên không có khả năng kiềm chế, thì sẽ bùng nổ tạo thành xung đột quân sự.
Hiện nay Hoa Kỳ không còn có thể ngăn chận hay thuyết phục Bắc Kinh ngưng tiến hành xây dựng các căn cứ quân sự. Vì thế xung đột quân sự sẽ xảy ra tùy thuộc vào thái độ của Bắc Kinh:
Một là Bắc Kinh dùng các căn cứ quân sự xây dựng trên các bãi đá chìm ở Trường Sa để tung ra những phi vụ tuần tra các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở phía Tây Thái Bình Dương, trong khu vực đảo Guam.
Hai là Bắc Kinh chính thức tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không quanh khu vực Trường sa, đòi hỏi các tàu bè, máy bay của Hoa Kỳ và các quốc gia phải xin phép khi qua lại biển Đông.
Với tham vọng khống chế biển Đông qua chủ trương đường lưỡi bò chín đoạn, Bắc Kinh sẽ khó dừng lại ở các căn cứ quân sự đang xây dựng hiện nay rồi thôi mà sẽ ra mặt đối đầu với Hoa Kỳ qua hai thái độ nói trên.
Trong tình thế căng thẳng này, xung đột trên biển Đông giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc rất khó tránh trong những ngày tới.

Trung Điền
FB Việt Tân

onsdag 20 maj 2015

Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Đây- Video by UL




Lời: Hoàng Phong Linh/Nhạc: Nguyễn Ánh 9

(Lento-1:)



Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây...

Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây.. .
Những đứa con bầu nhiệt huyết dâng đầy.
Mang giòng họ của Lê, Lý, Nguyễn, Trần
Mẹ mặc cho con vải thô áo mầu lam
Mẹ dưỡng nuôi con dòng sữa Bắc,Trung, Nam
Con của Mẹ đều một giống da vàng
Quyết một lòng đập tan lũ hung tàn

(March-1:)

Trên đầu voi rạng ngời vung ánh thép
Gái Triệu Trưng bồ liễu đuổi xâm lăng
Hé môi cười nghe tiếng sóng Bạch Đằng
Gươm Hưng Đạo như Rồng Tiên vùng vẫy
Vượt Trường Sơn, Nguyễn Huệ Bắc Bình Vương
Quyết một lòng đi giữ vững quê hương
Và còn nữa con của Mẹ toàn danh tướng
Lòng Mẹ vui hãnh diện với đàn con....

(Lento-2:)

Nhưng Mẹ ơi giờ đây sao Mẹ khóc ?
Hai vai gầy run rẩy nát tâm can
Lệ hồn ta rơi mãi nước tràn dâng
Áo nâu nghèo Mẹ rách để phơi thân
Một đàn con rồi quên ơn Mẹ nuôi dưỡng
Súng đạn cày tan nát luống quê hương
Mẹ lòng đau thương xót cảnh lầm than
Xót xa nhiều phương Bắc giết phương Nam

(March-2:)

Nhưng Mẹ yêu Mẹ đừng than khóc nữa !
Vì chúng con tuổi trẻ vẫn còn đây
Chúng con nguyện cùng ra sức đắp xây
Quê hương mình trong TỰ DO ấm no
Xin Mẹ yêu Mẹ đừng than khóc nữa !
Vì chúng con  tuổi trẻ vẫn còn đây
Chúng con nguyện cùng chung sức đắp xây
Chúng con nguyện đi dựng lại Quê hương

(Repeat Lento-2)

Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn còn đây
Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn còn đây...
Không phản bội giòng sữa thơm nuôi đưỡng
Chúng con nguyện đi dựng lại Quê hương

Mẹ Viet Nam ơi.. Mẹ Viet Nam ơi... Mẹ Viet Nam ơi...

måndag 18 maj 2015

CHIA SẺ CỦA NGƯỜI BỘ ĐỘI KHI RỜI ĐẢNG: TẠI SAO?


Có lẽ cuộc đời tôi phải hối hận nhất khi mà tôi được kết nạp ĐCS vì năm tháng còn trong quân đội. Khi dưới mái trường đã đào tạo tôi bằng những lời mụ mị Chủ Nghĩa Xã Hội...Đã làm tôi rất yêu cái học thuyết Max Lê Nin và cái tư tưởng của HCM. Từ đó tôi bước chân vào quân đội phấn đấu và được kết nạp Đảng.
Nhưng sau vụ tai nạn khi đi làm kinh tế cho đơn vị, tôi đã phải ra quân vào năm thứ 4 khi đang học trường quân sự quân sự QK3. Ra ngoài đời nếm trãi mùi đời, tôi bước chân vào Sài gòn và chạm với đủ các thành phần trong xã hội và cũng là lúc tôi không còn sinh hoạt Đảng nữa từ năm 2009...
Mọi thứ kể cả tư tưởng của tôi đã thay đổi hoàn toàn khi ra đời gặp những bất công...ăn cắp, cướp giật, công an giao thông ăn hối lộ, cơ động cũng đòi ăn theo, từ công an phường đến công an khu vực cũng ăn đút lót. Tôi phải va chạm rất nhiều lần.
Đã có lần tôi cảm thấy mình như vừa bị ăn cướp giữa ban ngày khi bị mấy tay công an ăn bẩn...Nhìn thấy người dân xung quanh họ làm việc chăm chỉ, quần quật...mới tích cóp được mua mảnh đất 4/12 khi vừa xây cất thì bị đô thị tới dùng máy múc mà xới cả móng mà những người dân đó không thể làm sao được chỉ vì không có tiền đút lót là nó quy cho là không có giấy phép xây dựng.
Nhưng cũng trên khu đất đó thì nhà cán bộ chỉ là thằng CA viên, nó cũng sở hữu lô đất cả 400m2 và cất cái biệt thự như cung vua thì chẳng thàng nào hỏi tới giấy phép xây dựng...nhiều bất công lắm!...Và tới giờ này thì tôi đã thực sự thoát đảng...Vì ĐCS chỉ gian dối, nói láo...
Tôi hy vọng các bạn trẻ như tôi hoặc sau tôi sẽ thức tỉnh sớm, đùng có tin vào mấy lời mị dân mà làm việc mất lương tri xa rời với nhân dân....Đảng chỉ tồn tại trong một thời điểm nào đó chứ không mãi mãi được. Chi có nhân dân, tổ quốc mớ ìlà mãi mãi.

TÔI YÊU TỔ QUỐC. 

TÔI YÊU NGƯỜI DÂN VIỆT NAM CHỨ TÔI KHÔNG YÊU ĐẢNG 

ĐỪNG ĐÁNH ĐỒNG RẰNG YÊU TỔ QUỐC LÀ PHẢI YÊU ĐẢNG ...

lördag 16 maj 2015

Little A Crush - Happy Mothers Day - Video by UL

UL xin tặng đến những người Mẹ trên thế gian moị sự an khương vui khỏe và hạnh phúc trọn vẹn nhất trong ngày của Me.

Happy Mother´s Day " Mừng Ngày Của Mẹ " Video by UL

Ngày của Mẹ là dịp để chúng ta bày tỏ tình yêu và sự biết ơn đối với mẹ. "Ngày của Mẹ" (tiếng Anh: Mother’s Day) hay Ngày Hiền Mẫu được khởi xướng bởi bà Anna Marie Jarvis tại thành phố Grafton, bang Tây Virginia, Mỹ, để tôn vinh những người mẹ hiền kính yêu của gia đình. 
Dù màu da, phong tục, tập quán, văn hóa khác nhau nhưng các bà mẹ trên khắp thế giới đều luôn dành tình yêu thương vô hạn, luôn lo lắng, quan tâm chăm sóc cho những đứa con yêu dấu của mình. Chính vì vậy mà, nhiều quốc gia đã tổ chức ngày lễ kỷ niệm để nhắc nhở những người con nhớ về sự vất vả, hy sinh của các bà mẹ dành cho “tổ ấm” của mình.

torsdag 14 maj 2015

20 cây bút ‘từ bỏ Hội nhà văn VN’


Hơn 20 nhà văn, nhà thơ đã ký tên vào đơn tuyên bố từ bỏ Hội nhà văn Việt Nam (HNVVN), trong đó có nhiều người nổi tiếng như nhà văn Nguyên Ngọc, nhà thơ Đỗ Trung Quân, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà văn Nguyễn Quang Lập.
Lá đơn được đăng tải trên trang mạng xã hội của các thành viên trong nhóm viết:
...
“Là những người viết văn đã nhiều năm tham gia Hội Nhà Văn Việt Nam, đã góp sức xây dựng Hội qua thời chiến cũng như thời bình, đã đau xót trước sự xuống cấp ngày càng nghiêm trọng của Hội trong những năm gần đây và tích cực góp ý với Hội để khắc phục tình trạng ấy.”
http://vnwhr.net/2015/05/13/20-cay-but-tu-bo-hoi-nha-van-vn/
Visa mer

onsdag 13 maj 2015

Công an đội lốt côn đồ đánh Blogger Nguyễn Chí Tuyển bị trọng thương

Vào sáng ngày 11 tháng 05 năm 2015, anh Nguyễn Chí Tuyến (fb Tuyen Chí Nguyen) đang trên đường đưa con đi học về đến đoạn đường đê Ngọc Thụy bị 4 – 5 tên công an giả danh côn đồ đánh anh bị trọng thương.
Blogger Nguyễn Chí Tuyến đang được cấp cứu tại bệnh viện Việt Pháp – đường Phương Mai, quận Đống Đa, Tp Hà Nội. Hiện nhân viên y tế của bệnh viên đang cấp cứu và đặc biệt theo d...õi tình trạng sức khoẻ của blogger Nguyễn Chí Tuyển.
Trên trang facebook cá nhân của mình, anh bày tỏ: “Sáng nay, tôi đưa con đi học về, trên đường về ngay trên đường đê Ngọc Thụy thì bị 4-5 tên an ninh giả danh côn đồ chặn đường đánh tôi. Trách nhiệm này hoàn toàn thuộc về ông Đại tá Hùng – Trưởng
http://vnwhr.net/…/cong-an-doi-lot-con-do-danh-blogger-ngu…/



 
Blogger Nguyễn Chí Tuyến

¤ ♥ ¤ Khúc Ca Dâng Mẹ:Ơn Nghĩa Sinh Thanh̀- Video by UL ¤ ♥ ¤




Uống nước nhớ nguồn 

Làm con phải hiểu 

Ai ơi hãy nhớ năm xưa 

Những ngày còn thơ 

Công ai nuôi dưỡng 

Công đức sinh thành 

Người ơi đừng quên 
''Công cha như núi Thái Sơn 
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy rá' . 

ĐK: 

Người ơi làm người ở trên đời 
Nhớ công người sinh dưỡng 
Đó mới là hiện nhân 
Vì đâu anh nên người tại Ba 
Hãy nhớ công sinh thành 
Vì ai mà có ta . 

Uống nước nhớ nguồn
Người ơi đừng quên
Công Cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra ... !!!

söndag 10 maj 2015

Lời hay ý đẹp để tôn vinh người Mẹ. Happy Morther´s Day!!!



Nhạc nền cho video này là: Lời Mẹ Ru của nhạc sĩ tài ba đã qúa cố Trịnh Công Sơn.

Lời mẹ ru con đến những khu vườn 
Ru con trưa nắng ( i...i... a) 
Trong mộng cười ngon 
Ru mộng con thơm 

Lời mẹ ru con nghe ra nỗi niềm 
Ru con nghiêng nghiêng nằm 
con ngủ giấc tròn cho mẹ ngồi trông 

Thủa mẹ ru mẹ ru con ngủ 
Con ngủ trên mây con ngủ trên mây 
Tiếng khóc ban đầu ban đầu còn đau còn đau còn đau 

Lời mẹ ru đêm vang ngón tay hồng 
Ru con khôn lớn ( .... ... a) 
con Rồng Rồng Tiên con ngủ cho yên 

Một đời ru con nên mắt ưu phiền 
đôi khi cũng ưu phiền con ngủ giấc hiền Mưa nhỏ ngoài đêm lá đổ ngoài sân 
Lá đổ ngoài sân để ru mẹ ngủ 

Lời mẹ ru như tiếng hát trên trời ru con ru mai (i...i... a...) 
Nên người mẹ vui 
Ru bạc tóc thôi 
Đời mẹ ru con mây kia cũng buồn 
Nên mây xa đường trần con ngủ giấc hồng cho mẹ tròn lưng 

Thủa mẹ ru mẹ ru con ngủ 
Con ngủ trên mây con ngủ trên mây 
Tiếng khóc ban đầu ban đầu còn đau còn đau còn đau 
Rồi một mai con đã lớn khôn rồi con thôi thơ ấu (... ...a) 
Mẹ rời thật mau Mẹ rời chiêm bao 
Lời mẹ ru con bao lâu mỏi mòn 
Nên lâu cũng mỏi mòn 
Bây giờ mẹ nằm lá đổ ngoài sân

Biển Đông: Hải quân Nhật Bản chia xẻ gánh nặng với Mỹ để đối phó với Trung Quốc ?

Published | By Bảo Tâm

Trung%20Nhat_zpseer2kvfk Biển Đông: Hải quân Nhật Bản chia xẻ gánh nặng với Mỹ để đối phó với Trung Quốc ?Biển Đông dậy sóng…và Biển Hoa Đông cũng không yên tĩnh. Trước một Trung Quốc hung hăng, nước Nhật dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng “diều hâu” Shinzo Abe không khoanh tay ngồi yên. Không chỉ sửa đổi Hiến pháp chủ hòa, tăng cường sức mạnh quân đội – đặc biệt là Hải quân để sẵn sàng cho những trận hải chiến – ông Abe đã đi thăm hầu hết các nước láng giềng châu Á và gần đây là chuyến viếng thăm đồng minh lớn Hoa Kỳ. Tokyo đã sẵn lòng chia xẻ gánh nặng “xoay trục” sang châu Á của Washington…
Trò chơi rượt đuổi trên Biển Hoa Đông
Cuối năm ngoái, phóng viên Le Figaro đã có dịp đi theo chiến hạm Kabira tối tân của lực lượng tuần duyên Nhật, trên vùng biển Senkaku/Điếu Ngư. Chiến hạm dài 96 mét, trọng tải 1.500 tấn, có bãi đáp trực thăng và trang bị đại bác tự động. Kabira là chiến hạm thứ tư thuộc loại này, được điều động đến Ishigaki, hải cảng tiền phương để bảo vệ Senkaku cách đó 170 km, trước đoàn tàu chiến hùng hậu của Trung Quốc.
Takuya Fukumoto, phát ngôn viên lực lượng tuần duyên cho biết :
My%20Trung%20ship%202_zpsvmb4zhlb Biển Đông: Hải quân Nhật Bản chia xẻ gánh nặng với Mỹ để đối phó với Trung Quốc ?
Lực lượng tuần duyên Nhật bản đang vờn với tàu tuần duyên Trung Cộng trên biển “Hoa Đông”
Nhiệm vụ của chúng tôi là thường xuyên điều động nhiều tàu hơn phía Trung Quốc. Nếu số lượng ít hơn, chúng tôi sẽ bị bắt nạt”. Bắc Kinh có khả năng gởi đi năm tàu chiến liên tiếp, nên Tokyo đành cho sáu chiến hạm đi tuần tiễu trong vùng này và đến năm 2016 cảng Ishigaki nhỏ bé sẽ nhận thêm mười chiếc tàu tối tân mới tinh nữa.
Fukumoto thổ lộ: “Khi một tàu Trung Quốc tiến gần, chúng tôi sẽ cắt ngang lộ trình để xua nó ra ngoài. Chúng tôi cố tránh các vụ va chạm, giữ khoảng cách hơn một chục mét. Nhưng cũng có khi đụng phải nhau”. Một trò chơi rượt đuổi ngoài khơi đầy nguy hiểm, dựa trên chiến thuật bao vây và chạy vòng vòng tránh né. Tuần duyên Nhật dùng radio và loa phóng thanh để ra lệnh cho kẻ xâm nhập phải bỏ đi, nhưng chưa bao giờ có một cuộc đối thoại. Tàu Trung Quốc “không trả lời, khẳng định rằng họ thực thi chủ quyền của mình”.
Từ khi Tokyo quốc hữu hóa ba trong số năm hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tháng 8/2012, các vụ tàu Trung Quốc xâm nhập đã bùng nổ. Năm 2014, tuần duyên Nhật đã phải ra tay xua đuổi 208 lần, trong năm 2008 chỉ có 11 lần. Vào lúc cao điểm là tháng 8/2013, có đến 28 tàu hải giám Trung Quốc xâm nhập vùng biển Senkaku. Từ đó trở đi, khoảng 70% thời gian phải dành để đối phó với tàu Trung Quốc đang lảng vảng kế cận, sẵn sàng tiến vào bất cứ lúc nào. Thuyền trưởng cho biết : “Những lúc đó thủy thủ đoàn hết sức căng thẳng”.
My%20Trung%20ship%203_zpsdhvabz5t Biển Đông: Hải quân Nhật Bản chia xẻ gánh nặng với Mỹ để đối phó với Trung Quốc ?
Hai tàu Tuần Duyên Nhật chận bắt tàu cá Trung Quốc năm 2013
Năm 2013, tuần duyên Nhật dùng biện pháp xịt vòi rồng, hoặc kẹp hai đầu để chặn các tàu của những nhà hoạt động Đài Loan – cũng đòi hỏi chủ quyền tại đây. Nhưng Nhật không thể đùa với lửa trước Trung Quốc. Narushige Michishita, giáo sư Viện nghiên cứu chính trị Tokyo nói : “Không thể biết được Bắc Kinh sẽ phản ứng như thế nào, sợ rằng có nguy cơ leo thang”.
Ở ngoài khơi, sự bình tĩnh là rất cần thiết để tránh ảnh hưởng đến ngoại giao giữa hai nền kinh tế thứ nhì và thứ ba thế giới. Năm 2010, một tàu cá Trung Quốc cố tình đâm vào tàu tuần duyên Nhật và sau đó thuyền trưởng tàu cá bị bắt giữ đã gây khủng hoảng ngoại giao với Bắc Kinh, dưới ánh mắt lo lắng của Washington.
Ngư dân đảo “tuyến đầu” Ishigaki không dám đánh bắt ngoài khơi Uotsuri, sợ tàu Trung Quốc rượt đuổi. Thị trưởng Yoshitaka Nakayama đòi cải tạo cảng cũng như cơ sở hạ tầng, một số người đòi tăng cường lực lượng phòng vệ trên đảo. Nhưng Michishita cảnh báo : “Đó là sai lầm mà Trung Quốc vẫn chờ đợi, cho họ cái cớ để đưa đội tàu quân sự của họ vào vùng này”.
Nhật tối tân hóa lực lượng hải chiến
Vào cuối tháng Tư vừa rồi, một nhóm phóng viên Pháp đã được mời lên thăm viếng tàu chở trực thăng Izumo, chiến hạm
Izumo%20ship%20sau%20khi%20ha%20thuy_zpsvcco6wbj Biển Đông: Hải quân Nhật Bản chia xẻ gánh nặng với Mỹ để đối phó với Trung Quốc ?
Chiến hạm Izumo tối tân của Nhật vừa mới hạ thủy
lớn nhất được Nhật đóng từ sau Đệ nhị Thế chiến. Đó là một khu trục hạm mới tinh còn thơm mùi sơn, được thiết kế cho việc tấn công bằng trực thăng vận và chống tiềm thủy đĩnh. Thả neo trên bến cảng, bên cạnh các tàu ngầm và chiến hạm khác tại căn cứ Yokosuka, bóng dáng chiếc Izumo thật đồ sộ với 248 mét chiều dài, trọng tải 19.500 tấn.
Về mặt chính thức, chiếc Izumo chỉ nhằm phòng vệ vùng biển xung quanh, bảo vệ hòa bình khu vực, cấp cứu thường dân. Tàu có bảy chiếc trực thăng, nhưng hangar có thể chứa gấp bốn lần và các chuyên gia ước lượng, Izumo có thể là nơi cho các phi cơ tiêm kích F-35B cất cánh thẳng đứng. Hải quân Nhật cho biết tàu không thể chở theo các xe bọc thép, nhưng theo quan sát của các nhà báo, Izumo có khả năng mang theo các quân xa chở hỏa tiễn Patriot. Sĩ quan phụ trách thông tin khẳng định không có bệnh viện trên tàu, nhưng các phòng phẫu thuật và các phòng khám rộng rãi thì rất sẵn. Izumo là biểu tượng hoàn hảo cho chính sách tái vũ trang của Nhật. Với 1,000 lính thủy, chiến hạm Izumo có thể tham gia tác chiến với hạm đội Mỹ hoặc trong khu vực.
Thực chất, đây là một hàng không mẫu hạm. Nếu người Nhật phải “cải trang” thành tàu chở trực thăng, giảm thiểu năng lực thật, đó là do Hiến pháp chủ hòa. Đặc biệt là điều 9, cấm chính phủ Nhật tham chiến, trang bị các phương tiện tấn công và phạm vi can thiệp của Lực lượng phòng vệ thì bị hạn chế, chỉ với các mối đe dọa trực tiếp lên Nhật Bản. Từ năm 1947 đến nay, Tokyo yên tâm phát triển kinh tế dưới sự bảo trợ an ninh của Mỹ kể cả trong lãnh vực nguyên tử.
Khi lên cầm quyền vào cuối năm 2012, ông Shinzo Abe đã tuyên bố : “Với tôi, nước Nhật sẽ tái xuất hiện”. Cánh hữu cam kết biến Nhật Bản thành “một quốc gia bình thường”, dành cho quân đội nhiều tự do hơn.
Cho dù mang danh là Lực lượng phòng vệ, quân đội Nhật Bản là đội quân mạnh thứ nhì trong khu vực châu Á và đứng hàng thứ sáu trên thế giới. Riêng Hải quân Nhật xếp thứ tư thế giới với 124 chiến hạm, phân biệt với các binh chủng khác bằng lá cờ Hải quân Hoàng gia xưa kia.
Đô đốc Umio Otsuka, Tư lệnh Hải quân mô tả mối đe dọa từ Nga chỉ “tương đối”, nhưng nêu ra một “Biển Đông và Hoa Đông sôi sục”. Phương tiện của Nhật ? Đội tàu cảnh giới, chiến hạm đổ bộ liên quân, hệ thống chống hoả tiễn, và dự kiến số tàu ngầm từ 16 sẽ tăng lên 22 vào năm 2025. Djibouti, căn cứ quân sự duy nhất ở nước ngoài vừa được tăng cường một ban tham mưu và các phi cơ tiếp liệu, phi cơ vận tải.
Tuần trăng mật Abe & Obama
My%20Nhat%204_zpsm2xdgiia Biển Đông: Hải quân Nhật Bản chia xẻ gánh nặng với Mỹ để đối phó với Trung Quốc ?
Thủ tướng Abe Nhật (trái) viếng thăm Washington vừa qua TT Barack Obama (Phải)
Trong tình hình đó, chính sách “xoay trục” sang châu Á của Mỹ đã được diễn dịch khá rõ ràng. Những phương tiện tối tân được đưa đến Nhật Bản: Tư lệnh lực lượng Hải quân Mỹ tại Nhật loan báo bổ sung thêm hai khu trục hạm và một tuần dương hạm phóng hỏa tiễn cho Đệ Thất Hạm Đội, tức tăng thêm 1.000 binh sĩ hải quân. Bên cạnh đó là một hàng không mẫu hạm mới : chiếc Ronald-Reagan, một máy bay không người lái chiến lược Global Hawk và các phi cơ tiêm kích F-35.
Chuyến viếng thăm Washington của ông Shinzo Abe từ ngày 28 đến 30/04/2015, đã thắt chặt củng cố liên minh Mỹ-Nhật, đánh dấu bằng việc mở rộng vai trò quân sự của Tokyo trên trường quốc tế, mà phía Nhật gọi là “chính sách hòa bình tích cực”. Nguyên nhân sâu xa không gì khác hơn là hiện tượng Bắc Kinh tăng mạnh ngân sách quốc phòng.
…”Good afternoon, konnichiwa !” Dưới ánh nắng mùa xuân ấm áp , bên bóng mát những cây anh đào, Tổng thống Mỹ đã chào đón Thủ tướng Nhật như thế. Trong cuôc họp báo tại “Vườn Thượng Uyển” của Nhà Trắng hôm 28/04/2015, ông Barack Obama đã ca ngợi vai trò tích cực của “người bạn Shinzo”.
“Trong bảy thập kỷ qua, hai nước chúng ta không chỉ đã trở thành đồng minh mà còn là đối tác và bạn hữu thực sự”. Tổng thống Obama nhấn mạnh như trên. Tuyên bố rằng việc tái khẳng định “liên minh không gì lay chuyển nổi” với Tokyo không thể được coi là “một sự khiêu khích” Bắc Kinh. Nhưng Tổng thống Mỹ cũng nhắc nhở, hiệp ước quốc phòng Mỹ-Nhật có giá trị cả ở quần đảo Senkaku.
Ông nhấn mạnh, Hoa Kỳ và Nhật Bản cùng chia xẻ mối quan ngại trước các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông, tái khẳng định sự quan tâm trước vấn đề tự do hàng hải, tôn trọng công pháp quốc tế và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình. Theo ông Obama : “Nếu chúng ta không đưa ra các quy định, thì Trung Quốc sẽ làm điều ấy”.
Thủ tướng Nhật và phu nhân được mời dự đại yến, trong đó món tempura – thơm tẩm bột chiên được bày bên cạnh món jambon hun khói của Virginia, món tráng miệng đậu hũ được phục vụ cùng với món cheesecake truyền thống. Từ khi ông Obama bước vào Nhà Trắng đến nay, chỉ mới có bảy nguyên thủ được mời dự dạ yến (Ấn Độ, Mehico, Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc, Anh, Pháp) và Thủ tướng Nhật là người thứ tám.
Ông Shinzo Abe cũng là Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên được vinh dự đọc diễn văn trước Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ, được vỗ tay nhiệt liệt. Trước đó ông Abe đã vui vẻ tâm sự với ông Obama, ông đã phải đọc đi đọc lại bài diễn văn cho đến nỗi vợ ông chán quá phải đi ngủ riêng !
Nhật Bản ra khỏi giấc ngủ hòa bình : 5.000 tỉ yen cho quốc phòng
nhat%20My%20defense_zpsydb0espk Biển Đông: Hải quân Nhật Bản chia xẻ gánh nặng với Mỹ để đối phó với Trung Quốc ?
Ông Cater, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ (trái) viếng thăm Nhật bản để thảo luận chiến lược liên minh Mỹ-Nhật cùng bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Nakatani (phải, thứ nhì)
Vài giờ trước khi ông Abe xuất hiện, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã công bố tại New York những đường hướng mới trong hợp tác quân sự đôi bên, phản ánh ý đồ muốn Nhật Bản đóng vai trò tích cực hơn trên trường quốc tế, trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Đây là lần điều chỉnh đầu tiên kể từ năm 1997, sau khi chính phủ Nhật đã thông qua nghị quyết tháng 7/2014 diễn dịch lại Hiến pháp chủ hòa, để quân đội Nhật có thể can thiệp quân sự ở nước ngoài.
Từ nay, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã có thể bắn chận các hỏa tiễn hướng về đất Mỹ, hay đến hỗ trợ cho một nước thứ ba. Không còn những giới hạn địa lý khiến hợp tác quân sự Nhật-Mỹ chỉ có thể quanh quẩn trên đảo quốc và vùng lân cận. Theo chủ trương mới, hai nước cũng sẽ kết hợp chặt chẽ hơn trong việc chia xẻ thông tin, chẳng hạn về phòng không và an ninh mạng.
Hồi đầu năm, chính phủ Nhật đã thông qua ngân sách kỷ lục dành cho quốc phòng là 5.000 tỉ yen, tương đương gần 36 tỉ euro lúc đó. Như vậy là đã tăng 2,8%, chấm dứt chu kỳ cắt giảm liên tiếp 11 năm qua. Chủ yếu dành cho việc mua trang thiết bị quân sự mới.
Có thể kể : 30 chiếc máy bay P-1 giám sát trên biển, sáu phi cơ tàng hình F-35, 30 xe tăng lội nước để hình thành đơn vị tương tự thủy quân lục chiến Mỹ, phi cơ trinh sát hàng hải tối tân E-2D. Tokyo lần đầu tiên sẽ mua máy bay không người lái HALE Global Hawk hoạt động tầm xa và ở độ cao đáng kể. Một đơn vị trinh sát sẽ được thành lập trên đảo Yonaguni ở gần Senkaku. Hai khu trục hạm trang bị radar và hệ thống chống hỏa tiễn siêu mạnh Aegis cũng nằm trong danh sách dự kiến.
Tuy vậy mức tăng quốc phòng của Nhật không thấm vào đâu so với Trung Quốc. Bắc Kinh cho biết ngân sách quốc phòng năm ngoái là 112 tỉ euro, tăng 12,2%, nhưng theo các chuyên gia thì con số này thật ra vượt quá 128 tỉ euro. Theo Tokyo Foundation Asia Security Project, chi quốc phòng của Trung Quốc có thế gấp 4,8 lần Nhật Bản vào năm 2020, và đến 2030 thì gấp 9,1 lần, đạt đến con số khổng lồ là 650 tỉ euro, thậm chí 910 tỉ euro !
Nhật vươn ra quốc tế, Mỹ rảnh tay “xoay trục”
Trước thái độ hung hăng và tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông cũng như Biển Hoa Đông, các đồng minh và bạn hữu của Mỹ đều hy vọng Hoa Kỳ thực tâm muốn “xoay trục” sang châu Á. Họ nỗ lực lôi kéo sự chú ý của Washington về phía châu Á-Thái Bình Dương.
Việc Tokyo tham gia các chiến dịch chống hải tặc ở Vịnh Aden, có mặt trong lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại cao nguyên Golan và Nam Soudan đều mang lại tác động tích cực. Đó là vì những nỗ lực này giúp giảm nhẹ gánh nặng của Mỹ tại Trung Đông, để có thể tập trung hơn vào châu Á. Một điều trớ trêu là các đồng minh của Washington lại phải quan tâm hơn đến vấn đề an ninh ngoài châu lục này, để Hoa Kỳ có thể duy trì sự hiện diện tại Á châu.
Theo nhà phân tích Noboru Yamaguchi, nếu có sự hợp tác tốt đẹp của các đồng minh như Nhật Bản và Hàn Quốc, tham gia vào các hoạt động quốc tế giữ gìn hòa bình, thì Hoa Kỳ có thể rảnh tay hơn để chú tâm vào châu lục năng động này. Sự trỗi dậy của Trung Quốc, một nhân tố mang tính quyết định trong việc vẽ lại bản đồ an ninh khu vực, cũng tùy thuộc vào thái độ của Mỹ và các đồng minh.
Trong một bài viết trên tạp chí Global Asia, tác giả Yamaguchi khẳng định : nếu Mỹ quyết tâm hiện diện tại châu Á, với việc duy trì lực lượng quân sự hùng hậu, và nếu các quốc gia trong khu vực biết liên minh chặt chẽ với nhau, thì Trung Quốc sẽ không dám làm mưa làm gió. Bắc Kinh sẽ thận trọng hơn trong việc sử dụng vũ lực, và có thể sẽ biết tỏ ra cởi mở, hợp tác hơn.
Tokyo và “chuỗi kim cương an ninh”
Nhà báo Jean-François Heimburger trên tạp chí Quốc phòng Pháp nêu ra những đường lối chủ đạo trong chính sách quốc phòng Nhật : ưu tiên tăng cường an ninh quanh Senkaku/Điếu Ngư, duy trì liên minh với Mỹ và giữ ổn định khu vực.
Ông Shinzo Abe đã viếng thăm chính thức nhiều nước Nam Á và Đông Nam Á trong hai năm 2013 và 2014. Bên cạnh viễn tượng kinh tế, ông còn tranh thủ đề cập đến các vấn đề chiến lược, trong khuôn khổ chính sách “chuỗi kim cương an ninh” (Nhật Bản, Hawai, Ấn Độ, Úc), nhằm bảo vệ vùng biển trải dài từ Tây Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương. Tokyo cũng ủng hộ sáng kiến thành lập một tổ chức về an ninh của ASEAN.
Hai nhà nghiên cứu Edouard Pflimlin và Yann Rozec phân tích, ngoài người bạn lớn Hoa Kỳ, các đối tác quan trọng của Nhật có thể kể : Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ, Nga và ASEAN.
Nhật Bản và Hàn Quốc có lực lượng Hải quân gần như tương đồng. Úc dù ở xa hơn nhưng thường tập trận chung với Nhật-Mỹ, và các tàu ngầm do Nhật sản xuất có kỹ thuật cao, thích hợp với nhu cầu hoạt động trên đại dương của Úc. Ân Độ – quốc gia nằm ở trung tâm các tuyến đường nối Nhật với Trung Đông và châu Phi – thì đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản từ năm 2000. Nhật-Ấn cũng đã tập trận Hải quân chung ở vịnh Sagami năm 2012. Nga là “đồng minh” bất ngờ nhất : dù tranh chấp quần đảo Kouril nhưng từ cuối 2013 đã thỏa thuận tập trận Hải quân với Nhật chống khủng bố và hải tặc.
Cuối cùng, Tokyo siết chặt thêm mối quan hệ với ASEAN vốn có cùng mối quan ngại trước Bắc Kinh. Không phải trên lãnh vực quân sự , vì ASEAN không có quân đội mạnh. Với sức mạnh kinh tế, Nhật dễ dàng tạo ảnh hưởng trong quan hệ song phương với từng nước về mặt an ninh.
“Ngoại giao quốc phòng” với ASEAN : Nhật sẽ vói sang Biển Đông ?
My%20Nhat%203_zpsz30rjzlh Biển Đông: Hải quân Nhật Bản chia xẻ gánh nặng với Mỹ để đối phó với Trung Quốc ?
Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry bắt tay thắt chặt với các cấp bộ trưởng Nhật và thủ tướng Nhật – Abe
Những năm gần đây, Tokyo đã triển khai chính sách “ngoại giao quốc phòng” ngoạn mục. Bên cạnh viện trợ phát triển ODA, từ năm 2012 Nhật tiến hành chương trình hỗ trợ quân sự, giúp tăng cường khả năng phòng vệ trên biển của các nước châu Á. Chẳng hạn việc Tokyo cung cấp các tàu tuần duyên cho Việt Nam và Philippines.
Việt Nam, hết sức lo ngại trước các hành động khiêu khích của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tìm kiếm một đối trọng qua việc đa dạng hóa đối tác. Tokyo có thể hợp tác song phương với Hà Nội trong lãnh vực gỡ mìn, huấn luyện nhân viên và kỹ thuật quân sự.
Đối với Philippines, quốc gia cũng bị Trung Quốc chèn ép trong tranh chấp lãnh thổ, trận bão dữ dội tàn phá nước này năm 2013 là cơ hội để Tokyo biểu dương sức mạnh Hải quân, tạo hình ảnh tích cực trước cộng đồng quốc tế. Nhật huy động đến 1.200 quân, ba chiến hạm, mười phi cơ và sáu trực thăng đến giúp Manila, trong đó có khu trục hạm chở trực thăng Ise, một trong những chiến hạm lớn của Lực lượng phòng vệ Nhật.
Cuộc tập trận Hải quân Kakadu năm 2012, tập trận tàu ngầm Pacific Reach 2013 cũng giúp tăng cường hỗ trợ giữa Hải quân Nhật với các nước trong khu vực.
Hai tác giả Pflimlin và Rozec nhận định, chính sách phát triển hợp tác chiến lược của Nhật không tạo nên một liên minh cổ điển, mà là một hợp tác đa dạng, với mục tiêu cuối cùng là kiến tạo một mặt trận chung, đối đầu với Trung Quốc – mà theo cách gọi của nhà nghiên cứu Céline Pajon của Viện IFRI, đó là một kiểu “liên minh các quốc gia ven biển”.
Và như vậy, chưa hết bực tức trước việc Hoa Kỳ khẳng định vai trò “cường quốc châu Á-Thái Bình Dương” để chận đứng ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh vẫn coi như ao nhà của mình, nay nếu lực lượng Hải quân Nhật không còn tự giới hạn ở Biển Hoa Đông, “giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình có vẻ còn gặp nhiều trắc trở trong thời gian tới. Ít nhất là trong lúc “diều hâu” Shinzo Abe còn tại vị.

Theo bình luận trên báo chí Pháp

torsdag 7 maj 2015

Ngoại trưởng John Kerry yêu cầu trả tự do ngay cho bà Tạ Phong Tần


Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok 2015-05-07
Ngày 25 tháng 3 năm 2015 tổ chức Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế (CPJ) mở chiến dịch "Tháo còng báo chí” (Press Uncuffed ), Tạ Phong Tần được nêu tên trong danh sách 9 người trên khắp thế giới
Ngày 25 tháng 3 năm 2015 tổ chức Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế (CPJ) mở chiến dịch "Tháo còng báo chí” (Press Uncuffed ), Tạ Phong Tần được nêu tên trong danh sách 9 người trên khắp thế giới
RFA files

Trong ngày Tự do báo chí Thế giới Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã yêu cầu đích danh chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho bà Tạ Phong Tần, một nhà báo độc lập, một blogger có nhiều bài viết phân tích và chỉ trích chính phủ Việt Nam, đang bị giam giữ với bản án 10 năm tù giam. Mặc Lâm có thêm chi tiết về vấn đề này.
Bộ Ngoại giao Hoa kỳ lên tiếng
Mới đây, trong một thông báo từ Bộ Ngoại giao Hoa kỳ, phát ngôn viên Jeff Rathke đã có những phát biểu ngắn nhưng đầy đủ ý nghĩa như sau:
“Bà Tạ Phong Tần người nhận giải thưởng Phụ nữ Can đảm Quốc tế vào năm 2013 hiện đang bị 10 năm tù giam vì đã viết blog chỉ trích nhà nước và đảng Cộng sản. Bà là người đầu tiên trong số những blogger viết bài bình luận các sự kiện chính trị, những chủ đề mà bao lâu nay vẫn bị giới hạn bởi nhà cầm quyền. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam ngay lập tức trả tự do cho Tạ Phong Tần và đồng thời cho phép người dân Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách tự do cả trên mạng lẫn trong đời sống.”
Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam ngay lập tức trả tự do cho Tạ Phong Tần và đồng thời cho phép người dân Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách tự do cả trên mạng lẫn trong đời sống
Jeff Rathke Bộ ngoại giao Hoa Kỳ
Thông điệp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chưa nhận được bất cứ phản hồi nào từ Hà Nội như thường lệ có lẽ do Việt Nam đang lo trình bày vấn đề nhân quyền trong cuộc Đối thoại nhân quyền với phái đoàn đến từ Washington DC và dù muốn hay không trong lần đối thoại này chắc chắn cái tên Tạ Phong Tần sẽ được mang ra bàn thảo.
Tạ Phong Tần được giới quan sát nhân quyền biết tới do những hoạt động trình bày quan điểm cũng như tố cáo những sai trái của chính quyền qua ngòi viết. Từng là một sĩ quan công an bà biết mọi mánh khóe của công an trong các vụ tham nhũng móc ngoặc hay bắt giam tra tấn người vô cớ. Những bài viết sống động của bà trên trang blog riêng có tên “Công lý và sự thật” đã làm an ninh mạng chú ý và sau cùng cáo buộc bà chống phá nhà nước với những tư tưởng sai trái.
Tháng 9 năm 2011 Tạ Phong Tần bị bắt về tội tuyên truyền chống nhà nước chung với nhà báo tự do Điều Cày Nguyễn Văn Hải và Anh Ba Saigon. Ngày 24 tháng 9 năm 2012 bà bị án tù 10 năm và bị giải giao qua nhiều nhà tù từ Nam ra Bắc. Nhà báo tự do Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, một đồng đội của Tạ Phong Tần trong cùng vụ án cho biết:
-Tôi biết Tạ Phong Tần khi cô ấy đến tham dự phiên tòa xử tôi kiện công an phường Bến Thành tại tòa dân sự thành phố Sài Gòn. Trong khi gặp nhau tại phiên tòa đó thì cô ấy có mời tôi đến thăm văn phòng cô ấy làm việc và từ ngày đó chúng tôi quen biết với nhau trong nhóm Câu lạc bộ nhà báo tự do (CLBNBTD) Khi câu lạc bộ thành lập thì trên trang blog của câu lạc bộ chia sẻ về các cách thức tham gia, thực hiện. Những hoạt động của CLBNBTD, những vần đề liên quan đến pháp lý khi thành lập câu lạc bộ thì Tần là một trong những người đã đóng góp rất nhiều thông tin trên đó. Chính vì vậy chúng tôi có mối liên hệ trước khi mà Tần tham gia viết bài trên trang CLBNBTD.
Mẹ tự thiêu để phản đối
Ngày 30 tháng 7, bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của Tạ Phong Tần đã tự thiêu ở phía trước của cơ quan chính phủ tỉnh Bạc Liêu để phản đối các cáo buộc đối với con gái của mình.
Bà Dương Thị Tân một người từng có thời gian dài sống và chia sẻ với Tạ Phong Tần cho biết suy nghĩ của bà về người phụ nữ bất khuất này:

Bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của Tạ Phong Tần đã tự thiêu ngày 30 tháng 7, 2012
Bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của Tạ Phong Tần đã tự thiêu ngày 30 tháng 7, 2012

Lúc em vô tới em báo mẹ chết thì chỉ nói “tao biết rồi”, em hỏi ủa sao chị biết thì chỉ nói “bọn nó nói cho tao hay”. Bọn nó đã chuyền cái thông tin đó vô cho chỉ biết trước rồi cho nên khi chị biết thông tin do em nói thì chỉ có khóc thôi
Cô Tạ Minh Tú
-Khi mà tôi biết cô Tạ Phong Tần là lúc mà cô ấy bị truy đuổi rất là gắt gao vì tham gia Câu lạc bộ nhà báo tự do cũng như những bài mà cô viết trên báo phản ảnh mặt trái những tiêu cực của xã hội. Bị người ta truy sát bị người ta đuổi và gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời sống cũng như nơi cư trú. Tôi biết rất rõ về cô ấy khi đã ở nhà tôi trong khoảng thời gian gần hai năm. Không còn nơi chốn nào để đi kể cả người dì ruột hay một người bạn rất thân vì áp lực mà quay ra không cưu mang nữa.
Tôi nghĩ rằng những việc cô ấy làm thì rất là rõ. Đầu tiên là tham gia vào Câu lạc bộ nhà báo tự do phản ảnh những mặt trái của xã hội, những tiêu cực của ngành công an những lộng quyền, những mặt xấu nói chung cô ấy đã mất việc làm bị thu hồi giấy tờ tùy thân và sau đó là đi tù.
Tôi nghĩ rằng trong thời gian cô đi tù thì mọi người rất là nhớ rõ một biến cố đau lòng là người mẹ thân yêu của cô ấy đau lòng vì những cái mà người ta làm với con mình không chịu được bà đã bức xúc tự thiêu. Sau đó thì người ta còn những thủ đoạn rất đê tiện c3n trở tất cả những sự giúp đỡ của mọi người đến với gia đình. Giả vờ làm động thái là hoãn phiên tòa lại để cô ấy được về tiễn mẹ lần cuối nhưng mà rồi rốt cuộc cũng không có chuyện đấy xảy ra.
Cô Tạ Minh Tú, em ruột của Tạ Phong Tần kể lại chi tiết khi cô cho chị mình biết tin mẹ tự thiêu trong nhà giam:
-Lúc em vô tới em báo mẹ chết thì chỉ nói “tao biết rồi”, em hỏi ủa sao chị biết thì chỉ nói “bọn nó nói cho tao hay”. Bọn nó đã chuyền cái thông tin đó vô cho chỉ biết trước rồi cho nên khi chị biết thông tin do em nói thì chỉ có khóc thôi chứ còn lúc đó chỉ không có gì bất ngờ hết.
Ngày 25 tháng 3 năm 2015 tổ chức Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế (CPJ) mở chiến dịch "Tháo còng báo chí”, Tạ Phong Tần được nêu tên trong danh sách 9 người trên khắp thế giới sau đó một cuộc vận động cùng khắp đang mở ra nhằm yêu cầu chính phủ Việt Nam phải trả tự do vô điều kiện cho bà
Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế nhắc nhở
Ngày 25 tháng 3 năm 2015 tổ chức Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế (CPJ) mở chiến dịch "Tháo còng báo chí” (Press Uncuffed ), Tạ Phong Tần được nêu tên trong danh sách 9 người trên khắp thế giới sau đó một cuộc vận động cùng khắp đang mở ra nhằm yêu cầu chính phủ Việt Nam phải trả tự do vô điều kiện cho bà.
Trong lúc ấy từ trại giam số 5 Nghệ An  người tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần đang phải chiến đấu với ban quản lý trại giam vì những phân biệt đối xử với bà. Cô Tạ Minh Tú cho biết tình trạng bị giam giữ mới nhất của chị mình:
-Bọn cộng sản ngược đãi và không cho chỉ ra ngoài chúng đóng cửa suốt. KHông được ra ngoài làm gì hết cũng không được giao lưu tuyệt đối bị nhốt suốt luôn trong cái phòng đó cho nên chỉ tuyệt thực 3 ngày không ăn bọn họ mới thả cho chỉ từ thứ Hai cho tới thứ Sáu đi ra ngoài phòng giam nhưng cũng không được giao lưu với ai và cách ly luôn. Tời thứ Bảy, Chủ nhật thì nhốt thẳng trong tù luôn không được ra ngoài. Với sức khỏe bây giờ chỉ có mấy chứng bệnh như sốt, viêm họng,  huyết áp cho nên khi tuyệt thực mấy ngày không uống thuôc nên sức khỏe rất kém.
Bà Dương Thị Tân cũng từng theo chân Tạ Phong Tần qua nhiều trại giam chia sẻ:
-Tôi cũng đã từng đồng hành với em của cô Tần đi nhiều trại giam như trại Bố Lá trại Chí Hòa hay trại số 5 Nghệ An đã chứng kiến những việc mà người ta làm với cô ấy bằng cách biệt giam hay đối xử phân biệt. Nòi chung là một người đang từ khỏe mạnh cao lớn nhưng rồi gầy ốm bệnh tật như hiện nay.
Ngày 7 tháng 5, tại cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ tại Hà Nội do trợ lý Ngoại trưởng Tom Malinowski chủ trì chắc chắn rằng hồ sơ Tạ Phong Tần sẽ được mở ra với những câu hỏi mà phía Việt Nam đã gần như hoàn toàn biết trước.
Hiếm có một tù nhân lương tâm nào được Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền quốc tế đồng loạt lên tiếng cùng lúc như trường hợp của bà Tạ Phong Tần. Ngoại trưởng Hoa Kỳ là người nhấn mạnh đến việc phải trả tự do cho bà trong khi những tổ chức khác vinh danh bà như một khuôn mặt bất khuất, một ngòi viết ngay thẳng và nhất là sự can đảm hiếm có của một phụ nữ dấn thân vì công lý và sự thật.


tisdag 5 maj 2015

Một Cụ Bà cao tuổi nhất thế giới hiện đang sống tại Việt Nam.



Sau 2 kỷ lục Việt Nam và châu Á, cụ bà Nguyễn Thị Trù tiếp tục xác lập kỷ lục thế giới: “Người phụ nữ cao tuổi nhất thế giới”. Tính theo thế kỷ, cụ Trù đã sống qua 3 thế kỷ (XIX, XX, XXI); còn tính theo tuổi, nay cụ tròn 122 - cái tuổi mà khó có ai trên đời này hưởng được. Vậy cuộc sống của người phụ nữ cao tuổi nhất thế giới sống như thế nào?(Video clips được quay 28-04-2015)

Khóc Mẹ Dân Oan-Tác Gỉả Mặc Thiên- Giọng Ca Hải Âu Phi Xứ- Video by UL



Một ngày trần gian khóc thương mẹ dân oan
Ngại gì sương gió nuôi con qua khổ nạn
Nay con sang giàu mẹ sống cảnh lầm than
Đời oan trái đã gieo bao oán hờn
Cưu mang con rồi nay con phủi công ơn

Vườn ruộng đất nhà tranh con hoán đổi
Mẹ sống sao đây khi đổi mười lấy một?

Mẹ đòi công lý chịu thêm nhiều uất hận
Hận kẻ vô tâm mẹ phơi thân giữa bão bùng

Trời lạnh giá tấm bạc thô không giữ được
Gió lùa mưa vào lạnh thấu cả tâm can
Tay mẹ run run đôi chân không vững được
Biết bám víu vào đâu khi mẹ tỏ tường đời?

"TIN VUI": THƯỢNG VIỆN CALIFORNIA THÔNG QUA "NGHỊ QUYẾT VỀ THƯƠNG PHẾ BINH VNCH"


NV- 30.4.2015 -SACRAMENTO, California: --Nghị Quyết SJR 5, do Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đề nghị, kêu gọi chính phủ Mỹ cho phép thương phế binh VNCH định cư tại Hoa Kỳ, vừa được Thượng Viện California thông qua hôm Thứ Năm, 30 Tháng Tư, thông cáo báo chí của văn phòng nữ dân cử gốc Việt này cho biết.
Theo thông cáo, SJR 5 yêu cầu chính quyền liên bang tái thực hiện Chương Trình Tái Ðịnh Cư Vì Lý Do Nhân Ðạo và Chương Trình Ra Ði Trong Trật Tự. Sự tái thực hiện này sẽ cho phép thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa và con cái của họ đang sống ở Việt Nam được nộp đơn xin định cư tại Hoa Kỳ.

Các chương trình này trước đây cho phép những người Việt Nam từng bị tù trong các trại tập trung, người Việt Nam từng làm việc cho chính quyền, các công ty, hoặc các tổ chức của Hoa Kỳ trước ngày 30 Tháng Tư, 1975, được phép định cư tại Mỹ. Tuy nhiên, nhiều thương phế binh không nằm trong chương trình này, bởi vì họ không bị đưa vào các trại tập trung, vì họ bị thương tật trước khi cuộc chiến kết thúc. Thành ra, họ không đủ số năm bị tù để được tái định cư theo quy định của hai chương trình này.

Hàng ngàn thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, còn gọi là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và gia đình họ vẫn còn đang sống tại Việt Nam, và thường xuyên bị chính quyền Cộng Sản đàn áp, không có việc làm, không có nhà ở, và con cái không được đi học, theo thông cáo.

Cũng theo thông cáo, để giải quyết vấn đề này, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đã tổ chức một cuộc họp báo vào Tháng Mười Hai, 2014, cho biết bà dự định vận động các thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ tái thực hiện Chương Trình Tái Ðịnh Cư Vì Lý Do Nhân Ðạo và Chương Trình Ra Ði Trong Trật Tự đối với thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa cùng với con cái của họ.



“Nghị quyết này chiếu một tia sáng vào một kẽ hở, mà trong đó, hàng ngàn thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa bị bỏ quên. Ðây là những người đã chiến đấu rất can đảm bên cạnh đồng minh Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn được trích lời nói. “Là một người tị nạn, đến quốc gia này để trốn chạy sự đàn áp của chế độ Việt Nam Cộng Sản, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng viện đã ủng hộ và cùng tôi thông qua nghị quyết này.”

Hạ Viện California sẽ xem xét nghị quyết này trong những ngày tới. Và nếu được thông qua, SJR 5 sẽ được chuyển đến tổng thống và phó tổng thống Hoa Kỳ, lãnh đạo Ða Số Thượng Viện Hoa Kỳ, chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, tất cả các thượng nghị sĩ và dân biểu liên bang của tiểu bang California, theo thông cáo.

Ngoài ra, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn dự định đến Washington, DC, để đích thân gặp các thành viên Quốc Hội nhằm vận động cho SJR 5, cũng theo thông cáo.

“Chúng ta mới chỉ vượt qua một chướng ngại với SJR 5, nhưng tôi rất lạc quan, là nghị quyết này sẽ được lưỡng viện Quốc Hội California thông qua,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn được trích lời nói. “Tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho những người không có tiếng nói, và vẫn đang phải tranh đấu cho tự do của họ ở Việt Nam, cho tới khi chính phủ Hoa Kỳ phải cho họ một cơ hội định cư tại đất nước này.” (Ð.D.)