tisdag 7 februari 2012

Chiếc Nón Lá Trong Đời Sống Và Văn Hoá Việt Nam

Ngồi nơi đây trong khí lạnh cuả muà đông xứ sở Bắc Âu...(Sweden)...đã khiến cho UL thật sự nhớ nhung về những ngày nắng ấm áp của quê hương Việt Nam...và bên cạnh đó cũng có những ngày nắng thật oi bức mà moị người đều phải thán lên một câu : Ôi nắng đến chảy mỡ ;-)...Thế mà bây giờ đây, chính trong giờ phút này UL laị thèm và khao khát có được caí oi bức ấy để sưởi âm làn da và cơ thể cuả mình...Nhớ sao chiếc nón lá đội trên đầu thay cho cái mũ vải nóng hừng hực.
Vì cảm giác âý trong tâm tư UL đã tạo cho mình phải tìm hiểu chiếc nón lá đã có ý nghĩa gắn bó với cuộc sống của người Việt Nam như thế nào ... và chính nó cũng được thể hiện qua câu ca dao
“Trời mưa thì mặc trời mưa
Em không có nón thì chừa em ra”
Hay là
“Tiếc vì nón lá quai mây,
Nên em chẳng dám trao tay chàng cầm”.
Nón lá là một loại nón đội đầu truyền thống của các dân tộc Đông ÁĐông Nam Á như Nhật Bản, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam...
Nón lá được ra đời rất lâu rồi,ko ai biết chính xác là vào thời jan nào nhưg theo những hình vẽ thì Nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh từ 2500-3000 năm về trước.Ông cha ta từ xưa đã biết lấy lá chụm vào làm vật che mưa, nắng. Có lẽ vì vậy mà bây giờ chiếc nón lá được sử dụng rộng rãi.
Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v. Có hoặc không có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc nhung,lụa để giữ trên cổ.

Nón thường có hình chóp nhọn hay hơi tù, tuy vẫn có một số loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh. Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung.

Cùng với chiếc áo bà ba, chiếc “nón lá” đã theo chân người phụ nữ miệt quê miệt vườn, cùng với chiếc xuồng ba lá, bồng bềnh theo con nước lớn nước ròng, dầm dãi nắng mưa sớm chiều... Từ lâu chiếc nón lá đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong trang phục của người phụ nữ miền Nam nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung.
Ngày nay chiếc nón là hình ảnh quen thuộc và gần gũi với mọi người, nhưng có ai biết đâu để có cái nón lá đội đầu che mưa che nắng, và để làm duyên nữa, ngày xưa tổ tiên chúng ta đổ bao tâm sức để nghĩ ra và làm nên?..đã xuất hiện trong thơ cổ dưới đây
, không biết tác giả là ai.

“Dáng tròn vành vạnh vốn không hư,
Che chở bao la khắp bốn bờ.
Khi để (đội) tưởng nên dù với tán,
Khi ra thì nhạt (lạt) nắng cùng mưa.
Che đầu bao quản lòng tư túi,
Giúp chúa nào quen nghĩa sớm trưa.
Vòi vọi ngồi trên ngôi thượng đỉnh,
Ai ai lớn nhỏ đội ơn nhờ.”

Nón lá là “Ðồ dùng để đội đầu,thì chiếc nón đã theo chân người nông phu ra đồng, theo người phụ nữ đi sớm về trưa, được bà dùng để quạt đưa cháu vào giấc ngủ, được các bà mẹ vỗ về đội vào đầu và nắm tay dìu con đến trường.
Nón cùng với người lính thú xông pha ngoài chiến trận, nón theo tài tử giai nhân đi trẩy hội, nón theo cung phi vào cung cấm, nón theo các nàng công chúa, các bà hoàng đi chùa cầu duyên cầu tự.
Nón cũng được các bà mẹ sụt sùi nước mắt đặt nhẹ lên đầu người con gái thương yêu trước khi lên xe hoa về nhà chồng...
Chiếc nón còn có mặt trong sách vở thi ca, qua câu hò tiếng hát của người bình dân để ngợi ca tình yêu trai gái... và chiếc nón thực sự trở thành một phần trong đời sống vô cùng đẹp và lãng mạn của người mình.

Nhiều loại nón ngày xưa, nay không còn được sử dụng và mai một.
Có loại nón được cách tân cho hạp với thời đại và thị hiếu thẩm mỹ của con người, làm cho chiếc nón vượt lên khỏi chức năng “che mưa che nắng”, trở thành đồ trang sức, làm duyên cho người phụ nữ. Có thể nói không sợ quá lời rằng: không có dân tộc nào có chiếc nón, như chiếc “nón lá” gắn bó, gần gũi với con người như dân tộc Việt Nam mình!
Nói về tên gọi chiếc nón thì ở nước mình phong phú lắm.
Theo thông thường, chiếc nón khi ra đời được đặt tên theo vật liệu làm nên nó. Như nón lá, nón rơm, nón đệm, nón lá buông, nón dứa, nón gõ, nón quai thao, nón móp, nón bài thơ... Chiếc nón cũng được đặt tên theo hình dạng, như nón chóp, nón dấu, nón mê, nón mẻ, nón thúng, nón chân tượng giống chân voi...
“ Ông già ông đội nón còi,
Ông ve con nít ông Trời đánh ông.”



Nón quai thao trong các lễ hội miền Bắc
Cái nón từ lúc xuất hiện, đi liền với đôi quai được làm bằng dây, mây, vải,... vừa để giữ chiếc nón, vừa để điểm tô cho người đội thêm duyên, thêm dáng, thêm sang trọng và quí phái theo cái nhìn thẩm mỹ bấy giờ.
-“Nón em nón bạc quai thao,
Thì em mới dám trao chàng cầm tay.”
-“Tròng trành như nón không quai,
Như thuyền không lái như ai không chồng!”
(Ca dao)

Nón chuyên dùng thì có tên như “nón tu lờ” của các nhà sư, “nón ngựa” dùng cỡi ngựa, “nón cụ”, nón quai thao, dành cho cô dâu, “nón dấu” dành cho lính thú đời xưa,...
“Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Ðầu đội nón dấu vai mang súng dài.”
Nón lá bài thơ nổi tiếng ở xứ Huế
 Chiếc nón giờ đây có dáng vẻ nhẹ nhàng, mang theo trong nó cái “duyên ngầm” của người con gái Huế đội “nón nghiêng che” lãng mạn.
Chiếc nón Triều Sơn huyện Hương Trà, nón Gò Găng, nón bài thơ... lồng bên trong bài thơ, hình ảnh cầu Tràng Tiền, chùa Linh Mụ, núi Ngự, sông Hương:
“Con sông dùng dằng, con sông không chảy,
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.”
(Câu hò Huế)
Nón cũng còn được đặt tên theo địa phương sản xuất, như nón Nghệ, nón Huế, nón Tây Ninh, nón Tân Hiệp (Mỹ tho)...
“Chợ Dinh bán áo con trai,
Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim.”
(Ca dao Huế)
Nón Huế nhìn soi qua ánh nắng mặt trời, trông như là bức tranh thủy mạc, mãi mãi là cái gì đặc trưng và “rặt Huế” không sao tả hết được!
“Chợ Dinh bán áo con trai,
Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim.”
“Nón này là nón u mê,
Nón này là nón đi về che chung.”
(Ca dao)
Chiếc nón càng về sau này càng xa rời “nhiệm vụ che nắng che mưa”, trở thành cái để làm duyên của thiếu nữ và cũng được dùng để bày tỏ tình trai gái, tình nghĩa vợ chồng hay ẩn dụ điều gì đó...
“Nón mới gột nước trời mưa,
Anh ham vợ đẹp thì thưa việc làm.”
“Trời mưa thì mặc trời mưa,
Chồng tôi đi bừa đã có nón che.”
(Ca dao)
Theo bước chân Nam tiến, chiếc nón vào xứ đàng Trong với tên gọi như nón Huế, nón bài thơ, nón Bình Ðịnh...
Vào đến miền Nam, chiếc nón được gọi nôm na là “nón lá buông”. Nón làm bằng lá buông, với tre, chỉ sợi... vật liệu có sẵn và nhiều ở Trảng Bàng Tây Ninh, Tân Hiệp Mỹ Tho... Chiếc nón lá miền Nam kiểu dáng nhẹ nhàng, rẻ tiền, rất ư là đời thường nên thực dụng, nhưng vẫn giữ cái dáng vẻ “duyên” của người con gái miệt vườn, sông nước!
***

Chiếc nón từ khi có mặt, đã phục vụ cho người thường, cho quan chức, cho cả người chết. Nón còn được làm để dâng cho thần linh trong đình chùa đền miếu miễu... phục vụ cho tín ngưỡng con người.
Kể sao xiết những chiếc nón của người Việt mình xưa nay. Bởi:
Còn những chiếc nón xuất hiện nơi thị thành đèn hoa đô hội: ngoài chiếc nón của thầy thông thầy ký mắc tiền đội hờ cho có, còn chiếc nón của bác xích lô, người phu quét đường, người “cu li” bốc vác... dùng để đội, để chắn gió mồi thuốc, để che mặt ngủ trưa hay chờ khách!
Còn những chiếc nón ra đồng, chiếc nón dùng để múc nước rửa mặt, múc nước uống tạm bên sông, chiếc nón của bà mẹ quê tạm dùng đựng mớ rau tập tàng mới hái được đâu đó để dành nấu canh cho chồng cho con ăn!
Ðó là những chiếc nón của những mảnh đời tăm tối nhưng đáng trân trọng. Sao không?
Dầu chiếc nón lá làm ra không dành riêng cho phái nữ, nhưng nói đến cái nón lá xưa nay người mình có thói quen liên tưởng đến người phụ nữ “nón nghiêng che” đầy ấn tượng!
“Ra đường nghiêng nón cười cười,
Như hoa mới nở, như người trong tranh”
(Ca dao)
Chiếc nón Việt Nam vì vậy là cái gì kỳ diệu và thật sự trở thành một phần trong đời sống văn hóa của chúng ta.

Sưu Tập

Inga kommentarer: