lördag 28 april 2012

^^ Thiên đàng hay Địa ngục ^^ Lời thơ UL


Tôi chỉ thấy kinh hoàng khi nhìn thấu
Một địa ngục ai oán dân lầm than
Lòng quặn đau nức nở hỡi Việt Nam
Quê hương ơi giờ đây đang ray rức

Giữa muôn ngàn kẻ ngồi trên xơi nước
Dân tình oan người thấp kém chịu thua
Uất ức cho bao thế hệ sầu lo
Mang trong máu nỗi đau ta mất nước
Mất luôn cả hai tiếng noí Tự Do
Việt Nam ơi : Bao nhiêu năm tan tác
Để được gì khi mãi mãi chia ly
Để được gì khi ta đang trùng bước
Đường không xa ngại ngần cản lối đi
Mẹ Việt Nam bây giờ đang yên nghĩ
Nơi suối vàng ngậm ngùi đất bỏ hoang
Không người đến không người đi lưu luyến
Mặc thế gian thiếu vắng tiếng Việt Nam
Nước mắt chảy ngược lệ hóa đá lời than
Rằng ̣đơì sau còn gì trên lịch sử
Sẽ còn gì ghi lại dòng thời gian
̉
£££ 28 04 2012 £££
UL Ghi lại cảm xúc xót xa cho Quê Hương Tôi ... Việt Nam !!!

söndag 22 april 2012

Báo Tuổi Trẻ-Tiểu thương chợ Đầm Tròn Nha Trang biểu tình sang ngày thứ 2

    •  Sáng 21-4, hàng trăm tiểu thương chợ Đầm tròn Nha Trang vẫn tiếp tục bãi thị và cùng tập trung đi kiến nghị “không đập bỏ chợ Đầm tròn Nha Trang”.
      Tiểu thương đã đi qua các đường phố: Hoàng Hoa Thám, Hùng Vương, Nguyễn Thiện Thuật và sau đó đã tập trung tại đường Trần Hưng Đạo để chờ nêu kiến nghị với lãnh đạo Tỉnh ủy Khánh Hòa.
      Trước đó, sáng 20-4, tiểu thương chợ Đầm cũng đã bãi thị, tập trung khiếu nại tại UBND TP. Nha Trang và đã đối thoại với lãnh đạo UBND TP.
      UBND TP. Nha Trang sau đó đã có báo cáo do chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Danh ký gởi UBND tỉnh Khánh Hòa về cuộc bãi thị của tiểu thương chợ Đầm và việc tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của tiểu thương.
      Theo báo cáo này, trong buổi đối thoại, Công ty CP Sông Đà Nha Trang cũng đã trình bày phương án dự kiến sắp xếp, bố trí mặt bằng kinh doanh, giá cả cho thuê mặt bằng tại dự án chợ Đầm Nha Trang.
      Thế nhưng, “tập thể tiểu thương chợ Đầm tròn vẫn kiên quyết xin giữ lại chợ Đầm tròn”.
      UBND TP Nha Trang cũng đã tiếp nhận và gởi đơn kiến nghị của tập thể tiểu thương chợ Đầm tròn Nha Trang cho UBND tỉnh Khánh Hòa xem xét.
      Sáng nay, tiểu thương đã nhận được và phổ biến cho nhau về nội dung báo cáo trên của UBND TP Nha Trang và tiếp tục bãi thị và tập trung nêu kiến nghị của mình.









torsdag 19 april 2012

... Một Mảnh Tình Tả Tơi ... Mà Rơi Nước Mắt ...

VỢ HỜ ---~---
Anh lấy của cô chữ "trinh" và trả về cho cô chữ "khinh"

Cô là Cỏ. Cô xấu xí, không có duyên, mỏng manh hoang dại, và tròn vo.

Anh là Gió. Anh lãng tử, galăng, đào hoa, mạnh mẽ và đa tình.

Năm cô 16 – là lúc anh 17. Hai con người thuộc về hai thế giới gặp nhau.

Cô yêu anh từ cái nhìn đầu tiên. Anh chê cô xấu và chán nản khi nhìn cô…

Tuổi trẻ của họ, là những năm tháng anh hờn hợt – còn cô thì nồng nàn.

Với anh, cô là người tình hờ. Với cô, anh là tất cả.

Anh đa tình, cô giỏi chịu đựng. Anh sành đời, cô gà mờ.

Tình yêu của cô – không ích kỉ, không thèm khát, không ham muốn. Là tình yêu nhẹ nhàng, nhưng rất sâu và rất thật.

Tình yêu của anh – không thuộc về nơi cô…

Năm cô 19 – là lúc anh 20.

Cô trao tấm thân cho anh.

Anh dạy cô hút thuốc, cô có hút – nhưng không ghiền.

Anh dạy cô uống bia, cô có uống – nhưng lại ói ra hết.

Anh dạy cô làm tình, cô làm anh lên đỉnh – nhưng không bằng những người phụ nữ ngoài kia.

Anh lấy của cô chữ "trinh", và trả về chữ "khinh".

Cô vẫn chấp nhận.

Cô chung thuỷ đến đáng thương. Anh nhận ra nhiều điều. Và xem cô như một chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất.

Khi tâm trạng đâm vào ngõ cụt, anh tìm cô.

Khi anh buồn, cô cứ ở mãi một chỗ nghe anh nói và dỗ dành anh.

Thấy anh đau vì một người con gái khác, cô không ghen – chỉ buồn theo anh.

Cô cứ ở mãi một chỗ, đợi chờ anh.

Anh cứ rong chơi mãi, vì biết cô sẽ đợi…

Sinh nhật lần thứ 25 của anh, anh ngỏ lời cầu hôn cô.

Anh cho cô bốn tháng để suy nghĩ – nhưng biết chắc câu trả lời, anh âm thầm chuẩn bị hôn lễ.

Sinh nhật lần thứ 24 của cô, cô đồng ý làm vợ anh.

Không có gì là bất ngờ, vì cô yêu anh.

Không có gì là bất ngờ, vì từ lâu – anh xem cô là tri kỉ…

Lấy nhau về, anh vẫn không bỏ được thói trăng hoa – còn cô, vẫn là người phụ nữ đứng sau và chờ đợi anh.

Lấy nhau về, nhiều lúc anh bỏ mặc cô ở nhà một mình tận ba bốn ngày, có khi là một tuần – thế mà cô chẳng trách móc anh một câu nào cả.

Lấy nhau về, anh hỏi cô:" Sao em không cấm cửa anh?!" – cô trả lời:" Vì em biết mình không thể ràng buộc anh".

Lấy nhau về, anh càng đa tình hơn – cô càng chung thuỷ hơn…

Năm cô 30 – là lúc anh 31.Biến cố xảy ra.Anh chạy theo một người đàn bà khác.

Ôm ấp con ả ấy về nhà.

Cô đi chợ về, thấy đôi giày đỏ – tự động đóng cửa ra cafe ngồi.

Trưa – cô gặp con ả ấy trước cửa.

Chiều – cô để lại cho anh một tờ giấy:

" Người ta có thể làm người tình hờ của nhau cả đời, nhưng để làm vợ hờ – là rất khó. Cái giá của một người vợ rất lớn, không phải con đĩ nào cũng có quyền chỉ thẳng vào mặt em mà nói:

– "Giữ được chồng còn không thể thì mày làm được gì?!".

Anh không sợ mất em, cho nên anh mất em rồi đấy."

Tối – anh đọc tờ giấy, vò nát, nước mắt rưng rưng…

Anh yêu cô từ lúc nào không hay…
 
UL đọc được mẫu truyện này do 1 người post lên mà thấy hay quá nên xin truyền tiếp qua Blog để các bạn gần xa có ghé thăm Blog naỳ thì có chut́ gì đọc cho vui chut́́ mà suy ngẫm chuyện đời đó đây...có ai giống hoàn can̉h người vợ hờ này hay không nhỉ

Những Dòng Thơ Chống Trung Côṇg



Dòng sông rửa tội
Lấy một nắm đất
trét lên mặt mình
ở đất nước tôi mọi người đều làm / phải làm như thế
để ca ngợi HCM

Trong nấm mồ như thể
khó mà lạnh lẽo được hơn
xác ướp nghĩ gì?
hỡi ông !

Khi linh hồn còn lang thang
khắp nơi trong vũ trụ mông lung,
chờ ngày phán xét cuối cùng
thì ông đã trót được bọn chúng
phong thánh mất rồi

còn đâu,
Hãy từ chối đi, nếu còn có thể
Vì sự sám hối sẽ cứu rỗi được ông
dù ông không còn cơ hội để sám hối trước chúng tôi
nữa rồi,

Tôi nhìn nấm mồ của ông,
và tôi khóc
vì tôi, và cả dân tộc này, cùng với cái đảng cộng sản chết tiệt của ông
đã bị chôn vùi vào đó cả rồi

bằng nhiều cách khác nhau
nhưng thời gian thì có thực
đó là tuổi thơ của tôi,
đó là tương lai của đảng cộng sản

và hiện tại của đất nước này
đã được
nhuộm đỏ nhuộm hồng, nhuộm bằng máu của nhau

Tôi thường đi tìm một dòng sông
chảy ra từ những con suối
khởi thủy trong tận rừng sâu

Tôi ước ao được tắm mình vào đó
được úp mặt xuống dòng nước mát trong tinh sạch đó
để gột rửa bùn đất
và máu
và lửa
trên cơ thể tôi, trên khắp dân tộc tôi
và ở mọi chốn cùng của quê hương Việt Nam

Yêu dấu thương đau !

Nhưng mọi dòng sông đều ô nhiễm cả rồi
vì than bùn bô xít
vì nước thải độc hại
vì sự phát triển
vì thuốc trừ sâu
và vì những chiến công
lẫy lừng năm châu bốn biển
(cứ tạm thời vu cho là thế !)

Anh phải giết em thôi em yêu dấu
Con phải đấu tố cha thôi cha kính yêu
Còn mẹ ư, mẹ để làm gì?
Hàng xóm và bạn hữu ư
Xin hãy quên đi

Tất cả vì lý tưởng cộng sản vì chủ nghĩa xã hội
Vì Mác Lê nin vì Mao Trạch Đông
Và Xtalin nữa
Mà máu dân mình đã nhuộm đỏ những dòng sông

Tôi tìm mãi dù đã rất cố công
Với đôi tay và bàn chân nhỏ bé
Xước máu đỏ hồng
Chẳng có gì ngoài một cõi mênh mông
Của tham tàn cùng cực
Dối trá bất công

Tôi muốn trút bỏ tất cả
Mọi y phục và những suy nghĩ ở trong lòng
Để được tắm mình trong một dòng sông
Chảy ra từ đại ngàn u tịch
Là tình yêu, thứ tha
Công lý và lẽ thật
Khởi đầu, sau cùng và duy nhất.
Một lần
cho tất cả
hồi sinh

Này hỡi HCM
và sư phụ là Mao Trạch Đông
các người còn sám hối được nữa không ?
e rằng
Không !

Lê-thị-Công-Nhân.

@@@@@@@@@@
LÊ THỊ CÔNG-NHÂN.

Em tôi nhỏ bé
Có tội tình chi
Như con se sẻ
Giữa vườn Xuân thì.

Như con chim sâu
Nhảy nhót chuyền cành
Giữa bầy diều hâu
Máu lạnh hôi tanh.

Em chống bạo quyền
Khát máu , độc Ðảng
Sáu mươi năm liền
Tước đoạt quyền sống.

Em vì đồng bào
Xả thân tranh đấu
Ðấu tranh quyết liệt
Ðòi hỏi Tự do.

Ðòi quyền đối kháng
Ða nguyên , đa Ðảng
Thực thi Dân chủ
Tôn trọng Nhân bản.

Em giúp dân oan
Cùng đứng khiếu kiện
Tố cáo tham quan
Cưỡng đoạt tài sản.

Vạch mặt tham nhũng
Trấn lột Nhân dân
Ðày đọa , khủng bố
Dã man , bạo tàn .

Xuân qua , lại Xuân
Nhà tù Thanh-hóa
Ðiạ ngục trần gian
Em bị đày đọa.

Người Luật sư trẻ :
LÊ THỊ CÔNG-NHÂN
Tấm gương thế hệ
Loài người soi chung.

LÊ THỊ CÔNG-NHÂN
Người nữ anh thư
Ðang còn trong tù
Vẫn giữ kiên gan.

Ta chưa gặp em
Nhưng lại rất gần.
Ða tạ ơn em :
- LÊ THỊ CÔNG-NHÂN -

LÊ VĂN KỲ
Hawaii 2009.

%%%%%%%
THƠ CHO LÊ THỊ CÔNG NHÂN

Trong giá buốt mùa Đông chiều viễn xứ
Nghe giọng nói em dỏng dạc băng tần
Tôi khâm phục em, Lê Thị Công Nhân
Người con gái của dòng dân Trưng, Triệu
Người đã dám đơn thân lời hiệu triệu
Một mình xưng tên thách thức bạo quyền
(Lũ cường đồ của Các Mác, Stalin)
Không chùn chân trước xích xiềng, lao lý
Em tranh đấu cho Tự Do, Nhân Vị
Quyết dẹp đi ách thống trị bạo tàn
Cho dân mình sớm thoát cảnh lầm than
Mà vủ khí là đôi bàn tay trắng
Em nói đúng, nhất định mình phải thắng

Nếu đồng tâm cương quyết chẳng rụt rè
Nếu dân mình thôi sợ hãi, e dè
Chắc sẽ dẹp được búa đe Cộng Sản
Anh trôi dạt trên bước đường tị nạn
Bị lũ vô lương dán nhản Việt kiều
Thật chán chường, trơ trẻn biết bao nhiêu
Ngược lại với hết những điều rao trước

Màn ảnh nhỏ đang chiếu ngày mất nước
Ngày ba mươi uất ức tháng Tư đen
Bao nhiêu người chờ chực, lấn, van, chen
Buông vủ khí làm tên hèn tháo chạy
Rồi cả nước đã rơi vào cạm bẩy
Bao nhiêu năm tù đổi lấy được gì
Bao nhiêu người cố dắt díu nhau đi
Chỉ mong thoát bàn tay loài quỷ đỏ
Em dạo đó vẫn còn đang tuổi nhỏ
Đã trưởng thành bên cờ đỏ sao vàng
Nhưng may thay phân định được rõ ràng
Nên em chọn đứng vào hàng chính đạo
Lòng cương quyết phải trừ gian, diệt bạo
Tâm thư em gây nhốn nháo âu lo
Cho bầy cộng nô hiểm ác côn đồ
Em chấp nhận bước vào lò lửa hận

Hôm nay đây, lúc năm cùng tháng tận
Anh ân cần đôi chữ dặn dò nhau
Dân tộc mình đã chịu lắm thương đau
Phải chung sức để đương đầu bảo tố
Em đã tưới bao hoa lòng nở rộ
Khắp năm châu hớn hở đáp lời em
Lê Thị Công Nhân, tên gọi êm đềm
Trên biểu ngữ đính kèm tên Cha Lý
Bài thơ ngắn anh ghi từ đất Mỹ
Hy vọng làm tăng ý chí đấu tranh
Mong lòng dân quốc nội phát lên nhanh
Để đất nước được thành như ý nguyện
Lòng hải ngoại dỏi theo từng biến chuyển
Đòn gian ngoa cộng sản: Chuyện thường thôi
Những mánh mung ai cũng biết cả rồi
Màn kịch dở đã đến hồi chung cuộc

Hỡi những ai còn nghĩ về tổ quốc
Hảy chung lời cáo buộc lũ cộng nô
Phải dừng tay tàn ác, trả tự do
Và hạnh phúc ấm no cho tất cả
Người hải ngoại xin đừng nên nhẹ dạ
Cộng sản làm và nói chả đi đôi
Mấy mươi năm nhìn thấy đủ quá rồi
Chớ dại dột ham mồi mà mắc bẩy

Chieu Le

&&&&&&&&&

VỌNG PHU ĐÁ HÓA BIỂU TÌNH
Bùi Khắc Vinh kính tặng các mẹ, các chị,
các em đi Biểu tình ngày 17.07.2011
 
Nợ nước thù nhà,
Giặc đã đến nhà.
Những lang sói tràn qua biên giới,
Những cánh rừng bị đào xới,
Những đỏ ngầu bô xít Tây Nguyên,
90% những dự án khắp ba miền,
Đã có những phố tầu, quảng cáo chữ tầu to hơn chữ Việt…
Cha vẫn còn nằm dưới đáy biển Hoàng Sa,
Mẹ vẫn lệ nhòa khói nhang mộ gió.
Chồng ơi chồng, Vị Xuyên, Hà Giang… ngày đó,
Nước mắt cạn rồi,
Em bồng con hóa đá Vọng Phu …
Không, không,
Em và con không thể cứ mãi là hòn đá
Bởi đất nước hôm nay:
Một con sâu, hai con sâu… sao nhiều sâu quá ?!
Này sâu!
Hãy nghe cho rõ:
“Không có gì quý hơn Độc lập Tự do!”
Bác Hồ dạy:
Độc lập không được quỳ gối trước kẻ thù,
Tự do không được lấy dùi cui bịt mồm dân yêu nước!
Này ngoại xâm!
Đừng hí hửng tưởng đã lừa được bầy sâu
Mà vội quên những nhãi ranh tuyên đức
Tham lam, độc ác, động binh không ngừng [1].
Nay Hà Nội thênh thang có đủ cả núi rừng
Trong quy hoạch vẫn dành nhiều đống đa đống mác [2].
Thơ Hồ Xuân Hương nay phổ thành tiêng hát:
Ví đây đổi phận xuân sơn được
Thì sự anh hùng há Vọng Phu [3]?!


Hà Nội, ngày 17.07.2011
TS Bùi KhắcVinh
[1] Đại thi hào Nguyễn Trãi trong ‘Bình ngô đại cáo’ đã viết ‘thằng nhãi ranh tuyên đức động binh không ngừng’;
[2] Ý thơ này là của Nữ KTS Trần Thanh Vân (hình như) khi bà comment trên mạng nào đó (xin thất lễ vì kô nhớ rõ link) về sự kiện tầu tầu dám xâm nhập vùng biển chủ quyền lãnh hải nước ta, cắt cáp tầu Bình Minh 02 và tầu Viking 2 của VN;
[3] Dựa theo ý của Nữ sỹ Hồ Xuân Hương trong bài thơ đặc sắc độc đáo ‘Đền thái thú’ khi Bà “ghé mắt trông ngang thấy bảng treo”.

onsdag 18 april 2012

Những bài thơ đáng được biết đến cho Dân Tộc Việt Nam

Bài Thơ Cho Ngày Quốc Hận 30 tháng 4
Anh hỏi em sao không về thăm mẹ
Ngày lìa đời mẹ nhắm mắt không yên
Vắng bóng em nên mẹ chết ưu phiền
Vầng tang trắng thiếu đứa con gái út

Em hỏi anh vì sao em bỏ nước?
Tại vì sao mẫu tử phải chia lìa
Tại vì sao chồng vợ phải phân chia
Ngàn người chết biển đông trong rừng thẳm

Em hỏi anh hơn ba mươi năm lẻ
Quê hương mình dân chúng vẫn điêu linh
Có phải chăng vì bọn cướp hồ tinh
Đội lớp người nhưng lòng lang dạ sói

Độc lập tự do sao người dân tê tái
Hiếp đáp người, đàn áp bắt dân oan
Sống xa hoa mặc dân khổ kêu than
Tiền đầy tuí tham quan tư bản đỏ

Biển Việt Nam, Nam Quan, Bản Gốc
Sao cắt dâng Tàu cuí mặt cong lưng
Cô gái thanh xuân nước mắt rưng rưng
Vì manh aó bán thân lìa cha mẹ

Trẻ thất học lang thang trên đường phố
Kiếm mưu sinh trong đống rác vĩa hè
Những đêm đông áo rách không đủ che
Nằm giá lạnh co ro trời có thấu

Ai đã bảo là cơm no áo ấm
Lời mị dân xảo trá thật điêu ngoa
Người dân oan cay đắng lệ chan hoà
Ai tàn nhẫn bắt người còn cướp đất

Người nông dân cày ruộng thiếu cơm ăn
Nơi thành thị kẻ vung tiền như rác
Ai đã bảo giàu nghèo cùng san sẻ
Nhưng càng ngày hố ngăn cách càng xa

Dù xa quê nhưng em luôn khắc khoải
Vui sướng gì khi đất nước lầm than
Nước người ta ăn, mặc quá dư tràn
Lòng đau xót thương dân mình đói rách

Ba mươi tháng tư anh ơi còn nhớ?
Ngày đau buồn ta quấn chiếc khăn tang
Giận ai kia hèn nhát đã đầu hàng
Để mất nước ta lầm than viễn xứ

Ba mươi tháng tư Việt Nam Quốc hận
Ngày kinh hoàng rúng động cả năm châu
Lũ tham tàn không tồn tại được lâu
Anh hãy đợi một ngày em trở lại

Em sẽ về khi quê hương bừng sáng
Ngày tự do dân chủ sẽ không xa
Tuổi trẻ Việt Nam bất khuất thiết tha
Sẽ dựng lại một mùa xuân mầu nhiệm

Sao Linh

=== ¤¤¤¤¤¤ ===

BÀI THƠ cho THÁNG TƯ ĐEN
(gởi về quê hương và đồng bào Việt Nam thân mến)

Năm tháng theo nhau rụng xuống đời
Tháng Tư lại đến, biển sầu khơi !
Tháng Tư này nữa là bao nhỉ
Mà vẫn xa quê, sống phận hời ???

Tóc đã phai xanh, tuổi đã chiều
Chưa ngày thanh thản, vẫn đăm chiêu
Phần thương dân tộc trong sầu tủi
Phần xót quê hương đỏ giáo điều ...

Hỡi những trái tim, những tấm lòng
Cơ trời vận nước buổi suy vong
Hãy xin gìn giữ niềm trung nghĩa
Đừng để ngàn sau hổ giống dòng

Đừng để tàn phai nét đẹp xưa
Của trang thanh sử, dẫu giao mùa
Chao ơi, từ đỏ cơn hồng thủy
Bao kẻ xuôi dòng theo gió mưa !!!

Nhìn những lòng thay, những nắng phai
Mà tim thổn thức nhịp u hoài
Mà đau mà xót niềm hưng phế
Thương bóng Loa Thành, thương Ức Trai !

Giọt lệ đôi phen đã ngỡ ngàng
Khi người đổi bến, kẻ sang ngang
Thịnh suy mới rõ đời đen trắng
Mới thấy thau kia lẫn với vàng !

Dốc thẳm, đường chênh vắng bóng người
Âm thầm chiến sĩ bước đơn côi
Con thuyền chính nghĩa, lòng son sắt
Xin chớ phong ba mãi dập vùi !

Mấy chục năm dài vẫn đợi mong
Đợi anh góp sức, chị chung lòng
Đứng lên trừ hết loài gian ác
Để trả cho tròn nợ núi sông

Rồi sẽ bình minh rực tháng Tư
Quê hương nhất định hết lao tù
Cờ Vàng tô thắm khung trời Việt
Tổ quốc vinh quang, sạch bóng thù

NGÔ MINH HẰNG

UL sưu tập và xin post lên đây những bài thơ rất ý nghĩa cho dân tộc Việt Nam

tisdag 17 april 2012

@...Có đôi khi...@

"Đôi khi, bạn cần phải chạy thật xa và bạn có thể thấy ai sẽ chạy theo bạn... Đôi khi, bạn cần phải nói nhỏ hơn để thấy được ai đang nghe mình... Đôi khi bạn cần có một quyết định sai lầm chỉ để thấy được ai sẽ ở đó để giúp bạn sữa chữa nó... Đôi khi bạn cần để người bạn yêu đi khỏi để thấy được họ có đủ yêu bạn để trở về bên bạn..."

Có đôi khi thấy sốt ruột vì cứ phải đi trên một con đường dài tưởng chừng như vô tận với một tốc độ chậm rì…
Có đôi khi thấy lo lắng vì dường như mọi người vẫn đang tiến lên, còn mình thì đứng yên một chỗ…
Có đôi khi thấy chạnh lòng vô cùng chỉ vì một câu nói vô tình của ai đó…
Có đôi khi thấy trong lòng tràn đầy những xúc cảm, chỉ muốn hét ra cho nhẹ lòng…
Nhưng có đôi khi, thấy bản thân mình thật hèn nhát, không dám nói hết những gì mình đang nghĩ suy…
Có đôi khi thấy mình quá thẳng thắn và nóng tính…
Và đôi khi thấy ngạc nhiên khi nhìn lại những gì mình đã làm được…
Thấy lạ và cả hơi buồn nữa, vì có quá nhiều người hiểu sai về mình…
Đôi khi thấy vui, vui vì mình đã thay đổi khá nhiều…Thấy lo lắng cho bạn bè, vì dường như sự quan tâm của mình giành cho họ vẫn chưa đủ…
Có đôi khi thấy nhớ đến nao lòng một nụ cười của ai đó…
Có đôi khi thấy lo lắng cho một người vô cùng mà chẳng thể hỏi han…
Cuộc sống luôn chứa đầy những gam màu khác nhau…
;;;;;;;;;

18 Điều Suy Niệm
 1/ Kho tàng vô tận của ta là nụ cười
2/ Thông minh nhất của ta là tự chủ
3/ Công bình nhất ta có là thời gian
4/ Bạn thân nhất của ta là sức khoẻ
5/ An ủi nhất của ta là bố thí
6/ Sức mạnh nhất của ta là khoan dung
7/ Thông thái nhất của ta là tình thương
8/ Hy vọng nhất của ta là tự thay đổi
9/ Thành công nhất của ta là sự lễ độ
10/ Kẻ thù nhất của ta là tham vọng
11/ Cô độc nhất của ta là mặc cảm
12/ Dại dột nhất của ta là tuyệt vọng
13/ Đau khổ nhất của ta là tự ty
14/ Sai lầm nhất của ta là dối trá
15/ Ăn năn nhất của ta là bất hiếu
16/ Tật nguyền nhất của ta là ghen tỵ
17/ Yếu đuối nhất của ta là thịnh nộ
18/ Thất bại nhất của ta là tự kiêu.
 

UL sưu tập

måndag 16 april 2012

Những câu chuyện kỳ lạ mà có thật

Hôm qua, đúng vào ngày CUỐI TUẦN, thế giới kỷ niệm 100 năm tàu Titanic đắm chìm, sự kiện ai cũng từng nghe nói.
Dưới đây là những mẫu chuyện lạ có thật từ nhiều thế kỷ đã đi qua
Năm 1898

Mark Roberto (một nhà văn người Mỹ), đã viết cung̀ tiểu thuyết The Wreckof the Titan, kể về con thuyền khổng lồ Titan, với trọng tải 75k tấn, 3buồng lái và có tốc độ tối đa là 25 hải lý. Trong lần ra khơi đầu tiên vào một buổi tối tháng 4, tàu Titan đã đâm vào tảng băng trôi và bị chìm. Rất tiếc là chỉ có 24 tàu cứu sinh nên không thể cứu hết hành khách. Đây chỉ là tiểu thuyết.

Con tàu thật Titanic (mà chúng ta đã biết) được xây dựng 13 năm sau đó. Nó cũng nặng 75k tấn, có 3 buồng lái và cũng có tốc độ tối đa là 25 hải lý và có sức chứa khoảng 3000 hành khách. Điều kỳ lạ là số phận của tàuTitanic giống hệt như số phận của tàu Titan trong tác phẩm của Roberto. Chuyến tàu khởi hành đầu tiên vào năm 1912, và trong một buổi tối 14-4, sương mù dày đặc, tàu đã đâm vào tảng băng trôi và bị chìm, chỉ có khoảng 1500 người trong tổng số 2207 hành khách được cứu.

Năm 1828

Trên một chuyến tàu vượt Đại Tây Dương, người thuyền trưởng đang ngồi trong cabin tàu thì có 1 người đàn ông bước vào. Ông ta ko nói gì mà chỉ để lại một tin nhắn trên vách tường của cabin 'Dừng tàu lại và đivề hướng đông bắc', sau đó đi ra. Người thuyền trưởng cảm thấy kỳ lạ nhưng vẫn làm theo lời hướng dẫn đó. Đến nơi, họ mới phát hiện có một con tàu đang chìm. Sau đó họ phát hiện xác của một người đàn ông trên tàu. Điều kỳ lạ là đó chính là người đàn ông đã báo tin cho vị thuyền trưởng.

Năm 1956

Một người thuỷ thủ người Thụy Điển cảm thấy buồn chán, liền viết một bức thư ghi rõ địa chỉ, tên tuổi của mình và bỏ lá thư vào trong chai,sau đó ném xuống biển. Hai năm sau, một người ngư dân Italia đã nhặt được cái chai và đem về cho con gái mình. Người con gái sau đó đã gửi thư lại cho người thuỷ thủ, chỉ xem như trò chơi. Sau đó, họ đã trao đổi thư từ cho nhau như thế nhiều năm. Cuối cùng họ quyết định gặp nhau. Kết quả sau lần ấy là ... một đám cưới đã diễn ra sau đó.

Sưu tập chuyện lạ có thật by UL

Một Truyện Đọc Có Ý Nghĩa

EM KHÔNG THỂ SINH CON.

Người chồng giém màn cẩn thận, nằm xuống quàng tay qua người vợ, thầm thì :

– Năm nay mình có con em nhé.

Bằng một phản xạ không rõ rệt, cơ thể người vợ dường như co lại một cách khó nhận thấy trong vòng tay chồng. Nằm ngửa, mắt nhìn lên trần nhà, cô nói :

– Em không thể có con.

– Em đi khám lúc nào?

– Trông anh kìa ! Không, em bình thường. Em có khả năng sinh con. Nhưng em không thể.

– Đừng đùa anh thế.

– Em không đùa, em nói thật.

– Anh không hiểu gì cả.

– Anh hình dung cái ngày em sinh con, chúng ta sẽ làm gì ?

– Anh đưa em vào bệnh viện chứ sao.

– Mình sẽ làm gì ở bệnh viện?

– Em không định sinh con ở bệnh viện à ?
– Không đơn giản chỉ có vậy. Không đơn giản chỉ là em đến đấy để đẻ. Nếu chúng ta muốn em không phải đau đớn khi đẻ, nếu chúng ta muốn con sinh ra được an toàn, thì chúng ta phải đưa phong bì cho bác sĩ, y tá, hộ lý.

– Chuyện bình thường mà em.

– Bình thường ? Khi chúng ta đưa tiền cho họ, chúng ta mua họ, chúng ta tự hạ thấp nhân cách của mình, chúng ta tự làm mình hư hỏng, và chúng ta làm họ hư hỏng.

– Em cường điệu rồi. Chẳng có ai hư hỏng. Cả xã hội như thế mà, em nghĩ làm gì cho mệt.

– Sao trước đây cha mẹ sinh ra chúng ta không phải mua bác sĩ. Lúc đó cha mẹ chúng ta nghèo, các bác sĩ cũng rất nghèo. Nhưng chẳng ai phải mua ai cả.

– Em đừng dùng từ mua. Một khi cả xã hội đã như thế thì em băn khoăn làm gì ?

– Không phải cả xã hội như vậy. Những người không có tiền sẽ phải đẻ trong đau đớn kể cả khi mà ngày nay kỹ thuật đẻ không đau đã được áp dụng. Điều đó còn được ghi rõ trên tờ quy định của bệnh viện, dán đầy hành lang. Anh cứ vào bệnh viện Phụ sản Hà Nội mà xem. Đẻ không đau giá khác và đẻ đau giá khác. Sao vậy chứ ?

– Em đừng hỏi ngốc như thế nữa được không ?

– Thì em ngốc. Em không hiểu.

– Nếu không thế thì không phải là bệnh viện.

– Anh nói gì vậy. Người ta lấy cả nỗi đau ra để làm tiền. Và sự công bằng ở đâu ?

– Em không biết là chính trên nỗi đau của người khác mà người ta dễ làm tiền nhất à? Và sống lâu trong sự bất công thì người ta cũng không còn ý thức về sự công bằng, có gì khó hiểu đâu. Thực ra ở đây công bằng được xác định bằng khả năng chi trả. Em muốn được đối xử tử tế ư ? Em phải có tiền. Em phải có tiền để được đối xử như con người. Nhưng điều đó liên quan gì đến việc chúng ta có con.

– Có chứ. Liên quan, hết sức liên quan. Em không muốn con sinh ra phải gánh tội của chúng ta.

– Tội gì cơ ?

– Em hỏi anh : anh có thể không đưa phong bì cho bác sĩ, y tá, hộ lí khi em sinh con không ?

– Anh phải đưa. Anh không thể để em đau đớn, không thể phó thác sinh mạng của con cho may rủi. Em đọc báo thì biết rồi đấy, bao nhiêu trường hợp tử vong do không được chăm sóc đúng mức. Và em cũng đã tận tai nghe kể những trường hợp mà em trực tiếp biết. Em còn nhớ hôm chúng ta đi qua một thành phố ở miền trung, ô tô dừng lại một lúc bên đường, và chúng ta đã nghe một bà mẹ khóc lóc thảm thiết và chửi rủa trong đau đớn, con gái bà đã mất khi sinh nở và cả đứa cháu của bà cũng không giữ được, dù bà đã « tọng đầy miệng chúng nó », bà ấy nói như vậy, em cũng nghe rõ, tọng phong bì đầy miệng chúng nó. Bà ấy đã kiện, nhưng chỉ tiền mất tật mang, bà ấy chỉ có một mình, địch sao lại cả một tập thể. Và tòa án thì cũng vận hành theo một phương thức như bệnh viện, được phong bì bôi trơn. Bà ấy không là ai cả, không là gì cả, thì chỉ có thua cuộc mà thôi. Anh không thể mạo hiểm. Một ngày mấy chục ca đẻ, người ta đưa phong bì cả, chỉ riêng mình không đưa thì chắc chắn sẽ bị coi là bất bình thường, và người ta sẽ khó chịu. Thôi em đừng băn khoăn mấy chuyện đó nữa, vả lại mình cũng chỉ vì con thôi.

– Vì con. Vì con mà chúng ta phải làm như vậy. Thế là con của chúng ta phải gánh lấy cái tội không phải của nó. Vì nó là nguyên nhân khiến chúng ta phạm tội, khiến cho bác sĩ phải phạm tội. Nó vừa ra đời đã phải mang tội, đó là một thứ tội tổ tông mà nó buộc phải gánh vì bố mẹ nó muốn tốt cho nó. Một thứ nguyên tội hiện đại, em không biết gọi nó là gì nữa.

– Em cường điệu rồi, chúng ta không phạm tội, bác sĩ cũng không phạm tội.

– Nhận tiền bất chính không phải là một tội hả anh ?

– Không đến mức ấy đâu. Em dùng từ nặng quá. Tất cả đều làm thế mà.

– Vì tất cả đều làm thế thì việc nhận tiền đó trở thành chính đáng ư ?

– Em ạ, chúng ta đang sống trong một thời đại cần phải chấp nhận và không lập luận, không đi tìm lí do, không cần biết đến lí lẽ. Chúng ta phải biết sống trong sự phi lí như cá sống trong nước. Bài học cuộc đời đấy. Em không chịu học thì em không tồn tại được đâu. Như anh đây này, làm việc ở cơ quan mười năm rồi, nhưng lương chỉ bằng một người mới vào nghề có vài năm thôi. Nếu anh có đi hỏi thì sẽ được trả lời là « cái nước mình nó thế, đừng có hỏi ».

– Chúng ta không hỏi được con xem nó có muốn gánh lấy cái nguyên tội hiện đại này bằng sự ra đời của nó không. Chúng ta không có cách nào để hỏi nó, không có cách nào để biết được nó có đồng ý ra đời trên cái phong bì kết nối hai loại người tội lỗi là bố mẹ nó và những người đón nó vào cái thế giới này. Chúng ta bắt nó phải chịu, chúng ta buộc nó phải ra đời bất chấp ý muốn của nó. Vì nó là con em nên em cảm thấy nó sẽ không chấp nhận. Nó thà không ra đời còn hơn là ra đời theo cách đó. Trời ơi, nó sẽ không chấp nhận đâu. Em biết mà.

– Anh không hiểu em. Em phi lí quá. Hay là em có người đàn ông nào khác ?

– Có một cách là em về nông thôn sinh con.

– Nông thôn làm gì có bệnh viện. Các trạm xá ở đó không đủ điều kiện vệ sinh. Anh nhất định không đồng ý. Trong trường hợp có vấn đề gì không thể xử lý được. Mà em thì có bệnh tim bẩm sinh, em quên rồi sao. Chúng ta không thể mạo hiểm.

– Có thể đến những bệnh viện quốc tế, có thể ra nước ngoài để sinh con, nhưng đó chỉ là một giấc mơ, vì chúng ta không đủ tiền.

– Thôi ngủ đi em. Rồi em sẽ suy nghĩ lại.

...Sáng dậy, người chồng lặng lẽ ra khỏi nhà. Anh ăn sáng một mình. Khi bà bán phở hỏi vợ anh đâu, sao cô ấy không đi cùng như mọi hôm, anh buồn bã thành thật trả lời : cô ấy ốm. Đúng lúc đó người vợ phóng xe máy ngang qua, nhưng cái khẩu trang che mặt khiến bà hàng phở không nhận ra cô. Người chồng nói chuyện với một vài đồng nghiệp ở cơ quan, họ an ủi anh và cho rằng đấy chỉ là một cơn rối loạn tâm lý nhất thời, rồi nó sẽ qua thôi. Họ khuyên anh nên cố gắng tạo không khí ấm cúng, tin cậy, để cô ấy có tâm trạng tốt, chứ đừng như sáng nay. Anh cũng cảm thấy hình như anh không phải với vợ khi ra khỏi nhà mà không nói gì với cô ấy.

Chiều tối hai người về nhà, anh không nhận ra bất kỳ thay đổi nào ở cô. Vẫn vui vẻ và như mọi ngày, vừa làm bếp vừa tranh thủ dọn dẹp, vui vẻ và thoải mái. Cô không chú ý đến thái độ bất thường của anh sáng nay.

Lúc đi ngủ, anh muốn bắt mình làm một cử chỉ âu yếm vợ như thường lệ, nhưng rồi cảm thấy như thế quá giả dối, và anh không làm được. Rồi anh tự giận mình vì đã không làm như thế. Nhưng anh không tự giận mình lâu được. Anh nằm thẳng, hai tay để dưới đầu, những ngón tay đan vào nhau. Anh bắt đầu :

– Anh hiểu những băn khoăn của em, hiểu những gì em muốn nói hôm qua. Anh cũng đồng ý là chuyện đó không bình thường. Nhưng tại sao mọi người đều chấp nhận ? Anh suy nghĩ và tự lý giải thế này, em xem thế nào nhé. Chúng ta hãy coi chuyện đưa phong bì như là một hình thức trả lương cho bác sĩ. Nếu lương của họ đủ sống thì họ đã không phải nhận phong bì. Với đồng lương chết đói hiện nay họ không thể sống mà làm việc được. Trong khi đó công việc của họ lại rất nặng nề, trách nhiệm cao. Họ không thể bụng đói mà chữa bệnh cho người khác. Rồi họ cũng có con cái, bố mẹ. Họ phải lo cho gia đình. Bố mẹ con cái họ cũng có lúc ốm đau, cũng cần ăn uống, cũng phải đến trường, cũng phải vui chơi… Nhân dân chúng ta phải trả cho họ cái phần lương còn thiếu để họ có thể yên tâm mà chữa bệnh cho chúng ta. Lỗi không phải ở họ, lỗi cũng không phải ở chúng ta.
– Nhân dân trả lương à ? Tuyệt diệu ! Khái niệm đẹp quá ! Nhân dân thật là vĩ đại ! Ai tư vấn cho anh ý này vậy ? Quá tuyệt !

– Cần gì phải ai tư vấn, anh đủ khả năng nghĩ ra mà. Đừng coi thường anh thế.

– Không gì hoàn hảo hơn. Nó có thể xoa dịu mọi lương tâm. Nhiệm vụ của nhân dân to lớn quá. Họ trả lương hộ ai vậy ? Nhân dân đủ khả năng gánh vác cả những trách nhiệm không phải của mình như thế thì còn phải lo gì nữa. Cái gì cũng có thể vượt qua được. Trừ sự cùng khổ của chính họ.

– Em thấy đấy, bác sĩ cũng chỉ nhận lương của nhân dân thôi mà. Không thì làm sao họ sống nổi mà chữa bệnh cho nhân dân.

– Em biết rồi, hôm nay em vào khoa cấp cứu của bệnh viện Việt-Đức. Trời ơi, cứ mười lăm phút lại có một ca được đưa vào viện. Các y tá, bác sĩ quay như chong chóng. Mà làm việc kiệt sức như vậy, chỉ được trả vài ba triệu đồng một tháng, còn chưa đủ trả tiền thuê nhà, lấy gì mà sống. Còn nói gì đến chuyện lo cho con cái, bố mẹ.

– Em thấy chưa. Nhưng em vào bệnh viện làm gì ?

– À, thì… em muốn tìm hiểu một số chuyện. Em có hỏi chuyện một cậu thanh niên, chờ đã hai ngày, và còn phải chờ đến đêm mới được mổ. Cậu ấy kể rằng thấy có những người mới vào, người nhà dúi phong bì cho y tá, thế là được mổ ngay. Cậu ấy không làm được việc đó nên phải chờ hai ngày rồi. Bác sĩ ở phòng trực giải thích là trường hợp cậu ấy không khẩn cấp, vả lại cần theo dõi. Nhưng hôm nay có một ông bác sĩ ở trên khoa tiêu hóa xuống, ông ấy chỉ vào phim và nói toáng lên là trường hợp này bệnh đã rõ ràng như thế này, u đã to như thế này, không cho mổ ngay, thì ngồi mà ôm người chết à. Thế là cậu ấy được chỉ định mổ đêm nay. Em đã gặp mấy bác sĩ ở phòng trực, toàn là những thanh niên trông rất sáng sủa, đeo kính, với nụ cười rất trí thức, vẻ mặt thông minh. Tất nhiên sau chuyện đó, cậu thanh niên đang chờ mổ sợ quá rồi, vội vàng phải bảo người nhà tìm cách đưa phong bì cho bác sĩ mổ. Cậu ấy đâu có thể đùa với tính mạng của mình.

– Em vào viện chỉ để tìm hiểu chuyện đó thôi sao ?

– Nhưng anh biết không ? Một ngày có bao nhiêu là bệnh nhân vào viện. Ở bệnh viện Bạch Mai, có những thời kỳ, tivi đưa tin là có khoảng hai ngàn bệnh nhân mỗi ngày. Chưa cần tính tiền viện phí thu của những người không có bảo hiểm. Chỉ riêng tiền gửi xe đã không biết bao nhiêu mà kể. Rồi tiền cho thuê áo người nhà. Tiền thuốc men, tiền làm các xét nghiệm y tế, các dịch vụ y tế… Nếu số tiền ấy mà chia cho nhân viên thì thu nhập của họ đâu đến nỗi. Nhưng rồi chúng đi đâu ?

– Ừ. Mà nói thật ra, cái mà ta gọi là tiền lương do nhân dân trả ấy, nó không có giới hạn. Và các bác sĩ nhận phong bì không có điểm dừng. Rồi thì anh cũng không biết nhân dân trả lương cho bác sĩ đến mức nào thì đủ.

– Không bao giờ đủ. Mà nhân dân chúng ta không chỉ phải trả lương cho mấy ông bà ngành y tế, chúng ta phải trả lương cho hầu hết các ngành trong xã hội này, mỗi khi chúng ta có việc. Này nhé, hôm qua em mới chỉ nói tới lúc sinh đẻ. Chặng đường còn dài lắm anh ơi. Khi con anh đi nhà trẻ, anh lại không phải đưa phong bì cho cô giáo ư ? Ngày hai mươi tháng mười một, anh đến nhà, mang theo một bó hoa rất lịch sự và đầy giá trị tinh thần. Trong bó hoa đó nếu không có hoa phong bì nhét vào giữa thì rồi rất có thể con anh sẽ bị mấy cái thước vào đầu cho đến mức thành ra ngớ ngẩn, anh đã từng đọc cho em nghe chuyện đó trên mấy tờ báo mà. Mới hôm qua đây truyền hình còn tường thuật trường hợp cháu bé bốn tuổi bị cô giáo hành hạ, thương tích đầy mình và tổn thương tâm thần nặng. Anh cũng xem đấy thôi. Hình ảnh chân thực. Báo chí truyền hình không những không ngăn chặn được các cú đánh, mà còn khiến cho các bậc cha mẹ càng lo lắng hơn, và càng thấy cái trách nhiệm trả thêm lương cho giáo viên là đương nhiên. Chúng ta sẽ phải trả lương cho các giáo viên đến tận đại học ấy chứ. Rồi khi con học xong, đến đoạn xin việc mới là vấn đề nan giải. Một công việc ở thành phố bây giờ, đơn vị tính đã là ngàn đô rồi, chứ không còn là tờ như trước đây nữa. Nhân dân chúng ta sẽ phải đi trả lương cho cả thiên hạ. Thậm chí đến cả việc ly hôn, không khéo thì anh cũng phải trả cái mức lương thêm này mới được xử đấy. Anh bạn em kể là thẩm phán đề nghị anh ấy đưa phong bì để được xử nhanh, vì để xử được ly hôn họ phải làm nhiều việc lắm : phải đi gặp cán bộ xóm, cán bộ phường, hàng xóm… để kiểm tra về vụ việc của hai người. Rồi phải ra quyết định, phải đánh máy quyết định. Rồi giám đốc phải ký, phải đi từ phòng này qua phòng kia để đóng dấu, vân vân và vân vân. Họ làm việc rất vất vả. Nhiều việc thế mà lương của họ thấp nên họ phải đề nghị nhân dân trả thêm. Đúng quá phải không ?

– Chứ còn gì nữa.

– Anh biết anh bạn em trả lời thẩm phán như thế nào không ? « Chúng ta cứ theo pháp luật mà làm ». Anh ấy từ chối trả lương cho thẩm phán, chấp nhận vụ li hôn có thể bị kéo dài đến bao lâu cũng được.

– Em ơi, nhưng chuyện đó khác. Một vụ li hôn có thể kéo dài bao lâu cũng được, chẳng gây hậu quả gì. Nhưng em không thể liều với tính mạng của em và của con em.

– Em chịu thôi. Em không thể. Em không làm được mấy việc đó. Anh về nông thôn chưa? Chúng ta đã xong một phần mười thế kỷ hai mốt rồi, mà có người còn chưa có nhà vệ sinh. Nhưng họ vẫn phải đi trả lương hộ. Em thì có nhà vệ sinh, nhưng em không muốn trả cái khoản lương thiếu ấy. Con em sẽ không tha thứ cho một bà mẹ như vậy.

– Thôi, mình cứ chờ một thời gian nữa, có thể em sẽ bớt căng thẳng hơn.

– Theo anh, mình phải chờ đến lúc nào ? Nếu lương tăng đến mức đủ sống thì những chuyện làm mất nhân phẩm như vậy có chấm dứt không ?

– Anh không biết. Thói quen bắt đầu ngấm vào máu của nhiều thế hệ rồi. Với lại có lí do gì để tăng lương đến mức cho nhân viên đủ sống? Mọi thứ đã có nhân dân lo rồi. Nhân dân cứ thế mà trả lương thôi.

– Nhân dân phải trả lương cho tất cả mọi tầng lớp xã hội có liên quan đến cuộc sống của họ, rồi đến lượt mình họ cũng tìm mọi cách để bắt những người có liên quan đến công việc của họ phải trả lương cho họ. Hoặc họ sẽ nghĩ ra đủ các hình thức làm giả ăn thật.

– Ừ thì... Một mặt thì lương thấp, một mặt lại có rất nhiều kẽ hở để người ta có thể kiếm chác. Tất nhiên là sẽ chẳng có kẽ hở nào nếu người ta thực hiện đúng quy định. Nhưng vì nếu thực hiện đúng quy định thì tất cả đều chết đói, nên để sống được, người ta đành cố tình tạo ra các kẽ hở.

– Cái mà anh gọi là kẽ hở đó có thể biến tất cả mọi người thành những kẻ tội phạm, tùy các mức độ khác nhau. Lý do biện minh thật cao cả : để sống được. Một lý do tối thượng. Rồi đến một ngày, tất cả đều nói như anh : bình thường thôi, chẳng có gì trầm trọng đâu, cả xã hội đều như thế. Ai cũng phải sống mà.

– Người ta nói như vậy từ lâu rồi. Nhưng em thấy là cuộc sống vẫn đang đi lên đấy thôi. Và cảm giác chung là mọi người hài lòng đấy chứ. Có gì quan trọng đâu, miễn là sống được.

– Sống tốt nữa ấy chứ. Rất nhiều người không muốn thay đổi tình trạng này.

– Đương nhiên, nhất là những người có điều kiện nhận lương của nhân dân. Vì nếu lương có tăng cao lên, cứ cho là đến mức đủ sống thoải mái đi, nhưng mọi quy định siết chặt lại và được thực hiện chặt chẽ, thì thu nhập của họ sẽ giảm đi rất nhiều.

– Và để cho các quy định được thực hiện chặt chẽ, thì điều kiện duy nhất là chúng phải được những người có quyền ra các quy định thực hiện.

– Điều này thì không thể. Không thể em ạ. Đừng nghĩ tới chuyện đó. Tốt hơn mình đừng nói tới chuyện đó. Làm gì có chuyện những người ra quy định sẽ thực hiện quy định. Em nói với anh thôi, ra đường nói thế nguy hiểm lắm đấy.

– Như vậy có nghĩa là làm người dân trong xã hội này sẽ phải suốt đời đi trả những khoản lương thêm dù đã đóng thuế đầy đủ, và bù lại, sẽ tìm cách bắt người khác cũng phải trả lương thêm cho mình. Những khoản lương đó làm tiêu ma sự lương thiện. Không bao giờ có thể làm người lương thiện được. Những kẽ hở cho phép người ta sống nhưng không cho phép người ta làm người lương thiện. Theo anh, có thể đến một ngày nào đó mỗi người dân đều tự hỏi: tại sao mình lại phải đi trả lương hộ thế này? Sao mình lại cứ phải chịu cái trách nhiệm không phải của mình thế này? Và họ từ chối không trả khoản lương thiếu ấy nữa để làm người lương thiện. Có ngày đó không?

– Em đừng bi quan thế. Anh và em vẫn lương thiện đấy thôi. Còn nhiều người khác cũng lương thiện.

– Ừ thì em biết còn nhiều người lương thiện. Chúng ta vẫn có thể lương thiện nếu không sinh con. May là anh có nhà của bố mẹ để lại. Chứ nếu anh không có nhà thì…em cũng không hình dung được sẽ như thế nào nữa. Chúng ta không có nhu cầu gì nhiều. Chúng ta hầu như không đi xem phim, không đến rạp hát, không đi mát xa, không đi du lịch, rất ít khi vào nhà hàng, rất ít khi mua sách, rất ít khi mua đĩa nhạc. Chuyện đó không sao, vì đã có truyền hình rồi. Với lại mình không mua đĩa nhạc thì loa phường và hàng xóm cũng bắt mình nghe nhạc miễn phí từ sáng đến tối. Chúng ta còn may là bệnh tật chưa thăm hỏi đến. Chưa đến thời kỳ phải vào viện. Nhưng sinh con rồi, vì con, chúng ta không còn được quyền lương thiện nữa. “Ai cho ta làm người lương thiện?” Con cái là lý do chính đáng nhất để bào chữa cho mọi việc: chúng tôi phải nuôi con, chúng tôi phải bảo vệ bọn trẻ, phải tạo điều kiện tốt nhất cho chúng, chúng tôi không có lựa chọn nào khác, chúng tôi không thể bỏ mặc con cái. Nhưng em thì còn có thể lựa chọn đấy. Em sẽ lựa chọn không có con.

– Em đừng cường điệu lên thế. Mọi người đều tự thấy lương thiện, họ không nghĩ ngợi nhiều như em đâu. Bác sĩ nhận phong bì vì bệnh nhân biết ơn họ, đối với bác sĩ, đó là lòng biết ơn của nhân dân đối với công lao chữa bệnh của họ. Giáo viên nhận phong bì là nhận lòng biết ơn của phụ huynh và học sinh dành cho công lao dạy dỗ của họ. Ai cũng lương thiện hết. Cả người đưa và người nhận phong bì đều lương thiện. Và chính sách bần cùng hóa bằng lương là một chính sách rất hiệu quả để khuyến khích tính lương thiện kiểu hiện đại này phát triển. Em nói mấy chuyện này với anh thì được, nói ra ngoài thiên hạ cười cho đấy. Với lại, lương thiện kiểu em thực ra chỉ là vấn đề của Chí Phèo thôi. Lương thiện kiểu đó không còn là vấn đề của thời hôm nay nữa rồi. Chỉ có các nhà văn ngày xưa như Nam Cao mới quan tâm đến tính thiện thôi. Chuyện xưa như diễm rồi em ơi.

– Anh nhầm rồi, thời này cũng vẫn còn những nhà văn như Nam Cao chứ. Anh cứ lên mạng mà xem.
– Ừ, thì anh đồng ý. Nhưng em thấy đấy, họ vẫn sinh con đấy thôi. Họ vẫn có con mà. Những người lương thiện vẫn còn nhiều, và họ vẫn có con. Em đừng cực đoan quá.

– Mình ngủ đi, em mệt rồi. Dù sao thì em vẫn phải quyết định.

– Quyết định cái gì?

– Có sống để làm người lương thiện hay không.

– Em cười lạ quá. Em phải chữa cái bệnh cường điệu và làm to chuyện đi thôi.

– Em biết bệnh của em rồi. Ngủ đi. Dù sao thì em cũng không thể tự quyết định được.

– Đúng vậy, phải cho anh cùng quyết định chứ.



Hôm sau, ăn tối xong, người vợ rửa bát, người chồng chậm rãi pha một ấm chè, đợi vợ trước ti vi.

Những chiếc bát cuối cùng được cất gọn trên giá, người vợ rửa tay, tới bên cái bàn, ngồi xuống cạnh chồng, cầm tách trà, theo thói quen đưa cái tách qua mũi thưởng thức hương vị của trà trước khi uống.

Người chồng nói không nhìn vợ :

– Chúng ta li hôn thôi em ạ.

Người vợ nhìn làn khói loãng đang lan dần quanh miệng chén trà, trả lời :

– Vâng.

Người chồng đập bàn đánh rầm, cái chén trên tay người vợ rơi xuống, nước từ những mảnh vỡ bắn lên một nửa khuôn mặt vẫn bình thản của cô.

– Em đồng ý ly hôn như vậy sao. Em thật vô lý, vô lý, vô lý không chịu nổi. Em có người khác rồi đúng không ?

– Em có thể có ai được đây ?

Giọng cô đầy, nặng, và thành thật đến mức người đàn ông đang từ cơn bốc đồng tụt hẳn xuống trạng thái đờ đẫn. Anh rên rỉ :

– Không, em không thể sống suốt đời như vậy. Không, không có chuyện ly hôn.

– Anh đừng lo lắng cho em. Đừng vì em mà chịu thiệt thòi. Em sẽ không sống suốt đời như vậy đâu. Suốt đời là đến bao giờ chứ ? Không có chuyện suốt đời đâu anh. Nhưng anh thì phải có con. Anh rất muốn mà. Bố mẹ anh mong từng ngày.

– Em …?

– Anh cứ yên tâm mà ra đi. Không phải lỗi của anh.



Năm năm sau, người đàn ông có công chuyện phải lên Lạng Sơn. Đây chính là quê vợ cũ của anh ta. Một vài ý nghĩ luẩn quẩn trong đầu khiến anh ta đã định từ chối chuyến đi này. Sau khi ly hôn vợ anh đã rời Hà Nội, quay về quê với bố mẹ. Nếu chẳng may ngẫu nhiên phải gặp lại cô ấy thì sao? Anh không muốn rơi vào tình trạng khó xử đó. Nhưng rồi tính chất cấp bách của công việc không cho phép anh ta lựa chọn. Buổi tối đầu tiên ở tỉnh lị, anh ta lên cơn sốt dữ dội, đến nửa đêm tình trạng trở nên nguy kịch, phải vào cấp cứu ở bệnh viện của tỉnh. Nữ bác sĩ trực đã xử lý trường hợp này rất tốt. Ba mươi phút sau khi nhập viện, anh ta thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Chị bác sĩ quay lại để khám và kiểm tra nhiệt độ. Chị nhìn hồ sơ và nói:

– Tên anh lạ nhỉ, giống tên chồng cũ của một người bạn.

– Chị muốn nói đến… phải không?

– Đúng rồi, vậy ra…?

– Vâng, cô ấy thế nào rồi, chị có biết không ? Tôi chỉ biết là cô ấy về quê thôi.

– Cô ấy mất rồi.

– Sao?

Người đàn ông cảm thấy cơn sốt hoàn toàn biến mất, nhưng một cảm giác choáng nhẹ, đầu anh bùng nhà bùng nhùng.

– Cô ấy mất cách đây năm năm rồi.

– Cái gì ?

Anh ta không nhận thấy là những câu hỏi của mình rất thiếu lịch sự.

– Cô ấy bị làm sao ?

– Cô ấy bị ung thư.

Người đàn ông chờ cho cơn choáng qua đi. Chị bác sĩ cũng nhận thấy những biểu hiện ấy, đưa cho anh ta một cốc nước.

– Chị ơi, khi chúng tôi ly hôn, cô ấy đã biết mình bị ung thư chưa?

– Biết rồi. Cô ấy đã đi khám ở bệnh viện Việt-Đức và biết là mình ung thư ở giai đoạn cuối. Vì thế mà cô mới về quê. Cô ấy chết sau khi hai người ly hôn được bốn tháng.


– Chị… Chị đã chăm sóc cho cô ấy phải không ?

– Phải. Tôi khuyên cô ấy xuống điều trị ở bệnh viện chuyên về ung thư ở Hà Nội. Nhưng cô ấy nói tự biết bệnh mình. Cô không muốn những ngày cuối cùng lại phải trải qua một nơi kinh khủng, một sa mạc vô cảm mênh mông, một sa mạc không có tình người, như là các bệnh viện. Cô không muốn người nhà phải đưa phong bì cho bác sĩ để mua một hy vọng hão huyền. Người ta biết chắc là cô sẽ chết nhưng vẫn cứ nhận tiền của cô. Cô đâu cần bán mình để mua một chút hy vọng vờ vĩnh như vậy. Cô đã nhìn thấy trước kết cục dành cho mình. Cô không muốn người thân phải khổ. Ở bệnh viện, bệnh nhân không được coi là người, người nhà bệnh nhân lại càng không được coi là người. Cô ấy biết có những người nông dân phải bán đất bán vườn để chữa bệnh. Ngoài viện phí, ngoài kinh phí chữa bệnh, họ còn phải đưa phong bì kèm lời giải thích rằng đấy là tấm lòng của họ, rằng họ cảm ơn bác sĩ đã chăm sóc họ. Bác sĩ nhận xong tấm lòng biết ơn của bệnh nhân thì đôi khi cũng quên luôn, vì bệnh nhân nhiều quá. Một cháu bé mười lăm tuổi rưng rưng nước mắt nói với cô : “ bác sĩ bỏ rơi cháu ”, dù bố mẹ cháu đã “ biết ơn ” bác sĩ không chỉ một lần. Cô ấy cũng từng chứng kiến một bệnh nhân bị bỏ rơi đến chết trong hành lang bệnh viện. Nếu ở ngoài đường ngoài chợ thì không nói làm gì. Nhưng ngay trong hành lang bệnh viện, bệnh nhân đi vệ sinh, không may ngã xuống và co giật đến chết, người nhà bệnh nhân tìm không ra bác sĩ. Y tá ngồi trong phòng không chịu ra, đến khi mấy ông người nhà cùng quẫn quá phải xô cửa phòng y tá chửi toáng lên, y tá mới đưa băng ca đến, lúc đó bệnh nhân chỉ còn những co giật cuối cùng. Cô ấy vừa kể vậy vừa xin lỗi tôi vì tôi làm việc ở một nơi như thế. Tôi bảo không phải xin lỗi vì cô ấy chỉ nói sự thật thôi. Cô ấy sợ bệnh viện, sợ hơn cả bệnh ung thư. Thực ra tôi cũng chẳng làm được gì nhiều cho cô ấy. Chỉ có mấy ngày cuối cùng, khi cô ấy phải tiêm moc– phin, tôi có mặt bên cô ấy nhiều hơn.

– Cô ấy có kể cho chị về lý do chúng tôi ly hôn không ?

– Không.

Người đàn ông thuật lại cho chị bác sĩ những cuộc trò chuyện cuối cùng của họ, anh nhớ tận từng chi tiết một. Năm năm qua, những cuộc đối thoại đó luôn chiếm giữ một góc trong đầu anh. Anh không trốn nổi chúng. Có những đêm người vợ mới phải đánh thức anh dậy. Kể xong, anh hỏi :

– Chị có nghĩ rằng cô ấy nói dối tôi không ?

– Nói dối anh chuyện gì ?

– Chuyện cô ấy không muốn có con. Có phải đấy là cách để đẩy tôi đến chỗ ly hôn, để tôi không phải chứng kiến bệnh tật và những ngày cuối cùng của cô ấy ?

– Tôi không biết.

– Có bao giờ cô ấy nói với chị về chuyện con cái không ?

– Không. Có lẽ lúc ấy cô ấy chỉ còn đối diện cái chết mà thôi.

– Chị nói xem có phải cô ấy nói dối tôi không ?

– Tôi không biết.

– Tại sao cô ấy không cho tôi biết chút gì về bệnh tình ? Tại sao không cho người báo tin cho tôi khi cô ấy mất ? Có phải cô ấy không muốn tôi đau khổ ? Chị nói xem, chị nói xem…

– Tôi không biết gì cả. Còn anh, anh có tin vào những điều cô ấy nói không ?

– Lúc ấy tôi hoàn toàn tin là cô ấy nói thật. Và tôi nghĩ rằng cô ấy quả thực bất bình thường. Hoặc nếu không thì cô ấy cũng cường điệu và phóng đại mọi chuyện. Con người ta ai chả phải sống. Cứ nghĩ đến mấy chuyện nhân phẩm mà không sống nổi thì liệu có ích gì. Mà sống thì phải có con cái, có người nối dõi. Lúc đó tôi ngờ cô ấy có người đàn ông khác. Tại sao chị nhìn tôi như vậy, tôi bị làm sao phải không ?

– Trước cuộc trò chuyện đó anh vẫn còn rất tin cô ấy ?

– Nhưng việc cô ấy bị ung thư đã khiến cho toàn bộ cuộc đối thoại ấy giờ đây hình như có một sắc thái khác. Tôi có cảm giác bị rơi vào bẫy, bị cô ấy đẩy đến chỗ phải quyết định ly hôn.

– Anh muốn hình ảnh nào của cô ấy ?

– Cô ấy đã thuyết phục tôi hoàn toàn. Tôi thật ngốc. Lẽ ra tôi đã có thể ở bên cạnh cô ấy những ngày cuối cùng.

Cũng vừa lúc hết giờ trực. Chị bác sĩ giao ca. Chị chào người đàn ông, thay quần áo rồi ra về. Lúc băng qua nghĩa địa trên sườn núi, bất giác chị dừng lại khi nhìn thấy những tia nắng đầu tiên rạch mấy đường ngang trên các nấm mộ. Đúng lúc đó, chị nghe thấy tiếng bước chân dồn dập đuổi theo mình. Thì ra là người đàn ông đó. Anh ta vừa thở vừa nói :

– Xin lỗi, chị có thể chỉ cho tôi mộ của cô ấy không ?

– Ngôi thứ năm, thuộc hàng ngang thứ ba, từ ngoài vào.

– Chị có nghĩ là cô ấy trả lời cho tôi không ?

– Tôi không biết. Anh cứ thử xem.

– Cảm ơn chị. Chào chị !

Lúc sắp sang hẳn sườn núi bên kia, chị bác sĩ quay lại nhìn về nghĩa trang và thấy người đàn ông đang quỳ trước mộ người vợ cũ. Dáng quỳ của anh ta như lay động cùng đám cỏ.

Hà Nội, tháng 7/2009 – Sài Gòn, tháng 7/2011

Tác giả > Nguyễn Thị Từ Huy

söndag 15 april 2012

Tấm Gương Sáng Phụ Nữ Việt Nam

Bốn cô gái Việt Nam xinh đẹp

Cô gái đầu tiên mà không hiếm người biết đến là luật sư Lê Thị Công Nhân. Hãy hiểu về cô qua những gì ghi trên tự điển bách khoaWikipedia:
 Tiểu sử
Lê Thị Công Nhân sinh tại Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam; trú tại tập thể Văn phòng Chính phủ, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, xuất thân trong một gia đình công nhân viên chức và tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội năm 2001.

Năm 2004, cô tốt nghiệp lớp luật sư và công tác tại bộ phận thư ký quan hệ quốc tế, Văn phòng Đoàn Luật sư Hà Nội. Năm 2005, thôi việc tại Văn phòng Đoàn Luật sư Hà Nội để về làm việc tại văn phòng Luật sư Thiên Ân.

Lê Thị Công Nhân là thành viên của Khối 8406 và đồng thời là đảng viên của Đảng Thăng Tiến Việt Nam.

Lê Thị Công Nhân bị bắt tạm giam tại Hà Nội vào ngày 6 tháng 3 năm 2007 vì bị cáo buộc hoạt động "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam", và bị xóa tên khỏi danh sách Đoàn Luật sư Hà Nội.[1]
Vào ngày 11 tháng 5 năm 2007, sau hơn hai tháng tạm giam, cô và Nguyễn Văn Đài được đem ra xét xử, bị kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế[2]. Ngày 06 tháng 03 năm 2010, Lê Thị Công Nhân đã thi hành xong 3 năm tù, cô được thả về và chịu sự quản chế tại địa phương.

Hoạt động
Lê Thị Công Nhân tham gia phong trào đòi đa nguyên, đa đảng. Lê Thị Công Nhân đã từng viết tham luận, nội dung tố cáo Tổng Công đoàn Việt Nam hiện nay không bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền và kêu gọi thế giới hỗ trợ cả tinh thần lẫn vật chất để lập ra những công đoàn độc lập cho công nhân Việt Nam, thể hiện đúng chức năng của Đảng Cộng sản Việt Nam được nêu trong điều 4 Hiến pháp Việt Nam 1992[3]. ("Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.")

Cô là phát ngôn viên công khai của Đảng Thăng Tiến Việt Nam[4][5], cô đã trả lời một số cuộc phỏng vấn của các đài và báo chí ngoại quốc và viết bài nói về thực trạng của Việt Nam[6]. Vào tháng 12 năm 2006, trả lời cuộc phỏng vấn hội đoàn Lên Đường ở hải ngoại với những lời lẽ phê phán chỉ thị số 37/2006/CT-TTg củaThủ tướng chính phủ về việc quy định một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí, cô nói: "Là một luật sư thì tôi xin khẳng định với những hiểu biết cá nhân của mình rằng chỉ thị 37-TTG ngày 29/11/2006 là hoàn toàn vi hiến". [7]

Cô đã được mời tham dự Hội nghị Công đoàn Tự do tổ chức tại Warszawa, thủ đô của Ba Lan, (28 - 30 tháng 10 năm 2006), nhưng cô không tham dự được vì bịcông an giữ lại trước khi lên máy bay. [8]

Từ đầu tháng 12 năm 2006 đến tháng 2 năm 2007, cô đã cùng luật sư Nguyễn Văn Đài tổ chức các lớp học về dân chủ và nhân quyền, vận động giới thiệu các tổ chức như Đảng Dân chủ, Đảng Thăng Tiến Việt Nam, Khối 8406... cho một số sinh viên, trí thức và người khiếu kiện, tại văn phòng luật sư Thiên Ân...

Người con gái thứ hai là Đỗ thị Minh Hạnh.
Hãy biết về cô qua ghi chép của Bác 8 Bến Tre:Minh Hạnh (MH) sinh ngày 13-3 năm 1985 trong một gia đình cả cha mẹ đều là cán bộ Cộng Sản ở Di Linh, Lâm Đồng. Năm 18 tuổi cô đã bắt đầu hoạt động bênh vực cho những người dân oan Lâm Đồng làm đơn khiếu kiện đất đai. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, MH vào Sài Gòn tiếp tục học trường Cao Đẳng Kinh tế.

Năm 2005 cô đến Hà Nội giúp đỡ dân oan khiếu kiện đất đai và bị án 3 tháng tù giam. Khi hay tin chánh quyền CSVN cho Trung quốc đầu tư khai thác Bauxit tại Tây nguyên, cô đã bí mật cùng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đến tận nơi chụp ảnh các nông trường của TQ tại đây và chuyển đi toàn cầu qua mạng Internet.

Năm 2007 MH đã tổ chức cho công nhân người Việt bị áp bức tại công ty nước ngoài để biểu tình và đình công để được tăng lương và an toàn lao động. Tháng 12 năm 2009 cô đã bí mật đi đường bộ sang Cambuchia, Thái Lan để đến Malaysia tham dự đại hội kỳ 2 của Ủy ban về người lao động Việt Nam.

Những hoạt động yêu nước đó của Minh Hạnh đã đẩy cô vào tù. Vào ngày sinh nhật thứ 27 của Minh Hạnh, tác giả Ngô An viết những giòng sau đây về cô:
Hôm nay - ngày 13 tháng 3 - sẽ là một ngày rất bình thường nếu tôi không biết Hạnh. Tôi còn nợ cô bé ấy nhiều lắm. Có nhiều điều còn nhớ mãi, có những chuyện sẽ không thể nào quên. Thế nhưng, Hạnh vào tù đã được 3 năm, tôi chưa bao giờ viết được một bài trọn vẹn cho em. Có lẽ, tình càm tôi dành cho Hạnh đã bão hòa, đã đầy ắp để mỗi con chữ về Hạnh cũng là thừa. Có lẽ, tôi nhìn thấy sự thừa thãi trong những dòng chữ của mình vì đã có nhiều người viết về Hạnh mặc dù họ chưa được gặp em một lần. Mặc dù họ chưa được một lần nghe Hạnh hát, những bài hát do em tự đặt lời, giọng tự nhiên, trong sáng, không chải chuốt. Nhưng, quả thật, những dòng chữ họ dành cho Hạnh thật ấm áp, thật nghĩa tình như đã quen Hạnh từ lâu.

……………

Những ai đã có lần biết Hạnh, có lẽ sẽ nhớ mãi đôi mắt long lanh sáng của em chứa cả một bầu tâm huyết, Hạnh tin ở con người, cuộc sống, Hạnh tin mãnh liệt ở lý tưởng và điểm đến trên con đường chông gai mà em đã chọn. Bởi đó là hoài bão của em. Hoài bão của Hạnh không phải là một người chồng giàu, một căn nhà đẹp mà là một cuộc sống công bằng, cơm no cho người nghèo, áo ấm cho kẻ không nhà. Và em đã chọn một lối đi riêng cho mình - không giống những cô gái đồng trang lứa - để thực hiện hoài bão đó.

Tác giả Vũ Đông Hà viết về Minh Hạnh:
"Hạnh đã cùng với Hùng lên đường, phẫn nộ nhưng không hận thù, hiền hòa nhưng dũng cảm, chông gai nhưng không khiếp nhược, thất bại nhưng không sờn lòng".

Thi sĩ Trần Trung Đạo đã viết "Mấy vần thơ cho Đỗ thị Minh Hạnh":
Đất nước mình không có hôm nay
Nếu hai ngàn năm trước không có bà Trưng, bà Triệu
Và sẽ tiếp tục sống trong độc tài nô lệ
Nếu không có những người con gái như em
Dòng sông dài và phiến đá chông chênh
Nhưng nếu tất cả đều co ro, sợ hãi
Nếu tất cả đều đứng nhìn, e ngại
Dân tộc này rồi sẽ ra sao?
……….
Lịch sử đang chờ em để bước sang trang
Dân tộc vịn vai em để đi cùng nhân loại
Những người chết đang bắt đầu sống lại
Những người đi đang lần lượt quay về
…………….

Và Hạnh đã viết trong thư gởi mẹ từ trong tù:
“Má ơi, con rất là đau buồn, con không buồn thân thể con, ở tù bao nhiêu năm cũng được... Họ bảo con hãy nhận tội đi rồi sẽ được giảm xuống 4 năm, nhưng không, ở đời thì chết chỉ có một lần mà thôi... để cho họ thấy rằng, họ không được phép coi thường tinh thần bất khuất của dân tộc. Mỗi dân tộc, mỗi một con người, nhất là người lãnh đạo đất nước phải biết rằng "Đặt quyền lợi và danh dự của tổ quốc lên trên quyền lợi cá nhân của mình chứ…”
Người con gái thứ ba tôi muốn nói đến là Trịnh Kim Tiến. Cha già bị công an vô cớ đánh chết, cô gạt những giọt nước mắt bi thương, lao ra đường cùng bạn bè tham gia hầu hết những cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lược.
Sắp bước lên xe hoa về nhà chồng nhưng cô gái trẻ vẫn đau đáu với quê hương. Bài viết mới nhất của cô đăng trên Face book:Chắc chắn rằng không chỉ mình tôi mà tất cả mọi người, ai cũng đều mong mỏi đất nước của mình một ngày nào đó “sánh vai cường quốc năm châu”, vươn đôi vai ngang tầm thế giới.
Nhưng một điều thật đáng buồn, những vấn nạn xã hội, kinh tế, văn hóa đã khiến hình ảnh của đất nước, dân tộc Việt Nam xấu đi quá nhiều trong mắt bạn bè Quốc tế. Khi người Việt cầm visa, hay hộ chiếu của mình qua các nước du lịch, đi học cũng như định cư , họ thường bắt gặp những ánh mắt kì lạ nhìn về phía họ.
Phải chăng do nhiều yếu tố khiến chúng ta thua kém bạn bè. Người Việt ta vốn dòng máu Lạc Hồng, truyền thống ngàn năm văn hiến, tôi tin rằng chúng ta không bao giờ bằng lòng và chấp nhận điều đó.
Từ những thứ nhỏ bé nhất như gánh hàng rong ở Việt Nam cho đến những hãng hàng không cũng có những chênh lệch với nước bạn.
Và tấm lòng của cô với những thân phận nghèo khó:

Không chỉ đọc, mà thực sự tôi còn chứng kiến nhiều lần những cảnh tượng nhức nhối xót thương. Mỗi buổi chiều tôi thường cùng mẹ sang bên ngõ chợ mua đồ ăn, nhìn thấy hình ảnh những người phụ nữ gày gò, đen xạm, ôm chặt quang gánh chạy thật nhanh mỗi khi thấy chiếc xe đồn của phường đi đến dẹp chợ, đến mức rơi cả một chiếc dép bên chân lại. Cứ như thể họ đang đi chạy nạn, tránh bom đạn hay đang bị cướp giật. Những dân phòng, công an phường tay cầm dùi cui, vẻ mặt dữ dằn nhìn những người phụ nữ đang thi nhau chạy hàng. Có đôi khi có những sự giằng co, van xin kịch liệt diễn ra giữa đôi bên nếu những người phụ nữ đó không kịp chạy. Những giọt nước mắt tức tưởi, cay đắng, ngậm ngùi đôi gánh hàng rong nuôi lớn con từng ngày .

Và ước mơ của cô:
Không biết đến bao giờ đất nước tôi có thể vươn lên tầm cỡ thế giới, nhưng tôi thực sự mong có một ngày, một ngày như thế. Một ngày trên khuôn mặt của những người dân tôi không phải là những nét măt u sầu, ủ rũ mà là những nụ cười hạnh phúc, yên vui. Con người được tôn trọng cùng với nghề nghiệp mà họ đã bỏ sức ra lao động chính đáng kiếm tiền lương thiện.

Hãy cho tôi, thế hệ của tôi còn được sống trong niềm hãnh diện về dân tộc và đất nước thân yêu của chúng tôi.
Người con gái thứ tư mà rất nhiều người biết đến và cảm phục là Huỳnh Thục Vy. Cô còn khá trẻ mà những bài viết của cô về đất nước, về hiến pháp, về dân chủ, về nhà nước pháp quyền... uyên bác, sắc sảo đến không ngờ. Không những chỉ viết, cô gái trẻ ấy đã sống rất kiên cường. Cô dũng mãnh nhìn thẳng vào bạo quyền và đối chọi lại không một chút nao núng.

Sau đây là một số đoạn trích trong bài “Tính chính danh của Hiến Pháp” mà cô vừa viết trên BBC:
Dù có xuất phát từ nhu cầu hay tình trạng nào, khi một thực thể chính trị mang vào mình cái vai trò của một Nhà nước thì bản thân nó phải có khả năng tự vận động để thực hiện những chức năng bắt buộc, nhằm có được lý do chính đáng cho sự tồn tại của mình.

Nếu thiếu đi những lý do này, Nhà nước sẽ chỉ tồn tại trong sự bất chính. Những lý do đó là: sự đồng thuận trao quyền của người dân, sự hoàn thành tốt các chức năng quản lý và phát triển xã hội của Nhà nước đó, và cuối cùng là sự đảm bảo trách nhiệm bảo vệ chủ quyền Quốc gia và thiết lập sự hiện hữu hài hoà của cộng đồng mà nó quản lý với cả cộng đồng nhân loại.

Dù được thành lập theo cách nào, một chính quyền chính danh phải có được những điều kiện trên, hoặc tiến hành càng sớm càng tốt những thay đổi để có được những điều kiện đó.

Các chế độ độc tài được kiến lập từ sự trao quyền của người dân thông qua một cuộc bầu cử mang tính mị dân, như trường hợp cuộc bầu cử năm 1998 đưa Hugo Chavez của Venezuela lên cầm quyền, thường không có được những nhận thức sâu sắc về sự kiện trao quyền quan trọng này.

"Một khế ước phải có hai bên tham gia, hai bên phải đặt bút ký kết"

Thậm chí những kẻ độc tài mới trỗi dậy nhờ một cuộc bầu cử mị dân như thế sẽ cảm thấy đắc ý với những chiêu thức lừa bịp dân chúng ngoạn mục của mình chứ không phải cảm thấy vinh hạnh vì được lên cầm quyền nhờ sự trao quyền nghiêm túc bằng cả ý thức và tinh thần trách nhiệm của người dân như trong chế độ dân chủ tự do thực sự. Vì thế, đối với những kẻ độc tài này, nhân dân và quyền lực xuất phát từ nhân dân chỉ là một trò cười, là một thứ để hắn ta lợi dụng.

Ở mức độ nghiêm trọng hơn, các chế độ hình thành từ "cướp chính quyền" như kiểu cách mà những người Cộng sản Việt Nam đã làm để lên nắm quyền, càng không nhìn nhận vai trò của sự trao quyền này bởi cái tâm thức rằng: chính quyền là do họ cướp được chứ không phải do người dân giao phó cho... Vì thế khi đã nắm được quyền lực trong tay, những kẻ chuyên quyền sẽ sử dụng quyền lực và các nguồn lực Quốc gia như thứ tài sản riêng, bất chấp lợi ích của đại đa số người dân và vận mệnh của cả dân tộc.

Ấy thế nhưng, bất cứ thực thể nào trong thế giới tồn tại được và có thể tồn tại lâu dài cũng chỉ vì nó có lý do để đảm bảo cho sự hiện hữu của mình. Thiếu đi tính chính đáng và sự chính danh thì sự tồn tại này chỉ là một chuỗi những nỗ lực bám víu khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Bởi vậy, ta không ngạc nhiên khi tất cả các chế độc độc đoán đều sợ bị lật đổ. Nỗi sợ hãi này xuất phát từ bản chất bất chính của nó. Ngai vàng đặt trên sự lừa bịp, các vấn nạn xã hội, sự không cân xứng và hài hoà của các thiết chế xã hội, sự nghèo khổ và mất tự do của người dân trở thành một thứ quyền lực đáng thèm khát nhưng đầy bất hạnh của những kẻ khát quyền lực và của cải bất chính.

Bốn cô gái trẻ yêu nước và rất đẹp ấy đang đối mặt với những thách thức phi lý không cần có. Một cô đang ở trong tù, chịu sự đối xử khắc nghiệt và tàn nhẫn. Một cô đã ra khỏi tù nhưng bị quản thúc nghiêm ngặt. Một cô phải luôn luôn đương đầu với mọi rắc rối đang vây quanh, mỗi bước đi của cô đều có người theo dõi, mọi phương tiện viết lách và giao tiếp của cô đều bị tịch thu, cả gia đình cô đang đối đầu với hình phạt nặng nề về tài chính, sắp bị cưỡng chế đến nơi...


Những cô gái ấy đang rất khó khăn. Các cô không được tự do, thoải mái như các cô gái khoe mông để câu đại gia, như các cô gái ngất xỉu vì gặp được sao Hàn, như các cô gái suốt ngày chỉ biết ăn diện và đi shopping... Trong xã hội đầy nghịch cảnh như hiện nay, các cô gái trẻ có thể tự do làm mọi việc, kể cả những việc suy đồi bại hoại, ngoại trừ việc yêu nước theo kiểu cách của riêng mình.


Vì vậy bốn cô gái xinh đẹp, yêu nước theo cách thức của riêng mình nói trên đang bị bao vây, ngăn chận. Nhưng không vì thế mà những tia sáng chói lọi phát ra từ tâm hồn thanh cao và trí tuệ sáng rỡ của các cô không xuyên qua được bức màn u ám để mang lại sự lạc quan cho mọi người.
Tôi vẫn tin vào thế hệ trẻ Việt Nam.

UL Sưu tập trên cać trang web và xin post lên đây với tấm lòng ngưỡng mộ về những tấm gương sáng thật đáng được hoan nghênh

lördag 7 april 2012

... Tâm Tư ... Thơ Thẩn ... Lòng Thòng ... Nhớ Ai ;-)


Smile Smile

Ngày xưa ngắm biển có đôi
Giờ đây ngắm biển với một tá con
Đưá thì lóc chóc lon ton
Đứa thì la het́ đòi quà liên miên
Đứa thì vui vẻ hồn nhiên
Đưá thì quấn quýt cái quần tuột mông
Đưá thì đòi Mẹ ẩm bồng
Đứa thì nước mắt chảy dài đôi mi
Còn đứa thì maĩ ngồi lì
Bảo rằng biển có cái gì để vui
Đưá thì khúc khích cuộc chơi
Kiện thưa chí́́ choé quýnh nhau  tơi bời
Than ôi cảnh đời như ri
Con cái nheo nhóc mà còn ham vui
Để rồi tự trách phận côi
Giờ đây ngắm biển không còn như xưa

Một ngẫu hứng chợt đến khi UL nhìn thấy cảnh gia đình đông con hoà nhịp với nhau bên biển cạn để rồi tạo ra một không khí vui mắt ... cùng lẫn lộn những cảm xúc nhớ về cảnh biển quê nhà...trong tâm khảm bây giờ là một dĩ vãng khó quên ;-)
Thương nhớ Nha Trang Quê Tôi
Heart
Ai cũng nói, quê nhà là đẹp nhất
Dĩ nhiên rồi, nơi ấy ta sinh ra
Không nơi nào đẹp nhất bằng quê ta
Là nơi ấy cho ta sự hòa hợp
Của nhân sinh giòng máu chảy cội nguồn
Dù xa xôi , luôn nhớ về quê cũ
Nhớ mái nhà siêu vẹo đậm tình thương
Cùng lời ru của gió khắp muôn phương
Bên đất cát ,quyện chân ta mềm mại
Dưới sóng biển từng lớp xuôi vào bơ`
Ta ngụp lặn không bao giờ mệt mỏi
Để giờ đây, xa phương nơi xứ lạ
Đem nổi niềm nhung nhớ đi vào thơ
Và thổn thức nhiều đêm chợt tỉnh giấc
Ôi quê nhà , nơi ấy có bình yên?
Mà thực lòng người xa quê chợt hiểu...
Rằng đã mất một thời mãi rong chơi
Để tiếc nuối ... ưu tư theo dòng đời
Nơi xa vắng luôn mang lòng ấp ủ
Kỉ niệm xưa quê biển ta sinh tồn

Kỉ Niệm Hè Năm 2007

 ...Smile...