1̀5 Trang Liên Quan Blogspot

onsdag 28 december 2011

Chúc mừng năm mới bằng các ngôn ngữ khác nhau

Năm mới là thời gian của gia đình, của hạnh phúc, của những lời chúc phúc. Hãy dành tặng cho người thân và bạn bè những lời chúc đặc biệt nhất. Những lời chúc hay, dí dỏm và độc đáo sẽ làm cho người được chúc cảm thấy vui vẻ hơn, thoải mái hơn và ấm áp hơn khi mùa xuân về!






¸,•*¤*•,¤*•,Tiền đầy túi,•*¤*•,¸.,•*¤*•,*•,¸

.¸,•*¤*•,¤*•,Tim đầy tình,•*¤*•,¸.,•*¤*•,*•,¸.

¸,•*¤*•,¤*•,Xăng đầy bình,•*¤*•,¸.,•*¤*•,*•,¸
.¸,•*¤*•,¤*•,Gạo đầy lu,•*¤*•,¸.,•*¤*•, *•,.

.¸,•*¤*•,¤*•,Muối đầy hủ,•*¤*•,¸.,•*¤*•,*•,¸

.¸,•*¤*•,¤*•,Vàng đầy tủ,•*¤*•,¸.,•*¤*•,*•,¸

.¸,•*¤*•,¤*•Sức khỏe đầy đủ,•*¤*•,¸,•*¤*•

.,•*¤* *¤*•,¤*•,HAPPY NEW YEAR ,•*¤*•




-Tiếng Việt Nam :Chúc mừng năm mới
* Tiếng Anh - Happy New Year


* Tiếng Thụy Ðiển - Gott nytt år

* Tiếng Na Uy - Godt nytt år

* Tiếng Ðan Mạch - Godt nytår

* Tiếng Ðức - Frohes neues Jahr

* Tiếng Hà Lan - Gelukkig nieuwjaar
* Tiếng Ba Lan - Szczęśliwego nowego roku

* Tiếng Bồ Ðào Nha - Feliz ano novo

* Tiếng Bungary - Честита нова година

* Tiếng Catalan - Bon any nou

* Tiếng Croatia - Sretna nova godina

* Tiếng Do Thái - שנה טובה

* Tiếng Hin-đi (Ấn Ðộ) - नया साल मुबारक हो

* Tiếng Hy Lạp - Ευτυχισμένο το νέο έτος

* Tiếng Indonesia - Selamat tahun baru

* Tiếng Latvia - Laimīgu Jauno gadu

* Tiếng Lituani - Laimingų Naujųjų metų

* Tiếng Nga - С новым годом

* Tiếng Pháp - Bonne année

* Tiếng Phần Lan - Hyvää uuttavuotta

* Tiếng Phi-lip-pin - Manigong bagong taon

* Tiếng Rumani - An nou fericit

* Tiếng Séc - Šťastný nový rok

* Tiếng Slovak - Šťastný nový rok

* Tiếng Slovenia - Srečno novo leto

* Tiếng Tây Ban Nha - Feliz año nuevo

* Tiếng Ukraina - С новим роком

* Tiếng Xéc-bi - Сретна нова година

* Tiếng Ý - Buon anno

* Afghani -Saale Nao Mubbarak

* Afrikaans-Gelukkige Nuwe Jaar

* Albanian-Gezuar Vitin e Ri

* Armenian-Snorhavor Nor Tari

* Arabic-Antum Salimoun

* Assyrian-Sheta Brikhta

* Azeri-Yeni Iliniz Mubarek

* Bengali-Shubho Nabo Barsho

* Bulgarian-Chestita Nova Godina

* Cambodian-Soursdey Chhnam Tmei

* Catalan-Felic Any Nou

* Chinese-Xin Nian Kuai Le

* Croatian-Sretna Nova Godina

* Cymraeg (Welsh)-Blwyddyn Newydd Dda

* Czechoslovakia-Scastny Novy Rok

* Danish-Godt Nytar

* Dutch-Gelukkig Nieuwjaar

* Eskimo-Kiortame pivdluaritlo

* Estonians-Head uut aastat

* Ethiopian-Melkam Addis Amet Yihuneliwo

* Finnish-Onnellista Uutta Vuotta

* French-Bonne Annee

* Galician (Northwestern Spain)-Bo Nadal e Feliz Aninovo

* German-Prosit Neujahr

* Greek-Kenourios Chrono

* Gujarati-Nutan Varshbhinandan

* Hawaiian-Hauoli Makahiki Hou

* Hebrew-L Shannah Tovah

* Hindi-Naye Varsha Ki Shubhkamanyen

* Hong Kong (Cantonese)-Sun Leen Fai Lok

* Hungarian-Boldog Ooy Ayvet

* Indonesian-Selamat Tahun Baru

* Iranian-Saleh now mobarak

* Iraqi-Sanah Jadidah

* Irish-Bliain nua fe mhaise dhuit

* Italian-Felice anno nuovo

* Japanese-Akimashite Omedetto Gozaimas

* Kannada-Hosa Varushadha Shubhashayagalu

* Korea-Saehae Bock Mani ba deu sei yo

* Kurdish-Newroz Pirozbe

* Lithuanian-Laimingu Naujuju Metu

* Laotian-Sabai dee pee mai

* Macedonian-Srekjna Nova Godina

* Malay-Selamat Tahun Baru

* Marathi-Naveen Varshachy Shubhechcha

* Malayalam-Puthuvatsara Aashamsakal

* Nepal-Nawa Barsha ko Shuvakamana

* Norwegian-Godt Nyttar

* Papua New Guinea-Nupela yia i go long yu

* Persian-Saleh now ra tabrik migouyam

* Philippines-Manigong Bagong Taon

* Polish-Szczesliwego Nowego Roku

* Portuguese-Feliz Ano Novo

* Punjabi-Nave saal di Mubarak

* Romanian-An nou fericit

* Russian-S Novim Godom

* Sindhi-Nayou Saal Mubbarak Hoje

* Singhalese-Subha auth awrudhak vewa

* Spanish-Feliz Ano Nuevo

* Swahili-Heri Za Mwaka Mpya

* Sudanese-Warsa Enggal

* Tamil-Inniya Puthaandu Nalvazhthukkal

* Telegu-Noothana samvatsara Shubhakankshalu

* Thai-Sawadee Pee Mai

* Turkish-Yeni Yiliniz Kutlu Olsun

* Ukrainian-Shchastlyvoho Novoho Roku

* Urdu-Naya Saal Mubbarak Ho

* Uzbek-Yangi Yil Bilan

* Tiếng Ả-rập - كل عام وأنتم بخير

söndag 18 december 2011

;-) Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời...giáng sinh ra đời

Uyên Love xin post lên đây một chút sưu tầm trên thế giới online qua những hình ảnh và dòng nhạc vui trong mùa Giáng Sinh

Một phép lạ trên thế gian
.•´¯`•.¸.•´¯`•...¸><((((º> .•´¯`•.¸.•´¯`•...¸><((((º>



Trong không khí của biết bao người trên thế gian đang bận rộn trang hoàng và nôn nao sắp xếp cho mùa lễ gíng sinh ... thì cũng có thật nhiều người đang nổ lực đấu tranh cho dân tộc Việt Nam qua những hình ảnh thật sóng động và đáng được hoan nghênh ...

tisdag 13 december 2011

Ước mơ lớn nhất cuối năm



“If you smile with the life,It will smile with you!" ...Danh ngôn



Một câu chuyện sưu tập xin post lên đây để quý bạn cùng chia sẽ với UL nhé ;-)

- Có chuyện gì vui mà nét mặt hớn hở, rạng ngời vậy, bạn mình?
- Tui vừa mua được cái vé tàu. Thế là Tết này tui được về lại cố hương, đoàn tụ với gia đình, người thân, bè bạn. Ôi, thật hạnh phúc!
- Tội nghiệp bạn tui, mua được cái vé tàu mà vui như là… trúng số độc đắc.
- Ông không biết nên nói vậy. Mua được cái vé tàu xe ngày Tết là ước mơ cháy bỏng của cả triệu người quê ở miền Bắc, miền Trung...
... Ai không mua được vé đồng nghĩa với việc đường về quê xa lắc xa lơ…
- Ước mơ bình thường vậy mà không thực hiện được, nghĩ cũng buồn.
- Chứ sao. Ông cứ lên Ga Sài Gòn sẽ biết, dù chỉ mua được ghế phụ thì người mua cũng đã rất vui, nhất là với những ai đã trải qua việc thức thâu đêm mua vé tàu qua mạng nhưng cuối cùng vẫn không có vé trong tay.
- Không mua được vé tàu thôi thì lui về tính kế khác. Vẫn còn máy bay, xe đò thương hiệu…
- Với số đông người lao động, máy bay là phương tiện xa xỉ, không dám mơ tới, nhất là mới đây giá vé của ông hàng không lại tăng… trên trời.
Còn xe đò thương hiệu…ờ…ờ…đường về quê cũng không ít gập ghềnh.
- Xe đò thương hiệu, xe tăng cường cũng không phải là không “cháy vé”, nên việc mua vé cũng không kém nhọc nhằn.
Mua không được thì đành nhắm mắt đưa chân lên xe dù, xe cóc...
- Dù là phương tiện nào thì ước mơ lớn nhất của hành khách và người thân của họ là thượng lộ bình an, đi đến nơi về đến chốn. Hy vọng là bác tài nào cũng nhớ lấy điều này...
^^^The End^^^


tisdag 6 december 2011

Careful. It's really HOT !!! ;-)

Mại dô mại dô..... món ăn nóng hổi vừa thổi vừa ăn.....và cũng thật hấp dẫn lôi cuốn cho những ngày đông giá lạnh lẽo đang kéo đến bên chúng ta..... Sau một ngày làm việc mệt mõi mà về tới nhà laị được thưởng thức những món ăn như dưới đây thì quá là " nhất đời đế vương ".....
Những món ăn vưà nóng mà lại có thêm tí mùi vị cay,chua lẫn lộn thì cũng thật hạp ý cho chúng ta được hâm nóng cơ thể và toát mồ hôi để ngăn chặn những căn bịnh kinh niêm vào mùa đông.....ví dụ như bịnh cảm thương chàng âý mà.....là dù mình có lỡ khóc thì mọi người có thể hiểu lầm là ta đang chảy nước mắt vì ăn món ăn có muì vi. cayyyy.....zịt zà zịt zà cay mà ngon quá à .....hihihi.....UL





































lördag 3 december 2011

Tìm hiểu về Ý nghĩa va`các biểu tượng trong Lễ Giáng Sinh




Tiết trời đang vào đông, lạnh se sắt. Một mùa lễ Giáng sinh đang rộn ràng gõ cửa. Dù là người theo Công giáo hay không thì các bạn trẻ cũng muốn được hòa mình vào dòng người hướng về các nhà thờ để được nghe tiếng chuông yên bình chúc mừng sinh nhật của Chúa mà lòng tràn đầy cảm xúc vào tháng 12 dương lịch, mọi nơi trên thế giới đều náo nức, bận rộn sửa sọan ăn mừng mùa lễ lớn này... Ai ai cung bận rộn trưng bầy đèn đuốc và trang trí cây Noel. Hoa lá cành sáng rực cả xóm làng. Thế nhưng, có ai biết rõ nguồn gốc, lịch sử của Giáng Sinh không nhỉ?

Chính ra thì từ bao thế kỷ trước mùa giáng sinh của chúa Giê Su, cả thế giới đã tổ chức nhiều lễ hội truyền thống đón mừng ngày Đông Chí … Đông chí, trong thiên văn học, là thời điểm liên quan đến vị trí của hành tinh trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Nó là lúc kinh độ Mặt Trời nằm thẳng ở 270 độ. Đông chí là ngày mà thời gian ban ngày ngắn nhất và thời gian ban đêm dài nhất nếu vị trí của người quan sát không phải ở hai cực. Đối với nhiều nước, Đông chí rơi vào khoảng thời gian giữa mùa Đông. Họ ăn mừng vì vũ trụ đã bước vào Đông. Không bao lâu cái lạnh rét buốt sẽ tan, nhường lại cho sự đâm trồi nẩy lộc cho sức sống, ngày sẽ dài hơn, nắng sẽ lâu hơn…va.n vật sẽ tái sinh. Nhưng ở Mỹ thì ngày Đông chí chính là ngày lập đông.
Tại xứ Scandinavia, người Na Uy đã có tục lệ ăn mừng Lễ Yule từ ngày Đông Chí, 21 tháng 12, cho đến tháng Giêng tây. Để đón mừng nắng sắp trở lại trên vạn vật, các người cha cùng với con trai của họ đều mang về nhà những khúc gỗ thật lớn để đốt sưởi. Mọi người ăn mừng cho đến khi khúc gỗ tàn…có khi lên đến tới 12 ngày mới tàn hết khúc gỗ. Người Na Uy tin tưởng rằng mỗi tiếng tí tách phát ra từ củi lửa là hiện thân của các chú heo con, các chú trừu con sẽ được sanh ra trong năm sắp tới..biểu hiệu của sự gặt hái, thành đạt.

Người Đức thì lại tôn thờ vị thánh Oden trong mùa này. Họ rất nể sợ Oden. Truyền thuyết cho rằng Oden thường hay bay bổng trên không vào ban đêm để kiểm sóat hành vi của mọi người và quyết định cho số phận của họ. Vì thế, trong khỏang giữa đông này, họ thường trốn kỹ trong nhà.
Thời Trung đại, trong nhiều lễ hội tại Đức đều xuất hiện cây thông. Đây là loại cây sống trong khí hậu khắc nghiệt nhưng vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ, vững chãi và màu xanh vĩnh cửu. Dần dần hình ảnh của loài cây này xuất hiện thường xuyên hơn và nó được coi là trung tâm của lễ hội, nơi mọi người cùng nắm tay nhau nhảy múa xung quanh cây thông được trang trí công phu. Ngày nay, gần tới dịp Noel, người ta thường sắm một cây thông và trang trí lên đó những ngôi sao, những quả châu, dải kim tuyến lấp lánh, hoa... Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới.



Đối với đa số các quốc gia bên Âu châu thì cuối tháng 12 là thời gian tốt nhất để ăn mừng. Lúc ấy, các thú nuôi, gia súc sẽ bị làm thịt dùng làm thức ăn cho suốt mùa Đông. Đây cũng là khỏang thời gian mọi người có được thịt tươi để dùng và rượu bia cũng được chín mùi để mọi người tha hồ ăn nhậu.
Thời đế quốc La Mã, nơi mùa Đông không lạnh giá như những vùng miền Bắc, dân chúng thường có lễ hội Saturnalia để tôn vinh Saturn, vị thánh của ngành nông nghiêp. Bắt đầu từ tuần lễ lập đông kéo dài cho cả tháng trời, lễ Saturnalia là mùa hưởng thụ…thức ăn, thức uống ê chề. Đời sống hằng ngày, giai cấp xã hội, quy tắc luật lệ trong cộng đồng cũng như tục lệ đều đảo ngược. Trong tháng này, dân nô lệ được lên làm chủ, dân quê được nắm chính quyền địa phương. Trường ốc, công sở, công ty thương mại đều đóng cửa suốt để ăn mừng.


Cũng trong mùa lập đông này, người La Mã cũng ăn mừng lễ Juvenalia, ngày lễ đặc biệt cho thiếu nhi. Còn giòng quý tộc và giới thượng lưu cũng ăn mừng sinh nhật Mithra vào ngày 25 tháng 12 dương lịch. Huyền thọai cho rằng, Mithra là thánh hài đồng được sanh ra từ đá, có sức mạnh vô song, dân chúng gọi là thần mặt trời.
Trong thời sơ khai của Cơ Đốc Giáo, Lễ Phục Sinh là đại lễ lớn nhất. Đến thế kỷ thứ 4, các giáo xứ mới quyết định nhận ngày sinh của chúa Giê Su là ngày lễ hội. Tiếc rằng, trong kinh thánh không ghi rõ ngày sanh của ngài. Có những dấu hiệu cho thấy chúa Giê Su có thể sanh vào mùa Xuân. Đức Giáo Hòang Julius Đệ Nhất đã chọn ngày 25 tháng 12 là ngày giáng sinh của chúa Giê Su. Thọat đầu, ngày lễ này được gọi là “the Feast of the Nativity” (tức là Lễ Giáng Sinh như người Việt chúng ta đang gọi); phong tục này truyền bá sang Ai Cập năm 432 và đến Anh Quốc vào cuối thế kỷ thứ 6. Đến cuối thế kỷ thứ 8 thì “Christmas” đã lan rộng đến tận Scandanavia. Ngày nay, tại các thánh đường chính thống ở Hy lạp và Nga, lễ Giáng Sinh đến sau ngày 25 tháng 12; thực vậy, họ mừng lễ Giáng Sinh 13 ngày sau đó và họ gọi đó là ngày “Epiphany” hay “Ngày Lễ Ba Vị Vua” vì họ tin rằng đó là ngày ba vị quốc vương này đã tìm được chúa Giê Su trong máng lừa.

Khi chọn ngày lễ Giáng Sinh vào cùng thời điểm với những lễ hội lập đông, các bậc lãnh đạo tôn giáo mong rằng ngày lễ này cũng sẽ thích ứng với quần chúng, nhưng họ lại không nghĩ tới việc thiết lập tập tục ăn mừng. Thời Trung Cổ, Cơ Đốc Giáo đã dần dần dẹp bỏ phong tục thờ thần thánh, tà đạo. Vào mùa Giáng Sinh, các con chiên cùng nhau đi lễ nhà thờ, rồi bắt đầu ăn mừng xả láng, phóng khóang như ngày lễ hội Mardi Gras. Mỗi năm, một học sinh hay một người ăn mày được chọn làm “Người Lãnh Đạo Bất Tài” (Lord of Misrule) và mọi người thay nhau giữ một vai trò góp phần trong cuộc vui này. Những người nghèo sẽ tìm đến nhà người giàu để đòi được hậu đãi. Nếu không được tiếp xúc hậu hỹ, họ sẽ phá phách. Christmas cũng là thời gian giới thượng lưu có cơ hội “trả nợ” xã hội bằng cách hoan hỉ, chiêu đãi những công dân bất hạnh hơn…khởi đầu cho ý nghĩa của sự bố thí vào mùa Giáng Sinh.

Đến đầu thế kỷ thứ 17, một luồng cải tổ tôn giáo xẩy ra khắp Âu châu đã đổi truyền thống mừng Giáng Sinh. Năm 1645, khi Oliver Cromwell và tín đồ Thanh Giáo của ông nắm chính quyền bên Anh, họ thề sẽ tiêu diệt văn hóa suy đồi của Anh và dẹp luôn lễ Giáng Sinh. Cũng may, dưới sự phẫn nộ và yêu cầu của quần chúng, vua Charles II đã đựơc trở lại ngai vàng, và ngày lễ quan trọng này đã được tồn tại.
Nhóm Pilgrims, nhóm người Anh theo chủ nghĩa phân lập đã di dân đến Châu Mỹ năm 1620, còn cuồng tín hơn nhóm của Cromwell. Kết quả, trong thời kỳ sơ khai của Châu Mỹ, lễ Giáng Sinh không được nhìn nhận. Từ 1659 cho đến 1681, tại thành phố Boston, ăn mừng lễ Giáng Sinh là phạm luật. Bất cứ ai có thái độ hay bày tỏ tinh thần mừng Giáng Sinh sẽ bị phạt 5 đồng (thời bấy giờ tiền tệ được dùng là shillings). Ngược lại, tại khu định cư Jamestown, Thuyền Trưởng John Smith thuật lại rằng mọi người đã đón chào và ăn mừng Giáng Sinh trong bình an và vui vẻ.


Sau American Revolution, phong tục của người Anh dần dần ít được hưởng ứng, ngay cả lễ Giáng Sinh. Thật vậy, ngay ngày 25 tháng 12 năm 1789, ngày Christmas đầu tiên dưới nền hiến pháp mới của Hoa Kỳ, Quốc Hội Hoa Kỳ vẫn bận rộn họp hành. Mãi đến ngày 26 tháng 6 năm 1870, Christmas mới được chấp nhận là ngày lễ tòan quốc.
Tới thế kỷ thứ 19, người Mỹ mới bắt đầu đón mừng lễ Noel. Họ cũng thay đổi cách tổ chức và kiểu cách. Từ lối ăn mừng ồn ào, hỗn lọan, náo nhiệt, linh đình, Giáng Sinh trên đất Mỹ đã trở thành ngày dành cho gia đình và chú trọng tới bình an và ghi nhớ công ơn tổ tiên. Thế kỷ thứ 19 cũng là thời gian có nhiều biến lọan và tranh chấp giai cấp. Nạn thất nghiệp gia tăng; băng đảng thuộc các giai cấp bất mãn thường hòanh hành cướp bóc vào dịp Giáng Sinh. Năm 1828, hội đồng thành phố Nữu Ước thành lập lực lượng cảnh sát đầu tiên để đối phó với những cuộc náo lọan này. Những biến chuyển này đã thúc đẩy giới thượng lưu phải thay đổi phong tục đón mừng Giáng Sinh đánh dấu tầm quan trọng của việc đón mừng ngày lễ trong những thập niên 1800.


Ký hiệu Xmas


Từ viết tắt này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Trong tiếng Hy Lạp Xristos là Chúa Jesus. Vào thế kỷ thứ XVI, những người châu Âu bắt đầu dùng chữ cái đầu tiên của tên Đức Chúa là "X" để viết tắt cho từ Christ trong Christmas.


Quà tặng trong những chiếc bít tất


Tương truyền rằng, nhà kia có 3 cô gái trẻ đến tuổi lập gia đình nhưng không có chàng trai nào nhòm ngó đến vì gia cảnh quá nghèo. Đức giám mục Myra rất thương xót nên đã ném những đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của ba cô gái. Những đồng tiền vàng rơi từ trên nóc nhà xuống đúng các đôi bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi. Khỏi phải nói cũng biết rằng các cô vui mừng đến thế nào. Họ đã có cơ hội để thực hiện nguyện ước của mình.Câu chuyện thần kỳ kia được lan truyền đi khắp nơi, ai ai cũng muốn mình trở thành người may mắn nên đều bắt chước 3 cô gái treo tất bên lò sưởi để hy vọng nhận được quà. Trẻ em hy vọng nhận được quà nhiều nhất. Mọi người trong nhà cũng nhân cơ hội này để tặng quà cho các em với mong muốn là các em sẽ ngoan ngoãn và học giỏi. Từ đó có tục trẻ em treo bít tất cạnh lò sưởi để nhận quà như mơ ước từ ông già Noel.

Ngôi sao Giáng Sinh

Ngày giáng sinh dù ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, chúng ta đều thấy xuất hiện những ngôi sao lấp lánh trên các cây thông Noel hoặc trên bầu trời đầy tuyết trắng. Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua. Từ đó, ba vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được hang đá thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các phẩm vật trầm hương và vàng bạc châu báu.Ngôi sao trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên.
Người theo đạo Ky-tô tin rằng ngôi sao đó cũng chính là Chúa Giê-su và ánh sáng ngôi sao của Chúa sẽ xóa tan bóng tối đêm đông lạnh giá, thắp lên một mùa xuân mới ấm áp và hạnh phúc cho muôn dân.