1̀5 Trang Liên Quan Blogspot

torsdag 30 april 2015

Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa- Tác giả : Lưu Hữu Phước - Video by UL



Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi. 
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống. 
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên, 
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền. 
Dù cho thây phơi trên gươm giáo. 
Thù nước lấy máu đào đem báo. 
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy, 
Người công dân luôn vững bền tâm trí, 
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi, 
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời. 
Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ, 
Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ, 
Thoát cơn tàn phá vẻ vang nòi giống, 
Xứng danh nghìn năm giống Lạc Hồng! 

VINH DANH CỜ VÀNG: vì giá trị lịch sử và tính nhân bản.


Ý NGHĨA CỦA LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ
VÀ BÀI “TIẾNG GỌI CÔNG DÂN”
Lê Duy San
Đã có cả hàng chục bài viết về lịch sử, ý nghĩa của Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ (quốc kỳ của VNCH) và bài “Tiếng Gọi Công Dân” (quốc ca của VNCH) cùng nhiều bài tranh luận có nên treo Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và hát bài Tiếng Gọi Công Dân trong các buổi sinh hoạt cộng đồng của người Việt tỵ nạn Cộng Sản hay không. Nhiều bài viết rất là công phu và giá trị như bài Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam của cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, nhưng chính giáo sư Nguyễn Ngọc Huy cũng công nhận: “Viết bài này, tác giả chỉ có mục đích trình bầy một số dữ kiện lịch sử xác thật về quốc kỳ và quốc ca Việt Nam…” Còn hầu như chưa có bài nào viết thật rõ ràng và ngắn gọn về ý nghĩa của Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài “Tiếng Gọi Công Dân” để người Việt hiểu rỏ nhất là trong giai đoạn hiện tại và tại sao chúng ta, những người Việt hải ngoại tỵ nạn Cộng Sản cần phải tôn kính và vinh danh mỗi khi có dịp hội họp tại nơi công cộng.
1/ Lịch sử và ý nghĩa Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài “Tiếng Gọi Công Dân” trước 1975.
a/ Lịch sử Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài “Tiếng Gọi Công Dân”
Có thể nói, trước ngày quân đội Nhật lật đổ chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương vào ngày 9/3/1945, Việt Nam chưa hề có quốc kỳ và quốc ca. Ngày 17/4/1945 chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập, lá cờ Quẻ Ly (sọc vàng ở giữa đứt đoạn làm hai) được chấp nhận là quốc kỳ của Việt Nam. Có thể nói đây là lá cờ đầu tiên của Việt Nam. Nhưng trên thực tế, lá cờ này chỉ đại diện cho nhân dân Việt Nam 2 miền Bắc và Trung mà thôi vì nhà cầm quyền quân sự Nhật chưa chịu trả Nam Kỳ cho triều đình Huế . Mãi tới ngày 14/8/1945, tức sau khi chính phủ Nhật đã đầu hàng Đồng Minh được 4 ngày (ngày 10/8/1945) lá cờ quẻ ly mới thực sự đại diện cho cả 3 miền Bắc, Trung và Nam Việt Nam và bản Quốc Ca Việt Nam là bài Việt Nam Minh Châu Trời Đông của Nhạc Sĩ Hùng Lân.
 
Thời gian tồn tại của lá quốc kỳ Quẻ Ly và bài quốc ca Việt Nam Minh Châu Trời Đông qúa ngăn ngủi vì 5 ngày sau tức ngày 19/8/1945 chính phủ Trần Trọng Kim đã bị Việt Minh tức Hồ Chí Minh, tay sai của Cộng Sản đệ tam quốc tế cướp chính Quyền và quốc kỳ được thay thế bằng Cờ Đỏ Sao Vàng là cờ đảng của đảng Cộng Sản Việt Nam (1) và quốc ca được thay thế bằng bài “Tiếng Quân Ca “ của Văn Cao.
Sau khi cướp được chính quyền, ngày 6 tháng 3 năm 1946, ông Hồ Chí Minh đã ký Hiệp Định Sơ Bộ Pháp-Việt với Jean Sainteny, đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp, rước quân đội Pháp vào để rảnh tay tiêu diệt các đảng phái quốc gia (2), ông Hồ Chí Minh mới mở cuộc chiến chống Pháp để giành chính nghĩa. Chiến tranh Việt (Việt Minh) Pháp bùng nổ vào ngày 19/12/46. Pháp chiếm hầu hết các thành phố của cả ba miền Trung Nam Bắc, Việt Minh phải rút ra hậu phương để kháng chiến. Sau hơn 2 năm đánh nhau với Việt Minh, người Pháp thấy không thể chiến thắng nên đã liên lạc với Hoàng Đế Bảo Đại để trao trả quyền độc lập cho VN nhưng vẫn nằm trong khối Liên Hiệp Pháp (3). Ngày 2/6/1948, chính phủ lâm thời Việt Nam ra đời do tướng Nguyễn Văn Xuân chủ tọa, lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ do họa sỉ Lê Văn Đệ đề nghị được chấp nhận làm quốc kỳ và lấy bài Tiếng gọi Thanh Niên của Lưu Hữu Phước (4) được đổi tên là Tiếng Gọi Công Dân đã được chập nhận làm quốc ca của quốc gia Việt Nam.
Ngày 7/7/1954, Ông Ngô Đình Diệm về nước thành lập chính phủ và lập nên nền đệ Nhất Cộng Hòa VN. Quốc Hội Lập Hiến VNCH năm 1956 đã quyết định giữ lại bài Tiếng Gọi Công Dân làm quốc ca, nhưng lời được đổi lại như sau:
Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng.
Ðồng lòng cùng đi, hy sinh tiếc gì thân sống!
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dầu cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người công dân luôn vững bền tâm trí,
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
(Ðiệp khúc)
 Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang đời sống
Xứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng.
Có nhiều người chỉ trích việc dùng bài Tiếng Gọi Thanh Niên của Lưu Hữu Phước là một người theo Cộng Sản. Thực ra thì bài Tiếng Gọi Công Dân chỉ mượn Nhạc, còn Lời thì đã thay đổi gần như khác hẳn. Hơn nữa, khi làm bài Tiếng Gọi Thanh Niên, Lưu Hữu Phước chỉ là một sinh viên với lòng yêu nước nhiệt thành, ông chưa hề gia nhập một đảng phái nào, kể cả đảng Cộng Sản Việt Nam.
 
 b/ Ý nghĩa Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài “Tiếng Gọi Công Dân”.
Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Huy thì:
” …quan niệm cổ của dân tộc Việt Nam, màu vàng thuộc hành thổ và màu đỏ thuộc hành hỏa và vì hỏa sanh thổ nên hai màu này rất hợp với nhau. …, ba sọc đỏ nhỏ như những tia nắng rọi xuống một mặt đất rộng rãi làm cho mặt đất này ấm áp và có điều kiện thuận lợi cho cây cỏ mọc lên được”.
“…nền vàng tượng trưng cho quốc gia và dân tộc Việt Nam nói chung và ba sọc đỏ tượng trưng cho ba kỳ. Vậy, ba sọc đỏ nằm trên nền vàng hàm ý là nước Việt Nam gồm cả ba kỳ và dân tộc Việt Nam gồm người của cả ba kỳ”.
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài Tiếng Gọi Công Dân không những là Quốc Kỳ và Quốc Ca của Việt Nam mà còn là biểu tượng cuả một nước có tự do và dân chủ và đã được tất cả các nước trên thế giới trong khối tự do dân chủ công nhận. Còn Cờ Đỏ Sao Vàng và bài Tiến Quân Ca chỉ được những nước độc tài chuyên chính trong khối Cộng Sản công nhận mà thôi.
Trong gần 30 năm, từ 1948 đến 1975, người dân VN tự do cũng như người lính VNCH chống Cộng Sản Việt Nam đã hy sinh không biết bao xương máu không phải là để bảo vệ cho một chủ nghĩa hay một chủ thuyết nào mà chỉ là để bảo vệ cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam. Vì thế ngọn Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài Tiếng Gọi Công Dân không những là biểu tượng cho quốc kỳ và quốc ca của Việt Nam mà còn là biểu tượng cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, cho nguyện vọng tốt đẹp của quốc gia, dân tộc. Biểu tượng Cờ Đỏ Sao Vàng và bài Tiến Quân Ca của Việt Cộng trái lại, nó là biểu tượng chủ nghĩa Cộng Sản, một chủ nghĩa tam vô: vô tổ quốc, vô tôn giáo, vô gia đình, và học thuyết Mác Lê, một học thuyết chuyên chính vô sản. Bởi vậy những kẻ chiến đấu dưới lá Cờ Đỏ Sao Vàng, dưới bài Tiến Quân Ca không phải là chiến đấu cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, cho quốc gia dân tộc mà là chiến đấu cho đảng Cộng Sản, cho chủ nghĩa Mác Lê.
2/ Tại sao phải tôn kính và vinh danh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài “Tiếng Gọi Công Dân”.
a/ Để nêu cao chính nghĩa của người Việt quốc gia.
Năm 1954, gần một triệu người miền Bắc VN đã phải bỏ hết cả nhà cửa ruộng vườn chạy trốn Việt Cộng để di cư vào Nam với 2 bàn tay trắng cũng chỉ vì muốn được hưởng tự do, dân chủ và nhân quyền của chính quyền miền Nam Việt Nam tức chính quyền quốc gia VN mà biểu tượng là lá cờ Vàng với ba sọc đỏ.
Suốt 20 năm cuộc chiến VN từ 1954 tới 1975, Việt Cộng mà biểu tượng là lá cờ máu (đỏ) với ngôi sao vàng đi tới đâu là đồng bào VN chạy khỏi đó và tìm tới vùng có lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tức vùng quốc gia để được bảo vệ và che chở. Hàng triệu quân dân cán chính của VNCH đã phải bỏ mình cũng vì để bảo vệ cho lá cờ Vàng ba sọc đỏ tức bảo vệ cho người dân miền Nam VN được Tự Do, Dân Chủ và có Nhân quyền
Năm 1975, Việt Cộng xóa bỏ Hiệp Định Ba Lê và cưỡng chiếm miền Nam, lại một lần nữa, hơn một triệu người Việt bỏ hết cả tài sản, nhà cửa, ruộng vườn ra đi với 2 bàn tay trắng để tìm tự do và trong số này cũng có tới vài trăm ngàn người đã chìm xâu dưới lòng đại dương cũng vì 2 chữ tự do.
b/ Để giữ vững căn cước của người Việt tỵ nạn Cộng Sản
Sau năm 1975, chế độ Việt Nam Cộng Hoà không còn, Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cũng như bài Tiếng Gọi Công Dân không còn là biểu tượng cho Quốc Kỳ và Quốc Ca của nước Việt Nam nữa. Nhưng trong lòng mọi người, dù đã bỏ nước ra đi hay hãy còn ở lại trong nước, Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài Tiếng Gọi Công Dân vẫn là biểu tượng của Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.
Chúng ta bỏ nước ra đi vì không muốn sống dưới chế độ tàn ác, phi nhân của Cộng Sản Việt Nam. Các quốc gia tự do trên thế giới nhận cho chúng ta nhập cư cũng vì tư cách tị nạn chính trị của chúng ta.Vì thế, là người Việt tỵ nạn Cộng Sản, chúng ta cần phải bảo vệ tư cách này bằng cách tôn kính và vinh danh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ (quốc kỳ VNCH) và bài Tiếng Gọi Công Dân (quốc ca VNCH) mỗi khi có dịp hội họp tại nơi công cộng.
c/ Để phân biệt rõ ràng làn ranh Quốc Cộng.
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài Tiếng Gọi Công Dân không những là biểu tượng lý tưởng của người Việt tỵ nạn Cộng Sản, không những là căn cước của người Việt tỵ nạn Cộng sàn, nó còn là biểu tượng để phân biệt rõ ràng làn ranh Quốc Gia và Cộng Sản. Một buổi họp có tính công cộng mà không treo Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, không hát bài Tiếng Gọi Công Dân thật khó lòng biết rõ đó là buổi họp của người quốc gia hay của bọn Cộng Sản.
Bởi vậy, là người Việt tỵ nạn Cộng Sản, chúng ta tuyệt đối không những không tham dự những buổi họp công cộng không có treo cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và hát bài Tiếng Gọi Công Dân mà còn có bổn phận phải tẩy chay và thông báo cho mọi người biết để xa lánh.
Trên thế giới nhiều nước đã ra nghị quyết vinh danh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của người Việt tỵ nạn Cộng Sản, nhất là tại Hoa Kỳ. Trong bài “Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam” cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy nói: “ Hiện nay, quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ không còn được chánh thức dùng bên trong nước Việt Nam, nhưng mọi người Việt Nam ở quốc nội đều biết rằng nó là lá cờ tượng trưng cho nền độc lập và tự do của Tổ Quốc, chống lại chế độ cộng sản tàn ác, phi nhơn và nô lệ ngoại bang. Bên ngoài Việt Nam, nó cũng được người ngoại quốc xem là biểu tượng của phía người Việt Nam chống lại Cộng Sản. Không biểu tượng nào khác có thể thay thế cờ vàng ba sọc đỏ về các mặt này. Vậy, việc tỏ lòng tôn trọng quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ và dùng nó một cách rộng rãi ở nơi nào có người quốc gia Việt Nam là một công cuộc đóng góp lớn vào việc giải phóng đất nước khỏi ách Cộng Sản”.
Tóm lại, mặc dầu Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cũng như bài Tiếng gọi Công dân, kể từ 30/4/1975, không còn là biểu tượng quốc kỳ và quốc ca của Việt Nam nữa, nhưng đối với người Việt tỵ nạn Cộng sản, nó vẫn biểu tượng cho tự do, dân chủ, nhân quyền, cho căn cước của người Việt tỵ nạn Cộng Sản. Nó là bằng chứng để phân biệt người quốc gia với người Cộng Sản.
Không phải chỉ có người Việt tỵ nạn Cộng Sản, những miền Nam, đã sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà và được hưởng những ân huệ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa mới trân qúy, bảo vệ và mong muốn Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ sẽ có ngày lại đại diện cho nước Việt Nam, mà ngay cả những người sinh ra dưới chế độ Cộng Sản và được dậy dỗ bởi Cộng Sản cũng mong muốn Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ sẽ có ngày tung bay khắp vùng trời Việt Nam. Trong bài “Còn Cờ Đỏ Sao Vàng Thi Không Bao Giờ Có Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc” đăng trong tờ báo chui trong nước, tờ “Báo Sinh Viên Yêu Nước”, tác giả Lê Trung Thành, một sinh viên du học tại Đài Loan nói “lá cờ vàng ba sọc đỏ chắc chắn sẽ lại tung bay ngạo nghễ trên quê hương Việt Nam”.
Mọi sự lạm dụng cũng như khinh thường Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài Tiếng Gọi Công Dân của những kẻ vô ý thức cần phải được kết án nghiêm khắc.
Lê Duy San

Chú thích.
(1) Thực ra thì cờ đảng của đảng Cộng Sản Việt Nam cũng là lá cờ Búa Liềm như cờ của Cộng Sản Nga, Cộng Sản Tầu. Nhưng vì muốn lưà gạt nhân dân và các đảng phái quốc gia nên chúng chọn Cờ Đỏ Sao Vàng. Khi cướp được chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim, chúng đã áp đặt lá cờ Đỏ Sao Vàng thành quốc kỳ VN.
(2) Hiệp định bao gồm các điểm chính sau đây:
Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng
Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế cho 200.000 quân Trung Hoa Quốc dân đảng để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Pháp hứa sẽ rút hết quân trong thời hạn 5 năm, mỗi năm rút 3000 quân.
(3) Ngày 8/6/1948 trên một chiến hạm bỏ neo tại Vịnh Hạ Long,  Cao ủy Bollaert, đại diện chính phủ Pháp và Nguyễn Văn Xuân thủ tướng Chính phủ Trung ương Quốc Gia Lâm thời đã ký thỏa ước Vịnh Hạ Long. Pháp nhìn nhận VN độc lập và tự do thực hiện sự thống nhất quốc gia. Đến ngày 8/3/1949, tại Dinh tổng thống Pháp (Điện Elysée) cựu hoàng Bảo Đại và TT Vincent Auriol ký Hiệp ước Elysée. Pháp chính thức nhìn nhận VN là một quốc gia độc lập thống nhất thuộc khối Liên Hiệp Pháp (Vũ Quốc Thúc, “Thời Đại Của Tôi”)..
(4) Bài Tiếng Gọi Thanh Niên của Lưu Hữu Phước như sau:
  1. Này sinh viên ơi! Ðứng lên đáp lời sông núi!
    Ðồng lòng cùng đi, đi, mở đường khai lối.
    Vì non sông nước xưa, truyền muôn năm chớ quên,
    Nào anh em Bắc Nam! Cùng nhau ta kết đoàn!
    Hồn thanh xuân như gương trong sáng,
    Ðừng tiếc máu nóng, tài xin ráng!
    Thời khó, thế khó, khó làm yếu ta,
    Dầu muôn chông gai vững lòng chi sá.
    Ðường mới kíp phóng mắt nhìn xa bốn phương,
    Tung cánh hồn thiếu niên ai đó can trường.
    (Ðiệp khúc)
    Sinh viên ơi! Ta quyết đi đến cùng!
    Sinh viên ơi! Ta thề đem hết lòng!
    Tiến lên đồng tiến! Vẻ vang đời sống!
    Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng!
  2. Này sinh viên ơi! Dấu xưa vết còn chưa xoá!
    Hùng cường trời Nam, ghi trên bảng vàng bia đá!
    Lùa quân Chiêm nát tan, thành công Nam tiến luôn,
    Bình bao phen Tống Nguyên, từng ca câu khải hoàn.
    Hồ Tây tranh phong oai son phấn,
    Lừng tiếng Sát Thát Trần Quốc Tuấn.
    Mài kiếm cứu nước nhớ người núi Lam,
    Trừ Thanh, Quang Trung giết hằng bao đám.
    Nòi giống có khí phách từ xưa chớ quên,
    Mong đến ngày vẻ vang, ta thắp hương nguyền.
    (Trở lại điệp khúc)
  3. Này sinh viên ơi! Muốn đi đến ngày tươi sáng,
    Hành trình còn xa, chúng ta phải cùng nhau gắng!
    Ngày xưa ai biết đem tài cao cho núi sông,
    Ngày nay ta cũng đem lòng son cho giống dòng.
    Là sinh viên vun cây văn hoá,
    Từ trước sẵn có nhiều hoa lá.
    Ðời mới kiến thiết đáp lòng những ai
    Hằng mong ta ra vững cầm tay lái.
    Bền chí quyết cố gắng làm cho khắp nơi
    Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
    (Trở lại điệp khúc)

onsdag 29 april 2015

Cô Gái Việt- Nhạc và lời: Hùng Lân- Video by UL


Lời sông núi bừng vang bốn phương trời 
Giục chúng ta đường phụng sự quyết tiến 
Triệu Trưng xưa đẹp gương sáng muôn đời 
Giòng máu thiêng còn đượm nồng vạn trái tim 

Dẫu không cùng tài trai vui tranh đấu 
Gánh sơn hà còn trọng hơn xương máu 
Dù thành thị hay thôn trang ai ơi 
Lòng hẹn lòng bạn gái ta xây đời 

Chị em ơi! Quê nước chờ mong 
Ta sớm lập công 
Tô thắm giang sơn Việt Nam 
Ngoài những phút quán xuyến tề gia 
Hãy hướng lòng ta đến những ai đang cơ hàn 

Kìa cô nhi không chút tình thân 
Đây lớp tàn nhân 
Năm tháng đau thương thầm trôi 
Cùng cương quyết góp sức đồng tâm 
Muôn dân vui một đời vàng sáng tươi 

tisdag 28 april 2015

Việt Nam Việt Nam-Nhạc Phạm Duy (Video lời thơ đấu tranh cho nền đân chủ tự do Việt Nam)


Thiên Đàng Hay Địa Ngục?

Tôi chỉ thấy kinh hoàng khi nhìn thấu
Một địa ngục ai oán dân lầm than
Lòng quặn đau nức nở hỡi Việt Nam
Quê hương ơi giờ đây đang ray rức
Giữa muôn ngàn kẻ ngồi trên xơi nước
Dân tình oan người thấp kém chịu thua
Uất ức cho bao thế hệ sầu lo
Mang trong máu nỗi đau ta mất nước
Mất luôn cả hai tiếng nói Tự Do
Việt Nam ơi : Bao nhiêu năm tan tác
Để được gì khi mãi mãi chia ly
Để được gì khi ta đang trùng bước
Đường không xa ngại ngần cản lối đi
Mẹ Việt Nam bây giờ đang yên nghĩ
Nơi suối vàng ngậm ngùi đất bỏ hoang
Không người đến không người đi lưu luyến
Mặc thế gian thiếu vắng tiếng Việt Nam
Nước mắt chảy ngược lệ hoá đá lời than
Rằng đời sau còn gì trên lịch sử

Sẽ còn gì ghi lại dòng thời gian ?!

måndag 27 april 2015

Nỗi Đau Quê Hương-Tác giả và Trình bày: LanVivian- Video by UL



Một nhac̣ phẩm thật tuyệt vời qua lời nhạc và trình bày của một người có nhân cách đấu tranh cho sự sống còn của quê hương Việt Nam!


Mẹ Việt Nam ơi,  Mẹ Việt Nam ơi ! Dân tộc ơi !.. Lạc Hồng Dân  tôi !
 Đã bao giờ có ngày hòa bình. Đã bao giờ đựợc ngày tự do
Cho đến bao giờ, đến bao giờ……
Hơn ngàn năm qua ...Nô Lệ Giặc Tàu...Đã bao năm  điêu đứng từng ngày
Cho tôi xin hỏi ,.. cho tôi xin hỏi,.. đã đủ hay chưa?
Cho tôi xin hỏi có đủ hay chưa?
Từ Ải Nam Quan,, đến mũi Cà Mau, Hoàng Trường Sa ơi,.. Thuộc về Dân Việt
Sao các Người nỡ đành mang dâng cho Giặc
Sao các người Qùy  Xuống dưới chân ngoại bang
Thêm một lần Dân Việt Đau Thương
Thêm môt lần Dân Việt Tang Thương
Thêm một lần Dân Việt Ly Hương
Mẹ Việt Nam ơi... Lạc hồng Dân tôi 
Hãy đứng lên Dâng Cao ngọn cờ
Vì  hai chữ Tự Do Độc Lập
Vì  hai chữ Nhân Quyền Tự Do

fredag 24 april 2015

Nhạc Việt Khang: Việt Nam Tôi Đâu và Anh Là Ai- Video by UL



Việt Nam Tôi Đâu?

Việt Nam Ơi

Thời gian quá nữa đời người

Và ta đã tỏ tường rồi

Ôi cuộc đời, ngày sau tàn lữa khói


Mẹ Việt Nam đau
Từng cơn xót dạ nhìn đời
Người lầm than đói khổ nghèo nàn
Kẻ quyền uy giàu sang dối gian

Giờ đây
Việt nam còn hay đã mất
Mà giặc Tàu, ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu

Là một người con dân Việt Nam
Lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm
Người người cùng nhau
Đứng lên đắp lời sống núi

Từng đoàn người đi, chẳng nề chi
Già trẻ gái trai, giơ cao tay
Chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược
Bán nước Việt Nam. 

**********************
Anh Là Ai?


Xin hỏi anh là ai?
Sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?
Xin hỏi anh là ai?
Sao đánh tôi chẳng một chút nương tay?
Xin hỏi anh là ai?
Không cho tôi xuống đường để tỏ bày
Tình yêu quê hương này, dân tộc này đã quá nhiều đắng cay!

Xin hỏi anh ở đâu?
Ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm
Xin hỏi anh ở đâu?
Sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi?

Dân tộc anh ở đâu?
Sao đang tâm làm tay sai cho Tàu?
Để ngàn sau ghi dấu
Bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào

Tôi không thể ngồi yên
Khi nước Việt Nam đang ngã nghiêng
Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm
Một ngàn năm hay triền miên tăm tối

Tôi không thể ngồi yên
Để đời sau cháu con tôi làm người
Cội nguồn ở đâu?

Khi thế giới nay đã không còn Việt Nam 


**********************

torsdag 23 april 2015

Đá Vàng Đời Em- Tác giả và Trình bày: LanVivian- Video by UL



Đôi vai gầy gánh vác tủi nhục 
Ôi gông cùm, lê lét khắp trại giam
A 30 đồng găng em không cúi đầu
Tuổi thơ em chôn vùi trong vách núi
Vách đá thay tường Nền đất thay Nôi
Tóc em dài,, Ôm phủ kín quê hương
Ôi Mẹ Việt nam !
Áo Mẹ rách tả tơi
Ôm Mẹ Việt Nam
Mẹ ơi con còn đây
*Xuân ninh tủi nhục em chôn dấu
*Áo vá trăm mảnh phủ kín tuổi thơ em
*Cha mẹ ơi , cha mẹ đâu có biết,
*Con khóc thầm ôm tủi nhục giữa chốn hoang vu

Giữa chốn hoang vu, chim Quốc gọi tên tổ Quốc
Con gọi thầm...Tổ Quốc của con đâu
Giữa chốn Hoang vu chim Quốc gọi tên tổ quốc 
Con gọi thầm... Cha Mẹ ở nơi đâu…………..

onsdag 22 april 2015

Em Và Cờ Vàng - Nhạc đấu tranh cho tự do dân chủ Việt Nam - Video by UL




Để tưởng niệm ngày 30 tháng 4 đen 2015 qua 40 năm đau thương mất mác của dân tộc Việt Nam, nên UL xin trình bày lên bản nhạc video này để chia sẽ cùng moị người VN xa gần trong và ngoài nước . Freedom for VietNam!!!

Lấy Lại Hoàng Sa, Trường Sa - Video by UL



UL muốn trình bày bài nhạc này lên đây với bao trí khi cuả riêng UL và cũng muốn kêu gọi dân tộc Việt Nam chúng ta chống lại CSVN đã đem đau thương cho toàn dân khi rước giặc Tàu Cộng về nhà ...́ Gây bao thảm hoạ cho sự tồn vinh của dân tộc !!!

lördag 18 april 2015

Người dân Bình Thuận dàn trận đẩy lui CA đàn áp 2 ngày 15-16 tháng 4 vừa qua












Videoclips toàn cảnh cuộc tổng tiến công và nổi dậy của nhân dân Bình Thuận anh hùng. Sau cuộc kháng chiến trường kỳ 2 ngày 2 đêm, người dân đã 'giải phóng' hoàn toàn lực lượng cảnh sát cơ động và bụi than sỉ ô nhiễm từ nhà máy nhiệt điện do Trung Cộng xây. 

Phó thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải của chế độ ngụy quyền cộng sản đã buộc phải đầu hàng vô điều kiện.

||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||

Vì sao người dân Bình Thuận biểu tình phản đối nhà máy điện?

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 2015-04-16


Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Bình Thuận
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Bình Thuận
RFA

Ninh Thuận, Bình Thuận và cả miền Trung nối liền được xem là hiền hòa, chịu đựng nhiều nhất so với cả nước, chính vì điều kiện khó khăn, kiếm cái ăn chật vật, thời tiết thổ nhưỡng cũng khắc nghiệt nên miền đất này cũng là nơi có nhiều người tha phương cầu thực, bôn tẩu xa xứ nhiều nhất. Lực lượng lao động chính trong gia đình đều đi làm ăn xa hoặc người còn lại cũng gắng gượng mà chịu đựng mọi khó khăn để nâng đỡ gia đình.
Cũng chính vì lẽ này mà hầu hết các cuộc đình công, biểu tình phản đối giới chủ hay phản đối nhà cầm quyền đều ít xuất hiện ở các tỉnh nghèo khổ này. Tuy nhiên, một khi các tỉnh này đứng dậy phản đối những bất công thì nghe có vẻ như cuộc cách mạng lớn đang đến gần.
Con tàu biểu tình đang tăng tốc
Một bạn trẻ tên Vinh ở Vĩnh Tân, Ninh Thuận chia sẻ về vấn đề người dân đang ngày càng bức xúc và có xu hướng nổi dậy để chống lại bất công, giải tỏa những vô lý: “Người dân chặn đường lại không cho xe chạy, không đi qua đi lại, kẹt xe nhiều cây số. Bởi vì nhà máy nó thải nhiều khói ra, bụi bẩn không à, sống không được, ô nhiễm lắm!”
Theo Vinh, nếu như nói về sự bức xúc, có vẻ như người dân các tỉnh nghèo khổ thường mang nhiều ẩn ức, bức xúc và thất vọng về chính quyền địa phương nhiều hơn các tỉnh không nghèo. Nhưng vì điều kiện kinh tế khó khăn, suốt ngày chỉ quần quật làm lụng, sự vất vả đã chiếm rất nhiều thời gian trong cuộc sống, khiến người ta không còn thời giờ để suy nghĩ về những chuyện khác như quyền con người hoặc những chính sách phúc lợi xã hội cần thiết.
Chính vì không có thời gian, không có lực lượng thanh niên chủ chốt và không có điều kiện mà suốt nhiều năm nay, mặc dù bị ép chế mọi bề nhưng người dân Ninh Thuận, Bình Thuận và những tỉnh miền Trung vẫn không có những phản ứng mạnh mẽ như nhiều tỉnh khác.
Người dân chặn đường lại không cho xe chạy, không đi qua đi lại, kẹt xe nhiều cây số. Bởi vì nhà máy nó thải nhiều khói ra, bụi bẩn không à, sống không được, ô nhiễm lắm!
Anh Vinh ở Vĩnh Tân
Tuy nhiên, một khi người dân các tỉnh này lên tiếng phản ứng những chính sách bất công của nhà nước thì câu chuyện đã đến hồi khó cứu vãn. Cũng theo nhận định của Vinh, hầu hết các cuộc cách mạng lớn trong lịch sử đều hình thành ở những tỉnh nghèo khổ của miền Trung, các phong trào cách mạng lớn trong lịch sử cũng vậy, từ Cần Vương, Duy Tân cho đến những phong trào cách tân văn chương đều có những thủ lĩnh miền Trung xuất hiện. Và đất nghèo như một cái nôi tốt nhất của cách mạng.

Hàng ngàn xe ùn tắc trên quốc lộ 1A đoạn qua huyện Tuy Phong
Hàng ngàn xe ùn tắc trên quốc lộ 1A đoạn qua huyện Tuy Phong

Cuộc biểu tình, biểu thị sự bất mãn của người dân xã Vĩnh Tân nhằm phản đối nhà máy điện Vĩnh Tân xả khói bụi, chất độc làm ảnh hưởng môi sinh của người dân Tuy Phong, BìnhThuận vào ngày 14 tháng 4 dù sao đi nữa cũng đóng vai trò là cú châm ngòi nổ của những cuộc biểu tình khó có thể nói là không xãy ra trong thời gian tới ở Bình Thuận, Ninh Thuận và các tỉnh miền Trung.
Trước đây, người dân ở Ninh Thuận cũng từng nhiều lần phản đối nhà cầm quyền địa phương xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng qui mô và độ căng chưa đến mức như cuộc phản đối hiện tại. Theo bạn Vinh, cuộc xuống đường của bà con Tuy Phong có thể lên đến con số vài ngàn người và đoạn đường kẹt xe đã lên đến hàng chục cây số. Nhưng đây chỉ là con số xuống đường chặn xe, những người ở nhà chuẩn bị tinh thần xuống đường có thể còn đông hơn nhiều.
Sở dĩ bà con nhân dân ở Tuy Phong phản đối mạnh mẽ như vậy là vì môi trường ở đây đã quá ô nhiễm, ống khói cao 210m với đường kính 7m của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân luôn tỏa ra một lượng khói hôi hám và nặng nề, bao phủ toàn bộ khu vực dân sinh trong huyện.
Hơn nữa, bãi xỉ thải ra từ hai tổ máy phát điện mỗi ngày từ hai ngàn tấn đến bốn ngàn tấn cũng làm cho môi sinh, nguồn nước ở đây trở nên dơ dáy, độc hại. Công nghệ nhiệt điện lỗi thời của Trung Quốc sử dụng nhiên than cám 6A – Hòn Gai Cẩm Phả với mức đầu tư 23477 tỉ đồng. Với mức giá đầu tư quá cao trích từ thuế của dân, giao cho công ty Thượng Hải của Trung Quốc xây dựng để rồi tạo ra hàng loạt tai hại cho nhân dân như vậy, chuyện người dân phản đối là chuyện rất tự nhiên.
Chưa có chính sách nào cho dân
Một người dân khác tên Thụy, ở Vĩnh Tân, Tuy Phong chia sẻ: “Ở đây không phải Hà Nội hay Sài Gòn mà dễ công khai những thông tin mà trước đây họ bưng bít. Mỗi khi nhân dân biểu tình hay phản đối gì thì nhà cầm quyền cho công an đóng vai người dân, chen lẫn vào dân rồi bày trò quậy phá sau đó công an trấn áp dân. Nó vừa làm vừa dàn dựng để đài truyền hình nhà nước quay, để ai cũng nghĩ là dân đánh công an. Bây giờ nó đang chơi trò an dân, ru ngủ dân nhưng cũng chưa biết sẽ tới đâu…”.


Bãi sỉ than không được xử lý, bốc bụi mỗi khi có gió. RFA
Bãi sỉ than không được xử lý, bốc bụi mỗi khi có gió. 

Mỗi khi nhân dân biểu tình hay phản đối gì thì nhà cầm quyền cho công an đóng vai người dân, chen lẫn vào dân rồi bày trò quậy phá sau đó công an trấn áp dân. Nó vừa làm vừa dàn dựng để đài truyền hình nhà nước quay, để ai cũng nghĩ là dân đánh công an

Theo ông Thụy, sở dĩ người dân xã Vĩnh Tân hiền lành, chịu đựng lâu nay trở nên bức xúc là vì nhà cầm quyền địa phương quá đáng, họ không những đã tiếp tay cho nhà máy điện này xây dựng quá gần khu dân cư, để lọt công nghệ Trung Quốc lạc hậu vào địa phương thải ra khí độc, khói bụi và xỉ than đậm đặc mà lại không có một chính sách bảo vệ người dân cho hợp lý. Một kiểu làm việc hết sức “đem con bỏ chợ” của nhà cầm quyền trong vấn đề nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân đang tồn tại ở Tuy Phong nói riêng và Bình Thuận nói chung.
Và không dừng ở hai tổ máy đang hoạt động, sắp tới đây sẽ có thêm một hoặc hai tổ máy nữa sẽ hoạt động để đạt được công suất đề ra lúc trình dự án. Điều này cũng đồng nghĩa với lượng khói bụi, chất độc hại sẽ tăng gấp đôi hiện tại. Trong khi đó, nhà nước chưa hề có kế hoạch nào để đảm bảo an toàn cho đời sống của người dân.
Hiện tại, với mức độ ô nhiễm như đang thấy, chỉ còn một trong hai lựa chọn, hoặc là di dời nhà máy điện đi nơi khác cách xa khu dân cư, không ảnh hưởng đến đời sống người dân hoặc là di dời khu dân cư với điều kiện tốt nhất cho bà con nhân dân. Bởi trong chuyện này, bà con nhân dân phải chịu hy sinh quá nhiều khi rời bỏ mảnh vườn, căn nhà thân yêu và ổn định của mình để đến một nơi ở mới, lạ lẫm.
Và cũng theo ông Thụy, đây là vấn đề hết sức cấp bách, thể hiện quyết tâm bảo vệ dân hay bảo vệ nhà máy điện của nhà cầm quyền địa phương. Không thể phạt nhà máy điện một tỉ, hai tỉ để rồi họ lại tiếp tục hứa sẽ giảm bớt khói bụi, độc hại. Vì làm như thế, nhân dân chỉ chịu thiệt thòi hơn mà giới tham quan lại có cơ hội vòi vĩnh nhà máy điện để kiếm chác.
Vấn đề người dân cần và đòi hỏi nhất là chính sách an dân hợp lý, tránh tham nhũng và không được hứa lèo. Nhưng nhà cầm quyền Bình Thuận và Tuy Phong đã không làm được điều này. Chính vì vậy, cuộc đấu tranh của nhân dân vẫn còn tiếp diễn và đi đến cao trào.
Ông Thụy cũng đưa ra nhận xét là mọi tỉnh ở Việt Nam đều có vấn đề, đều có thể nổ ra những cuộc biểu tình nhằm đòi hỏi quyền lợi chính đáng của nhân dân. Và có vẻ như chuyến tàu đấu tranh chống bất công của nhân dân đang tăng tốc từ Sài Gòn ra Ninh Thuận, Bình Thuận và miền Trung trong thời gian tới.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Tin, bài liên quan

Nam

nơi gửi USA
Thà chết đi còn hơn mình và con cháu đời đời sống trong "địa ngục đỏ",bệnh tật,không tương lai và làm "nô lệ đỏ" cho bọn csvn và tàu khựa.Đã đến lúc toàn dân VN trong và ngoài nước phải vượt qua vô cãm,sợ hải như người ViệtNam đã can đãm ra đi tìm tự do trong cái chết sau 30-4-1975,dân tộc Ukraine chống độc tài và sinh viên Hồng Kông đòi tự do dân chủ,đứng lên cứu mình,gia đình và Quê Hương VN.Còn csvn bán nước làm chó săn cho tàu khựa, độc tài,gian manh, vô đạo đức, tham nhũng để vinh thân. Dân Tộc VN sẽ mãi mãi làm "nô lệ đỏ" cho bọn csvn và tàu khựa và chờ ngày mất nước VN.FREEDOM IS NOT FREE.
Daly Mail Anh Quốc đã nêu những tên gian ác, giệt chủng nhất trong thế kỷ 20:Hitler,Mao,Staline,hồ chí minh,.Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) đang truy nã tên cựu TT Ukraine viktor yanukovych và đồng bọn giết người dân vô tội. Sẽ đến phiên bọn csvn gian ác:trọng,sang,dũng,thanh,…phải trả lời về tội ác của chúng trước Dân Tộc VN.Toàn Dân VN đứng lên với các Nhà Dân Chủ VN và cùng hát bài “dmcs” trong youtube của Nah Nguyễn Vũ Sơn để đòi lại Quyền Làm Người và cứu Quê Hương VN,nếu không muốn gia đình và con cháu sẽ làm nô lệ đời đời cho csvn.
ông Lý Quang Diệu nói:”Những nhà lãnh đạo Việt nam họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời lãi thu về thì rất nhanh. Chỉ có nguy cơ bị cộng đồng quốc tế ruồng bỏ mới khiến họ phải suy xét lại đường lối hiện tại.”
20/04/2015 11:36

Tuấn

nơi gửi Vn
Tôi còn là một học sinh , ở đất nước này tôi thấy không có nhân quyền , muốn chống lại củng ko đc vì khi chống lại sẽ bị bắt bỏ tù , sống ở một đất nước độc đảng tôi rất bức xúc !
17/04/2015 10:05

đ/c kông-nông dân!

nơi gửi Hàm Thuận
Đảng và nhà nước Việt kộng sản Bình Thuận ta kiên kuyết trừng trị đích đáng bọn xấu, bọn fản động kết kấu với kác thế lực fản động nước ngoài... xúi jục nhân dân Bình Thuận ta ra đường biểu tình phong tỏa nhằm gây tạo ùn tắc, nghẽn nghẹt jao thông trên tuyến lộ A1, nhằm fá hoại kinh tài, fá rối trật tự trị an kủa đảng và nhà nước Bình Thuận ta !
17/04/2015 05:33

Độc giả không muốn nêu tên


nguøi dan den tai vn..ho chi? la` dam´ dan an theo..va` vo-cam? khi nhin` thay´´ bat´´ cong..thi bay giø`møi bi boncam quyen cai tri cong san vn sai khien´..bay giø` thi` den´ vøi ho..ca? nha`..ca? lang`xøm..bi ap´buc..bat´´ cong..møi chiu dung len..nhung vi su khiep´ nhuøc..sø hay?..de roibon cong an cong san? vn dep tan..bøi vi..1..ho khong doan` ket´´..2 dam´ Nghi? khong dam´ lieu mang vøi chung no´..mang nguøi rat qui..nhung khi dam´ lieu` mang thi phai? doi nhieu` mang vøibon cong an..can bo cong san vn nay..neu can thi khung bø lai gia dinh bo cong an chung no´..diet Sach ca? giadinh bon csvn..thi chung no´ tu nhien phai? lo-sø..luat gian ho..øan thi` tra? øan...
16/04/2015 16:54

Nam

nơi gửi USA
Hãy đứng lên đòi lại Quyền Sống,Quyền Làm Người hởi Đồng Bào VN ơi! không còn gì để mất nữa.Đã đến lúc toàn dân VN trong và ngoài nước phải vượt qua vô cãm,sợ hải như người ViệtNam đã can đãm ra đi tìm tự do trong cái chết sau 30-4-1975,dân tộc Ukraine chống độc tài và sinh viên Hồng Kông đòi tự do dân chủ,đứng lên cứu mình,gia đình và Quê Hương VN.Còn csvn bán nước làm chó săn cho tàu khựa, độc tài,gian manh, vô đạo đức, tham nhũng để vinh thân. Dân Tộc VN sẽ mãi mãi làm "nô lệ đỏ" cho bọn csvn và tàu khựa và chờ ngày mất nước VN.FREEDOM IS NOT FREE.
Daly Mail Anh Quốc đã nêu những tên gian ác, giệt chủng nhất trong thế kỷ 20:Hitler,Mao,Staline,hồ chí minh,.Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) đang truy nã tên cựu TT Ukraine viktor yanukovych và đồng bọn giết người dân vô tội. Sẽ đến phiên bọn csvn gian ác:trọng,sang,dũng,thanh,…phải trả lời về tội ác của chúng trước Dân Tộc VN.Toàn Dân VN đứng lên với các Nhà Dân Chủ VN và cùng hát bài “dmcs” trong youtube của Nah Nguyễn Vũ Sơn để đòi lại Quyền Làm Người và cứu Quê Hương VN,nếu không muốn gia đình và con cháu sẽ làm nô lệ đời đời cho csvn.
ông Lý Quang Diệu nói:”Những nhà lãnh đạo Việt nam họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời lãi thu về thì rất nhanh. Chỉ có nguy cơ bị cộng đồng quốc tế ruồng bỏ mới khiến họ phải suy xét lại đường lối hiện tại.”
16/04/2015 12:06
Xem tất cả ý kiến.




Tuổi Trẻ Việt Nam Đấu Tranh Cho Quê Hương - Video by UL


Nhân dịp 30 tháng 4 đen 2015 nên UL xin mượn lời bài nhạc đấu tranh của Lê Nguyễn Huy Trần mà trình bày lên đoạn video nhạc này để chia sẻ cùng quý đồng bào Việt Nam xa gần trong và ngoài nước. Thanks !!!

tisdag 14 april 2015

Hát Cho Ngày Sài Gòn Quật Khởi- Nhạc và lời: Nguyệt Ánh- Video by UL

 


Hỡi những người con của mẹ Việt Nam !
Ngay trong Đô Thành hoặc đang sống nơi các thôn làng
Từ động ruộng khô hay góc đê, từ từng trại giam trên đất quê
Từ khắp bốn phương trời tận cùng thế giới
Hỡi những người con của mẹ Việt Nam !
Tay trắng quê người từng lớp sống tranh đấu tuôn tràn
Tràn từ Đông Âu - Bá Linh, tràn về tận Nga Sô - Bắc Kinh
Tràn cuốn riết vô thần Mác Lê tan tành
ĐK:
Đòi lá phiếu tự do, đòi phố cũ đường xưa !
Khắp quê hương cháy bùng lửa thiêng tranh đấu
Giành tiếng nói người dân, giành tấc đấc nhà nông
Nơi nơi đã vang rền lời gọi non sông !
Hỡi những người con của mẹ Việt ơi !
Sau cơn mưa rồi ngày sẽ sáng tươi ánh mặt trời
Hẹn cùng bình minh xua bóng đêm, đòi Sài Gòn xưa cho phố quen
Rộn những bước chân về tự do công lý !
Lớp lớp người đi có bà mẹ quê
Nương theo chân cầu gạt nước mắt gượng vẫy tay chào
Mẹ chào đàn con nơi xứ xa, hẹn chào đàn con trên đất cha
Đoàn kết đấu tranh đòi nước non sơn hà
        ĐK .........

Hãy nói cùng nhau về một niềm tin !
Quê hương thanh bình toàn dân sống no ấm yên lành
Hàng triệu bàn tay vun đất cha rợp trời tự do muôn sắc hoa,
Ngàn tiếng hát câu hò rộn vang trong gió
Muốn nước Việt Nam Dân Chủ Tự Do !
Muốn có nhân quyền và bác ái trên khắp cõi đời
Đồng một nhịp tim em với anh, hợp cùng toàn dân ta đấu tranh
Từ dốc núi gập ghềnh đến nơi thị thành

Nhạc Đấu Tranh- Khắc Khỏai- Tác Giả LanVivian- Video by UL

 
 Tôi viết lời thơ từ trái tim mưng mủ
Cho dân tộc này, dài giấc ngủ triền miên
Dân nước tôi, Ôi  đau đớn khắp ba miền
Việt Nam hỡi, bao giờ mới bình yên cuộc sống?
Bảy mươi năm!
Dòng thời gian ác mộng.
Bảy mươi năm!
Ôi Sáo rỗng lọc lừa.
Bảy mươi năm!
Phận nước đong đưa...
Còn Bao lâu nữa, cho vừa tham vọng?
Bao lâu nữa dân tôi. thấy an bình
Dân tôi muốn sống
Việt Nam phải sống
Bốn ngàn năm dòng giống Tiên Rồng
Bốn ngàn  Sao để  bọn tôi rợ
Bọn tôi rợ đang hóa thành không?!
Không, triệu lần không thể để đảng xiết dân tôi
Không dể đảng  dẫn dân tôi  vào tròng nô lệ. nghìn năm
Người dân Việt khắp năm châu bốn bể
Nhất quyết không để đảng mãi lộng hành
Bởi Quê Hương này không phải của các anh
Ai đã cho quyền bán nước, buôn dân
Lịch sử Việt, không là phường Mông Hán
Thì các anh chớ mù quáng đê hèn
Tổ Quốc ngày mai sẽ vượt qua cơn ác Mộng
Là ngày tận… cùng của bọn lũ đê hèn.