söndag 5 februari 2012

Ý Nghĩa Về Chữ NHẪN


"Có khi Nhẫn để yêu thương
Có khi Nhẫn để liệu đường lo toan
Có khi Nhẫn để vẹn toàn
Có khi Nhẫn để chớ tàn hại nhau"

                  Chữ Nhẫn ĐỨNG ĐẦU TRĂM NẾT

Nhẫn là độ lượng, khoan dung, nhận đúng bản chất mà kiên tâm nhẫn nại... Nhẫn, chính là thể hiện bản lĩnh của con người...
                                           Chữ Nhẫn trong đạo PHẬT :

1) Nhẫn gồm có ba bậc: Sanh nhẫn, Pháp nhẫn, và Vô sanh Pháp nhẫn

Sanh nhẫn: hay còn gọi là hữu tình nhẫn, tức là không đem lòng giận dỗi với chúng sanh hữu tình, từ con vật nhỏ cho đến con người chúng ta.
Pháp nhẫn: hay còn gọi là phi tình nhẫn, tức là không đem lòng giận dỗi chúng sanh vô tình như cỏ cây, hoa lá, mưa nắng, nóng lạnh….
Vô sanh Pháp nhẫn: là đức nhẫn tự nhiên của bậc Bồ tát. Các ngài đã nhận chân được (của các Pháp) thật tánh, thật tướng ấy là duyên sanh tính hay vô ngã tính. Còn duyên thì hợp, hết duyên thì tan cho nên các Ngài không còn chấp mình, chấp người. Không còn oán một sinh mạng nào hay chấp một pháp thể nào cả.


2) Nhẫn gồm có 3 phần: Thân nhẫn, Khẩu nhẫn, và Ý nhẫn

Thân nhẫn: khi thân đối diện với nghịch cảnh như : nắng mưa, nóng lạnh, đói khát hay bị đánh đập tra khảo làm đau đớn mà chịu đựng không chống cự là thân nhẫn.
Khẩu nhẫn: miệng không thốt ra những lời độc ác khi bị nhục mạ, mắng nhiếc là khẩu nhẫn.
Ý nhẫn: trong tâm không mang ý căm hờn, oán giận hay mưu hại trả thù kẻ hại mình là ý nhẫn.

 *Chữ nhẫn nó đi liền với chữ nhịn, rồi đi sát chữ nhục. Ba chữ Nhẫn - Nhịn - Nhục là Thánh giá luôn đi sát với người Tín hữu Kitô, mà Chúa Giêsu đã dạy suốt cuộc đời của Ngài...

Nhẫn nhục là chìa khóa hạnh phúc:  
Tình bạn hữu và xã hội:

Yêu nhau cau sáu bổ ba, nắng mưa chẳng quản, gần xa chẳng màng.
Yêu nhau chẳng kể bạc vàng, yêu nhau yêu cả con đàng nhau đi.
  * Bài học để tránh đổ vỡ, bất đồng ý kiến, rất cần tâm lý người vợ:
Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê.
Chồng giận thì vợ làm lành, miệng cười hớn hở rằng anh giận gì?

Nhẫn nhục là nguồn an ủi: Hát Kinh Hoà Bình thật dễ, mà sống thì ít ai thực hiện: Nếu so sánh với bao đau khổ người khác hiện nay, thì bạn còn chịu it lắm! Mà nếu bạn chưa cho là nhẹ, thì bạn còn bất nhẫn lắm đấy ! Bạn và tôi hãy quyết tâm chịu đựng cho nhẫn nhục.
 
* Đức Khổng Tử : “Thiên Tử mà nhẫn thì nước không sinh hại. - Chư hầu mà nhẫn thì nước sẽ mạnh lớn thêm. - Quan lại mà nhẫn thì chức vị sẽ thăng tiến. – Anh em mà nhẫn thì cửa nhà giầu sang. - Vợ chồng mà nhẫn thì ở được với nhau trọn đời.- Bạn bè mà nhẫn thì thanh danh không mất. - Hễ nhẫn thì không lo tai hoạ.”

Khổng Tử đã nói: “Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu” (Việc nhỏ mà không nhẫn được, thì việc lớn ắt sẽ hỏng).

"Quân tử căng nhi bất tranh, hòa nhi bất đồng": quân tử nghiêm trang nhưng không tranh đoạt, hòa hợp nhưng không a dua (Khổng Tử)




1.Đạt được "Nhân hòa" trên cơ sở công bằng, chính trực và rộng lượng
2.Đặt lợi ích công ty lên hàng đầu, không vì mưu cầu cá nhân
3.Làm việc nhiều hơn, hưởng thụ ít hơn
4.Liên tục rèn luyện để có đủ tài năng
5.Học hỏi tu sửa bản thân để có đủ phẩm chất
6.Quý người

Vì:

1.Nhân không hòa thì có "thiên thời, địa lợi" bao nhiêu cũng bất thành
2.Đặt lợi ích cá nhân lên trước sẽ sinh ra thủ đoạn, mánh lới, phá hoại ‘Nhân hòa’
3.Không hy sinh tận tụy thì không thể làm gương cho kẻ khác
4.Không có tài năng thì không làm được việc lớn
5.Không có phẩm chất thì không ai quý trọng và đi theo
6.Không quý người thì không hiểu người, không hiểu người thì không thu phục được người, không thu phục được người thì không thành đại sự (T.Q)


Tìm hiểu và học hoỉ để rút tỉa qua kinh nghiệm hàng ngày...đối với UL thật sự phải thú nhận rằng là cả trọn cuộc này của mình chắc chắn khó mà thành đạt hoặc kiềm chế được mình để làm trọn ý nghĩa chữ "NHẪN"... Nhưng qua mỗi hơi thở của từng giờ phút trôi đi thì vẫn đang cố gắng hết sức mình để thực hiện được chữ "NHÂN" trên cõi đời này để biết rằng mình cũng được hưởng trọn vẹn Hạnh Phúc khi được làm Người ...

Inga kommentarer: