1̀5 Trang Liên Quan Blogspot

söndag 30 september 2012

"Ý nghĩa của giọt nước mắt"

  Cứ mỗi năm qua đi, ta tiến dần đến đích cuối cùng của cuộc đời, dù lòng không muốn... ngồi nghĩ ngợi vu vơ về những được mất trong cuộc đời.

Buồn có, vui có, đau khổ có và cũng có không biết bao lần nước mắt lặn vào tim. Lòng chợt nghĩ: Mỗi giọt nước mắt cũng có những ý nghĩa riêng của nó. Không biết các bạn có lúc nào nghĩ giống tôi không?

Khi sinh ra làm kiếp người, ta khóc, nhưng không hề có nước mắt, tiếng khóc trong vắt, thánh thiện.

Lớn lên một chút, khi đói mẹ chưa kịp cho ăn, ta khóc. Khi bỉm ướt mẹ chưa kịp thay, ta khóc, những giọt nước mắt bản năng cho những nhu cầu của bản thân.
Khi chập chững những bước chân đầu tiên, đôi khi vấp ngã, ta khóc. Khi mọc răng, người ngấy sốt, ta khóc, những giọt nước mắt của nỗi đau thể chất.

@}>---;---@}>---;---@}>---;---@}>---;---@}>---;---

Khi ta đi học, vì mải chơi ta về trễ, vì mải xem tivi ta quên làm bài tập, ba mẹ la, ta khóc.

Khi ta đi học, vì mải quay lên, quay xuống với cô bạn thân bàn dưới, ta lỡ để mực giây vào cái áo trắng tinh mẹ mới mua, mẹ chưa kịp la, ta khóc, những giọt nước mắt ăn năn, hờn dỗi.

Khi người bạn thân nhất hiểu lầm ta, hai đứa chạm mặt nhau mà chẳng nói với nhau câu nào, ta khóc, những giọt nước mắt giận hờn.
Khi chia tay một thời học sinh áo trắng và người bạn trai ta thầm mến, thầm trao cho nhau những ánh mắt vội vàng, bồi hồi, xao xuyến, ta khóc, những giọt nước mắt nhớ nhung, lưu luyến.

Khi ta tốt nghiệp đại học, chập chững những bước chân vụng dại vào đời, ta khóc, những giọt nước mắt hạnh phúc xen lẫn âu lo.
 
 @}>---;---` @}>---;---` @}>---;---` @}>---;---
 
Khi ta đi làm, sau bao nỗ lực, cố gắng, kết quả không như ta muốn, sếp vẫn la, bạn bè vẫn vượt lên phía trước, chỉ còn lại ta với vạch đích lạnh lùng, vô cảm, ta khóc, những giọt nước mắt tủi cực, ê chề.

Khi người ta thương yêu hơn chính bản thân ta quay lưng lại với ta, lạnh lùng chia tay mối tình tưởng như vĩnh viễn, ta khóc, những giọt nước mắt đau đớn, tái tê, làm vương sầu trên khoé mắt.

Khi ta bước chân theo chồng trong ngày vu quy, ta khóc, những giọt nước mắt hạnh phúc pha chút luyến tiếc của một thời con gái.

Khi ta sinh cho đời một sinh linh bé bỏng và thánh thiện, ta khóc, những giọt nước mắt thiêng liêng của tình mẫu tử.
 @}>---;---` @}>---;---` @}>---;---` @}>---;---

Khi cuộc sống gia đình xô lệch, tình cảm vợ chồng rạn vỡ, ta khóc, những giọt nước mắt cô đơn, cay đắng, chảy ngược vào tim.

Khi chứng kiến những bước trưởng thành của những đứa con thân yêu, nhìn chúng vững bước trên những con đường ta đi và ao ước được đi, ta khóc, những giọt nước mắt hạnh phúc, hãnh diện, tự hào.
 
Khi ta bồng trên tay đứa cháu thương yêu của mình trong giây phút đầu tiên chúng chào đời, ta khóc, những giọt nước mắt mong chờ, sung sướng.
Và khi ta từ giã cái cõi đời sắc sắc không không, từ giã cõi tạm với những hỷ, nộ, ái, ố, trở về với cát bụi, hư vô. Không, ta không muốn khóc, ta muốn được mỉm cười trong tiếng khóc của những người thân yêu, những giọt nước mắt tiếc thương!

måndag 24 september 2012

lördag 22 september 2012

Big Ben có phải là từ dùng để chỉ tháp chuông đồng hồ ở London hay không?


The Pizz......eeehhr... The Parliament
Nếu bạn nghĩ rằng Big Ben là từ dùng để chỉ ngọn tháp chuông đồng hồ cao ngất ở London thì có thể bạn sẽ bị … ngất khi biết rằng hóa ra không phải là như vậy. Chính xác thì Big Ben là từ dùng để chỉ quả chuông khổng lồ nằm ở trong tháp chuông phía cực Bắc của cung điện Westminster – London. Tháp chuông mang ‘nhầm’ tên Big Ben là một trong những biểu tượng của thành phố London và gần như có mặt trong mọi bộ phim có nhắc tới London.
Quả chuông đầu tiên (nặng 16 tấn) đã được đưa lên tháp vào ngày 6 tháng 8 năm 1856. Quả chuông này nặng tới mức cần phải có tới 16 con ngựa kéo xe lăn chứa nó.  Tháp chuông được dựng lên sau khi cung điện Westminster mới được xây do cung điện cũ đã bị cháy vào năm 1834. Ngày nay, để nhìn thấy tháp chuông thì rất dễ nhưng để thăm quan quả chuông Big Ben thì rất khó. Bạn cần phải được sự đồng ý của thành viên Thượng Nghị Viện mới có thể được phép thăm quả chuông này. Ngoài ra, tháp chuông cũng không có thang máy nên nếu có được sự đồng ý đi nữa bạn cũng sẽ phải đi bộ tới 334 bậc thang để lên tới chỗ có quả chuông trứ danh này.
Cho tới nay, xuất xứ của tên gọi Big Ben vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Có người cho rằng nó xuất phát từ Great Bell để chỉ Sir Benjamin Hall, người chịu trách nhiệm xây dựng tháp chuông. Người khác lại cho rằng tên Big Bell được xuất phát từ nhà vô địch thế giới môn quyền anh hạng nặng Ben Caunt. Hiện tại cũng có rất nhiều người nhầm rằng Big Ben là để chỉ ngọn tháp chứ không phải để chỉ quả chuông và sử dụng từ này một cách nhầm lẫn trong các văn bản của mình.



måndag 17 september 2012

20 sự kiện trùng hợp kỳ lạ nhất lịch sử cận đại

1. Hồi còn bé xíu, một nhà chiêm tinh đã cảnh báo vua Louis XVI (Pháp) phải hết sức đề phòng trong ngày 21 hàng tháng. Cẩn trọng, Louis không bao giờ làm việc hay đi xa vào tất cả những ngày 21, ấy vậy mà vẫn không tránh hết xui.

Ngày 21/6/1791, theo sau cuộc cách mạng dân chủ, vua Louis và hoàng hậu bị bắt tại tại Varennes trong lúc đang tìm cách trốn thoát khỏi nước Pháp. Ngày 21/9/1791, Pháp vĩnh viễn bãi bỏ chế độ phong kiến và tuyên bố trở thành nước cộng hòa. Cuối cùng vào ngày 21/1/1793, vua Louis XVI kết liễu cuộc đời trên máy chém.
 
2. Lời nguyền từ chiếc xe của James Dean
Tháng 9/1955, tài tử điện ảnh James Byron Dean tử nạn ngay trong chiếc xe hơi thể thao Porsche 550 Spyder. Ngay sau tai nạn này, con xế yêu thích của chàng diễn viên nổi tiếng liên tục gây ra thảm họa cho bất kỳ ai động chạm tới nó:
- Khi người ta di rời chiếc xe ra khỏi hiện trường để chuyển đến ga-ra sửa chữa, động cơ bất thần trượt ra ngoài, rơi trúng chân một thợ máy và biến anh này thành tàn phế suốt đời.
- Một ông bác sĩ mê đua xe Troy McHenry cuối cùng đã mua động cơ xui rủi này về lắp vào xe đua, và rồi sớm bỏ mạng trên đường đua cùng với chính chiếc xe đó. William Eschrid - một tay mê đua xe khác mua lại chiếc trục truyền động với giá rẻ như bèo, rốt cuộc cũng chung số phận trong cùng cuộc đua ngày hôm ấy.
- Lần thứ hai đem “con” Porsche của James Dean ra sửa chữa, chẳng hiểu vì sao ga-ra bốc lửa và bị thiêu rụi hoàn toàn.
- Sau đó chiếc xe đáng nguyền rủa vẫn cứ được đem ra trưng bày ở trường trung học Sacramento. Lần này nó trượt ra khỏi bục và may thay, chỉ làm vỡ xương hông của 1 khách tham quan nhỏ tuổi.
- Ở Oregon, toa moóc chở chiếc xe bất ngờ tuột móc kéo và cứ thế đâm sầm vào một cửa hiệu, vỡ tan tành.
- Cuối cùng vào năm 1959, không ai lý giải nổi vì sao chiếc xe bỗng dưng vỡ thành 11 phần trong khi nó vẫn nằm trên giá đỡ bằng thép.
3. “Chạy trời không khỏi nắng”
Năm 1883, cô bạn gái của Henry Ziegland tự sát khi tình yêu của 2 người đi đến hồi tan vỡ. Quá đau đớn và tức giận, ông anh vợ hụt đã truy đuổi Ziegland và kết liễu chàng trai đào hoa bằng 1 phát súng để đời. May mắn thay viên đạn chỉ sượt qua mặt Ziegland, cắm phập vào thân cây đằng sau lưng anh mà tên sát nhân không hề hay biết.
Vài năm sau, tình cờ thế nào Ziegland nhận nhiệm vụ đốn gục chính cái cây khổng lồ đó. Để giảm bớt phần nặng nhọc, anh chàng quyết định tống mấy ống thuốc súng vào gốc cây. Sức ép của vụ nổ đã giải thoát cho viên đạn oan nghiệt năm nào, nó bay thẳng vào đầu Ziegland, giết chết anh ngay tắp lự.
4. Hai cuộc đời, một số phận
Cũng không có gì là lạ khi những cặp sinh đôi có cuộc đời tương tự nhau, tuy nhiên giống nhau đến mức kỳ lạ như 2 anh em song sinh ở bang Ohio (Mỹ) thì quả thực độc nhất vô nhị.
Hai đứa trẻ mồ côi bị chia cắt ngay từ lúc mới chào đời khi được 2 gia đình hoàn toàn xa lạ nhận về làm con nuôi. Tình cờ làm sao, cả hai đứa đều được đặt tên là James. Hai anh chàng James lớn lên trong cùng 1 thành phố mà không hề biết nhau, cùng học ngành cảnh sát, cùng có sở trường vẽ cơ khí và làm đồ mộc, và cùng cưới vợ có tên Linda.
Chưa hết, con trai cả của họ cùng mang tên James Alan, trong khi cậu con thứ hai cùng tên James Allan. Sau đó không ai bảo ai, họ cùng ly dị vợ cũ và cưới cô vợ thứ hai - cùng tên Betty. Với sở thích nuôi chó, chẳng hiểu sao hai chú chó cưng của 2 người cũng trùng tên Toy.
Phải đến 40 năm sau ngày xa cách, cặp song sinh kỳ lạ này mới có dịp hội ngộ để ngẫm lại những sự trùng hợp thú vị diễn ra trong cuộc đời.
5. Giống hệt tiểu thuyết
Thế kỷ thứ 19, tác giả truyện kinh dị nổi tiếng Egdar Allan Poe có viết một tác phẩm mang tên “Chuyện kể của ngài Arthur Gordon Pym”, đại để nói về 4 người đàn ông sống sót sau 1 vụ đắm tàu, họ lênh đênh trên thuyền cứu nạn nhiều ngày rồi cuối cùng bàn nhau giết và ăn thịt một cậu bồi tàu tên Richard Parker.
Cho đến năm 1884, thuyền buồm Mignonette đắm giữa biển để lại 4 người sống sót duy nhất trên 1 chiếc thuyền cứu hộ. Sau cùng, 3 thành viên lớn tuổi của đoàn đã hè nhau giết chết cậu bồi tàu để làm thực phẩm chống chọi nguy cơ chết đói. Cậu bé ấy cũng có tên Richard Parker.
6. Hai lần thoát chết cùng “kịch bản”
Chuyện xảy ra hồi đầu những năm 30 thế kỷ 20. Một bà mẹ trẻ ở Detroit chẳng hiểu bất cẩn thế nào đã để đứa con nhỏ... rơi từ trên cửa sổ tầng 2 xuống đất. May thay, vào đúng giây phút hiểm nghèo ấy có một người đàn ông tên Joseph Figlock tình cờ đi ngang qua. Đứa trẻ rơi trúng đầu ông, nhờ đó mà thoát chết.
Một năm sau điều kỳ diệu lặp lại y chang. Lại đúng đứa trẻ ấy, ngã từ đúng ban công ấy. Vẫn người đàn ông Joseph Figlock ấy tình cờ đi ngang qua con đường ấy. Cú va chạm lại một lần nữa giúp đứa bé bảo toàn tính mạng.
7. Đại thi hào Mark Twain
Mark Twain sinh vào ngày sao chổi Halley xuất hiện năm 1835, và chết đúng ngày nó xuất hiện lần tiếp theo năm 1910. Bản thân ông cũng đã tiên đoán trước được điều này: “Tôi đã đến với thế giới cùng Halley. Năm tới khi Sao chổi trở lại, có lẽ tôi sẽ ra đi cùng nó”.

Chỉ có điều, Mark Twain đã tiên đoán sự kiện xảy ra vào năm 1909 - sớm trước 1 năm so với thực tế.

8. Hai cha con cờ bạc bịp

Năm 1858, tay cờ bạc bịp khét tiếng Robert Fallon bị bắn chết sau khi vơ sạch ván bài 600 USD bằng thủ đoạn lừa đảo. Trong khi chỗ ngồi của Fallon vẫn chưa hết ấm, và chưa một ai khác dám đặt cược số tiền 600 đô (cho đến nay vẫn bị coi là con số đen đủi trong cờ bạc) thì đã xuất hiện 1 tay chơi trẻ măng, thả phịch người xuống chiếc ghế nơi nạn nhân bị sát hại và quăng ra đúng 600 USD.

Khi cảnh sát đến điều tra vụ việc và yêu cầu chủ sòng bạc phải chuyển số tiền 600 USD ban đầu của Fallon cho con cháu hay họ hàng thân thích của hắn, người ta mới vỡ lẽ ra rằng: gã thanh niên “tài cao” kia - lúc này đã kịp biến 600 USD lớn gần gấp 4 lần - chính là con trai ruột của nạn nhân. Hai cha con họ 7 năm nay chưa một lần gặp mặt.
9. “Nuôi” tình báo trong tiểu thuyết

Khi bắt tay vào viết tiểu thuyết trinh thám Barbary Shore, tác giả Norman Mailer không hề có ý định xây dựng nhân vật tình báo người Nga. Ấy thế rồi đưa đẩy thế nào, nhân vật vô danh này lại trở thành hình ảnh trung tâm xuyên suốt tác phẩm.

Thời điểm cuốn truyện hoàn thành cũng chính là lúc anh hàng xóm của Mailer - sống ngay căn hộ bên cạnh trong cùng tòa nhà chung cư - bị Cục di trú Hoa Kỳ bắt giữ. Té ra, hắn chính là đại tá Rudolf Abel, một tình báo cấp cao người Nga làm việc cho Hoa Kỳ vào thời điểm đó.

10. Ba lần tự tử không thành

Joseph Aigner - họa sĩ chân dung khá nổi tiếng của nước Áo hồi thế kỷ 19 - rõ là kẻ bất mãn với cuộc đời: không dưới 1 lần ông thực hiện phi vụ tự tử, và tất nhiên lần nào cũng không thành.

Lần thứ nhất tự treo cổ vào năm 18 tuổi, Aigner bị “phá đám” bởi một thầy tu dòng Fran-xit không tên tuổi, không quen biết. Lần thứ 2 năm 22 tuổi, lại ông thầy tu giấu mặt làm ý đồ của Aigner phá sản hoàn toàn.

8 năm sau ông họa sĩ lại có cơ hội cận kề giá treo cổ, lần này do một số kẻ cầm quyền muốn hãm hại nhằm ngăn cản hoạt động liên quan chính trị của ông. Và như thể số phận đã sắp đặt trước, sự can thiệp của gã thầy tu lại cứu sống Aigner.

Mãi cho đến năm 68 tuổi “ước nguyện” tự tử của Aigner mới hoàn thành. Lễ tang của họa sĩ nổi tiếng, không hiểu vô tình hay cố ý, do chính tay vị thầy tu nọ tiến hành - một ân nhân mà Aigner vĩnh viễn không bao giờ biết mặt.

11. Cuộc hội ngộ của những cái tên

Trên 1 chuyến tàu đi qua Peru năm 1920, tình cờ thế nào chỉ có 3 người duy nhất ngồi trong một toa xe, và cả 3 đều mang quốc tịch Anh. Câu chuyện càng thêm phần thú vị khi đến màn chào hỏi làm quen: người đầu tiên có họ là Bingham, người thứ hai có họ Powell, còn họ của người thứ 3 gồm 2 từ chính xác Bingham-Powell.

Tất nhiên cả 3 người không có bất kỳ mối quan hệ ruột rà thân thích nào.


12. Chiếc bánh pudding nhân quả mận

Năm 1805, nhà văn người Pháp Émile Deschamps bất ngờ được một người lạ mặt tên Monsieur de Fortgibu mời món bánh pudding nhân quả mận rất lạ miệng. Mười năm sau ông mới có dịp thấy lại món này trên menu ở 1 nhà hàng ở Paris, tuy nhiên khi hỏi phục vụ thì mới hay chiếc cuối cùng đã có người vừa gọi mất. Vị khách đó, thú vị thay chính là quý ông de Fortgibu năm nào.

Nhiều năm sau nữa, năm 1832, Émile Deschamps ăn tối và lại có dịp gọi món pudding quả mận trong nhà hàng cũ. Nhớ lại kỷ niệm xưa, ông nói đùa với bạn bè rằng vào lúc này đây, nếu có ai đó không may bị ông “nẫng tay trên” chiếc bánh cuối cùng thì chỉ có thể là de Fortgibu. Ngay chính lúc ấy, ông lão de Fortgibu run rẩy bước vào.

13. Những đồ vật bị bỏ quên trong khách sạn

Năm 1953, phóng viên truyền hình Irv Kupcinet có mặt tại Luân Đôn để tường thuật trực tiếp lễ đăng quang của Nữ hoàng Ellizabeth II. Trong phòng nghỉ tại khách sạn Savoy, Irv tình cờ tìm thấy một số đồ vật bỏ quên trong ngăn kéo, lần theo tung tích mới hay chủ nhân của chúng là Harry Hannin.

Một cách trùng hợp, Harry Hannin - ngôi sao bóng rổ của đội bóng nổi tiếng Harlem Globetrotters chính là bạn thân của Irv Kupcinet. Tuy nhiên vẫn chưa hết bất ngờ. Hai ngày sau, trước khi Irv kịp khoe Hannin về sự phát hiện thú vị, anh đã nhận được 1 bức thư từ Hannin thông báo rằng: trong lúc trú chân tại khách sạn Meurice ở Paris, anh này đã tìm thấy trong ngăn kéo 1 chiếc cà vạt bỏ quên - đích thị là của Kupcinet bởi có tên thêu rõ rành trên đó.
14. Con tàu Titanic
 Năm 1898, Morgan Robertson viết cuốn tiểu thuyết viễn tưởng “Futility” với nội dung xoay quanh số phận con tàu Titan bất khả chiến bại: ngay trong hành trình đầu tiên, Titan đụng độ tảng băng khổng lồ và mang theo hàng nghìn hành khách chìm xuống đại dương sâu thẳm. Diễn biến xảy ra y hệt với tàu Titanic 14 năm sau.



Thời điểm xảy ra vụ đắm kinh hoàng, cả trong truyện và trên thực tế đề rơi vào tháng Tư. Có 3.000 hành khách và 24 tàu cứu hộ trong truyện thì con số chính xác “ngoài đời” là 2.207 và 20.
Sự trùng hợp trớ trêu vẫn chưa dừng lại ở đó. Vài tháng sau tai nạn kinh hoàng của tàu Titanic, một chiếc tàu chạy hơi nước cũng có dịp đi qua vùng biển Đại Tây dương đầy sương mù với duy nhất 1 thủy thủ trẻ được cắt cử trực đêm. Bất chợt anh nghĩ đến số phận tàu Titanic, rồi giật mình nhớ ra tàu mình cũng có tên mang máng giống con tàu xấu số kia - Titanian.
Hoảng hốt, anh chàng giật chuông báo động. Tàu Titanian dừng lại ngay lập tức để vừa kịp hú hồn: một tảng băng khổng lồ đang sừng sững ngay trước mũi.
15. Năm 2002, một con đường ở miền bắc Phần Lan chứng kiến 2 tai nạn chết người trong vòng chưa đầy vài tiếng đồng hồ, dẫn đến cái chết của 2 nạn nhân xấu số - trùng hợp thế nào lại là chính hai anh em sinh đôi của nhau, thọ 70 tuổi.
Nạn nhân đầu tiên chết do xe tải cán khi đang đạp xe trên đường Raahe, cách thủ đô Helsinki 600 km về phía bắc. Người anh em kia chết vài tiếng sau, cách xác địa điểm ban đầu chưa đầy 1,5 km.
16. Trong một chuyến đi công tác vào cuối những năm 1950, ông George D. Bryson có dịp nghỉ chân tại khách sạn Brown ở Louisville, bang Kentucky (Mỹ). Sau khi làm thủ tục và nhận chiếc chìa khóa phòng 307, ông ghé vào quầy thư tín nhắn rằng nếu có bức điện nào gửi cho ông thì làm ơn chuyển lên phòng ngay.
Toan bước đi thì cô nhân viên bất ngờ gọi ông Bryson quay lại: “Ngài có thư”. Rõ ràng, một bức thư đề tên người nhận “Ông George D. Bryson, phòng 307”.
Sự bất ngờ đến khó hiểu chỉ được giải tỏa khi ông Bryson khám phá ra rằng: bức thư không phải cho ông mà là cho một khách trọ trong phòng 307 ngay trước đó - một người đàn ông có cái tên trùng khít George D. Bryson.
17. John và Arthur Mowforth là hai anh em sinh đôi sống cách xa nhau 130 km trong cùng nước Anh. Buổi tối ngày 22/5/1975, cả hai cùng lên cơn đau ngực dữ dội. Họ được đưa tới 2 bệnh viện khác nhau vào cùng thời điểm mặc dù hai gia đình không hề hay biết người anh em song sinh kia của nạn nhân cũng đang trong tình trạng nguy kịch.
Chưa đầy mấy phút sau khi nhập viện, hai anh em họ nhất loạt từ trần.
 
18. Trong lúc dạo quanh các cửa hàng sách cũ ở Paris năm 1920, nhà văn người Mỹ Anne Parrish tình cờ gặp lại cuốn truyện mà hồi nhỏ bà vốn rất yêu thích: “Chàng Sương muối và những chuyện kể khác”. Chồng của Anne nhân tiện nhặt cuốn sách đã sờn rách lên xem, mở trang đầu tiên và cả quá đỗi bất ngờ khi đọc lời tựa nắn nót: “Anne Parrish, nhà số 209, đường N. Weber, Colorado Springs”. Đó chính là của Anne thủa thơ bé năm nào.
19. Năm 1975, một người đàn ông bị xe taxi cán chết trong lúc chạy xe máy trong ở thành phố Bermuda.
Một năm sau, tai nạn tương tự xảy ra y chang với anh trai của nạn nhân xấu số: cũng trên chiếc chiếc xe máy ấy, thủ phạm vẫn là chiếc taxi mang biển số ấy, do gã lái xe ấy điều khiển, thậm chí người đang ngồi trên xe vẫn là ông khách của 1 năm về trước.
20. Một lần vua Umberto I của nước Ý bước vào một nhà hàng ở thành phố Monza, theo sau là viên cận thần thân tín Emilio Ponzia. Khi chủ quán đích thân ra tiếp chuyện, vua Umberto bất ngờ nhận ra điều lạ lùng: ngài và tên chủ quán giống hệt nhau, từ khuôn mặt cho đến vóc người.
Vậy là hai người đàn ông thuộc hai tầng lớp xã hội cách nhau một trời một vực bắt đầu đem những sự kiện cuộc đời ra chiêm nghiệm.
- Sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm (ngày 14/3/1844)
- Cùng nơi chôn rau cắt rốn
- Lấy vợ cùng tên Margherita
- Ông chủ nhà hàng khai trương tiệm ăn vào đúng ngày vua Umberto đăng quang
Thêm một sự trùng hợp khác nữa mà vào lúc ấy cả hai không hề hay biết: vào cái ngày ông chủ tiệm ăn bị bắn chết một cách bí ẩn, vua Umberto cũng bị một kẻ vô chính phủ ám sát.


 


tisdag 11 september 2012

♥ ♥ ♥ Sự kiện 11 tháng 9 ♥ ♥ ♥

 ‎'Like' if you remember this day :(
 
Tiểu thuyết về vụ 11/9/2001 
Rất nhiều sách đã viết về vụ 11/9 nhưng liệu có tác phẩm nào định rõ đuợc kỷ nguyên mà vụ tấn công đã mở ra?


Chứng kiến cảnh tòa Tháp đôi sụp đổ, Changez, nhân vật chính nguời Pakistan trong cuốn The Reluctant Fundamentalist mỉm cuời.

Oskar Schell bé nhỏ, cậu bé chín tuổi là nhân vật trung tâm của Extremely Loud and Incredibly Close, cố gắng níu giữ cha mình sau khi ông chết bằng việc sáng tác một quyển sách hình xếp nguợc về một nguời đàn ông rơi từ Trung tâm Thuơng mại Thế giới. Khi cậu giở nhanh những trang sách, hình nguời đang rơi đuợc lùi trở lại trên đỉnh tòa nhà – an toàn.

Trong cuốn Open City, tác giả Teju Cole miêu tả Đại tá Tassin, một nhân vật (có thật) ở thế kỷ 19 – nguời hàng đêm vẫn đếm số những con chim bị chết bởi đâm vào tuợng đài Tự do khi đang bay, cho tới số 1400. Đây là hình ảnh gợi nhớ đến một cuộc tàn sát khác gây ra do xung đột, cũng ở New York, hai thế kỷ sau đó.

Đây là ba cuốn sách ‘khai hoang’ của thế giới tiểu thuyết dựa trên sự kiện có thực ngày 11/9. Theo một trang chuyên theo dõi các sách đuợc xuất bản và phát hành ở Mỹ, có tới 164 tác phẩm đã viết trực tiếp về sự kiện này hoặc dùng sự kiện này như cái cớ để chuyển tải chuyện tình yêu, sự sống và mất mát trong văn chương.

Theo Erica Wagner, Biên tập viên mảng Văn chuơng của The Times, sự kiện của kỷ nguyên đã chứng minh cho một ‘truyền thống’ trong văn chuơng.

“Mỗi chúng ta đều hỏi: Nếu là mình ở đó, mình sẽ làm thế nào? Và nhà văn là nguời phải nghĩ và làm rõ cho câu hỏi đó.”

Bi kịch lại thuờng mang đến luợng tác phẩm nghệ thuật dồi dào. Cuộc nội chiến Tây Ban Nha đã gieo hạt cho Chuông Nguyện Hồn Ai của Hemmingway; vụ đánh bom Dresden mang đến thành công cho cuốn Nhà Tàn Sát Số 5. Ngày mà máu đổ nhiều nhất trong lịch sử chiến tranh nhân loại, cuộc chiến Borodino năm 1812 đuợc đưa vào trong tác phẩm kinh điển Chiến tranh và Hòa bình của Tolstoy.

Vụ tấn công ngày 11/9 làm kinh đảo cả thế giới và thay đổi cách chúng ta vẫn nghĩ về thế giới này. Dễ hiểu thôi khi các nhà văn mang nó vào trong tác phẩm văn học. Nhưng đã muời năm kể từ đó, có cuốn tiểu thuyết nào chuyển tải đuợc khả năng hư cấu hơn những cuốn khác – đồng thời trội lên hẳn với tư thế là câu chuyện của thời đại chúng ta?
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Vẫn tìm kiếm

Đã có nhiều tiểu thuyết lấy cảm hứng từ ngày 11/9
Cuộc kiếm tìm này vẫn chưa kết thúc.

Bà Erica Wagner nói: “Muời năm không phải là dài đối với tác phẩm nghệ thuật.”

“Chẳng hạn nếu nhìn lại những cuốn tiểu thuyết của Dickens, đối với thời ông sống, chúng có vẻ là tiểu thuyết đuơng đại, nhưng thật ra ông lại rất hay viết về thời thơ ấu của mình – như vậy khoảng cách giữa hai thời đại là khoảng 40 năm.”

Chiến tranh và Hòa bình xuất hiện hơn 50 năm sau khi Napoleon xâm chiếm nuớc Nga. Cuốn Những Thiên thần Sát nhân của Michael Shaara, tiểu thuyết gợi về trận chiến Gettysburgh, phải mất tới 120 năm sau mới ra đời.

Nguợc lại, chỉ sau cuộc Thế chiến thứ Hai 15 năm, cuốn Catch-22 đuợc Joseph Heller viết năm 1961.

Theo John Sutherland, Giáo sư chuyên ngành Văn học Anh hiện đại tại truờng Đại học London, luôn có mối quan hệ nội tại giữa tiểu thuyết hư cấu và những sự kiện xảy ra cùng thời nhưng ‘nó không phải như chơi bóng bàn – tiểu thuyết hư cấu không nhất thiết đưa ra một câu trả lời trực tiếp từ thực tế.’

Nostradamus

Có khả năng, ông nói, cuốn tiểu thuyết tiêu biểu cho vụ 11/9 lại chẳng nhắc gì đến sự kiện này – ít nhất là về mặt cốt truyện.

“Khi tòa tháp sụp đổ, cuốn sách đứng đầu bảng bán chạy nhất là The Lovely Bones (tạm dịch Những bộ xuơng đẹp đẽ) của Alice Sebold (là truyện kể từ thiên đàng của một cô bé bị hại chết) – có lẽ là biểu hiện của sự bị thu hút bởi đối với những chấn thuơng nói chung.”

Ông nói, Nostramadus giành lại đuợc sự chú ý rộng rãi của công chúng vì những lý do tuơng tự - khi mọi nguời bắt đầu nghĩ đến ngày tận cùng của thế giới.

Teju Cole, tác giả của Open City, cho rằng tiểu thuyết về ngày 11/9 của ông tựa như cuốn Elizabeth Costello của J M Coetzee – mặc dù nó chẳng liên quan gì đến ngày 11/9.

“Nó mang lại câu hỏi liệu có giới hạn nào trong việc miêu tả những nỗi đau của con nguời. Ở Mỹ, chúng ta đã nghe rất nhiều về vụ 11/9 nhưng đuợc nhìn thấy rất ít. Ít biết đuợc về những tổn thuơng về con nguời của ngày đó và cũng ít biết về những tổn thuơng về con nguời sau cuộc chiến ngày 11/9,” ông nói.

“Ai quyết định điều mà nguời khác có thể nhìn thấy? Chỉ một bức ảnh về những chiếc quan tài phủ cờ thôi cũng bị cấm.”

Theo Mohsin Hamid, tác giả cuốn The Reluctant Fundamentalist, nỗ lực tìm kiếm những tiểu thuyết mang tính dứt khoát – những tác phẩm định nghĩa hoặc chú giải đích xác – là lầm lối.

"Tiểu thuyết làm phức tạp lại những điều mà giới chính khách muốn đơn giản hóa"

Mohsin Hamid
“Các sự kiện nên có nhiều định nghĩa cũng bằng số nguời đã trải nghiệm chúng,” ông nói.

Ông biện luận rằng sự kiện quân đội Nhật oanh tạc Trân Châu cảng vào sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941 không phải là lý do buộc Mỹ phải chính thức tham gia cuộc Thế chiến Hai.

“Trân Châu cảng còn là nhiều điều khác; là một nụ hôn, là một lần đuợc tắm lặn trong hồ nuớc, là một nguời đánh cá tự hỏi vì sao phao của mình lại rung lên, là một đàn chim cất cánh bay.”

Sự kiện 11/9 đuợc phản xạ lại trong tiểu thuyết là điều tự nhiên.

Nhưng nếu điều ta muốn là những câu trả lời và định nghĩa thẳng đuột – “một thứ lịch sử vội vã” – thì liệu ta có đang tìm đúng chỗ?

Ông nói: “Tiểu thuyết là sự gặp gỡ phức tạp với nhiều thứ trong đời. Tiểu thuyết làm phức tạp lại những điều mà giới chính khách muốn đơn giản hóa.”

BBC
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố bài xã luận phản ánh quan điểm chính thức về vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001.



Các tòa cao ốc mới đang vươn lên trở lại nơi đã từng bị khủng bố phá hoại 10 năm trước đây

.Vào thời điểm đó, không có ai ý thức được rằng thế giới sẽ thay đổi kể từ 8 giờ 46 phút sáng ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Một trong 4 máy bay chở khách bị 19 kẻ khủng bố al-Qaeda cưỡng chiếm ngày hôm đó đã lao vào một trong những tòa nhà dễ nhận biết nhất của New York, là tòa tháp hướng Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới, làm tòa tháp này bốc cháy và sụp đổ.

Một máy bay bị cưỡng chiếm khác đã lao vào tòa tháp hướng Nam 17 phút sau đó, chiếc thứ ba lao vào một góc của Tòa Nhà 5 Góc, trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ ở Washington.

Chiếc thứ tư không bao giờ đạt được điểm đến của nó, bởi vì ngay sau khi nó chuyển đường bay về phía thủ đô Washington, hành khách của máy bay đã khống chế những kẻ không tặc, khiến máy bay rơi xuống một vùng thưa thớt dân cư của tiểu bang Pennsylvania.

2.977 người vô tội đã chết do kết quả trực tiếp của vụ khủng bố này.
Họ đến từ hơn 90 quốc gia trên thế giới, từ mọi lục địa, thuộc mọi nhóm tuổi, thuộc nhiều thành phần và tôn giáo khác nhau.


Khi chúng ta nhớ lại dịp này, chúng ta nên vinh danh sự can đảm và lòng vị tha của những người đến tiếp cứu đầu tiên và nhiều người khác đã giúp những người cần giúp đỡ. Chúng ta cũng không quên những người đã hy sinh trong khi chống khủng bố trên toàn thế giới.

Các ví dụ về khả năng phục hồi và đoàn kết mà chúng ta đã chứng kiến đã tạo nguồn cảm hứng cho chúng ta, không phải chỉ trong giờ phút sau vụ khủng bố 11 tháng 9, mà còn trong những tháng và những năm sau đó, chúng ta đã thấy người dân Mỹ bình thường và các công dân khác trên thế giới đã khắc phục được những thách thức của các vụ khủng bố.

Thông qua quan hệ đối tác và tình hữu nghị, người dân trên khắp thế giới đang gửi một thông điệp rõ ràng cho những kẻ khủng bố: đó là họ có sức mạnh, tinh thần, và sự đoàn kết để biến khó khăn thành hành động tích cực.

Như Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói, "Trong năm nay và trong mỗi năm, chúng ta phải tự hỏi mình: Làm thế nào để chúng ta vinh danh những người yêu nước - những người đã hy sinh và những người đã phục vụ. Trong mùa tưởng niệm này, câu trả lời vẫn giống như câu trả lời của những lần kỷ niệm vụ 11 tháng 9 trước đây. Chúng ta phải là nước Mỹ như họ đã từng sống, nước Mỹ như họ đã từng chết, và nước Mỹ như họ đã từng hy sinh cho.

Một nước Mỹ không chỉ đơn giản là dung chấp những người khác nhau về quá trình và niềm tin, nhưng một nước Mỹ được giàu mạnh bằng sự đa dạng. Một nước Mỹ bênh vực cho phẩm giá và các quyền của mọi người trên khắp thế giới, cho dù đó là một người trẻ ở Trung Đông hoặc Bắc Phi muốn đòi tự do, hoặc một đứa trẻ đói khát trong vùng Sừng châu Phi, nơi mà người Mỹ đang góp mặt để cứu các mạng sống."


Sự kiện 11 tháng 9, thường được viết tắt 9/11 hoặc sự kiện 911 theo lối viết ngày tháng tại Mỹ, là một loạt tấn công khủng bố cảm tử có phối hợp tại Hoa Kỳ diễn ra vào thứ Ba, ngày 11 tháng 9 năm 2001, khi một nhóm không tặc gần như cùng một lúc cướp bốn máy bay hành khách hiệu Boeing đang trên đường bay nội địa trong nước Mỹ.[1][2] Nhóm không tặc lái hai phi cơ lao thẳng vào Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, Thành phố New York – mỗi chiếc đâm vào một trong hai tòa tháp cao nhất, cách nhau khoảng 18 phút. Trong vòng hai tiếng đồng hồ, cả hai tòa tháp bị sụp đổ. Một nhóm không tặc khác lái chiếc phi cơ thứ ba đâm vào tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tại Ngũ Giác ĐàiQuận Arlington, Virginia. Chiếc máy bay thứ tư rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville thuộc Quận Somerset, Pennsylvania, cách Pittsburgh 129 km (80 dặm) về phía Đông, sau khi hành khách trên máy bay chống cự lại nhóm không tặc này.
Nếu không tính 19 không tặc, có cả thảy 2.974 người thiệt mạng trong vụ tấn công, và 24 người liệt kê mất tích xem như đã chết.[3][4]
Tập tin:Story.crash.sequence.jpg
Theo phúc trình của Ủy ban Quốc gia về vụ Khủng bố tại Hoa Kỳ (Ủy ban 11/9), tất cả 19 không tặc tiến hành cuộc tấn công đều là những tay khủng bố liên quan đến tổ chức Hồi giáo Al-Qaeda. Bản phúc trình cho rằng Osama bin Laden, người Saudi, thủ lĩnh của Al-Qaeda, là người chịu trách nhiệm về vụ tấn công, trong khi Khalid Shaikh Mohammed là người trực tiếp đặt kế hoạch cho cuộc tấn công. Chính phủ của nhiều nước khác, cũng như nhiều nguồn tin tức, đã đi đến hoặc phát biểu kết luận tương tự. Osama bin Laden quyết liệt bác bỏ mọi liên quan đến vụ tấn công trong hai lời tuyên bố vào năm 2001 [5] nhưng về sau, trong một lời tuyên bố bằng video năm 2004, ông thừa nhận là có liên quan trực tiếp đến những cuộc khủng bố[6].
Theo phúc trình của Ủy ban 11/9, các không tặc đã biến những chiếc máy bay thành những quả bom tự sát lớn nhất trong lịch sử. Vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 là một trong những sự kiện quan trọng đáng chú ý nhất trong thế kỷ 21, và là một trong những vụ khủng bố gây thiệt hại nhiều nhất về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, và quân sự của lịch sử Hoa Kỳ cũng như những nơi khác trên thế giới.
Sự kiện 11 tháng 9
 ♥ ♥ ♥  ♥ ♥ ♥ ♥ ♥  ♥ ♥ ♥

måndag 10 september 2012

@}Tìǹh Thương Mẫu Tử @} Lời thơ viết cho 2 con yêu của Mẹ

Double click vào hình thì sẽ xem được rõ ràng hơn ... Thanhks !!!
 ♥ ♥ ♥  ♥ ♥ ♥  ♥ ♥ ♥  ♥ ♥ ♥  ♥ ♥ ♥  ♥ ♥ ♥  ♥ ♥ ♥

söndag 9 september 2012

@}...Sức Khỏe & Đời Sống...@}

 
 
^_^ ^_^

Những tác dụng "thần kỳ" từ củ tỏi
Chống được các bệnh tim mạch
Tỏi ngăn ngừa sự chuyển hoá của các cholesterol độc hại và làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu.

Với các tính năng trên, tỏi được xem là phương thuốc hiệu quả chống lại nguy cơ mắc các về bệnh tim mạch và đột quỵ.

Tỏi chống ung thưTỏi có chứa chất allium giúp ngăn ngừa các căn bệnh ung thư chết người và “tiêu diệt” sự hình thành cũng như phát triển của các tế bào gây ung thư.

Ngoài ra, trong tỏi còn có chứa alliin, chất chống oxy và một số thành phần như selenium, vitamin C, vitamin E…có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các khối ung bướu.

Đặc tính sát khuẩnDo có tính sát khuẩn, tỏi thường được sử dụng trong việc phòng chống và chữa trị các viêm nhiễm đường tiêu hóa và hô hấp. Người ta cũng sử dụng tỏi để tẩy ruột, phòng ngừa giun sán (giun đũa, giun kim, sán dây).

Giảm sưng tấy do muỗi đốtĐể giảm sưng tấy do muỗi đốt bạn có thể dùng tỏi đập dập sát lên vùng da bị tổn thương, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và sưng tấy sẽ giảm ngay thôi.

Có tác dụng giống như thuốc kháng sinhTỏi không chỉ là loại gia vị thông thường mà nó còn có tác dụng giống như một loại thuốc kháng sinh, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp bạn giảm được nguy cơ mắc các chứng bệnh do vi khuẩn hay vi rút xâm nhập. Hơn thế nữa, tỏi còn là chất “xúc tác” giúp cho vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.

Cũng chính bởi nhờ công dụng này mà tỏi còn được xem là một “vũ khí” hữu hiệu giúp bạn gái phòng ngừa sự xuất hiện của mụn trứng cá.

Có vai trò như một loại viagraCác bác sĩ tình dục thường khuyên những người gặp trục trặc trong vấn đề “chăn gối” nên bổ sung tỏi và trong chế độ ăn uống của mình. Bởi lẽ trong tỏi có chứa những hợp chất làm tăng ham muốn trong đời sống tình dục.

Các công dụng khácNgoài tính năng chống lại các bệnh tim mạch và ung thư, tỏi còn đem lại hiệu quả cao trong việc phòng và trị chứng cảm lạnh và cảm cúm.

Tỏi còn được dùng để điều trị chứng đau họng, giảm hàm lượng cholesterol cao, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, rối loạn tiêu hoá, nhiễm trùng bàng quang, các bệnh về gan.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành các công trình nghiên cứu, minh chứng rằng, tỏi có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn “cư trú” trong ổ bụng và làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.

Lưu ý không dùng tỏi trong trường hợp bạn đang dùng thuốc anticoagulant (thuốc điều trị chứng máu loãng) hay hypoglycemic (thuốc điều trị bệnh đái đường).

Một số bài thuốc từ tỏi:
Trị cảm cúm:

- Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 - 40 ngày để ăn hàng ngày.

- Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 -3lần/ngày.

“Ứng phó” với chứng đầy bụng, khó tiêu

- Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày.

- Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1thìa cà phê, 2 - 3lần/ngày.

Ổn định huyết áp:
- 10g tỏi ngâm dấm hoặc rượu mỗi ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý chỉ nên ăn tỏi ngâm, không nên dùng kết hợp với rượu đã ngâm qua tỏi.

- Hoặc có thể dùng 100g tỏi đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng, Ninh nhừ với 2 lít nước sạch trong vòng 2h. Dùng nước này để uống hàng ngày. Có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ. Nên sử dụng bài thuốc này ít nhất 2tuần/lần.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Tỏi có tác dụng làm lưu thông máu một cách dễ dàng, vì thế ăn tỏi sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

Tỏi hoạt động trong các tiểu huyết cầu, làm cho chúng gắn kết lại với nhau, chống lại các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, tỏi còn có tác dụng phân huỷ, sự tạo “khối” protein.
 
Ăn tỏi như thế nào là tốt và đủ?
Những thực nghiệm hiện đại mới nhất của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ rõ: tỏi ăn bao nhiêu, ăn như thế nào sẽ giúp bảo vệ tim tốt nhất
Từ ít nhất cách đây 1.500 trước công nguyên, các lương y Trung Quốc và Ấn Độ đã dùng loại củ có mùi kinh khủng này như một loại thuốc làm loãng máu. Còn Hippocrate, cha đẻ của ngành y học hiện đại thì dùng nó để điều trị ung thư ở vùng cổ.

Louis Pasteur thì ghi nhận tính kháng khuẩn và chống nấm của tỏi và phát hiện này đã được Albert Schweitzer ứng dụng vào điều trị bệnh lỵ ở châu Phi.

Nhưng nay, một nhóm các nhà nghiên cứu của TT Nghiên cứu bệnh tim mạch, ĐH Y Connecticut (Mỹ) đã tìm hiểu cách dùng tỏi tươi (không phải tỏi khô hay tỏi nấu chín) để bảo vệ tim.
 
¨
Tại sao tỏi tươi lại tốt hơn?
Tỏi tươi giã nát sản sinh ra nhiều hydrogen sulfide, một loại khí thường gặp ở trứng thối. Mặc dù khí này nếu nhiều quá thì sẽ trở thành chất độc, nhưng với 1 lượng nhỏ thì sẽ hoạt động như một hợp chất trong nội tế bào và có khả năng bảo vệ tim.

Do khí hydrogen sulfide là một loại khí ga chỉ tồn tại trong 1 thời gian ngắn nên nó sẽ nhanh chóng biến mất khi bị khô, chế biến, nấu chín…

Tỏi khô hay tỏi đã chế biến vẫn giữ lại các chất chống ôxy hóa, tuy có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do nhưng không thể phát huy công dụng tối đa như tỏi tươi.

Trong nghiên cứu được đăng tải ngày 12/8 trên tạp chí Agricultural & Food Chemistry, các nhà khoa học đã lấy tỏi tươi giã và tỏi khô cho các con chuột mắc bệnh tim ăn. Kết quả cho thấy, cả tỏi tươi và tỏi khô đều giúp giảm tình trạng thiếu ôxy nhưng tỏi tươi có hiệu quả tốt hơn đối với sự dịch chuyển của dòng máu trong động mạch chủ, và làm tăng áp lực tâm thất trái.

Các mẹo dùng tỏi tươi
Lượng tỏi tươi lý tưởng để mang lại những lợi ích tối đa cho sức khỏe trái tim là 1 tép tỏi/ngày. Cách chế biến tốt nhất là cắt nhỏ tép tỏi, để nó ngoài không khí 10-15 phút, rồi trộn với sữa chua, táo xay, mật ong hay một món ăn nào đó.

Nên ăn một vài nhánh mùi sau đó để hơi thở không có mùi tỏi.
======================================
 
Ai Cập tuy là một nước nghèo, khí hậu khắc nghiệt nhưng người dân lại khỏe mạnh và sống lâu. Tổ chức Y tế Thế giới đã điều tra và phát hiện, mỗi gia đình ở Ai Cập đều có một hũ rượu ngâm tỏi và đây có thể là lời giải thích cho hiện tượng trên.
Y học cổ truyền nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã dùng tỏi vào điều trị nhiều loại bệnh có kết quả tốt. Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm...
 
 
Người ta có thể dùng tỏi bằng nhiều cách khác nhau, nhưng đặc biệt ở Ai Cập thì hầu như nhà nào cũng dùng rượu tỏi. Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình vào loại tương đối cao. Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập nghiên cứu. Các nhà y học đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập vào các vùng có khí hậu khắc nghiệt để khảo sát, thu thập tài liệu có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật. Họ có nhận xét chung là nhà nào cũng có một hũ rượu ngâm tỏi để uống. Từ nhiều thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này.
Tiếp đó, qua nhiều nghiên cứu phân tích, người ta thấy rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh: xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp), hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản), tim mạch (huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ mỡ động mạch), tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng).
Năm 1983, các nhà nghiên cứu Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là bệnh trĩ và tiểu đường. Họ nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao, không gây phản ứng phụ.
 
Cách bào chế rượu tỏi: Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40 g đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100 ml rượu trắng 40-45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được. Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương một thìa cà phê) trước khi ăn; tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp, để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng. Uống liên tục suốt đời với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được. Ở nước ta, đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi trên của WHO, nhưng liều lượng thì linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi/lần) nhưng không thấy phản ứng phụ.
Những năm gần đây, các nhà khoa học ở nhiều nước đã nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của tỏi. Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Tác dụng kháng virus cũng đã được nói đến. Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu. Tỏi có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa được ung thư, đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa nhận; song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được, còn cần nghiên cứu tiếp.
Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng. Dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp... Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với liều lượng ấy là có tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh, với cách dùng an toàn có thể dùng hằng ngày một cách lâu dài.̀
^^**********************************^^

lördag 8 september 2012

=*= Một Chút Nắng Vàng =*=

  Sweden bắt đầu vào mùa thu... hơi sơm´ tí mà cũng dễ chịu hơn năm ngoái vì Em không cảm thấy lạnh lắm...Đã nhiều lần trải qua những cái lạnh của mùa thu, gió bấc thổi từng cơn cho Em chỉ cảm nhận được qua từng kí ức, là ngày xưa Mẹ nói thu về là muà thu của riêng con đấy con ạ...

....Muà thu nơi âý có chút gió biển...chút nắng vàng...chút nhẹ nhàng và mang cả trong Người một tình thương mẫu tử của Mẹ daǹh cho Em...Lúc ấy Mẹ luôn kể cho Em biết rằng Em sinh ra thiếu tháng nên bé tí ti như một con mèo con luôn cuộn mình trong lòng Mẹ để được Mẹ che chở sưởi ấm và tránh xa những cơn gió mùa thu...

Để rồi bây giờ Em không còn bé nưã , nhưng vẫn muốn cuộn tròn trong lòng Mẹ , nhưng Mẹ thường baỏ Con gái lớn rôì mà còn như con nít...hihihi...Em mắc cỡ qúa nên mượn chiếc mền ấm mà cuộn mình trong đó, như ̣thể mong muốn mình được bé tí trở lại...

Hôm nay lại mơ ước được ngồi bên cạnh Anh và kể Anh nghe về mùa thu. Rồi em sẽ thỏ thẻ bên tai anh rằng : Có lẻ vì em đựợc sinh ra vào mùa thu nên trong em luć naò cũng cảm xúc buồn như lá thu rơi, mà lại êm đềm như một khúc nhạc thu , để đôi khi anh không thể nhận định được đó là EM...

....Em còn nhớ rất rõ những ngày xưa ấy, em ngồi sau nép vào lưng Anh khi Anh đang cố sức nhọc nhằn đạp chiếc xe đạp để đưa hai đứa đến những nơi yêu thích ,hay ngắm cảnh biển của những buổi chiều hoàng hôn ,trong ánh nắng vàng còn đọng lại bên kia đại dương... hai bàn tay của Em thích cho vào túi áo lạnh của Anh, em nói ấm lắm Anh ạ , và mỉm cười nói khẽ > Em Yêu Anh...

    Anh cười thoải mái và cố sức đạp cho nhanh tới những nơi ấy tràn đâỳ Tình Yêu...Thích những lúc lang thang, ngồi quán nước vỉa hè, cầm trên tay ly cafe ấm áp mà nhìn Anh bằng đôi mắt tràn ngập Yêu Thương...Đôi mắt biết cười khi vui , biết khóc khi giận dôĩ , và Em luôn ửng hồng đôi má khi Anh chợt len lén hôn Em...
Em muốn gởi Anh một chút nắng vàng
Một chút tình xưa trong Em nỗi nhớ
Một chút ngọt ngào khi ấy có nhau
Một chút lao đao khi đời chia rẽ
Một chút cuộc đời Em đã đi qua
Một chút ngày mai nếu có gặp lại
Một chút ân tình khi đã về khuya
Mong Anh đón nhận tình Em trao gởi ... 
.....Mùa thu luôn đem đến cho Em những kí ưć miên mang lẫn lộn một chút xót xa nhưng cũng thật lãng mãn lôi cuốn mỗi khi chợt nhớ lại những kỉ niệm xưa , cứ như một cuốn phim dài nhiều tập xem hoài không có đoạn kết...Vì vậy mà dòng tâm tư của Em không thể nào kết thúc tại đây, chỉ mong được một ngày mai có duyên th̀ì hội ngộ trong tình bạn vui vẻ để rồi sẽ kể cho nhau nghe những gì đã diễn ra trong cuộc đời chúng ta 
**********************************

Bút kí UL .06092012. Viết Về Cảm Xúc Riêng Của Một Thời Đã Qua ... Xin chia sẽ nơi đây với những hoài niệm xưa mà UL tin chắc chắn rằng trong môĩ chúng ta đều có một thời để yêu , để nhớ , để thương ;-)