1̀5 Trang Liên Quan Blogspot

fredag 22 juni 2012

Ý Nghĩa Mùa Hạ "Mùa Hè"

Mùa hạ hay mùa hè là một mùa trên Trái Đất và một số hành tinh. Mùa hè là mùa tất cả các học sinh toàn thế giới được nghỉ học qua một năm học vất vả.Trên Trái Đất, mùa này được định nghĩa theo tập quán trong khí tượng học như là toàn bộ các tháng Sáu, BảyTámBắc bán cầu và toàn bộ các tháng Mười Hai, MộtHaiNam bán cầu. Tại một số nước phương Tây, ngày đầu tiên của mùa hạ (ở Bắc bán cầu) rơi vào hoặc là xấp xỉ ngày 21 tháng 6 hoặc vào ngày 1 tháng 6 (ngày thứ nhất là theo ý nghĩa thiên văn học, ngày thứ hai là theo ý nghĩa khí tượng học). Mùa hạ nói chung được nhìn nhận như là mùa với những ngày có thời gian ban ngày dài nhất và nóng nhất trong năm, trong đó ánh sáng ban ngày là chủ yếu, mặc dù ở các mức độ khác nhau theo vĩ độ. Ở các vĩ độ cao, thời gian chạng vạng chỉ kéo dài trong vài giờ, càng lên các vĩ độ cao hơn thì thời gian chạng vạng càng ngắn lại (nếu tính cùng một thời điểm nhất định trong mùa hạ). Đôi khi trong những ngày cận kề với ngày hạ chí thì nó có thể tạo ra những đêm trắng nổi tiếng như ở St. PetersburgScandinavia.
Đôi khi người ta cũng gọi nó là mùa của "Mặt Trời giữa đêm" ở Bắc cực cũng như ở Iceland.
Đối với nhiều người ở phương Tây, các mùa được coi là bắt đầu và kết thúc ở các điểm chí và các điểm phân theo ý nghĩa "thiên văn học". Tuy nhiên, do hiện tượng trễ mùa, thời điểm bắt đầu của mùa "khí tượng học" đến sớm hơn, vào khoảng 3 tuần so với thời điểm bắt đầu của mùa "thiên văn". Sự chênh lệch về thời gian này giữ cho định nghĩa "khí tượng học" phân chia mùa đối xứng xung quanh khoảng thời gian ấm nhất/lạnh nhất của năm hơn so với mùa "thiên văn". Ngày nay, định nghĩa "khí tượng học" là phổ biến nhất, nhưng trong quá khứ thì định nghĩa "thiên văn" là phổ biến hơn và ngày nay thì một số người vẫn thích sử dụng nó. Ngoài ra, các điểm phân và các điểm chí còn được coi là điểm phân chia giữa mùa, chứ không phải là điểm bắt đầu, chẳng hạn trong thiên văn học của người Trung Quốc và các nước xung quanh chịu ảnh hưởng thì mùa hạ bắt đầu vào khoảng ngày 6 tháng 5, với tiết khí có tên gọi là 立夏 (lập hạ), tức "ngày bắt đầu mùa hè".
Trong phần lớn các quốc gia, trẻ em được nghỉ hè trong khoảng thời gian này của năm, mặc dù ngày có thể khác nhau. Một số bắt đầu vào đầu tháng Sáu, mặc dù tại Anh thì trẻ em trong độ tuổi 5-16 chỉ được nghỉ hè vào giữa tháng Bảy.
Mùa hè cũng là mùa mà nhiều loại hoa quả, rau cỏ và các loại thực vật khác có sự phát triển đầy đủ nhất.

Mùa hè ở một số nước

Mùa hè ở Việt Nam là mùa mà học sinh được nghỉ học. Tại các trường tiểu học thì học sinh được nghỉ học từ cuối tháng Năm đến hết tháng Bảy, đi học hè từ đầu tháng Tám. Các trường cấp lớn hơn thì học sinh được nghỉ học muộn hơn. Đối với lứa tuổi học sinh thì nó thường được gắn liền với hình ảnh của cây phượng vĩ và con ve cũng như là mùa của sự chia tay của các học sinh cuối mỗi cấp học. Trong nông nghiệp, mùa này cũng là mùa thu hoạch vụ chiêm xuân. Đối với những người thích du lịch thì đây là mùa phù hợp nhất để đi tắm biển hay nghỉ mát ở những vùng núi cao để tránh cái nóng oi bức.
Trong công nghiệp điện ảnh của Hoa Kỳ, mùa hạ còn có tên riêng là "mùa của bom tấn". Nó là thời gian của các cạnh tranh và đem lại lợi nhuận nhiều nhất trong năm, trong đó một lượng lớn các bộ phim có đầu tư lớn (thông thường là phim hành động hay phim khoa học viễn tưởng) được khởi chiếu. Do điều này, mùa hạ thông thường được các nhà phê bình cũng như khán giả coi như là mùa của một số các phim thành công nhất cũng như là của một số phim thất bại nhất. "Mùa phim mùa hè" kéo dài từ tuần đầu tiên của tháng Năm cho tới đầu tháng Chín, tới ngày nghỉ cuối tuần của Ngày Lao động tại Bắc Mỹ (1 tháng 9 thay vì 1 tháng 5 như toàn thế giới
Trên các hành tinh
Các hành tinhtrục tự quay không vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo đều có hiện tượng mùa, bao gồm mùa hạ. Mùa hạ ở bắc bán cầu là khoảng thời gian bắt đầu khi hành tinh nằm ở điểm hạ chí (Ls = 90°) trên quỹ đạo, và kết thúc khi nó nằm ở điểm thu phân (Ls = 180°). Mùa hạ ở bắc bán cầu trùng với mùa đôngnam bán cầu, và mùa hạ ở nam bán cầu trùng với mùa đông ở bắc bán cầu.

Hạ và hè trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt hai từ mùa hèmùa hạ được sử dụng như nhau để chỉ mùa này, nhưng ngày nay từ mùa hè có lẽ được sử dụng phổ biến hơn. Tuy nhiên, các từ hạ khi nói về các vấn đề liên quan đến mùa này không phải là luôn luôn tương đương với nhau. Ví dụ người ta nói hạ chí/hạ chí tuyến mà không nói "hè chí"/"hè chí tuyến", nói lập hạ mà không nói "lập hè" hay nói nghỉ hè mà không nói "nghỉ hạ".

onsdag 20 juni 2012

X-- Chuyên Đề về Cha Mẹ và Con Cái --X

Lạc quan hay bi quan ? Hay cần phải có cái nhìn triết lý ?
Mình chỉ nên lo cho con cái xong bổn phận rồi thì đừng bao giờ trông cậy ở chúng điều gì. Mình hãy sẵn sàng khi già không còn làm việc nổi thì vào nursing home như vậy thì mình sẽ bớt khổ. Đời sống này ai cũng giống như vậy mà thôi! Mình cũng còn có phúc hơn rất nhiều người là bên này mình được hưởng trợ cấp dù có làm việc hay không cũng được và có cả housing nữa vậy thì chả nên bi quan mà nên chấp nhận những gì cuộc đời đã dành sẵn cho mình rồi!.. Không chừng tới khi già lại cùng các bạn đồng tuổi vào ở chung một nursing home thì lại còn vui nữa đấy!
Trong truyện cổ, người ta có kể chuyện một ông phú hộ và bốn người con trai. Khi bốn người con này lớn lên lập gia đình, ông phú hộ này đem một phần gia tài chia cho bốn người con, phần còn lại vợ chồng ông giữ để dưỡng già. Mấy năm sau khi vợ ông qua đời, mấy người con sợ rằng ông sẽ tìm vợ mới, lúc có con, gia tài này phải chia cho những đứa con khác. Chúng bàn với nhau thuyết phục cha, về ở với mình, săn sóc cha thật chu đáo, sung sướng để ông không cảm thấy cô đơn, khỏi cần phải tục huyền. Ðược ít lâu, chúng thuyết phục ông phú hộ chia hết tài sản cho chúng. Bùi tai và thấy không cần giữ riêng cho mình một tài khoản nào, ông đồng ý đem gia tài chia hết cho bốn đứa con.
Sau đó ông đến ở với đứa con thứ nhất, nhưng đứa con này nghe vợ, chỉ được ít hôm, bảo ông đến ở nhà đứa em kế. Cứ như thế, không ở được với đứa con nào. Không một đồng xu dính túi, người cha bị bỏ rơi, phải đi khất thực từng nhà. Bấy giờ cây gậy cũng còn có ích hơn là những đứa con. Cây gậy đó có thể giúp ông già xua đuổi những con chó, dò dẫm trên đường, tránh những vũng nước và giúp ông những lúc yếu chân sắp ngã.

Câu chuyện này sao giống câu chuyện của một bà mẹ ở Quận Cam. Sau Tháng Tư 1975, hai vợ chồng đem một đàn con vượt biển sang Mỹ. Trong nhiều năm, ông bà vừa nuôi con khôn lớn, ăn học thành tài, dựng vợ gả chồng cho con, vừa tậu được một căn nhà khang trang trong vùng Bolsa. Sau khi người chồng qua đời ít lâu, bà vợ được con cái thuyết phục nên bán ngôi nhà đi, chia đều cho các con rồi về ở với con cháu cho đỡ cô đơn. Bà nghe theo, và cũng lần lượt ở với nhiều đứa con, chịu cảnh bạc đãi và cuối cùng bà quyết định phải rời khỏi nhà những đứa con ấy. May thay, trên đất Mỹ, bà già cô đơn này còn có chỗ nương tựa, đó là một món trợ cấp nhỏ và ngôi nhà “housing” mà chính phủ đã đành cho bà. Nếu ở một xứ sở khác, chắc bà cũng cần đến một cây gậy.
Những đứa con mua nhà mới có thể đã không tính đến một chỗ cho cha mẹ già khi xế bóng, nhưng tôi biết nhiều bậc cha mẹ khi luống tuổi, con cái lập gia đình đi xa cả rồi, mà vẫn giữ cái nhà cũ nhiều phòng, với ý nghĩ dành cho con lúc trở về thăm viếng. Tôi có một người bạn được con trai bảo lãnh sang Mỹ, nhưng chỉ ít lâu sau cô con dâu muốn chồng bán căn nhà đang ở và đi mua lại một cái nhà nhỏ hơn, lấy lý do để tiết kiệm cũng là lý do để cha mẹ chồng phải dọn ra.
Cha mẹ đối với con lúc nào cũng hết lòng. Mẹ có thể lăn vào lửa để cứu con, cha có thể đổ mồ hôi nhọc nhằn để đứa con có được một nụ cười hạnh phúc, nhưng những đứa con, khi đã có gia đình riêng của mình, không giữ được sự chăm sóc, lo lắng cho đời sống của cha mẹ. Người mẹ nào cũng mỗi đêm kéo chăn đắp cho con, sờ trán con, hạnh phúc theo từng nụ cười của con, nhưng bây giờ con ở xa, thời giờ dùng để gọi về thăm mẹ đôi khi cũng hiếm hoi.
Ông Chu Dung Cơ nói về mối liên hệ giữa cha mẹ già và con cái:
“Cha mẹ thương con là vô hạn, con thương cha mẹ là có hạn.
Con bệnh cha mẹ buồn lo. Cha mẹ bệnh con đến nhòm một cái, hỏi vài câu thấy là đủ.
Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái, cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào.
Nhà của cha mẹ là của con. Nhà của con không phải là nhà cha mẹ.
Ốm đau trông cậy vào ai? Nếu ốm đau dai dẳng có đứa con hiếu nào ở bên giường đâu (cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử)”.

Và lời khuyên đối với các bậc cha mẹ là: “Khác nhau là như vậy! Người hiểu đời coi việc lo cho con là nghĩa vụ, là niềm vui không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.”
Cũng có nhiều con cái nuôi cha mẹ. Luận Ngữ chép, Tử Du hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử đáp: “Ngày nay người ta cho nuôi cha mẹ là hiếu, nhưng đến chó ngựa kia, người ta cũng nuôi, nếu nuôi mà không kính hiếu cha mẹ thì có khác chi!” Người già không khác những đứa trẻ, nhiều khi hay tủi thân, hờn dỗi và dễ phiền muộn, con cái có thể cho cha mẹ ăn uống, hầu hạ cha mẹ khuya sớm nhưng rất khó biết đến nỗi buồn của cha mẹ lúc về già.
Người thợ hớt tóc cho tôi biết về con cái của ông, cả hai đứa con đều có nhà riêng, cùng ở trong quận Cam, nhưng không mấy khi chúng điện thoại hỏi thăm ông. Tháng trước, ông bệnh, nằm nhà một tuần lễ mà cũng chẳng đứa con nào ghé qua thăm. Ông nói thêm: “Chỉ trừ lúc nào chúng cần nhờ đến ông việc gì đó”, và buồn bã kết luận: “Ở Mỹ này, có chín mười đứa con, cha mẹ già bệnh cũng phải vào nursing home thôi!”
Tuy vậy, nursing home ở Âu Mỹ, mang tiếng là văn minh, hiện đại nhưng liệu rằng đây có phải là nơi yên ổn cho những ngày cuối cùng của tuổi già không? Tại các viện dưỡng lão trên đất Mỹ mỗi năm có hàng chục nghìn trường hợp khiếu nại vì cách đối xử của nhân viên như bỏ bê, đánh đập, đại tiểu tiện, ói mửa mà không dọn dẹp, không cho uống nước, hiếp dâm, sờ mó, tệ hại nhất là đối với những bệnh nhân Alzheimer. Năm ngoái, phúc trình của Bộ Y Tế Minnesota cho ta thấy chỉ trong vòng 5 tháng đã có 15 trường hợp bệnh nhân mất trí nhớ bị hành hạ, trong đó có những vụ như bị chọc ghẹo liên tục, bị nhổ nước bọt vào miệng, bị bóp ngực hay hạ bộ. Phải chăng nhà dưỡng lão, chặng cuối đời của người già là chốn địa ngục có thật trên trần gian như thế!
Vậy thì con cái có hiếu tâm, xin cầu nguyện cho các đấng sinh thành sớm ra đi trước khi họ trở thành những người mất trí lú lẫn, nằm suốt ngày một chỗ, tiêu tiểu không kiểm soát được. Thấy cha mẹ lớn tuổi mà còn minh mẫn, mạnh khỏe nên mừng, mà thấy cha mẹ ra đi nhẹ nhàng, trước khi phải chịu những cảnh đau lòng của tuổi già lại càng mừng hơn.
Tuy vậy, rất nhiều gia đình người Việt trên xứ người có được niềm an ủi là họ có những đứa con Việt Nam, nhất là những đứa con của một gia đình nghèo khó, lớn lên trong chiến tranh và thông cảm được nỗi thiệt thòi bất hạnh của cha mẹ.

söndag 17 juni 2012

*** Bóng Đêm ***

... Trong bóng đêm tôi đang nằm bất động yên ổn một chỗ với theo một tâm tư lắng động xa xôi ,.. để rồi lơ lững theo một cảm giác rằng "Anh" đang nằm gần bên cạnh tôi thật cẩn thận và quan sát tôi qua đôi mắt của anh ...
Đôi mắt ấy như hai ngọn lửa đang chaý bỏng sáng rực đủ để soi rọi xuyên qua cơ thể và từng thớ thịt của tôi ... Anh nhìn tôi không nói , không cười , không thắc mắc tại sao "Tôi" im lặng. Anh chỉ nhìn tôi thật dè dặt u buồn ...
 Ôi ! Thật lạ lùng trong tôi bao lấy với một cảm xúc vừa rất gần lại vừa rất xa ... Tôi muốn vương mình lên một chút đề níu kéo anh đến gần tôi hơn tí nữa , nhưng sao hai cánh tay tôi lại co rúm , lúng túng , không cử động được.
Một thoáng mơ hồ chạy qua tâm trí bảo rằng tôi đang mơ , đang đi lạc , và anh không có thực . Anh chỉ là một khối mây bay trên bầu trời xanh để kết tụ lại thành một khối hình thể của phái nam nhi.

... Và trong tôi có chút mơ mộng về anh , với một cảm xúc như muốn dâng hiến , muốn thoát ly , muốn thõa mãn trần tục ,.. nhưng sao tôi không thể cựa quậy , không nhúc nhích , không thể buông mình theo cảm xúc tôi đang muốn , mà ngược lại là toàn thân tôi lại cứng đơ như đang ḅi tê liệt , tâm trí thật hoang mang ,.. sợ sệt.
Anh cứ nhìn tôi trong đôi mắt sáng ngời ấy mà không quan tâm rằng tôi đang rụt rè sợ sệt ,.. rằng anh không có một cử chỉ đáp lại điều tôi đang mong đợi ,.. có lẻ anh không nhận ra tôi là ai ,.. có lẻ anh đang bận rộn với những ý nghĩ khác hơn ,.. và cũng có lẻ anh chỉ muốn nhìn tôi trọn vẹn và sâu sắc hơn.
... Ring >>> Ring >>> Ring ... Giựt mình tỉnh giấc trong giây lát rồi tôi từ từ kéo tay, cử động thân thể và xoay đầu nhìn xunh quanh để trở về với thực tại ... và cái nhìn đầu tiên tôi được đón nhận là khung cưả sổ đang mở tung nơi căn phòng tôi đang nằm với ánh mặt trời buổi sớm mai để báo hiệu cho tôi biết rằng tôi mới vưà trải qua một đêm trong giấc ngủ mê hồn về "Anh"
Tôi nhẹ nhàng lắc đầu rôì mim̉ cười với cḥ́ính mình trong suy tư : Anh ah̀ , nếu anh có thực ở trên đời này và xuất hiện trước mặt UL thì xin anh hãy đừng làm cho em sợ hãi nha ;-)

UL xin ghi lại cảm xúc riêng để mong quý bạn gần xa cùng chia sẻ nha .
Thank you for reading , have a good day !!!
Sweden 17 juni 2012
But́ kí Uyên Love


fredag 15 juni 2012

# Những câu chuyện về đức năng thắng số #

Tướng mạo thay đổi tùy theo hành động.Một tay bán dầu tên Bùi Độ (đời vua Hán Cảnh Đế) nghèo khổ lang thang, được thầy tướng số cho biết sẽ chết đói vì có hai đường chỉ chạy xéo từ cằm lên mép miệng. Ngày kia Bùi Độ gặp một thiếu nữ ngồi khóc bên giếng sâu. Hỏi ra sự tình mới biết thiếu nữ mang vàng đi để chuộc tội oan của cha, chẳng may bị đánh rơi xuống giếng. Ai cũng nói dưới giếng có con trăn to. Thiếu nữ đang tuyệt vọng muốn quyên sinh. Bùi Độ thương tình, nghĩ mình trước sau cũng chết đói nên liều mạng leo xuống tìm được vàng cho thiếu nữ. Nhờ đó gia đình thiếu nữ được phục hồi danh dự và quyền thế. Một lần gặp lại, nhà tướng số kinh ngạc nói rằng tướng chết đói của Bùi Độ đã biến mất mà thay vào đó là tướng công khanh phú quý rực rỡ. Đúng vậy, sau này thiếu nữ tên Ngọc Hà đền ơn, đem Bùi Độ về dạy học và giao ước vợ chồng rồi mới thưa với phụ thân. Cha nàng gửi gắm Bùi Độ sang một người bạn khác để nhờ tiến cử. Thời gian xa cách Ngọc Hà, Bùi Độ đã lạc lòng với những hình bóng giai nhân khác. Trên bước đường tiến quan, Bùi Độ ghé vào thăm nhà tướng số cũ để tạ ơn, nhưng ông bảo Bùi Độ đã hiện lại tướng chết đói. Bùi Độ tức giận bỏ đi. Sau khi được làm quan, Bùi Độ đánh mất nhân cách, chỉ lục lạo, cưỡng bức các cô gái đẹp, bị triều đình hạ lệnh bắt về kinh trị tội. Bùi Độ sợ hãi trốn vào rừng rồi chết đói cạnh một mỏm đá. Ngọc Hà đau khổ tìm chồng, trông thấy bộ xương và cũng gục chết bên cạnh. Cái phước của Bùi Độ xuất hiện do tâm niệm liều mạng tìm vàng cứu cô gái. Phước đó quá lớn đến nỗi chuyển hẳn tướng mạo và số mệnh để cho Bùi Độ trở thành quan chức vinh hiển. Nhưng rồi, tư cách tầm thường tham dục đã phá vỡ phước cũ để cho nghiệp chết đói đủ cơ duyên xuất hiện trở lại. Như vậy, tướng mạo tùy thuộc vào nghiệp chứ không cố định. Nếu chúng ta thường xuyên biết “liều mạng” cứu giúp mọi người, ắt hẳn tướng mạo và số kiếp chúng ta sẽ thay đổi một cách tốt đẹp lắm!!!
Vận mạng có thể thay đổiViên LiễuTrang là một nhà tướng số danh tiếng. Nhìn chỉ tay hay cái mũi của một người nam hoặc nữ, ông có thể đoán biết trước vận mạng tương lai của họ. Một hôm có một vị đại thần dắt con đến nhờ ông xem tướng. Viên Trang coi tướng xong biết đứa bé này vài năm sau sẽ chết. Ông liền bảo cho vị quan kia hay.
Nghe nói vậy, vị quan ấy rất đau khổ. Trên đường về nhà ông đến gặp một vị sư. Vị tăng hỏi: “Có việc gì xảy ra mà trông ngài sầu não như thế?” Vị quan đáp rằng ông vừa mới nghe nhà tướng số báo cho biết một tin chẳng lành.
Hòa Thượng liền xem tướng đứa nhỏ để tìm hiểu vận mạng của nó. Ngài nói với cha em bé: “Chỉ có phước đức mới cứu được mạng sống của cháu. Nhưng cơ duyên làm phước không phải dễ. Nếu ngài muốn có phước đức thì cách tốt nhất là nên phóng sinh. Tạo phước đức bằng hành động thiện không giết hại sinh vật mới có thể bảo vệ mạng sống cho con ông.Nghe lời Hòa Thượng, vị quan kia liền phát nguyện không bao giờ sát sanh mà lại còn phóng sanh. Ông tinh tấn làm lành như vậy được ít năm; sau đó gặp lại cha con ông, Hòa Thượng bảo: “Chưa đủ! Ông cố gắng tạo thêm nhiều thiện nghiệp nữa mới có thể cứu được mạng sống của con ông”.
Viên quan lại nỗ lực cứu thoát nhiều sinh vật nữa. Khi gặp dịp làm phước giúp đỡ ai, người cũng như thú vật; ông luôn luôn sẵn sàng đóng góp thời giờ lẫn tiền bạc. Nhờ vậy, viên quan đã cứu độ vô số sinh linh, và người con đến năm bị chết yểu nó vẫn sống và biến đổi trở thành một thanh niên khỏe mạnh.
Nhà tướng số Viên Liễu Trang biết sự việc này. Từ đó về sau, mỗi khi coi thấy người nào có vận mạng xấu, ông liền khuyên bảo họ nên cố gắng làm việc phước đức và đừng bao giờ sát sanh. Nhờ tu nhân tích đức mà nhiều người đáng lý sẽ phải chết sớm khổ đau, họ lại sống trường thọ; nhiều kẻ nghèo khó trở nên giàu sang.
(Theo Thư viện Hoa Sen)


CHUYỂN TƯỚNG XẤU THÀNH TỐTTào Bân là vị đại tướng nổi tiếng triều Tống, giúp Tống Thái Tổ bình định thiên hạ, có công lao chinh chiến rất lớn. Có một lần, Tào Bân gặp Trần Hi Di là một người có học vấn rất uyên bác, giỏi xem tướng thuật. Ông này xem qua tướng mạo của Tào Bân rồi nói:
– Hai bên thành xương của ông lồi lên, ấn đường rộng, mắt dài phóng ánh sáng, chắc chắn sớm trở nên giàu có, song có tướng xấu là quai hàm cao, miệng trệ, xem ra ông không được hưởng phước khi tuổi già. Cứ theo đây mà nói, mỗi khi xuất binh chinh chiến ông nên đối xử khoan hồng, gieo trồng phước đức cho lúc tuổi già.
Tào Bân nghe Trần Hi Di nói liền cúi đầu cảm tạ, ghi nhớ lời ấy.
Một lần, khi Tào Bân xuất trận, phó tướng Toại Ninh và rất nhiều tướng sĩ thuộc hạ đều chủ trương giết sạch dân trong thành để thị uy. Tào Bân biết được liền ra lệnh nghiêm cấm giết hại dân lành, cấm xâm hại phụ nữ hoặc cướp bóc tài sản của dân. Sau khi chiến sự kết thúc, ông còn cấp lương thực cho những người xa quê muốn trở về, dân chúng không ai không cảm tạ tấm lòng nhân đức của ông.
Sau đó, Tào Bân nhận lệnh dẫn binh đánh Giang Nam. Bởi không nỡ nhìn thấy cảnh dân tình khốn khổ lầm than vì chiến cuộc nên ông cáo bệnh không đi. Các võ tướng dưới quyền ông lúc đó đều kéo đến thăm hỏi bệnh tình của ông trước khi xuất chinh. Tào Bân nói với tất cả những người đến thăm bệnh:
– Bệnh của tôi không thuốc gì chữa khỏi, nhưng chỉ cần tất cả anh em thành tâm thành ý cùng thề rằng ngày tiến công Giang Nam tuyệt đối không được tùy tiện giết hại dân lành, như thế thì bệnh của tôi sẽ tự nhiên thuyên giảm thôi.
Các tướng sĩ vốn hết sức kính trọng Tào Bân, nên họ liền cùng nhau phát lời thệ nguyện đúng như vậy. Đến ngày đánh Giang Nam, nhờ đó mà có vô số dân thường được thoát khỏi sự lạm sát. Tấm lòng từ bi của vị tướng quân họ Tào được truyền rộng khắp Giang Nam, dân chúng ai nấy đều cảm kích. Vì thế, mọi người cùng rủ nhau mang lương thực đi đón quân triều đình. Sức chống cự của phản quân vì thế rất yếu ớt. Nhờ vậy mà trận chiến này không phải tốn hao nhiều nhân mạng, hơn nữa còn bảo vệ được tài sản của nhân dân không bị tàn phá.
Sau đó ít lâu, Tào Bân có dịp tình cờ gặp lại Trần Hi Di. Ông ta nhìn tiên sinh một lúc rồi nói:
– Lạ thật! Năm trước tôi xem tướng của ông thấy quai hàm cao miệng trệ, lúc đó tôi khẳng định ông không có phước về già, nhưng hiện tại đã biến đổi, miệng mép đầy đặn xinh đẹp, ánh kim quang thù diệu nhìn thấy khắp mặt và râu tóc, nhất định sẽ được sống lâu nhiều phước lộc.
Tào Bân hỏi lại:
– Sao gọi là kim quang?
– Đó là ánh sáng hiển hiện của phước đức, nếu người có âm đức thì mặt hiện ánh sáng màu vàng y, mắt sáng, cả khuôn mặt đều tỏa ra khí sắc tốt lành. Người như vậy không chỉ tăng tuổi thọ, con cháu nhiều đời về sau cũng đều hưởng nhờ phước đức.
Quả nhiên, về già Tào Bân sống trong cảnh an nhàn thư thái, lúc ra đi cũng hết sức nhẹ nhàng, thọ 69 tuổi, sau khi chết được truy phong tước hiệu Tể Dương quận vương. Tiên sinh có cả thảy 9 người con trai, con trưởng là Vĩ, con thứ là Tông, con thứ ba là Xán, đều là những tướng lãnh nổi tiếng; nhiều đời con cháu về sau đều vinh hiển không ai sánh.

(trích Lịch Sử Cảm Ứng Thống Ký, Đức Dục Cổ Giám và Pháp Tướng Bí Truyện)
XxxxxxxxX
Ông An là chủ một tiệm buôn tơ lụa ở phố Hàng Đào-Hà Nội. Năm nay, ông làm ăn rất phát đạt nên những ngày giáp Tết Nguyên đán, ông nghỉ bán, cùng vợ con về Thái Bình ăn Tết và dự định ra giêng sẽ lên Thái Nguyên thăm ông anh đang làm Tri châu ở tỉnh này.

Về đến nơi, ông liền ghé thăm cụ Đồ Trạch, một vị hưu quan, rất giỏi về Phong Thủy và Tử Vi, Lý Số để hỏi về thời vận và công việc làm ăn năm tới. Cụ vui vẻ nhận lời nhưng nét mặt có vẻ trầm ngâm, suy nghĩ. Ông An lo sợ hỏi:
-"Thưa cụ, chắc số "cháu" sang năm có gì đặc biệt lắm nên cụ phải xem kỹ. Có gì xấu xin cụ cứ cho biết và xin giúp cháu.
Quan sát thật kỹ tam đình, ngũ quan, các phương vị, màu sắc trên khuôn mặt của ông An, cụ nói:
- "Tôi nói thật, đừng buồn mà phải bình tĩnh để ứng phó. Sang năm Tuất tới đây, ông sẽ gặp sát nghiệp. Ông bị cọp vồ".
Nghe xong, ông An thở phào và nói:
- "May quá cháu định ra giêng cháu lên sẽ lên Thái Nguyên thăm anh Châu (Tri Châu), chắc phải gác lại chuyện này và phải đề phòng cho kỹ thì sẽ không sao".
"Cái đó chưa chắc lắm!" - cụ Đồ nói tiếp - "Vì đây là cái nghiệp, ông nên cẩn thận, năm tới ông ở cuối hạn tam tai. Trong tử vi mệnh có tham lang phùng bạch hổ. Đại tiểu hạn trùng phùng, nhiều hung tinh xâm phạm: Kình -đà, không- kiếp, Riêu -y-hình- kỵ, nhưng rất may có được song giải, quan-phúc, quang-quí, và hóa khoa. Sắc mặt bị ám hãm nhẹ và cung phúc rất tốt… nên có thể ông chỉ bị thương mà thôi, nhưng ông phải giải cái "nghiệp" đi bằng cách phóng sinh, làm phúc và cầu nguyện tổ tiên ứng trợ. Suốt tháng giêng nhất là ngày 14, không nên đi đâu cả và phải cẩn thận. Hết xuân sang hạ là hết lo".

Ông An gặng hỏi:
-"Thưa cụ, chỗ cháu ở xa sở thú. Cháu có cần ở luôn trong nhà không ạ".
- Ông cứ bình tĩnh ứng phó, đừng làm kinh động lân bang và đừng làm gia đình kinh sợ, "Đức năng thắng số", ông cứ yên tâm. Đây là chữ của thánh hiền, ông cầm lấy và đeo luôn trong người, sẽ giải hung hóa cát.


Nói xong, cụ Đồ đưa cho ông An một phong bao dặn chỉ giở ra xem khi hữu sự.
Sau khi cám ơn và tạm biệt cụ Đồ Trạch, ông An vội vã thu xếp trở về Hà Nội ngay hôm sau, ông mua chim, cá phóng sinh và mua đồ đến tặng các trại tế bần ở Hà Nội và Hà Đông. Suốt 3 ngày Tết, ông luôn thắp nhang cầu xin trời Phật gia hộ và cầu xin tổ tiên ứng trợ. Ông tạ khách và ở luôn trong phòng riêng, cửa đóng then cài. Ông bàn với vợ là từ nay buôn bán không nên ăn lời nhiều và phải làm nhiều việc thiện hầu tạo "phúc" cho mình và con cái trong tương lai cũng như kiếp lai sinh.

Mười ba ngày xuân rộn ràng tại Hà Nội đã êm ả trôi qua trong nhà ông An. Sáng ngày 14 tháng giêng, ông dậy thật sớm, xem kỹ các cửa rồi ngồi cầu nguyện ơn trên gia hộ. Nghe tiếng gõ cửa, ông cẩn thận nhìn qua khe cửa, thấy đó là người nhà mang thức ăn sáng vào, ông mới mở cái róng ngang và đẩy then mở cửa. Trong lúng túng, bận bịu, đầu cái róng quơ quơ trúng vào bức tranh lộng kính treo trên khung cửa, bức tranh rơi xuống đập trúng vào đầu và vai ông An. Sửng sốt vì tưởng bị cọp vồ, ông té xuống bất tỉnh máu me dầm dề. Người nhà xúm lại gỡ bức tranh và cứu ông tỉnh lại. Thì ra, bức tranh này có vẽ một con cọp và vuốt cọp đã vồ trúng vào đầu ông. Ông vội dở "cẩm nang" của cụ Đồ ra coi, thì đó chỉ là 4 câu thơ "song thất lục bát", nhắc ông nhớ giải nghiệp và tu nhân tích đức:

"Nhờ âm đức, tai qua nạn khỏi
Nguy hay an cũng bởi nghiệp căn
Nghiệp càng sâu, hạn càng thâm
Tu nhân tích đức, khỏi vòng trầm luân".
Vừa sợ vừa mừng, ông hối vợ sắm sánh lễ vật tạ ơn Trời Phật, và gia tiên. Ông nguyện làm việc thiện trước khi về Thái Bình tạ ơn cụ Đồ Trạch. Cụ khước từ quà biếu nhưng lại tặng ông một bức "cẩm nang" phòng khi hữu sự.
=o=
Năm 1954, VC và Pháp ký hiệp định Genève chia đôi đất nước, ông tiếc của nên dùng dằng nửa ở nữa đi. Cứu tinh của ông - Cụ Đồ Trạch đã mãn phần nhưng bức cẩm nang còn đó. Ông vội dở ra coi thì thấy chỉ có hai câu chữ Hán:

"Ác địa nan cư
Dĩ đào vi thượng"
Ông chợt hiểu, tỉnh ngộ và vội vàng cùng vợ con bươn bả trốn xuống Hải Phòng. Tháng 10 năm 1954, gia đình ông di cư vào Nam trên chuyến tàu chót chở di dân vào miền Nam tự do. Ông lại thoát nạn "cọp vồ" lần nữa. Vì nếu ông ở lại với tài sản đó, dễ gì được sống còn, chính sách "hà khắc" đâu có khác gì cọp dữ.

Năm 1975, trước các biến động dồn dập, ông cố trấn tĩnh lo cho các con cháu ra đi toàn vẹn. Ông ở lại vì nghĩ mình đã quá già. Khó hội nhập vào đất nước người và ông có thể là cái "đầu cầu" vững chắc cho con cháu trở về khi dựng lại non sông. Nhưng ông đã lầm. Ong đã bị gục ngã ngay trong đợt đánh "tư sản" đầu tiên với nanh vuốt của tụi"cọp người" còn hung bạo hơn dã thú. Có thể là nghiệp căn chưa dứt nên đã đẩy ông vào nẻo cụt, đúng vào niên hạn có riêu + hổ:

"Hạn hành riêu + hổ khó ngừa
Những loài ác thú, phải xa chớ gần."

Qua câu chuyện có thực kể trên, có thể nói "phúc đức" đóng một vai trò quan trọng, quyết định sự "tồn đọng" của một con người. Tử vi, lý số và tướng pháp có thể giúp "con người" hiểu được số mệnh thịnh suy, thành bại, giúp tìm được giải pháp hoá giải nghiệp căn, tạo được một cuộc sống đạo lý vững chắc có hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhưng ngoài "phúc đức" và ân điển của cao xanh, con người cần hướng thiện, gieo nhân tốt nơi đất tốt và vun bón cho tốt thì mới có "quả" tốt cho chính mình, con cháu và gia đình mình trong mai hậu. Ông An nghĩ như thế và đã làm như thế nên hai lần thoát được hiểm nghèo và con cháu ông hiện đều có một cuộc sống tốt đẹp và vững chắc nơi vùng đất tạm này. Còn tương lai thì lại tùy thuộc vào lớp con cháu ông hiện nay và cứ thế mà tiếp nối...

..." Hoài Niệm Tháng Sáu "...

Tháng sáu bất chợt có những cơn mưa đến vội và đi nhanh. Kỷ niệm của thuở học trò bỗng ùa về, chợt nhớ và chợt quên. Có người gọi bằng cái tên ngộ nghĩnh “mưa học trò”, có người bồi hồi “mưa vui như một lần nghịch dại"

  • Mưa Tháng sáu....Những câu thơ buồn da diết ấy đã trở thành câu hát mà khi cất lên, không ai khỏi nao lòng. Tháng sáu mưa nhiều, những cơn mưa mùa hạ đến và đi thật nhanh, nhưng đủ làm người ta bật lên một nỗi buồn, một nỗi nhớ…
  • Nắng mưa là việc của trời, ấy vậy mà người ta vẫn cứ vui buồn theo mưa nắng vậy.
    Tháng sáu là tháng nóng của mùa hè. Tháng sáu nắng chói chang… Và tháng sáu cũng mưa như để dịu đi những oi bức, làm dịu cả những tâm hồn. Những ồn ào phố xá, những bộn bề cuộc sống trở nên lắng lại, dịu dàng và bình yên. Những con phố sạch hơn, những hàng cây xanh hơn và nhịp sống thì như chậm lại; cái nhìn hình như cũng khác - khúc xạ qua lăng kính của mưa.
  • Một buổi chiều nào đó, cơn mưa kéo đến; người ta hối hả, vội vã trong một khoảnh khắc để tránh mưa, rồi lại thư thái, thảnh thơi như thể cuộc sống vốn dĩ là như thế. Ai đó ngồi trầm tư bên cửa sổ nhìn mưa rơi thả hồn lãng đãng, ai đó ngồi ở hiên nhà nghe giọt gianh tí tách, ai đó ngồi trong quán cà phê ngắm dòng người xuôi ngược trong mưa… Tất cả hình như đều nhớ. Mưa bao giờ cũng gợi nỗi nhớ. Nỗi nhớ ấy có thể là day dứt, nhưng chắc hẳn nó không làm con người ta buồn đến bi luỵ. Cũng như trời có khi mưa khi nắng, thì cuộc đời cũng có buồn có vui. Có những nỗi buồn làm người ta sống đẹp hơn!
  • Tôi vẫn nhớ về tuổi thơ với những trò nghịch dưới mưa: tắm mưa, lội nước ,thả thuyền… Ngày ấy trẻ con còn có nhiều chỗ chơi, nhiều chỗ để nghịch. Tháng sáu là tháng nghỉ hè, và lũ trẻ có vô vàn trò để vầy khi trời đổ mưa. Ngày ấy, mọi thứ cũng đơn giản hơn bây giờ, đơn giản lắm… Rồi sau này khi đã biết cái gọi là cảm xúc lãng mạn cộng thêm cái tính dở hơi của tuổi mới lớn, tôi cũng như nhiều bạn bè khác hay tự cho cái cảm giác đi - trong - mưa - mà - không - mặc - áo - mưa (dù có áo). Về nhà có bị cằn nhằn nhưng không sợ như thời trẻ con nghịch nước. Cái cảm giác ấy còn đọng mãi. Bây giờ là người lớn, hình như không còn được phép làm điều đó nữa ??? Ôi, thời gian…
  • Tháng sáu, mưa… Lại có người ngồi trầm ngâm ngắm những con phố loáng uớt, những bàn chân, vòng xe vội vã trong mưa; hay bâng khuâng trước những giọt nước long lanh còn đọng lại đâu đó… Nỗi nhớ và kỷ niệm chợt ùa về.
  • UL sưu tập trên net một it́ hoài niệm về tuổi học trò và tháng sáu  ;-)

    söndag 3 juni 2012

    §§§ Đỉnh dốc §§§


          Chàng bước vào tuổi 55. Đủ nhận ra mình bắt đầu xuống dốc. Thích hoài niệm, nhớ về những ngày đã qua. Hạnh phúc, vui, buồn, hỉ, nộ, ái, ố của cuộc sống đã nếm trải đủ đầy. Mái tóc xanh mướt bây giờ sợi bạc đan chen, chẳng biết lũ tóc bạc âm thầm rủ nhau mọc từ khi nào. Vợ chàng khuyên “anh nhuộm tóc đi cho trẻ”, nhưng chàng không nghe.
    Tuy nhiên, trái tim và tâm hồn vẫn trẻ.., vẫn rung động, vẫn khao khát yêu thương. Vẫn hát những bài tình ca nồng nàn. “Ta vẫn chờ em, dưới gốc sim già ấy, để hái dâng người một đoá đẫm tương tư…”
    Sáng đi làm, lên xe buýt đông người, chàng đứng vịn vào dây treo. Cậu thanh niên trung trung tuổi lễ phép nói “Ông ơi, mời ông ngồi xuống ghế cho đỡ mệt, ông đứng, con ngồi, mắc cỡ lắm ông ạ!”
    Giật mình, cau mày “chắc nhìn mình già lắm!”. Ngày nào nghe gọi chú đã thấy kỳ kỳ, rồi bác … lâu dần cũng quen, nhưng gọi ông quả thật sốc quá!
    Thấm thía nỗi buồn, “ông” âm thầm nghĩ về cuộc đời, những năm tháng tuổi trẻ ngập đầu với công việc, treess, cơm áo, gạo tiền.
    Tuổi xuân vĩnh viễn đi qua, vội vàng, để lại chút hối tiếc, cũng may người khoẻ mạnh, không bệnh tật gì…
    Tuần trước đưa tiễn người bạn tuổi năm ba. Hoa hồng đỏ tươi rải đầy trên mộ. Hư không. Bạn nào hay biết.
    Bây giờ ông mới ngộ ra, của cải, tiền tài, danh vọng, chức quyền…tất cả phù du, chỉ có tình người còn mãi mãi...
    UL Sưu tập qua một người quen và xin post lên đây để quý bạn xa gần ghé thăm blog để có chút gì cùng hoài niệm về chính miǹnh và cuộc đời lắm bôn ba bận rộn này ...

    fredag 1 juni 2012

    Nghệ thuật vẽ trên tay rất gợi cảm và ấn tượng


    Guido Daniele là một nghệ nhân họa sỹ tài ba người Ý sinh năm 1950 tại Soverato (Italy) , hiện đang sống và làm việc tại Milan. Ông tốt nghiệp từ trường Nghệ thuật Brera (chuyên ngành điêu khắc) và ông đã vẽ và tham gia các triển lãm nghệ thuật cá nhân và nhóm từ năm 1968 và họa khác.

    Ông làm quen với body paiting từ năm 1990, ông đã có những trãi nghiệm mới khác hẳn những gì trước đây ông đã thực hiện, Tranh của ông thuộc vào trường phái siêu hiện thực, được thực hiện chủ yếu bằng sơn xịt và nhiều kỹ thuật hội hoạ .

    Ban đầu ông cũng vẽ trên cơ thể nhưng sau đó lại chuyên vẽ trên tay. Các tác phẩm của Guido Daniele thường có chủ đề về con vật hoặc được sử dụng làm hình ảnh quảng cáo cho các sự kiện thời quang, triển lãm...Ông nổi tiếng với những tác phẩm miêu tả động vật trên bàn tay con người với những tác phẩm vẽ trên tay rất có hồn

    Giờ chắc bạn đã hiểu, "Handimals" là từ ghép của "Hand" (bàn tay) với "Animals" (động vật). Đó là khái niệm ban đầu được dùng để gọi riêng các tác phẩm của Guido Daniele, sau này mở rộng ra trên toàn thế giới.

    Bằng cách khéo léo sắp xếp các ngón tay và khả năng vẽ tài tình, bàn tay con người đã trở thành những con vật sống động y như thật.

    Ông chia sẻ: Tôi bắt đầu nghiên cứu các con vật thật kỹ nhằm có thể diễn tả chúng lên bàn tay, rồi tôi cố gắng làm cho chúng sống động nhất và có hồn nhất.Cứ mỗi con vật ông vẽ trung bình 3-4 giờ là xong nhưng cũng có khi phải mất hơn 10 giờ đồng hồ mới hoàn tất. Những tác phẩm này được ông gọi là “handimals”.

    Ul sưu tập và xin trình bày qua một đoạn video nhỏ dưới link này để mong chia sẽ cùng quý bạn xa gần