måndag 22 juni 2015

Cha Yêu- Sáng tác : Quốc Vượng- Ca sĩ Bằng Kiều- Video by UL


Một...chiều lang thang, mình tôi bước âm thầm...
Đường...về hôm nay, đã vắng bóng cha...
Nhớ mãi dáng, người cha yêu xưa
Cha yêu ơi, mình con trong mưa
Giờ...này ngồi đây, lòng thương nhớ cha đã rời xa...
Kỷ...niệm thơ ngây, ngày xưa quá êm đềm...
Ngọt...ngào trong tim, năm tháng khó quên...
Đến phúc cuối, cầm tay cha yêu, mong bao con phải thương yêu nhau
Lời...người con xin, nguyện luôn khắc sâu suốt cuộc đời...
Cha yêu ơi, con nhớ không quên ngày đó...
Khi con thơ, khôn lớn bên cha từng ngày...
Giờ còn đâu nữa...,ngọt ngào thơ ấu ...
Cuộc đời...ai biết đâu ngày mai...
Con không quên, năm tháng bao la tình cha...
Dang đôi tay ôm ấp con thơ vào lòng...
Người... là ánh sáng...rọi đường con bước...
Cha ơi...mãi không quên tình cha...

söndag 21 juni 2015

Ngày của Cha khởi nguồn từ một câu chuyện đau lòng

 Ngày của Cha (Father’s Day) là một trong những ngày quốc lễ của Mỹ, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1910 qua câu chuyện của cô Sonora Louise Smart Dodd. Nhưng ít ai biết, Ngày của Cha thực chất đến từ một câu chuyện đau lòng từ trước…

Mặc dù không rầm rộ như ngày Lễ tình yêu (14.2), nhưng cùng với Ngày của Mẹ, Ngày của Cha được xem là dịp lễ đặc biệt trong năm để con cái bày tỏ lòng biết ơn đến người cha của mình. Ảnh minh họa: AFP
Ngày của Cha thực chất đến từ câu chuyện thảm họa hầm mỏ ở Monongah, tây Virginia (Mỹ) vào tháng 12.1907. Vụ tai nạn đã khiến 362 người đàn ông thiệt mạng, trong đó có 250 người đã làm cha, nghĩa là khoảng 1.000 đứa trẻ đã mồ côi cha từ sự việc đau lòng này, theo The Mirror ngày 19.6.
Đây cũng là tai nạn khai thác mỏ tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nạn nhân hầu hết là người Ý di cư. Cho đến nay, chính quyền ước tính con số nạn nhân thiệt mạng thực tế gần 500 người.
Cô Grace Golden Clayton, một người con mất cha trong tai nạn này, đã tổ chức một buổi lễ tưởng nhớ đến những người cha xấu số tại nhà thờ địa phương tây Virginia. Cô Clayton đã chọn ngày chủ nhật gần nhất ngày sinh nhật người bố để tổ chức lễ. Đó cũng chính là nguồn gốc của Ngày của Cha, diễn ra lần đầu vào ngày 5.7.1908.
Ngày của Cha năm nay, theo giờ Việt Nam, rơi vào ngày mai, tức chủ nhật 21.6.
Tuy nhiên, cô Clayton khá kín tiếng và ngày lễ cũng không được tổ chức lại vào những năm sau.
Khoảng 2 năm sau, cô Sonora Smart Dodd, sống ở Shokane, Washington, có người cha là ông William Jackson Smart, từng là cựu chiến binh trong cuộc nội chiến nước Mỹ. Vợ ông chẳng may qua đời khi sinh người con út. Kể từ đó, người cha một thân “gà trống” nuôi 6 đứa con đến lúc trưởng thành.
Cảm phục trước sự hy sinh và tình yêu thương vô bờ của cha dành cho gia đình, cô Dodd quyết định kêu gọi thành lập một ngày để tưởng nhớ công ơn người cha. Với sự giúp đỡ của các mục sư và Hiệp hội Thanh niên Thiên chúa giáo, ngày lễ của Cha đã được tổ chức vào năm 1910.
Kể từ đó, Ngày của Cha được vận động trở thành quốc lễ của Mỹ.
Cho tới năm 1972, tổng thống Richard Nixon đã ký duyệt và công bố Ngày của Cha chính thức là ngày quốc lễ của nước này và được tưởng niệm vào chủ nhật thứ ba của tháng 6 mỗi năm.

onsdag 17 juni 2015

Anh không chết đâu anh- Nhạc Nhật Trường Trần Thiện Thanh- Video by UL




Anh không chết đâu anh, người anh hùng mủ đỏ tên Đương 
Tôi vẫn thấy đêm đêm một bóng dù sáng trên đồi máu 
Nghe trong đêm kêu gào từng tiếng súng pháo đếm mau 
Và tiếng súng tiếng súng hay nhạc chiêu hồn đưa anh đi anh đi 

Anh, anh không chết đâu em, anh chỉ về với mẹ mong con 
Anh vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính 
Trong tim cô sinh viên hay buồn thường nhắc nhở những chiến công 
Chuyện nước mắt ướt sân trường đại học chuyện anh riêng anh riêng anh 

Ôi đất mát trên đồi xanh tình yêu khóc ngất bên cỏ tranh 
Đâu cánh dù ôm gió, đây cánh dù ôm kín đời anh 
Trong những tiếng reo hò kia lẻ loi tiếng súng anh nhiệm màu 
Ôi tiếng súng sau cùng đó, anh còn nghe tầm đạn đi không anh 

Không, anh không, anh không chết đâu em anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua 
Tôi thấy mắt anh bên ngọn nến vàng hắt hiu niềm nhớ 
Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân 
Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh cho anh ... 

söndag 14 juni 2015

Nghĩa quân Việt Nam Cộng Hoà...Một chặn đường đấu tranh cho chính nghĩa.

Trong thời gian từ 1958-1959 dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đánh dấu chiến thắng đầu tiên của mình khi tiêu diệt gần như toàn bộ lực lượng cộng sản miền Nam. Theo một tướng lĩnh của quân đội cộng sản là Thượng tướng Trần Văn Trà thì năm 1959 đối với người cộng sản được xem như là “giai đoạn khó khăn nhất của công cuộc giải phóng miền Nam”.
Nếu như Bắc Việt trả đòn bằng cách dựng lên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam là một lực lượng bù nhìn thực sự ...của người cộng sản dựa trên bạo động, khủng bố dã man để tạo ảnh hưởng ở nhiều vùng châu thổ sông Cửu Long. Tổng Thống Diệm đã phản ứng mãnh liệt và một lần nữa QĐVNCH đã phá tan những mũi tấn công của du kích quân cộng sản và đến năm 1963 thì MTGPMN hoàn toàn suy yếu, không còn khả năng uy hiếp chế độ Sài Gòn.
Tình thế xoay chuyển đáng kể vào năm 1968, quân đội bắc Việt ra đòn quyết định khi tung ra chiến dịch “Tổng nổi dậy, Tổng công kích” tết Mậu Thân. Cùng một lúc gần cả trăm thành phố miền Nam bị tấn công. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa và Quân Đội Mỹ đã nhanh chóng phản công và đã ghi được nhiều chiến thắng vẻ vang nhất trong lịch sử chiến tranh.
Sau một vài chiến thắng lẻ tẻ trong đợt tấn công đầu tiên nhờ yếu tố bất ngờ, tất cả các mũi tiến công của binh lính Việt Cộng (MTGPMN) đều bị đẩy lui chỉ trong vài ngày khi phải đối mặt với quân đội Việt – Mỹ qua những trận giao tranh khốc liệt. QĐVNCH đã tỏ ra uy dũng nhất là trong trận tái chiếm thành phố Huế của đơn vị tinh nhuệ Hắc Báo do đại tá Trần Ngọc Huệ chỉ huy, với những trận đánh oai hùng để chiếm lại Thành Nội Huế. Trận đánh tàn khốc trong thành thị để giành từng căn nhà, từng tấc đất ấy đã khiến QĐVNCH tổn thất 357 binh lính và 2642 về phía Việt Cộng. Theo La tragédie du Vietnam et ses leçons của Robert Macnamara- EditeurSeuil 01/01/1998, thì quân nhân VNCH thiệt mạng nhiều trong các trận đánh bởi vì họ vừa chiến đấu, vừa phải bảo vệ sinh mạng của người dân lánh nạn cộng sản. Một phóng viên ngoại quốc đã chứng kiến 2 quân nhân VNCH hy sinh và 1 người bị thương trước mắt ông khi họ bảo vệ một em bé thoát khỏi vùng giao tranh tại Hàng Xanh. (L’Offensive du Têt de Stéphane Mantoux)

lördag 6 juni 2015

Yêu Con- Sáng tác: Quốc Trụ- Âu Bảo Ngân trình bày -Video by UL


Dòng thời gian cuốn trôi biết bao nhiêu điều và Mẹ Cha tóc xanh nay đã ngã màu, nhưng vẫn lớn lao tình yêu dành cho đàn con, nhọc nhằn gian nan cuộc sống khó khăn... Đoạn đường con đi trải bao tiếng rao của Mẹ...từng giọt mồ hôi từng giọt mặn đắng trên môi Cha, từng giọt mưa rơi làm run tấm thân gầy héo. Ph̉ủ kín thân con, đ̉ể con vững bước vào đời...Tình Mẹ bao la như núi cao như biển sâu...Tình Cha mênh mông luôn đong đầy bao yêu thương. Ngược xuôi lo toan, để nâng bước con trên đường đời, chẳng ngại gian nan khổ đau đầy vất vả. Dù là đôi khi Con sai bước Con lạc đường. Một đời bao dung nhẹ nhàng khuyên răng. Cảm ơn Mẹ Cha đã nuôi nấng con trưởng thành. Cảm ơn Mẹ Cha, Con xin cảm ơn người....

fredag 5 juni 2015

Lắng Cảm Chữ Không...Trong Tôi ;)


Không đủ xinh để ai kia phải yêu thương chiù mến
Không đủ lời để lôi cuốn người chú ý đến ta hơn
Không đủ khôn ngoan để nổi bật hơn giữa moị người
Không đủ ngọt ngào để làm xiêu lòng người khác phái
Không đủ nhẹ nhàng để lôi cuốn đối phương chú ý đến ta
Không đủ nghị lực để vượt qua những thử thách nghiệt ngã
Không đủ nhanh nhẹn để tìm tòi bao hấp dẫn của cuộc đời
Không đủ vị tha để người cho ta sự hiểu biết
Không đủ những điều mà người khác có hơn ta
Nhưng ta có đủ cả một trái tim tự tin cho bản thân mình
Chỉ cần biết trái tim luôn thổn thức theo dòng đời trôi nổi
Cho ta biết được mình còn mang đủ kiếp luân phiên
Cho ta có đủ những gì ta cần nơi trần thế
Để chứng minh rằng ta đang hấp thụ những hồi sinh
Và đang đón nhận những vui buồn trong cuộc sống
Không nên quá ưu phiền khi ta biết còn có người khổ ải hơn chính ta


Tự an uỉ chính mình ...UL..2015

|||||||||||||||@@@@@|||||||||||||||



måndag 1 juni 2015

Ngày quân lực - Nhớ anh, người lính Cộng hòa!


Tháng 6 được chọn như mốc đánh dấu cho sự ra đời của Quân lực VNCH thiện chiến và anh dũng. Một chặng đường 20 năm chinh chiến gian khổ, nhiều chiến công cũng đồng nghĩa với nhiều hy sinh, thương tích, tù đày... Mấy chục năm đã trôi qua nhưng với những người yêu lá cờ vàng ba sọc thì hình ảnh người lính VNCH trong bối cảnh loạn lạc vẫn in đậm tâm trí. Những người anh hùn...g ra đi từ hậu phương miền Nam thân thương, từ mái ấm gia đình, từ ruộng đồng cày cuốc, từ mái trường bút nghiên... chinh chiến bảo vệ cho miền Nam 20 năm.
Mặc dù không thể phủ nhận những tác động của thời thế làm cho nhiều người chê trách người lính VNCH, nhưng với tôi và có lẽ với nhiều người nữa, đặc biệt là những ai có ông, cha, chú từng chiến đấu cho QLVNCH có thể đồng cảm và luôn tự hào về họ.
Dù sao đi nữa thì hình ảnh của người lính VNCH vẫn là một bước ngoặc trong lịch sử VN chiến đấu thực sự vì dân tộc, quốc gia chứ không vì bất kì đảng phái nào...

UL xin phép post bài trên đây của tác giả trên FB...để chia sẻ ngày QLVNCH